Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương III)
10.05.2008
.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ
ĐỜI SỐNG NỘI BỘ CỦA GIÁO
HỘI TRONG 3 THẾ KỈ ĐẦU
Kitô hữu không phải là một cá nhân đơn độc, mà thuộc về một
cộng đoàn của dân mới là Giáo Hội. Thực ra, khi thiết lập Giáo Hội, Chúa không đặt
ra một qui chế xã hội tỉ mỉ và rõ ràng. Nhưng để sống và tồn tại, Giáo Hội phải
dần dà tạo nên cho mình có một cơ cấu tổ chức cần thiết tùy theo hoàn cảnh thế
giới mà mình đang sống trong đó. Như cần có nơi hội họp, cần có qui luật cử
hành phụng vụ, cần người lãnh đạo và thi hành các chức năng khác nhau... đó là
mục tiêu của chương này, để tìm hiểu xem tổ chức và đời sống nội bộ của Giáo
Hội trong 3 thế kỉ đầu diễn tiến như thế nào ?
I. ĐỜI SỐNG PHỤNG VỤ VÀ CẦU NGUYỆN
1.
Nơi và lúc cầu nguyện
- Trong buổi đầu của Giáo Hội, các kitô hữu thường tập trung
ở các tư gia để cầu nguyện. Ở Đông Phương, các kitô hữu thường sử dụng tầng
trên, sát mái nhà, nơi yên tĩnh và kín đáo nhất (Cv 20,7-11). Dùng phòng tắm,
bể tắm vào việc rửa tội. Khi đẹp trời, có thể tụ họp ở một khu ngoài trời có
rào kín, ở trong vườn hay ngoài nghĩa trang. Từ thế kỉ II, có những kitô hữu
dâng những ngôi nhà để dành riêng cho việc phụng vụ. Nhà thờ thực sự chỉ được
xây vào thế kỉ III.
- Giờ cầu nguyện trải dài suốt ngày sống. Lúc mặt trời mọc,
họ hướng về phía mặt trời để cầu nguyện. Ngoài ra còn cầu nguyện lúc 9 giờ,
buổi trưa, 3 giờ chiều và lúc mặt trời lặn. Khi cầu nguyện họ đứng thẳng, cánh
tay luôn cao và bàn tay mở rộng.
2.
Việc nhập Đạo
- Thời kì dự
tòng, phép rửa tội và thêm sức
Thời kì dự tòng ngắn dài thay đổi tùy không gian và thời
gian.
Ở Rôma, từ thế kỉ 3, thời gian dự tòng kéo dài 3 năm, phải được
giới thiệu và bảo đảm về ý định nghiêm túc, từ bỏ một số nghề có liên hệ đến
việc thời ngẫu tượng và những thói vô luân. Được chuẩn bị bằng việc giáo huấn, giúp
khám phá nội dung đức tin.
Ngày thứ 6, trước khi chịu phép rửa, phải ăn chay. Ngày thứ
7, giám mục đặt tay trên các ứng viên trừ tà, hà hơi và làm dấu thánh giá trên
họ. Canh thức suốt đêm thứ 7 nghe Lời Chúa và giáo huấn. Cuối đêm Vọng Phục
Sinh là nghi thức rửa tội. Sau đó, giám mục đặt tay và xức dầu lần cuối. Đó là
phép thêm sức.
3.
Phép Thánh Thể hay cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa
Mỗi Chúa Nhật, các kitô hữu đều tụ họp để cử hành Mầu Nhiệm
Phục Sinh. Trọng đại nhất là chính ngày lễ Phục Sinh. Ban đầu chỉ bên Đông Phương
cử hành ngày này, còn bên Tây Phương chỉ cử hành vào Chúa Nhật. Vào cuối thế kỉ
II, các kitô hữu tất cả đều cử hành lễ Phục Sinh, nhưng chưa nhất trí với nhau
về ngày cử hành. Sau này, thánh Irénée thành Lyon
thuyết phục mọi người chấp nhận mừng lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua
của người Do Thái (14 Nisan).
- Các kitô hữu cử hành lễ Tạ Ơn là trọng tâm của ngày Chúa
Nhật và Phục Sinh để tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa. Các bản văn Tân Ước
(Cv 2,42 ; 20,7-1... 1 Cr 10,16) cho thấy một chỉ dẫn về diễn tiến của nghi
thức bẻ bánh. Các bản văn khác (như của Giustinô) cho thấy cơ cấu của việc cử
hành Thánh Thể, xác định điều kiện cần để tham dự Thánh Thể. Người chịu lễ nhận
bánh trên lòng bàn tay, người vắng mặt được phó tế đem đến.
