Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XV)
10.05.2008
.
Chương XV
GIÁO HỘI
VÀ CHỦ THUYẾT TỰ DO (1815-1870)
Khi Napoléon rời khỏi chính trị, nhiều
người coi một phần tư thế kỷ vừa qua cần xóa bỏ, cần phải phục hồi Âu châu và
Giáo Hội lại tình trạng trước 1789. Trong thế kỷ XIX có một cuộc canh tân tôn
giáo ; không thể để vua chúa hoặc Giáo Hội ngăn cản tự do. Để bảo vệ chân tính
mình, Giáo Hội buộc mình chống lại chủ thuyết tự do nơi các người Công Giáo. Để
giải quyết vấn đề, Đức Piô IX đã triệu tập Công Đồng Vatican I (1869).
I. GIÁO HỘI THỜI TRÙNG HƯNG
1.
Những nguyên tắc trùng hưng
Sau những đảo lộn do cuộc cách mạng và Để nhất đế chính do
Pháp gây ra ; hội nghị Vienna
muốn tổ chức lại Âu châu, Giáo Hoàng lấy lại nước Tòa thánh. Ba nước Nga, Áo và
Phổ lập liên minh thánh nhằm chống lại ý tưởng và các thực hiện cách mạng ; đồng
thời đề cao giá trị quá khứ về tôn giáo, luân lý, phẩm trật. Thế nhưng không
thể một ngày mà xóa bỏ đươc não trạng 25 năm lịch sử. Những người được thừa hưởng
cuộc cách mạng, họ công kích trùng hưng chính trị và Giáo Hội.
2.
Ở Pháp
Công Giáo trở thành Quốc giáo : việc phục hồi tôn giáo gặp
nhiều thuận lợi ; nhờ đó tăng được các giáo xứ và chủng viện. Các dòng tu được
phục hồi và còn được thiết lập các dòng mới cả nam và nữ.
3.
Ở các nước Âu châu khác
- Ở Ý : các Giáo Hoàng kế vị Đức Piô VII gặp những khó khăn
về nước Tòa thánh. Chủ trương bài giáo sĩ được hộ trở của hội Tam điểm, đảng
Carbonari. Tòa thánh đã cứng rắn đối với các hội này. Nước Ý đòi hủy bỏ tiểu
quốc để thống nhất một nước Ý.
- Ở Đức và Áo : các ông hoàng của những tiểu quốc thuộc Thệ
phản nên cuộc đàm phán giữa nhà nước và Tòa thánh gặp nhiều khó khăn. Phổ là nước
có nhiều Thệ phản, nên cũng tìm cách bức bách Công Giáo. Ở Đức Công Giáo phát
triển mạnh. Ở nước Áo là một đế quốc lớn. Giáo Hội ở đây ít bị thế tục hóa,
Giáo Hội được bảo vệ. Ở Vienna,
thánh Hofbauer chấn hưng tinh thần Công Giáo khắp Trung âu.
- Ở quần đảo Anh : sáu triệu dân ở đảo Ailen đa số là Công
Giáo. Từ lâu họ bị bách hại, nhưng nhờ O Connell năm 1829 mọi người được giải
phóng. Ở đây có Tổng Giám mục Wiseman là người đã gây lại sức sống cho Giáo Hội
Anh ; và người là nhân vật sáng lập phong trào Oxford nhằm canh tân Giáo Hội Anh giáo, sau
trở lại Công Giáo.
- Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha : Ở Tây Ban Nha, vua Fermando lên ngôi, cố gắng
phục hưng Giáo Hội, nhưng 1820, một cuộc cách mạng căm thù Giáo Hội bùng nổ,
Pháp phải can thiệp ; tới giữa thế kỷ một thỏa ước giữa Tòa thánh và chính
quyền được ký. Ở Bồ Đào Nha người Công Giáo bị bách hại nặng nề.
4.
Trong thế giới Thệ phản và Chính thống
Vua phổ cho sát nhập Giáo Hội phái Luther và Giáo Hội phái
Calvin thành một Giáo Hội Phúc Âm. Nhiều nhóm Thệ phản gia tăng, người ta nhận
ra hai trào lưu : trào lưu thức tỉnh và trào lưu tự do.
Trong thế giới Chính thống giáo : Hy lạp được độc lập, Giáo
Hội được tự do. Ở Nga, Giáo Hội Chính thống bị chia rẽ nhiều phe phái.
II.
