Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương IX)
10.05.2008
.
Chương IX
KITÔ GIỚI : BÀNH TRƯỚNG BỊ PHẢN KHÁNG VÀ TỰ VỆ (Thế kỉ XI-XIII)
Là một thực tại vừa
trần thế vừa thiêng liêng một xã hội muốn trở thành một toàn thể đồng nhất đặt
nền tảng trên Kitô giáo, Kitô giới thâïy mình cần phải chiến đấu chống lại kẻ
thù của đức tin.
Bên ngoài, có Hồi
giáo, bên trong có lạc giáo. Thế là Kitô giới trang bị vũ khí đi thập tự chinh,
tổ chức giáo tòa để trấn áp. Nhưng mọi sự không vì thế mà được giải quyết.
Không thể áp đặt Tin Mừng bằng vũ lực. Từ sự nghi ngờ về thập tự chinh nảy sinh
ý muốïn truyền giáo. Từ sự phản kháng có màu sắc Tin Mừng, trước một số cách
hành xử của Giáo Hội, thể chế nảy sinh những hình thức tu trì mới.
I. KITÔ GIỚI BÀNH TRƯỚNG : THẬP TỰ CHINH VÀ
TRUYỀN GIÁO
1. Kitô giới vũ trang
Ý thức về chính mình
và sự duy nhất của mình bằng cách qui tụ lại và vũ trang chống kẻ thù chung là
Hồi giáo đang chiếm đóng Thánh Địa và đe dọa các Kitô hữu Đông Phương. Thập tự
chinh bắt nguồn từ việc hành hương Giêrusalem. Hành hương trước là một nghi
thức thanh tẩy và đền tội, họ có thể chết nơi Đức Kitô, chết để cùng sống lại
với Ngài lúc phán xét. Nhưng các cuộc hành hương đó râït khó khăn do một lực lượng
Hồi giáo đe dọa. Họ chiếm Giêrusalem (1099) với những cuộc tàn sát khủng khiếp.
Nhưng đến 1187 vua Hồi giáo đã chiếm lại. Năm 1291, không còn một bóng dáng
thập tự quân nào ở Palestin. Từ 1099 đến 1270 có tất thảy tám cuộc thập tự
chinh, nhưng tất cả đều kết thúc trong thất bại. Tuy nhiên, phần nào góp phần
gắn bó Kitô giáo Tây phương, củng cố quyền lực Giáo Hoàng, nhưng mặt khác lại đào
sâu hố chia cắt, chia rẽ giữa tín hữu Đông và Tây.
2. Công cuộc truyền giáo
Thập tự chinh thất
bại khiến người ta thêm tỉnh ngộ, thay vì tận diệt Hồi giáo, tốt hơn là thuyết
phục họ. Lần thập tự chinh (1218) thánh Phanxicô Assisi đã gặp vua Hồi giáo
Aicập, cũng như những người khác cho rằng cảm hóa là công trình của tình yêu, được
thực hiện bằng sự hiểu biết, và như thế, dưới sự hướng dẫn của các tu sĩ Phan
Sinh và Đa Minh, họ tự tổ chức để thực hiện những chuyến viễn hành này, và tự
gọi là những “Anh em viễn hành”. Họ có mặt ở Trung Á, vịnh Ba tư, Ấn Độ, cho đến
tận Trung Quốc.
II. KITÔ GIỚI BỊ PHẢN KHÁNG
1. Những cuộc phản kháng
Một số trong Giáo Hội
dựa vào Tin Mừng chống lại một Giáo Hội quá giàu có, họ phản ứng trước những
linh mục tham tiền hay sống tư hôn. Họ muốn Giáo Hội trung thành với tinh thần
nghèo khó của Đức Kitô trong Phúc Âm. Trong số này nổi bật nhất là phong trào
“Những người nghèo thành Lyon” do Valdo phát động
khoảng năm 1173. Nhưng phong trào này bị trục xuất ra khỏi Giáo Hội. Các phong
trào, các giáo thuyết khác lại xuất hiện, họ muốn trở về với Tin Mừng và Giáo
Hội thuở đầu, bởi trước sự buông thả của hàng giáo sĩ, nên nhiều người theo
giáo phái để phản đối Giáo Hội.
2. Sự xuất hiện của các dòng khất thực
Lí tưởng trở về với
Tin Mừng, nó tạo ra một hình thức tu trì mới. Tuy nhiên sự đáp ứng của thánh Đa
Minh và thánh Phanxicô Assisi hơi khác nhau.
- Đa minh và dòng
thuyết giáo (170-1221) ở Tây Ban Nha. Ngài kết luận : đời sống nghèo khó thực
sự của nhà giảng thuyết là phương dược duy nhất hữu hiệu “Đời sống không có thu
nhập vì thế cho nên dòng mang tên là dòng khất thực”.
- Phanxicô và dòng
các anh em hèn mọn (1181 Ý) 1219, số tu sĩ tới 3000, 1212 có Clara và các bạn
khác theo gương thánh Phanxicô. Ngài là chứng nhân tuyệt hảo của việc trở về
với Phúc Âm.
III. KITÔ GIỚI TỰ VỆ : TRẤN ÁP LẠC GIÁO
1. Thái độ đối với người Do thái
Tuy không là lạc giáo
nhưng không cùng một đức tin với Kitô giáo. Người theo Do thái giáo bị coi là
con cháu của kẻ giết Chúa. Do vậy, cả giáo thuyết lẫn người theo đều là đối tượng
để Kitô giới trấn áp. Công Đồng Latêranô III (1179) và IV (1215) gia tăng biện
pháp phân biệt đối xử với người Do thái : bâõt phục sức riêng biệt, cấm một số
nghề, câïm kết hôn với người Kitô hữu, sống trong những khu đặc biệt, trục xuất
khỏi một số nước. Đôi khi còn có những tập tục hành hạ. Tuy nhiên, Giáo Hội đối
xử với người Do thái lúc ấy vẫn tốt hơn nhiều so với các vua chúa.
2. Trấn áp lạc giáo
Thế kỉ XI-XII số người
li khai dường như đông thêm, đứng trước tình hình đó và do áp lực của quần
chúng, đã có nhiều nhà lạc giáo bị nhà vua ra lệnh thiêu sinh. Một sắc lệnh của
Tòa thánh (1140) đề ra ba giai đoạn của thủ tục chống lạc giáo : cố gắng thuyết
phục, phạt theo giáo luật, cuối cùng nhờ đến phần đời.
3. Hình thức trấn áp đặc biệt : giáo tòa
Ra đời vào những năm
1220-1230 khi chính quyền và giáo quyền hợp tác để truy lùng những kẻ lạc giáo
và trừng trị họ. Rồi do ý muốn của Giáo Hoàng, tổ chức này mở rộng khắc Giáo
Hội. Hồi đó khi nói “Hình phạt cần thiết” là nói đến thiêu sống. Tuy nhiên còn
nhiều hình phạt khác nữa.
Thật khó giải thích được
làm sao một Giáo Hội dựa vào Phúc Âm lại có thể thiêu sống những ai không chấp
nhận giáo huấn của mình. Dưới một số góc độ, Kitô giới là một thể chế để tồn
tại, Kitô giới đã dùng những phương tiện của công lí đương thời là tra tấn và
tử hình.
|