4.
Phép giải tội
Thế kỉ II. Sách Didachè kêu mời các tín hữu xưng tội trước
khi cầu nguyện và dự tiệc Thánh Thể. Người chịu phép rửa tội rồi không được
phạm tội nặng nữa. Tuy nhiên, cách chung người ta dè dặt rằng có thể ban ơn tha
tội cho những tội nặng (bội giáo, sát nhân, ngoại tình) chỉ ban một lần, coi như
đồng hóa với phép rửa.
II.
CÁC THỪA TÁC VỤ
1.
Trong thể kỉ đầu
Cộng đồng sơ khởi có tổ chức. Nhóm Mười Hai điều khiển cộng đòng
Palestin nổi tiếng Aram
; nhóm bảy người do Têphanô đứng đầu cộng đoàn điều khiển những người Do Thái
hi hóa nói tiếng Hi Lạp.
Cộng đoàn Giêrusalem và nhiều cộng đoàn khác tổ chức theo
mẫu cộng đoàn Do Thái. Đứng đầu là Hàng Niên Trưởng ở Giêrusalem, Giacôbê là
thủ lãnh hàng niên trưởng này. Ở Antiokia có Giáo Hội thừa sai với 2 tổ chức :
các thừa tác lưu động thi hành tác vụ đoàn sủng, đây là các Tông Đồ như Phaolô
và Barnabé. Rồi các tiên tri giải thích Lời Chúa, và các tiến sĩ là những
chuyên viên Kinh Thánh.
Trong các cuộc hành trình truyền giáo, các thừa sai lập
những cộng đoàn địa phương và đặt các vị hữu trách đứng đầu, được phong ban
bằng việc đặt tay ; họ giảng dạy, rửa tội và chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn.
2.
Thế kỉ II - III
Theo Clément thành Rôma và sách Didachè, thì những giáo đoàn
có các episcopes-presbytes và các phó tế, dần dần xuất hiện vị chủ tịch, và
không bao lâu vị này mang tước hiệu episcope và tách khỏi Hàng Niên Trưởng. Phó
tế là thừa tác viên thuộc cấp, liên kết với episcope. Như vậy, hình thành 3 cấp
: giám mục, linh mục và phó tế.
Ban đầu chỉ mình giám mục chủ sự thánh lễ, giảng, rửa tội,
giao hòa hối nhân. Các linh mục chỉ phụ giúp giám mục. Nhưng dần dà các tòa
giám mục gia tăng và nhiều nhà thờ ở Rôma và Alexandria được xây dựng, người ta cắt đặt
các linh mục coi sóc với trách nhiệm đặc biệt.
Hàng giáo sĩ và giáo dân can thiệp nhiều cách khác nhau vào
việc chọn thừa tác viên. Nghi thức chính là đặt tay. Giám mục đặt tay truyền
chức giám mục. Giám mục và linh mục đặt tay truyền chức linh mục. Chỉ mình giám
mục đặt tay truyền chức phó tế. Còn các thừa tác vụ khác như đọc sách, người ta
chỉ trao cho họ vật dành cho tác vụ đó.
3.
Nhiệm vụ của thừa tác viên
Trong các bản văn Tân Ước các thừa tác
viên có nhiệm vụ được nhấn mạnh là rao giảng Phúc Âm (1 Cr 1,17) chủ sự các
buổi cầu nguyện, cử hành nghi thức bẻ bánh, lo quản lí việc chung.
III.
CHIA SẺ VÀ LIÊN KẾT
1.
Giáo Hội lan rộng khắp nơi
Từ cuối thế kỉ II, các kitô hữu ý thức rằng tính phổ quát
của Giáo Hội là một thực tại cụ thể : các kitô hữu hiện diện khắp nơi, chủ yếu
trong đế quốc Rôma. Ở tận Tây Phương, mật độ kitô hữu rất cao, kể cả vùng quê.
Ở Tây Phương, Tin Mừng phát triển không đều. Số tín hữu đông đảo ở miền Trung
Ý, Nam Tây Ban Nha, Phi Châu các miền Bắc Ý và Galilê ít hơn. Ở Galilê, trừ Lyon và một vài chỗ khác, các Giáo Hội chính được thiết
lập vào nửa thế kỉ III.
Ngoài biên giới quốc gia Rôma, vương quốc Edessa (Thổ Nhĩ Kì
ngày nay), trở lại khoảng năm 200, trong đế quốc Ba Tư, kitô hữu khá đông ở
miền thượng Lưỡng Hà Địa. Armênia theo Đạo khoảng năm 300.
