Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XVIII)
10.05.2008
.
Chương XVIII
GIÁO HỘI
TRƯỚC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRÍ THỨC
VÀ ĐẠI KẾT (từ giữa thế kỷ XIX-1939)
Trước cách mạnh 1789, Giáo Hội có cảm tưởìng mọi nghành sinh
hoạt của xã hội trần thế đều nằm trong khuôn khổ Giáo Hội. Sau cách mạng, một
thế giới hình thành bên ngoài Giáo Hội. Thế giới này chống lại Giáo Hội. Trong
lúc đó, Giáo Hội lại phải cộng tồn với các giáo phái Kitô khác mà trước đây
Giáo Hội không công nhận. Hàng rào ngăn cách xưa nay tỏ ra không hữu hiệu. Giáo
Hội phải có bước chuyển mình.
I.
GIÁO HỘI TRONG XÃ HỘI KINH TẾ MỚI
1.
Giáo Hội, công nhân và những chủ thuyết xã hội mới
Bàn về thái độ của Giáo Hội đối với các vấn đề xã hội, và
hậu quả của thái độ này đối với tầng lớp công nhân phát sinh từ xã hội kỹ nghệ
mới, người ta hay trích dẫn lời được gán cho Đức Piô XI : "Giáo Hội đã đánh
mất giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX". Sở dĩ thế là vì Giáo Hội liên đới
với tầng lớp chủ nhân.
Thật ra vấn đề không hẳn như vậy. Tinh thần Công Giáo bám rễ
trong tầng lớp công nhân mỗi nơi mỗi khác ; một số Giám mục thiếu khả năng phân
tích lí do dẫn đến đời sống cơ cực của giới thợ thuyền và không tìm được phương
dược chữa trị. Một số công nhân trong các môi trường thôn quê khi tiếp xúc với
môi trường mới đã không kịp thích nghi và bị tiêm nhiễm bởi các chủ thuyết xã
hội mới nên dần dà bỏ Giáo Hội.
Thực sự, những chủ thuyết xã hội thoạt đầu vẫn nại vào Kitô
giáo trong chương trình canh tân kinh tế. Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, các chủ
thuyết có xu hướng xa rời, thậm chí chống lại Giáo Hội. Họ chủ trương thay thế
ý niệm tôn giáo bằng ý niệm công bình. Họ cho tôn giáo là thuốc phiện mê dân
(Marx).
Giáo Hội đã lên án các chủ thuyết này và kêu gọi sự nhẫn nại
Kitô giáo, đồng thời khuyến khích lập những tổ chức bác ái.
2.
Những chủ trương và hoạt động xã hội trong giới Công Giáo
Từ giữa thế kỷ XIX, chỉ có giới Công Giáo bảo thủ quan tâm đến
vấn đề xã hội. Họ cho rằng phải tái lập một xã hội có thứ bậc, một hệ thống
nghiệp hội trong đó chủ và thợ ràng buộc với nhau như cha mẹ với con cái trong
một gia đình.
Ở Đức, giới Công Giáo cho rằng vấn đề xã hội không giản lược
vào một tổ chức cứu tế, nhưng đòi hỏi có sự tổ chức lại về kinh tế và cần có sự
can thiệp của nhà nước. Đại diện chính cho giới Công Giáo xã hội Đức là
Ketteler, Giám mục Mainz.
Ở Áo, một đồ đệ của Ketteler sáng lập một tờ báo làm diễn đàn
cho người Công Giáo Áo có khuynh hướng xã hội. Ở Ý, Anh, Mỹ, Úc... có những
hoạt động trực tiếp của giáo quyền nhằm bảo vệ giới công nhân.
3.
Khai sinh học thuyết xã hội của Giáo Hội
Ngay khi lên làm Giáo Hoàng, Đức Lêô XIII đã lo ngại về trào
lưu đang lên của chủ thuyết xã hội và tình trạng rối loạn trong xã hội. Những
cuộc đình công đẫm máu và những cuộc mưu sát xảy ra suốt những thập niên cuối
thế kỷ. Sáng kiến của các người Công Giáo xã hội vừa gặp sự đối kháng của người
Công Giáo muốn tự do kinh tế, lại vừa đi ngược với mọi tổ chức thợ thuyền. Một
số người muốn Giáo Hoàng can thiệp, đưa ra đường lối tư tưởng và hành động
chung. Trước tình hình đó, Đức Lêô XIII đã ra Thông Điệp Tân Sự (1891) qui định
về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Thông Điệp này có ảnh hưởng lớn trong giới
Công Giáo và là tiền đề để các Đức Giáo Hoàng kế tiếp khai triển thêm giáo
thuyết về vấn đề xã hội như Thông Điệp Tứ Thập Niên của Đức Piô XII (1931), Bát
Thập Niên, Bách Chu Niên...
