GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055382452
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i CG hoàn vÅ© - TÆ° liệu 20.04.2024
Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương II)
10.05.2008

.

ChÆ°Æ¡ng II
GIÁO HỘI BỊ BÁCH HẠI


Phúc Âm càng được rao giảng thì số kitô hữu ngày càng gia tăng khắp nơi, khiến nhiều người phải quan tâm lo ngại. Kitô giáo đề ra những đòi hỏi luân lí Phúc Âm chống lại những thói hư đương thời, không chấp nhận việc thần hóa quốc gia...

Ngoài ra, Kitô Giáo còn có phong tục riêng, có những việc cử hành phượng tự cách kín đáo dễ khiến cho người ta nghĩ xấu. Quả thực, dân Rôma có cái nhìn ác ý về người kitô hữu. Cho dù các văn sĩ Kitô Giáo, các nhà hộ giáo cố gắng bênh vực cộng đồng của mình trước dư luận và chính quyền, họ vẫn không ngăn chặn được bách hại nhắm vào các kitô hữu trong gần 3 thế kỉ đầu.

I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ KHÁC NHAU VỀ KITÔ GIÁO VÀ CÁC KITÔ HỮU

1. Quan điểm của giới bình dân ngoại đạo

Có 3 lời vu khống chính yếu nhất được lưu truyền chống người kitô hữu :

a. Kitô hữu là người vô thần, vì không tham dự các tế tự thờ thần cổ truyền, không dự vào nghi thức tôn thờ Hoàng Đế và phượng tự của các tôn giáo Đông Phương.

b. Kitô hữu vô luân, tụ tập lại trong các bữa ăn tối chính là để truy hoan, làm những hành vi đồi bại.

c. Kitô hữu ăn thịt người, tức ăn thịt và uống máu trẻ bị giết để tế lễ.

Các vu khống trên được loan truyền rộng rãi ; vì thế người kitô hữu bị chê bai là mê tín, cứng đầu, bị khinh bỉ trong một thời gian dài.

2. Quan điểm của giới trí thức và chính trị gia ngoại đạo

Ngoài tiếng đồn của giá»›i bình dân trên đây do hiểu sai về người kitô hữu, còn có những nhà trí thức Ä‘iều tra về  người kitô hữu, đọc Thánh Kinh và công kích Kitô Giáo mãnh liệt. Nổi tiếng là Celso và Porphyrô. Họ đã kích 3 Ä‘iểm :

- Kitô hữu là những kẻ dốt nát mà kiêu kì tự phụ. Họ được thu nạp từ các giai cấp thấp trong xã hội, từ giới lao động tay chân bị khinh miệt. Họ giảng Đạo cho phụ nữ, trẻ em, các nô lệ, lợi dụng tính dễ tin của những người này. Kitô Giáo tố giác giá trị của văn minh Rôma, phá đổ gia phong, quyền bính của người cha người chồng.

- Kitô hữu là những công dân xấu, vì không tham dự các cuộc phượng tự của thành phố, không tôn thờ Hoàng Đế, không chấp nhận tập tục của tiền nhân, không làm công chức, không thi hành nghĩa vụ quân sự. Như thế là không quan tâm công việc của Nhà Nước.

- Giáo thuyết Kitô Giáo đối nghịch với lí trí. Nhập thể là phi lí. Giêsu chỉ là một người cùng khốn, không thể có cái chết của một hiền nhân như thế. Các giáo thuyết của Giêsu chỉ là bản sao chép tồi các giáo thuyết của Ai Cập và Hi Lạp cổ điển. Sự phục sinh thân xác chỉ là trò dối trá. Các nghi lễ Kitô Giáo thì vô luân.

3. Quan điểm của các nhà hộ giáo

Trước những lời đả kích này, các kitô hữu đã dùng các tác phẩm trình bày rõ ràng giáo thuyết và tập tục Kitô Giáo để giải thích cho người ngoại hiểu, đồng thời đánh tan sự ngộ nhận. Các tác phẩm này được gọi là tác phẩm hộ giáo. Trong những nhà hộ giáo nổi tiếng nhất, phải kể đến Tertullien, người thành Carthage. Tất cả các ngài đều khẳng định rằng những lời tố cáo chống các kitô hữu, các cuộc xét xử kết án thời bách hại Đạo là bất công. Các ngài mổ xẻ từng lời tố cáo trên :

- Kitô Giáo không có gì là bí mật. Giustinô đã mô tả các nghi lễ cử hành của người kitô hữu. Tertullien mô tả sinh hoạt của một cộng đồng Kitô Giáo. Người kitô hữu không sống chui rúc, nhưng hiện diện khắp nơi, không đi đến các đền thờ ngoại giáo, không tham dự các trò chơi ở hí trường.