2.
Các mầm mống chia rẽ
Vào thế kỉ II, Giáo Hội phải đương đầu với một loạt các học
thuyết mà từ đó nhiều nhóm đối nghịch xuất hiện. Các kitô hữu Do Thái muốn duy
trì những nét đặc thù về nghi lễ và thần học của họ, trung thành với việc cắt
bì và những cấm kị về thức ăn, bảo vệ độc thần giáo của Thánh Kinh, chỉ thấy nơi
Đức Giêsu một người được Thiên Chúa nhận làm dưỡng tử khi chịu phép rửa.
Cuộc sống những kitô hữu khác lại bị ảnh hưởng thuyết nhị
nguyên Hi Lạp, đối lập vật chất với tinh thần, và bị ám ảnh bởi vấn đề sự dữ, đã
giải thích lại cách triệt để Cựu Ước và Tân Ước. Chối việc Nhập Thể, nại đến
một loạt tri thức được chuyển đạt cách bí nhiệm cho những nhóm nhỏ. Tri thức
này đem lại sự cứu rỗi. Đó là ngộ đạo thuyết Gnosticisme. Ngoài ra, còn giáo
thuyết của những người như Marciô, Mani (cũng chịu ảnh hưởng của thuyết nhị
nguyên). Đứng trước sự lan tràn của lạc thuyết đó, Giáo Hội phải đối phó thế
nào ?
3.
Dây liên kết : qui luật đức tin và qui điển Tân Ước
Cuối thế kỉ II, thánh Irénée vạch ra một số học thuyết mà người
cho là sai lạc. Đồng thời, cũng cho thấy đâu là Giáo Hội và chân lí đích thực,
và điều các kitô hữu nại tới, đó là truyền thống của các Tông Đồ. Truyền thống
này có trong các Giáo Hội, có thể đi ngược lên tới các Tông Đồ qua việc kế vị của
các giám mục và linh mục. Trong đó có những Sách Thánh đích danh. Nhưng làm thế
nào để nhận ra đúng những sách này.
Để nói về Đức Giêsu, người ta nại đến các Tông Đồ và những
người gần gũi các ngài. Lúc đầu là chứng bằng lời nói, khi các Tông Đồ qua đời,
người ta dùng bản văn của các ngài. Nhưng có quá nhiều bản văn nhận là của các
Tông Đồ. Trước sự đa tạp đó, các cộng đoàn tìm hiểu những tiêu chuẩn lựa chọn,
cuộc lựa chọn chủ yếu diễn ra ở thế kỉ II. Theo Irénée chỉ có 4 Phúc Âm được
khắp nơi chấp nhận là Phúc Âm Mt, Mc, Ga, Lc các thư Phaolô, các thư Phêrô, đôi
khi có sự do dự đối với một vài sách Khải Huyền, thư Giuđa... Cuối thế kỉ II đã
thiết lập xong qui điển Tân Ước.
4.
Thần học khai sinh
Trước tình trạng đủ loại học thuyết nảy sinh, các vị lãnh đạo
cộng đồng đã nỗ lực làm cho các tín hữu biết đâu là đức tin chân chính. Các
ngài giải thích Sách Thánh được công nhận, chứng minh cho họ thấy Đức Kitô là
sự hoàn tất mạc khải.
Chú giải Thánh Kinh như thế nào ? Ban đầu các ngài diễn giải
trực tiếp qua các bài giảng trong thánh lễ và khi dạy giáo lí cho dự tòng. Sau đó,
nhiều giám mục, linh mục và những vị khác đã trở thành văn sĩ và khai sinh
những thần học đầu tiên. Những gương mặt nổi bật đáng kể nhất.
- Thánh Ignace d’Antioche : đầu thế kỉ II. Tích cực bảo vệ
thực tại Nhập Thể. Đức Giêsu là một nhân vật lịch sử, là một con người thật.
- Thánh Irénée : tác phẩm “Chống lạc giáo” tư tưởng thần học
của người xoay quanh chủ đề “Ngôi Lời Nhập thể” Thâu thọp cả nhân loại và lịch
sử hoàn vũ”
- Origène : người Alexandrie dành cả cuộc đời dạy học và
thuyết giảng.
- Tertullien : nhà hộ giáo và thần học với công thức nổi
tiếng “máu các thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh các kitô hữu”.
- Thánh Cyprien (200-258) : giám mục Carthage. Nỗ lực gìn giữ sự hiệp nhất trong
Giáo Hội, vì đây là dấu chỉ gặp gỡ Đức Kitô.
|