GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055541180
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i CG hoàn vÅ© - TÆ° liệu 27.04.2024
Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XVI)
10.05.2008

.

ChÆ°Æ¡ng XVI

GIÁO HỘI GIỮA THẾ GIỚI TÂN TIẾN
(1870-1939)

 

Cuối thế kỷ XIX, nhân loại được chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của khoa học kĩ thuật và các khoa học nhân văn. Con người ngày càng ý thức hơn việc làm chủ lịch sử, muốn chủ động đấu tranh cho hạnh phúc của mình và xã hội. Trong bối cảnh đó, nhiều người xem tôn giáo như là sản phẩm của con người dốt nát, như món hàng ế ẩm, và thậm chí còn xem tôn giáo như sức cản đà tiến của nhân loại. Từ thái độ dửng dưng, họ tuyên bố mình vô tôn giáo hoặc chống tôn giáo. Khắp Âu Châu, các chính quyền tách dần các sinh hoạt hằng ngày ra khỏi phạm vi tôn giáo. Giáo Hội gần như chỉ được sinh họat tại nhà thờ, còn trường học, bệnh viện, các công trình xã hội do chính quyền đảm nhiệm. Tuy nhiên, diễn biến và mức độ căng thẳng khác nhau tùy mỗi nước.

I. GIÁO HỘI TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU CHO TỚI THẾ CHIẾN I

1. Tại Giáo Triều Rôma

Đức Piô IX (1846-1878) qua đời, kết thúc triều đại Giáo Hoàng lâu nhất lịch sử. Đức Lêô XIII (1878-1903) lên kế vị được coi là người cởi mở với những vấn đề xã hội, kêu gọi người Công Giáo chấp nhận nền Cộng hòa và đấu tranh chống bất công. Nếu Đức Piô X (1903-1914) luôn ưu tư đến việc mục vụ : cổ võ rước lễ, tổ chức phụng vụ, Công Giáo tiến hành và chủng viện, thì Đức Bênêđíctô XV (1914-1922) và Đức Piô XI (1922-1939) được mệnh danh là những nhà hòa giải qua hàng loạt hòa ước với các quốc gia.

2. Tại Ý

Sau khi chiếm được Rôma và đặt làm thủ đô nÆ°á»›c Ý, chính quyền ban hành luật Bảo Đảm, tháng 5-1871 Ä‘Æ¡n phÆ°Æ¡ng giải quyết tình trạng Giáo Hoàng và nÆ°á»›c Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng từ chối luật này và cắt đứt bang giao vá»›i nÆ°á»›c Ý. Các ngài cấm người Công Giáo tham gia chính trị, cấm ứng cá»­ bầu cá»­. Chính do thái Ä‘á»™ này mà chính quyền đã gây nhiều khó khăn cho Giáo Há»™i nhÆ° cấm rÆ°á»›c kiệu, cấm hành hÆ°Æ¡ng, tịch biên tài sản tu viện... Mãi đến năm 1905, nhờ sá»± đấu tranh của nhiều giáo sÄ©, các tín hữu má»›i được tham gia đời sống chính trị.          

3. Tại Đức

Sau chiến thắng Pháp và Áo, đế quốc Đức được thống nhất quanh nước Phổ (1871). Cùng với bộ trưởng Falk, thủ tưởng Bismark phát động mặt trận văn hóa tuyên bố chống lại chính sách ngu dân của giới Công Giáo. Kiểm soát học đường, sa thải các giáo sư tu sĩ. Các giáo sĩ phản đối thì bị bắt và trục xuất. Năm 1878 chỉ còn bốn giám mục Đức tại vị, hàng ngàn giáo xứ không có linh mục. Cũng năm đó đảng Dân Chủ xã hội mưu sát Hoàng đế Wilhelm, và Đức Lêô XIII lên ngôi. Bismark nới rộng luật mặt trận văn hóa và chấm dứt vào năm 1897. Nhưng hôn nhân vẫn phải theo dân sự.

