Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XIV)
10.05.2008
.
Chương XIV
GIÁO HỘI
TRONG ÁNH SÁNG VÀ THỜI
KỲCÁCH MẠNG PHÁP
Từ cuối thế kỷ XVIII, nhiều người tỏ ra thái độ mới đối với
tôn giáo, nhưng đồng thời cung cách sống đạo của thế kỷ XVII còn được duy trì ở
thế kỷ XVIII. Tuy vậy, từ giữa thế kỷ này, người ta thấy có những dấu hiệu giảm
sút trong Giáo Hội. Có thể cắt nghĩa dấu hiệu này là do sự xuất hiện của Ánh
sáng. Và thời kỳ cách mạng Pháp được coi như cuộc chiến thắng của triết học Ánh
sáng và của những người thù nghịch với Giáo Hội, nhưng chính sự bền bỉ của một đức
tin được tôi luyện qua thử thách buộc chính quyền phải trả lại cho Giáo Hội địa
vị của nó trong xã hội.
I. NHỮNG
BIẾN ĐỔI TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
1.
Tình hình Giáo Hội
* Thế kỷ XVIII tập trung canh tân : đào tạo hàng giáo sĩ,
thanh tẩy những việc đạo đức, phát triển truyền giáo nội địa, chuyên cần thực
hành đạo...
* Chống chủ thuyết Giansêniô : đâu là vai trò ân sủng và tự
do trong việc cứu rỗi con người ? Chủ thuyết này đã gây ra rất nhiều cuộc tranh
luận ; một số Giám mục Pháp đã không chấp nhận, đồng thời kết án và kêu gọi
triệu tập một Công Đồng chung. Nhóm này (Giansêniô) tuy ít nhưng rất năng nổ,
về sau đã ly khai với Giáo Hội Công Giáo lấy tên : Giáo Hội của những người
Công Giáo cựu trào.
* Lòng đạo Pháp (thế kỷ XVIII) tỏ ra nguội lạnh và giảm sút
; Giám mục, linh mục tuy nhiều nhưng thường xuyên bỏ nhiệm sở, nhà dòng bị bãi
bỏ... 2.
Triết học Ánh sáng tấn công Kitô giáo
Thế kỷ XVIII nổi bật lên những khuôn mặt như : Voltair,
Diderot, d'Alembert... Chủ trương triết học này ở Pháp. Họ thường lưu ý tới
khía cạnh chống Kitô giáo ; phần đông, họ nghĩ phải có một tôn giáo quần chúng,
phù hợp với lý trí, loại trừ mọi mặc khải. Theo họ, các tín điều đi ngược với
lý trí và tự nhiên, nên phải chiến đấu tiêu diệt Giáo Hội và Kitô giáo.
3.
Giáo Hội trước trào lưu Ánh sáng
Để bảo vệ mình, Giáo Hội cố gắng chống lại các địch thủ bằng
những phương tiện truyền thông : kiểm duyệt sách xấu, xin chính quyền can
thiệp, viết những tác phẩm Kitô giáo...
II.
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CÁC GIÁO HỘI CẢI CÁCH VÀ CHÍNH THỐNG
Trong các Giáo Hội Cải cách, thần học chịu ảnh hưởng của các
trào lưu ánh sáng thường đi từ con đường chủ thuyết duy lý và sự tục hóa về văn
hóa.
1.
Giáo thuyết mộ đạo ở Đức
Giáo thuyết này luôn đề cao giá trị của lòng đạo theo tình
cảm và trả lại địa vị cho các việc làm. Phong trào mộ đạo này chi phối phần lớn
nước Đức ở thế kỷ XVIII.
2.
Những giáo phái phát sinh từ Anh giáo
Những tên tuổi như Fox : ông thường rao giảng về giáo lý Ánh sáng nội tâm, chính Ánh sáng này
làm cho các tín điều và cơ cấu Giáo Hội trở thành thứ yếu. Hơn nữa, ông luôn
kêu gọi các tín hữu run sợ trước Thiên Chúa và qui tụ thành Hội những người bạn
của Thiên Chúa.
