Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XIII)
10.05.2008
.
Chương
XIII
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO (Thế kỉ XV-XVIII)
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC TRUYỀN GIÁO
1.
Điều kiện và động cơ
- Công cuộc Truyền
giáo cho toàn thế giới gắn liền với những khám phá lớn, nên tùy thuộc rất nhiều
vào những điều kiện vật chất, thương mại và chính trị của các cuộc chinh
phục xa xôi. Mặt khác, do phương tiện và
thời tiết, các cuộc hải hành vẫn chậm và đầy nguy hiểm gây ra những hệ quả quan
trọng cho công tác Truyền giáo.
- Công cuộc Truyền giáo dĩ nhiên có mục tiêu rao giảng Tin
Mừng, nhưng không thể không lưu ý tới nhiều động cơ khác, đặc biệt nơi những người
khám phá : nào là đi tìm những nguồn vàng, để có thể buôn bán ; nào là đi tìm
những gia vị rẻ hơn (hồ tiêu), đất đai trồng trọt và nô lệ. Tất cả những động cơ
trên đây đan chéo vào nhau. Người khám phá, kẻ chinh phục, nhà Truyền giáo có
những hành xử mà ngày nay chúng ta coi là dường như nghịch lý và gây gương mù :
họ vừa cắm Thánh giá, vừa tàn sát người da đỏ.
2.
Tổ chức Truyền giáo
- Chế độ bảo trợ : trong thế kỷ XV, Tòa thánh cho các vua Bồ
được quyền tài phán cả trong việc trần thế lẫn trong việc thiêng liêng ở những
vùng đất mà họ chiếm được hay khám phá ra. Việc ông Christopho Colombo khám phá
Châu mỹ (1492) gây ra căng thẳng giữa hai cuốc gia hùng mạnh trên bán đảo
Iberic. Đức Giáo Hoàng Alex. VI phải đứng ra làm trọng tài. Ngài chia : Tây
thuộc Tây Ban Nha, Đông thuộc Bồ Đào Nha. Trong lãnh thổ thuộc quyền mình, hai
vua có trách nhiệm tổ chức Giáo Hội : phân định ranh giới giáo phận, bộ nhiệm
Giám mục. Tất cả những ban nhượng này tạo nên cái gọi là chế độ bảo trợ. Chế độ
này gây ra nhiều bất tiện nặng nề. Việc Truyền giáo lệ thuộc vào những thăng
trầm của chính trị và công cuộc thực dân.
- Thánh bộ Truyền giáo : những khó khăn trên thúc đẩy Tòa
thánh nắm giữ việc điều khiển công cuộc Truyền giáo bằng cách lập Thánh bộ
Truyền giáo. Tòa thánh không xét lại quyền bảo trợ, do đó những cuộc đụng đổ
tranh chấp ngày càng gia tăng.
- Nhân sự Truyền giáo : những vị thừa sai đầu tiên nơi các
thế giới mới, tiên vàn là những thành viên của các dòng tu, nhất là Dòng Phan
sinh và Đa minh, cùng với Phanxicô Xavie (1540), các tu sĩ Dòng Tên bắt đầu đi
Truyền giáo. Hội thừa sai Paris
(1663) gồm những linh mục chỉ phục vụ cho công cuộc Truyền giáo và công cuộc
thực dân.
II.
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI
1.
Châu Phi
Sau khi đánh chiếm Ceuta
của người Hồi giáo, Bồ Đào Nha tiếp tục
bành trướng dọc theo bờ biển Phi châu cho tới mũi Hảo vọng và tới Mozambique.
Việc bành trướng này cũng là nguồn gốc cho công cuộc Truyền giáo ở Phi châu.
Ở vương quốc Công gô, nhà vua được Rửa
tội, một Giáo Hội Công gô nẩy nở. Con ông là người da đen đầu tiên được làm
Giám mục. Nói chung, sự thông đồng giữa công cuộc thực dân được mua bán nô lệ
và việc Truyền giáo đã hoàn toàn làm méo mó việc rao giảng Phúc Âm.
2.
Châu Mĩ
Chính quyền Tây Ban Nha đã thi hành nghiêm túc nhiệm vụ của
một người tổ chức Giáo Hội. Từ 1511-1620, lập được 34 Tòa Giám mục. Công cuộc
Truyền giáo đầu tiên thường bằng cách bày tỏ đức tin và bằng cả vũ lực nữa :
dựng Thánh giá, lễ nghi lộng lẫy, phá hủy ngẫu tượng. Các thừa sai học tiếng
bản xứ, soạn sách giáo lý và giảng bằng tiếng bản xứ.
Ở vùng Paragay, Uragay và Braxin, các cha dòng Tên lập những
khu chiêu dân, qui tụ các bộ lạc du mục sống tập trung, lập thành những làng
Công Giáo, tránh sự bóc lột của dân. Có tới 30 khu chiêu dân với số người 150
000. Các cha tổ chức đời sống cộng đồng dựa trên nền tảng Kitô giáo, trong đó
mọi sự là của chung.