II.
GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TRÍ THỨC KHOA HỌC MỚI
1.
Giáo Hội trước tào lưu triết học và khoa học mới
Ngay từ thế kỷ XVII-XVIII, sự tiến bộ của các khoa học khiến
cho có những người đòi đặt lại vấn đề về một số dữ kiện Kinh Thánh.
Thế kỷ XX, triết học Kant chủ trương không thể đạt tới Thiên
Chúa bằng lí trí. Nhân loại đi tới thời đại của khoa học, của chủ thuyết Duy
Thực Nghiệm... Có thể nói, khoa học làm lung lay mọi điều trước đây được coi là
chắc chắn.
Trước những lí thuyết trên đây, phản ứng đầu tiên của Giáo
Hội là tự vệ, cấm đoán. Khoa học nào đụng chạm đến mặc khải đều là tác phẩm của
ma quỉ.
Công Đồng Vatican
I cố gắng làm sáng tỏ tương quan giữa lí trí và đức tin. Giáo quyền cũng tìm sự
hỗ trợ nơi chính quyền. Các nhà hộ giáo tìm cách biện minh cho những chân lí
của đạo bị tấn công.
2.
Cuộc khủng hoảng của chủ thuyết Duy Tân :
Là mọi nỗ lực thích đáng hoặc không, nhằm hòa giải những thủ
đắc mới của kiến thức với những đòi hỏi thường xuyên của đức tin. Đây là cuộc
khủng hoảng trong nội bộ Giáo Hội. Các người bảo thủ cố chấp từ chối bất cứ
hình thức sử dụng khoa học hiện đại nào trong cách diễn tả đức tin. Những người
cấp tiến lại muốn dùng các bộ môn khoa học để phục vụ tôn giáo mà vẫn bảo vệ
những đòi hỏi thường tồn của đức tin. Thậm chí xét lại các vấn đề theo khoa
học.
3.
Chủ thuyết Duy Tân bị kết án
Tòa Thánh ghi vào danh mục sách cấm hàng loạt sách báo, cấm
một số linh mục giảng dạy. Tháng 7-1907 , Bộ Thánh Vụ ra Sắc lệnh tố giác sai
lầm được liệt kê thành 65 mệnh đề. Đây là Sắc lệnh chính thức đầu tiên lên án
chủ thuyết Duy Tân. Hai tháng sau Đức Piô X ban hành Thông Điệp trình bày đầy đủ
và có hệ thống mọi sai lầm của Duy Tân thuyết dưới các khía cạnh triết học,
thần học, Thánh Kinh, lịch sử... chủ đích của Thông Điệp là không muốn một lãnh
vực nào còn nhiễm ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết Duy Tân được coi là
"hang ổ của mọi lạc thuyết". Giáo Hội đòi phải thề chống chủ thuyết
Duy Tân với những ai sắp lãnh chức thánh hoặc một chức vụ quan trọng.
4.
Hoạt động trí thức Công Giáo sau việc kết án chủ thuyết Duy Tân
Với hai cuộc thế chiến, con người vỡ mộng và không còn tin tưởng
vào khoa học vạn năng nữa. Họ quay về với chủ thuyết Duy Linh và Kitô Giáo.
Giữa hai cuộc chiến, các văn sĩ Công Giáo đứng đầu trong sinh hoạt văn chương.
Tuy nhiên do việc lên án chủ thuyết Duy Tân làm cho các nhà
chú giải Công Giáo một thời ngưng việc tìm kiếm. Phải đợi tới năm 1943, nhờ một
Thông Điệp của Đức Piô XII, các nhà chú giải Kinh Thánh mới thấy được khuyến
khích làm công việc mình. Trong lãnh vực lịch sử và thần học tín lí, bầu khí
cũng bớt căng thẳng. Giáo Hội không còn buộc phải khẳng định tín điều không có
lịch sử.
III.
GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐẠI KẾT
1.