Nhưng ở đây, Wesley mới là người đã làm đảo lộn Anh giáo một
cách sâu xa. Cùng với em trai, ông qui tụ sinh viên Đại học Oxford thành câu lạc bộ sống thánh, trong đó
người ta đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, làm việc bác ái... Họ sống rất chặt chẽ và
nghiêm nhặt. Nói chung, Wesley muốn nhấn mạnh vào việc hoán cải và thánh hóa thường
xuyên.
3.
Các Giáo Hội Đông phương
Các Giáo Hội này lệ thuộc vào chính quyền ; vì tất cả quyền lực của Giáo Hội là do chính quyền nắm
giữ : Nga hoàng chỉ định các vị đại diện lãnh đạo Giáo Hội...
III. GIÁO HỘI THỜI CÁCH MẠNG PHÁP
1.
Tổ chức lại Giáo Hội Pháp
Để giải quyết những khủng hoảng về tài chính và chính trị.
Pháp hoàng triệu tập Quốc dân đại hội, gồm những đại biểu thuộc ba thành phần :
giáo sĩ, qúi tộc và thứ dân. Giáo sĩ phần đông là cha xứ, thuộc phe với các đại
biểu thứ dân, để lập Quốc hội lập hiến. Do đó,
mà có bản Dân hiến giáo sĩ. Năm 1791, Giáo Hoàng Piô VI đã kết án bản
Dân hiến và những nguyên tắc mà các nhà làm luật dựa vào.
2.
Con đường gian nan của Giáo Hội Pháp
Trong vòng 10 năm thì Giáo Hội Pháp bị xáo trộn cách xâu xa.
Những khó khăn bên trong cũng như bên ngoài càng làm gia tăng những biện pháp
không chỉ chống những người không thể, nhưng là chống mọi hình thức của đời
sống tôn giáo : nhiều giáo sĩ bị giết, và việc khai sinh - tử, hôn nhân trước đây
giáo sĩ nắm, nay trao cho dân sự ; chính quyền cho phép ly dị... Hơn nữa, thái độ
thù ghét đạo, muốn triệt hạ đạo lên tới tột đỉnh vào thời kỳ khủng bố : phá hủy
cơ sở tôn giáo, hội hè trong nhà thờ, tôn thờ thần lý trí...
Khi hạ bệ Robespierre (1794) mới chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng, đánh dấu bước đầu giai đoạn tạm ổn cho Giáo Hội. Quốc ước hội hủy bỏ
ngân sách cho việc phượng tự và công nhận quyền tự do làm việc phượng tự trong
các nhà thờ.
3.
Thời Napoléon
Năm 1800, các Hông Y họp tại Venetia
bầu lên Giáo Hoàng Piô VII. Hồi còn làm Giám mục, ngài đã quả quyết là hình
thức chính quyền dân chủ không phải là không thể dung hòa với Phúc Âm. Còn về
phía Napoléon cho rằng : không thể cai trị mà không hòa giải với Giáo Hội, nhưng
nhãn quan của ông về tôn giáo hoàn toàn có màu sắc chính trị. Từ đó, hai bên đã
đi đến ký kết một thỏa ước năm 1801. Theo thỏa ước : hàng Giám mục của chế độ
cũ phải từ nhiệm hết, Giáo Hội không được đòi lại tài sản đã bị tịch thu, chính
quyền thì lo chu cấp cho hàng giáo sĩ... Cuộc hòa giải giữa hai bên kéo dài được
mấy năm, thì năm1806 lại xẩy ra căng thẳng giữa Giáo Hoàng và hoàng đế. Quân
Pháp chiếm Rôma và sát nhập Tòa thánh vào Pháp. Giáo Hoàng ra vạ tuyệt thông,
nhưng bị bắt và giam lỏng ở Genoa, sau đó đưa về Pháp và mãi năm 1814 mới trả
về Rôma.
|