- Người kitô hữu không làm những việc đồi bại mà xã hộ Rôma đang làm là giết trẻ em, phá thai, đề cao nhục dục, cho phép đổi vợ.

- Kitô Giáo là một giáo thuyết phù hợp với lí trí, và nếu xét từ nguồn gốc của nó là Cựu Ước, nó có trước triết học Hi Lạp.

- Kitô hữu là những công dân tốt, trung thành với Nhà Nước. Tuy không coi Hoàng Đế như thần linh, nhưng vẫn tuân phục và cầu nguyện cho ông. Họ là những ngưòi đầu tiên nộp thuế.

- Kitô hữu có mặt trong chính quyền và quân đội, nhưng cũng có sự dè dặt trong những hoạt động có thể mâu thuẫn đến Phúc Âm (giết người, thờ thần...).

II. NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI

Các nhà hộ giáo đã không thuyết phục được đối phương. Khi người ta tìm những người chịu trách nhiệm về cái tai họa xảy ra lúc đó, thì những lời vu khống đã kích động các cuộc nổi dậy, chống lại người kitô hữu. Để xoa dịu cơn phẫn nộ của dân chúng, nhà cầm quyền tuyên án các kitô hữu, những người bị coi là thủ phạm. Đó là nguồn gốc của các cuộc bách hại.

1. Bách hại và tử đạo

Phải hiểu rõ những từ này, và không nên khái quát hóa tình trạng Giáo Hội một cách dễ dàng.

Trước hết, Giáo Hội không bị bách hại liên miên suốt 3 thế kỉ. Đàng khác, khái niệm bách hại không rõ ràng như ta tưởng, và các cuộc bách hại mang nhiều hình thức khác nhau. Cuộc bách hại của Nêrô chỉ là một biến cố địa phương, trong khi cuộc bách hại của Diocletianô lan rộng khắp đế quốc. Trong 3 thế kỉ, người kitô hữu cũng có những thời gian bình an, và không phải lúc nào cũng cử hành phụng vụ trong các hang toại đạo.

Còn từ “tử đạo” thường làm ta liên tưởng đến một người chết vì Đạo bằng những cực hình. Nhưng cũng nên nhớ từ Hi Lạp này có nghĩa là chứng nhân. Người tử đạo làm chứng niềm tin vào Đức Giêsu là Chúa duy nhất. Người kitô hữu không đi tìm cái chế vì Đạo, nhưng khi bị bắt, họ làm chứng tới cùng, theo Chúa Giêsu cho tới khổ nạn và chết, đồng hóa mình với Chúa Giêsu.

2. Các cuộc bách hại trong hai thế kỉ đầu

Hai thế kỉ đầu chưa có cuộc bách hại toàn bộ, cũng chưa có đạo luật rõ ràng về các kitô hữu, chúng ta chỉ nêu ra mấy cuộc bách hại nổi bật :

- Cuộc bách hại của Nêrô, vị Hoàng Đế đầu tiên bắt Đạo. Nó là hậu quả của vụ hỏa hoạn Rôma năm 64. Nêrô cố tình buộc các kitô hữu phải gánh chịu hình phạt của những kẻ gây nên hỏa hoạn. Truyền thống coi hai thánh Phêrô và Phaolô như là nạn nhân của Nêrô.

- Cuộc bách hại của Tragianô : Hoàng Đế ra chiếu chỉ : “Không nên tầm nã người kitô hữu, nhưng nếu họ bị tố cáo và xác nhận mình là kitô hữu thì phải trừng trị. Tuy vậy, ai chối mình là kitô hữu và minh chứng bằng việc thờ cúng thần linh thì được tha”. Có một vị tử đạo nổi tiếng mà truyền thống cho là vào thời này, đó là thánh Ignace d’Antioche.

- Thời Marcô Aurêlio : bản thân là một triết gia theo phái khắc kỉ, ông khinh chê Kitô Giáo và chịu ảnh hưởng của các nhà trí thức ghét đạo vây quanh ông. Thánh Polycarpe, đồ đệ của thánh Gioan Tông Đồ và là thầy của Irénée, tử đạo thời này. Cuộc bách hại ở Lyon (177) được kitô hữu ở đây tường thuật tỉ mỉ cảm động.

