Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XVII)
10.05.2008
.
Chương XVII
CÔNG CUỘC
TRUYỀN GIÁO TỪ ĐẦU THẾ
KỶ XIX ĐẾN NĂM 1940
Đầu thế kỷ XIX, Giáo Hội một đàng trùng hưng lại những gì đã
mất mát trong thời gian qua, một đàng cũng lo phát triển thêm công việc truyền
giáo ra thế giới. Trong thế kỷ này có nhiều tổ chức giúp đỡ cho việc truyền
giáo, nhiều hội dòng thừa sai được thiết
lập. Việc truyền giáo phát triển mạnh.
I. TỔNG QUÁT VỀ CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở THẾ KỶ XIX
VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
1.
Hoàn cảnh mới về chính trị và tôn giáo
Đầu thế kỷ XIX Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã suy thái, chỉ
còn Anh và Pháp cạnh tranh nhau trong mọi lãnh vực : hàng hải, thương mại,
thuộc địa lẫn trong lãnh vực truyền giáo. Anh ủng hộ việc truyền giáo của Thệ
Phản, Pháp ủng hộ cho Công Giáo.
2.
Tổ chức việc truyền giáo
Nét độc đáo của thế kỷ XIX là những nỗ lực lớn lao tổ chức
việc truyền giáo, kiếm vật lực, nhân lực, đưa ra những cơ cấu kể cả học thuyết
về truyền giáo.
- Tìm kiếm vật lực nơi dân chúng : bằng việc tình nguyện đóng
góp của cải.
- Nhân sự truyền giáo : đầu thế kỷ, các hội dòng Thừa sai
phục hồi (MEP, Lazariste), sau đó là dòng tu lớn : Dòng Tên, Phan Sinh, Đa
Minh.
- Những phương pháp truyền giáo : các thừa sai du nhập vào
xứ truyền giáo những kinh nghiệm họ đã sống ở Châu Âu. Trường học là phương
tiện để tiến tới đức tin và văn minh, nhưng cũng chính trường học chịu trách
nhiệm về việc làm hỏng cơ cấu văn hóa địa phương. Thừa sai cũng quan tam đến đời
sống của dân bản xứ, đến sức khỏe, tổ chức bác ái.
- Cơ cấu trong việc truyền giáo : suốt thế kỷ, Tòa Thánh
thiết lập nhiều hạt Đại Diện Tông Tòa và Phủ Doãn Tông Tòa.
3.
Truyền giáo và công cuộc thực dân
Từ nửa sau thế kỷ XIX các cường quốc Châu Âu tranh nhau
chinh phục các vùng đất mới. Công cuộc thực dân mở ra một cánh đồng truyền giáo
bao la. Cả hai liên kết với nhau trong những trách vụ chung : trường học, nhà
thương... Chính sự liên kết này lắm khi gây ra những hàm hồ giữa truyền giáo và
thực dân, giữa quyền lợi và chủ đích của hai bên.
II.
GIÁO HỘI TẠI CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO
1.
Cuộc di cư của người Châu Âu
Cuộc di cư của người Châu Âu tuy đã khởi sự ở những thế kỷ
trước, nhưng ở thế kỷ XIX thì lớn hơn. Vì thế mọi hệ phái Kitô giáo đều có mặt
khắp nơi trên thế giới.
- Ở Canađa
: sinh suất của người Pháp cao ; người Công Giáo gốc Ailen nhiều, cộng đồng
Công Giáo phát triển nhanh.
- Ở Mỹ : Hiến pháp Mỹ cho phép mọi tôn giáo được hoạt động.
Số người Công Giáo gia tăng nhanh nhờ người Châu  di cư sang, người Ailen, Ý, Đức,
Ba Lan. Giáo Hội ở Mỹ đã tổ chức các trường Công Giáo để đề phòng ảnh hưởng của
Thệ Phản.
- Ở Châu Mỹ-Latinh : các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha đều giành được độc lập. Ảnh hưởng của Giáo Hội bị sa sút. Các nhà làm luật
muốn loại bỏ ảnh hưởng của Giáo Hội, cấm các giáo sĩ điều khiển các trường học,
giới hạn số linh mục.
- Ở nước Úc : đầu thế kỷ XIX có nhiều di dân đến lập nghiệp,
trong đó có nhiều người Công Giáo Ailen, đạo Công Giáo phát triển mạnh vào cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
2.