3.
Châu Á : Ấn Độ - Nhật Bản
- Ấn Độ : Phanxico Xavie Truyền giáo ở Ấn Độ một thời gian,
Rửa tội hàng ngàn người. Nhưng vị thừa sai nổi tiếng nhất ở Ấn là cha Nobili
thuộc Dòng tên. Ngài học tiếng bản xứ, sống theo lối các Tu sĩ Ấn giáo, chủ trương
để các người trở lại được duy trì tập quán của giai cấp mình. Nhiều thừa sai
chống lại phương pháp của Nobili, tố giác tới Rôma. Nhưng Giáo Hoàng nhận một
vài kiểu thích nghi của Ngài. Có những thừa sai khác hòa mình vào những giai
cấp thấp nhất, sống như họ và để phục vụ họ.
- Nhật bản : trong bước đầu Truyền giáo ở Nhật, không thể
không nói đến Phanxicô Xavie. Theo Ngài, ở Nhật rất phức tạp, phải xem xét lại
phương pháp Truyền giáo. Muốn hoán cải dân, ngài phải học tiếng nói, biết triết
học Nhật rập theo những tập quán địa phương. Phanxicô Xavie được coi là mẫu
thừa sai của thời đại mới. Dân trở lại đông : số tín hữu lên tới 300 ngàn, phần
lớn ở đảo Cửu châu, cũng như người vùng quanh Kyoto
và Tokyo. Về
sau các tu sĩ dòng tên cũng theo đường lối của ngài.
4.
Trung Quốc - Việt Nam
- Triều Tiên
- Trung Quốc : Việc Truyền giáo rất khó khăn vì dân quá sùng
đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật, phải được kể là cha Mateo Ricci có công nhất,
ngài sống như một nhà sư Phật giáo. Ngài chấp nhận y phục và lối sống của giới
Nho sĩ. Ngài lao vào một Tông đồ vũ tri thức, phổ biến các khoa học Tây phương.
Ngài trình bày giáo lý Công Giáo trong một tác phẩm bằng tiếng Hoa.
- Việt Nam : các cha dòng tên là những người Truyền giáo đầu
tiên. Các ngài có công lớn, hình thành chữ Quốc ngữ mà công lớn nhất là cha Đắc
lộ. Theo cha Đắc lộ, điều cơ bản của việc Truyền giáo là biết tiếng địa phương,
đào tạo các Thầy giảng, sử dụng văn hóa
Việt Nam, hiểu biết tập quán phong tục. Sau các cha dòng tên là các cha
thuộc dòng Phan sinh và Đa minh, rồi tiếp là Hội thừa sai Paris, hoạt động theo phương pháp của các cha
dòng Tên, kết quả rất khả quan.
- Triều Tiên : vào thế kỷ XVII và XVIII, giới trí thức khám
phá ra Kitô giáo trong những sách vở từ Trung Quốc truyền vào. Năm 1784, một
nho sĩ trẻ đến Trung Quốc được Rửa tội. Khi trở về Triều Tiên ông Truyền đạo :
Rửa tội, giải tội, Thánh lễ. Sau đó, ông xin Trung Quốc gửi đến một linh mục.
III.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO ĐỐI VỚI CHÂU ÂU
1.
Truyền giáo và dư luận ở Châu Âu
Từ thế kỷ XV đến XVIII, văn chương Truyền giáo thành công
lớn giữa các tác phẩm khác. Nhiều tác phẩm viết về Nhật bản và Trung Quốc được
xuất bản. Nhiều tập san, ký sự và thư cũng được phổ biến. Một số tác phẩm này, đặc
biệt những tác phẩm của các tu sĩ dòng Tên ở Trung Quốc rất có giá trị khoa
học, và góp phần mở rộng địa lý của các người Âu châu. Họ được biết có những văn
minh rất cổ, một số rất tinh tế, khác hẳn với những văn minh Châu âu. Châu âu
và Trung Quốc bù đắp cho nhau để làm hoàn hảo tất cả những gì có ở hai bên.
2.
Cơn khủng hoảng lớn của việc Truyền giáo
Những cuộc tranh chấp
về quyền tài thẩm ngày càng tăng giữa các Giám mục do Lisboa bổ nhiệm và các đại
diện Tông tòa do Thánh bộ Truyền giáo sai đi. Nhưng nghiêm trọng hơn chính là
cuộc tranh cãi về lễ nghi, vì nó cáo giác những phương pháp Truyền giáo và thái
độ Kitô giáo trước các văn hóa. Chia rẽ nhiều mặt :
- Ngôn ngữ
- Phụng vụ
- Các tập quán truyền thống.
Cuối cùng Tòa thánh cấm dòng Tên và bãi bỏ dòng năm 1773. Nhưng
một điều đáng ghi nhận là Giáo Hội đã có mặt trên toàn thế giới.
|