- Trong 2 thế kỉ đầu, khó có thể nói đâu là nền tảng pháp lí. Chính quyền phân biệt những tôn giáo hợp pháp và không hợp pháp. Do Thái Giáo là tôn giáo hợp pháp, còn Kitô Giáo từ Do Thái Giáo tách ra, bị coi là không hợp pháp.

Khi dân chúng nổi lên chống các người kitô hữu, vì an ninh công cộng, chính quyền lại đổ trách nhiệm cho người kitô hữu và kết án họ để làm dịu sự căng thẳng của dân.

3. Các cuộc bách hại ở thế kỉ III

Cuối thế kỉ II, đế quốc bắt đầu rạn nứt. Các Hoàng Đế muốn loại bỏ những yếu tố gây chia rẽ và xiết chặt dây liên kết các cư dân trong toàn đế quốc bằng việc tôn thờ Hoàng Đế. Người kitô hữu không chấp nhận việc tôn thờ ông. Vì vậy, các Hoàng Đế nhiều lần ra sắc chỉ chống Kitô Giáo trên toàn đế quốc.

- Đạo luật của Septimô Sêvêrô : vị Hoàng Đế này muốn chặn đứng sự phát triển của các tôn giáo ngoại nhập bằng cách cấm rao giảng Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nếu không tuân sẽ có những hình phạt nặng nề. Để làm suy yếu Giáo Hội, Hoàng Đế Maximinô ra lệnh giết hàng giáo sĩ.

- Từ Đêciô đến Valêrianô : Hoàng Đế Đêcio muốn bảo đảm một hậu phương vững chắc, nên ra lệnh cho mọi công dân phải cúng tế thần linh của đế quốc. Đây là nguồn gốc của cuộc bách hại đầu tiên trên toàn đế quốc chống lại người kitô hữu. Nhiều người tử đạo, nhưng cũng không ít người chối đạo. Giám mục Cyprianô thành Carthage cho chúng ta biết việc bỏ Đạo đã làm xáo trộn sâu xa các cộng đồng ở Phi Châu. Tong những vị tử đạo nổi tiếng có giám mục Cyprianô, Giáo Hoàng Sixtô, phó tế Laurensô.

- Hoàng Đế Callianô ban hành chiếu chỉ khoan hồng năm 261. Trong khoảng 40 năm, Giáo Hội được bình yên khắp nơi, thỉnh thoảng mới có cuộc nổi dậy ở địa phương chống lại người kitô hữu. Số kitô hữu gia tăng nhanh nhất là tại Tiểu Á, nhiều giáo đoàn được thành lập.

4. Cuộc bách hại cuối cùng

Đế chế ngày càng rơi vào chế độ độc tài. Khi lên nắm quyền, Diôcletianô bắt đầu cải tổ toàn nền hành chính, chia đế quốc làm 4 phần với 2 Hoàng Đế bên Đông Phương và 2 Hoàng Đế bên Tây Phương. 96 tỉnh nhập thành 12 khu vực. Thuế khóa nặng nề, luật pháp ngày càng cứng rắn, việc tôn thờ Hoàng Đế lên tới tột đỉnh. Những kẻ không theo quốc giáo bị truy nã như người man-di, các kitô hữu.

Diôcletianô tỏ ra bực mình đối với quân nhân Kitô Giáo không chịu thờ Hoàng Đế. Còn Galêriô cho Kitô Giáo là một mối nguy hiểm cho xã hội cổ truyền. Do đó mà có cuộc bách hại khủng khiếp hầu như liên tục từ năm 303 đến năm 313. Sắc chỉ được ban hành : đốt Sách Thánh, phá hủi nơi thờ phượng, cưỡng bách cúng tế, đày đi hầm mỏ, kết án tử hình....

Năm 313, hai Hoàng Đế Constantinô và Licinô cùng thỏa thuận một đường lối chính trị tôn giáo, ban hành sắc chỉ Milanô. Sắc chỉ này nhìn nhận quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân trong đế quốc bất kể họ thuộc tôn giáo nào. Các cơ sở Kitô Giáo bị tịch thu phải được trả lại. Kitô Giáo dần dần lướt thắng các tôn giáo khác. Một kỉ nguyên mới bắt đầu cho Giáo Hội và cho đế quốc, sẽ được gọi là “Giáo Hội thời Constantinô” hoặc “Đế quốc Kitô Giáo”.








  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net