Đại Dương Châu
Cả Thệ Phản lẫn Công Giáo đua nhau truyền giáo ở các thổ dân
các hải đảo Thái Bình Dương này. Thừa sai Công Giáo đến Đại Dương Châu vào năm
1827. Trong đó có Cha Đamiên, tông đồ người cùi ở đảo Molokai.
3.
Á Châu
- Ấn Độ : ở Ấn Độ đã hồi sinh các cuộc truyền giáo, trong đó
có việc mở trường Công Giáo. Năm 1847 Dòng Tên mở một tập viện cho người bản
xứ. Đào tạo giáo sĩ đia phương .
- Ở Trung Quốc : đầu thế kỷ XIX, người Công Giáo Trung Quốc
và các thừa sai luôn bị bách hại. Việc truyền giáo gặp nhiều khó khăn.
- Ở Nhật Bản : Nhật có chủ nghĩa quốc gia lại nghi ngờ người
Công Giáo, nên việc truyền giáo không thuận lợi.
- Ở Việt Nam
: nhờ sự giúp đỡ của Giám mục Pignau de Béhaine, Nguyễn Ánh đã khôi phục ngai
vàng của Triều Nguyễn. Giáo Hội được bình yên trong 25 năm đầu thế kỷ. Tiếp
theo là cuộc bách hại từ năm 1825 và kéo dài nửa thế kỷ. Tuy vậy hoạt động
truyền giáo vẫn không ngưng nghỉ. Việt Nam là nước Đông Nam Á có tỉ lệ
Công Giáo khá cao.
4.
Ở Phi Châu
Trong những thế kỷ trước, chỉ có những cuộc truyền giáo ở
các nước vùng ven biển. Sang thế kỷ XIX, ánh sáng Phúc Âm đã được rao giảng vào
sâu trong nội địa. Các thừa sai, mặc dầu còn trẻ nhưng sau một thời gian hoạt động
đã chết vì không hợp thủy thổ.
Hậu bán thế kỷ XIX có đức Cha Lavigerie, Tổng Giám Alger,
lập hội dòng các cha Trắng truyền giáo riêng cho Châu Phi. Các ngài phải hoàn
toàn thích nghi với dân bản xứ từ ăn, ở, ngôn ngữ.
Năm 1902, việc phân chia Châu Phi cho các nước Âu Châu hoàn
tất. Công việc truyền giáo được tổ chức trong phạm vi mỗi thuộc địa. Đây là bước
đầu tiến mạnh của Giáo Hội Phi Châu.
III.
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TỪ SAU THẾ CHIẾN I
1.
Những hệ quả của cuộc chiến
Thế chiến I gây những hậu quả bất lợi cho việc truyền giáo.
Các hội dòng mất đi một phần phương tiện, giảm bớt mất một số thừa sai vì phải động
viên, cạn vật lực. Các thừa sai người Đức bị đuổi hoặc bị kiểm soát ngặt bởi người
Anh và người Pháp.
2.
Chính sách tập quyền của Rôma về việc tuyền giáo
Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Piô XI khẳng định Giáo Hội và
việc truyền giáo đứng trên chính trị. Để khẳng định Giáo Hội không lệ thuộc các
chính quyền, ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò
ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyon
về Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.
3.
Hướng tới việc thiết lập các Giáo Hội địa phương
Theo lời yêu cầu của vị tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô, Đức Piô
XI rất quan tâm tới việc thiết lập một hàng giáo sĩ địa phương trong các xứ
truyền giáo, có thể tự lập được trong trường hợp các thừa sai ngoại quốc phải
ra đi. Năm 1923, ngài chỉ định một tu sĩ dòng Tên người Ấn Độ làm giám mục. Năm
1926, ngài tấn phong 6 vị Giám mục đầu tiên người Trung Quốc. Năm 1927, bổ
nhiệm Giám mục đầu tiên người Nhật. Năm 1933 bổ nhiệm Giám mục đầu tiên người
Việt Nam. Năm 1939 đặt Giám mục đầu tiên người da đen. Cùng năm 1939, có 48 cơ
sở truyền giáo được trao cho các Giám mục bản xứ.
Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh việc đào tạo các giáo sĩ bản
xứ.
|