4. Tại Pháp

Chính phủ Đệ Tam cộng hòa (1875-1936) mới đầu tỏ vẻ thân hữu với Giáo Hội. Thế nhưng Quốc Hội chuyển dần sang tay những người cộng hòa vốn cho rằng Giáo Hội gắn bó với nền quân chủ và rao giảng một thứ tôn giáo ngu dân cần dẹp bỏ. Đại học Công Giáo mất quyền phát bằng (1879). Bộ trưởng giáo dục J. Ferry cấm các dòng mở trường, giải tán 261 tu viện. Ông mở trường nữ trung học để đạo tạo nữ đồng chí cộng hòa, cho phép li dị (1884), bãi bỏ ngày nghỉ chủ nhật, cấm dạy giáo lí trong trường học. Từ 1901-1903, Thủ tướng Rousseau ra nhiều đạo luật : đóng cửa gần 10.000 trường tư thục Công Giáo, tịch thu các tu viện, buộc các tu sĩ hoàn tục. Những tín hữu còn giữ đạo sẽ chấm vào sổ đen và bị kiểm soát. Năm 1905, Pháp công bố đạo luật phân li, trao tất cả cơ sở Công Giáo cho hiệp hội các tôn giáo quản trị. Giáo Hội Pháp nghèo hẳn đi, tín hữu phải đóng góp từng xu cho việc phượng tự, nhưng nhờ đó, Giáo Hội được tự do không lệ thuộc các tổ chức.

5. Tại Áo và Thụy Sĩ cũng có các chiến dịch tương tự

Năm 1874, cả hai nước đều ban hành đạo luật cấm liên lạc với Rôma, tục hoá học đường, đảm trách hôn nhân. Nhưng dưới thời Đức Lêô XIII tình hình đổi khác, đại học Fribourg được thiết lập năm 1889.

6. Tại Bỉ và Hà Lan

Cũng có xung đột về trường học, nhưng giới Công Giáo đứng ra mở trường tư, rồi tham gia quốc Hội để cải thiện pháp chế học đường. Các trường tư Công Giáo về sau được chính quyền trợ cấp.

7. Tại bán đảo Ibérique

Các xung đột tôn giáo nhiều khi biến thành bạo động. Tây Ban Nha vẫn coi Công Giáo là quốc giáo. Nhưng dưới thời Cộng hòa (1873-1875 và 1909-1912) đã xảy ra nhiều vụ thảm sát giáo sĩ, cướp phá nhà thờ, tu viện... Tại Bồ Đào Nha, sau khi lật đổ vua Manuel (1810) chính thể Cộng hòa tuyên bố phân li với Giáo Hội, chống giáo sĩ, chống hội dòng và cắt đứt ngoại giao với Vatican năm 1913.

II. TỪ THẾ CHIẾN I TỚI NHỮNG NĂM 30

1. Người kitô hữu trong cuộc chiến

Trong thế chiến I, cả phe đồng minh lẫn phe Đức, Áo, Hung đều nhìn nhận người Công Giáo rất yêu mến tổ quốc. Các giám mục kêu gọi cầu nguyện cho "quân ta" chiến thắng. (Thiên Chúa đứng về phía nào đây ?). Đức Bênêđíctô XV không đứng về phe nào, đã gửi đi nhiều Thông Điệp kêu gọi hòa bình. Tòa Thánh cổ võ những hoạt động nhân đạo như cứu trợ, chăm sóc và trao đổi thương binh. Năm 1917, Đức Thánh Cha tình nguyện làm trung gian cho hai bên gặp gỡ. Nhưng cả hai đều muốn kết thúc xung đột bằng chiến thắng chứ không bằng hòa đàm.

2. Những cố gắng hòa giải sau chiến tranh

Sau chiến tranh, nước Áo Công Giáo bị chia cắt để thành lập nước Tiệp và Hung (1921). Tòa Thánh và các quốc gia kí kết nhiều hòa ước. Riêng Đức Piô XI đã kí 20 hòa ước với các nước Châu Âu, quan trọng nhất là hòa ước Latêranô kí với Moussolini năm 1929. Người nhìn nhận Rôma là thủ đô Ý, còn nước Ý nhận quyền Giáo Hoàng trong lãnh vực tôn giáo, và điều hành nước Vatican nhỏ bé với 44 ha.