Những Giáo Hội và giáo phái Kitô giáo cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Việc dân chúng thay đổi chỗ ở, những phong trào di cư và sự
tự do tôn giáo đưa các giáo phái khác nhau đến chỗ gặp gỡ nhau và chung sống
với nhau, từ đó đặt ra những câu hỏi về sự đổ vỡ của Kitô giáo trong một thế
giới mà người kitô hữu ngày càng trở nên thiểu số.
- Các Giáo Hội Đông Phương - Chính Thống có 15 Giáo Hội, có
Thượng Phụ riêng. Giáo Hội Nga trong những năm cuối của chế độ Sa Hoàng không
có được sự tiến triển nào về thể chế, nhưng vẫn sinh sản được các nhà tư tưởng
như triết gia Soloviv nỗ lực đưa Chính Thống giáo xích lại gần Công Giáo. Sau
cách mạng 1917, Giáo Hội bị bách hại liên tục bởi chế độ Bôn-sê-vích. Những năm
ở thế kỷ XIX và XX, các kitô hữu Đông Phương di cư và lập nghiệp ở nhiều nơi
trên thế giới.
- Thế giới Thệ Phản. Đặc tính là có nhiều hệ phái và những
lần bừng tỉnh định kì.
Năm 1875 ở Anh thành lập Đạo Quân Cứu Khổ : rao giảng Phúc
Âm, cấp phát thực phẩm, chống lầm than, thói hư tật xấu và tội lỗi.
- Ở Mỹ, năm 1876, hệ phái Mê-tô-đích ; 1901, hệ phái Ngũ
Tuần.
- Tiền bán thế kỷ XX, nhiều nhà thần học canh tân sâu sắc tư
tưởng Thệ Phản như Karl Barth ; khôi phục giá trị lời Chúa và Tín điều như R.
Bultmann.
2.
Phong trào đại kết ngoài Công Giáo
Đại kết là ý muốn xích lại gần nhau giữa các nhóm kitô hữu
khác nhau.
Năm 1910 hội nghị Edinburg
qui tụ các đại biểu của những thừa sai Thệ Phản khác nhau. Có cả sự tham gia
của đại biểu Á Châu và Phi Châu. Tuy chưa có sự nhất trí hoàn toàn, nhưng qua
hội nghị, phong trào Đại Kết đã được khai sinh. Sau thế chiến I, phong trào
"sống và hành động" phát xuất từ Thụy Điển, qui tụ các đại biểu Thệ
Phản của nhiều quốc gia, có cả đại biểu Chính Thống giáo : nghiên cứu về tương
quan giữa các Giáo Hội và xã hội. Ngoài ra còn có phong trào "Đức tin và
thể chế" do Anh đề xướng, bàn luận về nhiều điểm thuộc giáo lí, đòi hỏi
hiểu biết lẫn nhau. Từ hai phong trào trên, một cơ quan chung được thiết lập là
Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội, nói chung là nhằm hiệp nhất về hành động và giáo
lí.
3.
Những khó khăn của vấn đề Đại Kết trong Giáo Hội Công Giáo
Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, Portal, một tu sĩ
Lazariste đã bắt liên lạc với các tín hữu Anh Giáo và có nhiều sáng kiến đại
kết nhưng không được Giáo quyền công nhận.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng mình là người duy nhất nắm giữ
"chân lí", nên không thể có chuyện Giáo Hoàng đối thoại với các kitô
hữu khác trên nguyên tắc bình đẳng. Đức Bênêđíctô XV lịch sự từ chối tham gia
các phong trào hiệp nhất đang hình thành. Đức Piô XI còn cấm người Công Giáo
tham dự các phong trào này.
Tuy vậy, người Công Giáo cũng tìm được một phương thức khác để
đi đến hiệp nhất, đó là cầu nguyện.
Ở Lyon cha Couturier canh
tân sâu xa ý nghĩa của tuần cầu nguyện cho hiệp nhất (18-25/1) đã được hai linh
mục đề ra năm 1908 : sự hiệp nhất chỉ có thể do Thiên Chúa mà đến và phải là đối
tượng của việc cầu nguyện của mọi kitô hữu. Mỗi Giáo Hội phải nhìn nhận những
lỗi lầm xúc phạm đến sự hiệp nhất trong các thế kỷ qua. Nếu mỗi Giáo Hội trung
thành với truyền thống và với kinh nguyện, thì Thiên Chúa không thể không ban
sự hiệp nhất cho các kitô hữu, sự hiệp nhất mà Đức Kitô đã cầu xin. Ngày nay,
tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất thực sự có tính cách đại kết.
|