GIÁO HỘI TRƯỚC CHỦ THUYẾT TỰ DO CHÍNH TRỊ
1.
Thái độ của Giáo Hội trước trào lưu cách mạng
- Cuộc trùng hưng Công Giáo gây chống đối với giới trưởng
giả tự do, đặc biệt là ở Pháp. Có những người Công Giáo liên minh với phái tự
do bài giáo sĩ. Ở nước Tòa thánh, dân chúng nổi dậy sau khi Đức Giáo Hoàng Piô
VIII qua đời ; Đức Gregoriô nhờ Áo can thiệp, Giáo Hoàng được coi là kẻ thù.
- Ba Lan bị Nga đô hộ cũng vùng dậy (1830) tuyên bố độc lập.
2.
Chủ thuyết tự do và quan điểm của Lamennais
Chủ thuyết tự do được phổ biến sau thời cách mạng 1789.
Trong lãnh vực chính trị là chống lại chuyên chế, phong kiến, qúi tộc, bảo
hoàng, bảo thủ, tìm cách triệt hại Giáo Hội. Trước tình hình đó linh mục
Lamennais đề nghị giải pháp tự do tôn giáo, đồng thời ông và các bạn đề nghị
canh tân Giáo Hội và xã hội. Ông đã bị các Giám mục và Tòa thánh kết án. Ngày
nay khát vọng của Lamennais đã biến thành hiện thực.
3.
Tình trạng mong manh của nước Tòa thánh
Thời Đức Gregoriô XVI, Tòa thánh nhờ Áo can thiệp, phải nhượng
đất cho Áo. Đức Piô IX lên thay, tổ chức lại nước Tòa thánh. Vì Tòa thánh không
tham gia liên minh chống Áo nhằm giải phóng Ý, dân chúng nổi dậy. Giáo Hoàng
kêu gọi, Pháp đem quân đến giúp chiếm lại Rôma. Các nhà ái quốc Ý không chấp
nhận liên bang do Giáo Hoàng thủ lãnh, nên hướng về Piamonte, miền Lombardia
thuộc về Piamonte, đến lượt ba tỉnh phía bắc của nước Tòa thánh cũng sát nhập
vào Piamonte. Nước Tòa thánh mất phần lớn, chỉ còn Rôma và vùng phụ cận
III.
CÔNG ĐỒNG VATICAN
I (1869)
Công Đồng Vatican
I được triệu tập thời Đức Piô IX là một sự kiện quan trọng nhất của Giáo Hội.
1.
Dư luận Công Giáo trước Công Đồng
Nhiều người Công Giáo muốn Công Đồng xác nhận quyền đạo của
Giáo Hoàng ; khẳng định quyền Giáo Hoàng đã định tín (1854) : Đức Mẹ Vô Nhiễm.
2.
Diễn tiến của Công Đồng
Công Đồng khai mạc 8.12.1869 : Định tín quyền bất khả ngộ.
Công Đồng qui tụ 700 Giám mục, Công Đồng bàn về tương quan đức tin và lí trí, định
tín một Thiên Chúa có Ngôi vị, quả quyết mặc khải là cần thiết ; quyền bất khả
ngộ của Giáo Hoàng không được chính thức ghi trong dự thảo. Ngày bỏ phiếu, hiến
chế chủ yếu xác định quyền tối cao và bất khả của Đức Giáo Hoàng. Do chiến
tranh Pháp Phổ, sau khi Pháp đóng ở Rôma bảo vệ Tòa thánh về Pháp, Piamonte xua
quân chiếm Rôma. 20-10 Đức Piô IX tuyên bố tạm ngưng Công Đồng.
3
Những hậu quả và ảnh hưởng của Công Đồng
Nói chung, những nghị quyết của Công Đồng đều được đón nhận,
kể cả quyền bất khả ngộ cũng được đem ra bàn, chỉ có một vài đại học ở Đức
chống đối.
Người ta có cảm nghị Công Đồng chỉ bàn về Giáo Hoàng mà
không bàn về Giám mục. Công Đồng thừa nhận Giáo Hoàng có quyền tài thẩm thông
thường trên toàn Giáo Hội. Quyền Giáo Hoàng còn cần phải được dung hòa với
quyền của các Giám mục. Vat.II sẽ bổ túc điều này khi khẳng định tính tập đoàn
của Giám mục.
Những định tín Vat.I đôi khi làm căng thẳng giữa xã hội
chính trị và Giáo Hội. Đó là cớ nhiều Quốc gia đã bài Giáo Hội.
|