Việc phong thánh cho Jeanne d'Arc năm 1920 xác định lập trường của Giáo Hội cổ vũ người tín hữu yêu nước. Các đảng phái Công Giáo bắt đầu liên hiệp để hoạt động như đảng Bình dân Ý, Mặt trận Bình dân Pháp.

3. Khai sinh phong trào Công Giáo tiến hành

Công Giáo tiến hành là hoạt động chuyên biệt của giáo dân nhằm phục vụ Giáo Hội, giúp đỡ hàng giáo sĩ, rao giảng Tin Mừng hoặc tái rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Những năm 1925-1935, phong trào này mới được tổ chức qui mô và phát triển, mà khởi đầu là tổ chức Thanh Lao Công do linh mục Cardin sáng lập ở Bỉ năm 1925, rồi năm sau được lập ở Pháp tiếp đến là Thanh Nông Công (1929), Thanh Sinh Công (1932), Thanh niên Công Giáo (1935). Đức Piô XI nồng nhiệt đón nhận và cổ vũ các phong trào này, và tự nhận là Giáo Hoàng của Công Giáo tiến hành. Phong trào Công Giáo tiến hành đã làm thay đổi những tương quan giữa Giáo Hội và xã hội, giúp người Công Giáo ý thức được trách nhiệm trong xã hội.

4. Người kitô hữu trước chế độ độc tài đảng trị

Thực tế, khuynh hướng độc tài đảng trị đang có cơ hội phát triển dựa vào tinh thần quốc gia quá khích của dân chúng.

Ở Ý, Moussolini và đảng Phát xít giải tán các đảng khác, nắm toàn quyền năm 1922, muốn ghìm chặt mọi công dân trong nước từ lúc sinh ra tới lúc chết trong các tổ chức đảng.

Ở Đức, Hitler nắm chính quyền năm 1933 như một vị cứu tinh của một dân tộc đang khủng hoảng. Ông giải tán mọi nghiệp đoàn, đảng phái và bộc lộ ý thức hệ của mình trong cuốn "Cuộc chiến đấu của tôi" mà nội dung là bài Dothái và chống Kitô giáo.

Ở Nga, cách mạng Tháng Mười thành công năm 1917, tuyên bố cho tự do tôn giáo, cho phép Chính Thống Nga có giáo chủ Maxcơva là Tykhon (1918). Đồng thời phát triển phong trào tục hóa : tách nhà thờ khỏi trường học, trưng thu các cơ sở tôn giáo vì công ích. Hiến Pháp năm 1939 điều 124 xác định : "Tựû do tôn giáo và tự do tuyên truyền chống tôn giáo". Tiến trình tục hóa ở Nga lúc này không thuận lợi lắm vì những diễn biến thô bạo của các đảng xã hội cầm quyền ở Tây Âu như ở Tây Ban Nha (1931-1936) đã triệt hạ 2000 nhà thờ, thảm sát giáo sĩ... đã để lại một ấn tượng khó quên tạo cơ hội cho Franco giành thắng lợi. Nhiều người Công Giáo đã mạnh dạn tố cáo sự lợi dụng tôn giáo của Franco, thế nhưng chủ nghĩa quốc gia đã khiến dân Tây Ban Nha chấp nhận sự độc tài của ông.

Giáo Triều Rôma đã chống lại các chế độ độc tài đảng trị. Năm 1931, Đức Piô XI ban hành Thông Điệp "Chúng tôi không cần" chống những lạm dụng của Phát xít Ý. Năm 1937, người lại ra hai Thông Điệp cách nhau vài ngày : "Với nỗi lo âu hồi hộp" kết án chủ nghĩa độc chủng, việc bài Dothái và thần thánh hóa Hitler. Còn Thông Điệp "Divini Redemptoris" (19-3-1937) đánh giá chủ nghĩa Cộng sản không thể dung nạp với văn minh Kitô giáo. Nhưng dư luận thời đó lại nhạy cảm hơn với Thông Điệp sau.








  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net