GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055674623
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy tÆ°, chia sẻ 02.05.2024
Đặt Kinh Thánh trong tầm tay
27.05.2009

Có thể nói cho đến nay, Kinh Thánh đối với người Công giáo chúng ta vẫn ở ngoài tầm tay theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Rất ít nhà có Kinh Thánh và còn ít hơn nữa những người chịu đọc. Không có sách, không chịu đọc thì làm sao mà có thể hiểu, có thể sống Lời Chúa? Thư mục vụ 2005 HĐGM Việt Nam nhắc nhở: "Yêu mến Kinh Thánh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Kinh Thánh mà còn là siêng năng đọc Lời Chúa trong và cho đời sống cụ thể của mình". Cùng một ý ấy, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân ngày Lễ Lá 9-4-2006 cũng đã ân cần trao cho bạn trẻ khắp nơi sứ điệp "Hãy đặt Kinh Thánh trong tầm tay chúng con".

Thế nào là đặt Kinh Thánh trong tầm tay, trong và cho đời sống? Theo tôi, qua những lời khuyên dạy này, Giáo Hội chỉ muốn nhắc nhở cho Dân Chúa một điều, đó là: Phải lấy Lời Chúa làm lẽ sống cho cuộc đời mình. Nếu Kinh Thánh là Lời Chúa do Thánh Thần linh hứng thì thử hỏi từ bao năm qua chúng ta có lấy Lời Chúa để làm lẽ sống hay chưa? Với tuyệt đại đa số giáo hữu thì họ cho rằng mình đã sống đạo tốt bằng cách mỗi tuần vào ngày Chúa nhật đi đến nhà thờ nghe các bài Thánh thư, bài Phúc âm, rước lễ và rồi cuối cùng nghe cha chủ tế chúc ra đi bình an, vậy là xong? Giữa nhà thờ và cuộc sống thật chẳng có một chút liên hệ gì với nhau. Đang khi ấy Lời Chúa cần phải được SỐNG, nghĩa là tồn tại và phát huy trong mọi lãnh vực của đời sống, mọi nơi mọi thời. Chính bởi đã không tiếp nhận Lời Chúa như một sự sống Thần linh mà nhân loại ngày nay đã rơi vào cảnh khốn cùng bế tắc mọi mặt. Đức Thánh Cha nói với giới trẻ: "Bao lâu còn sống trong cuộc lữ hành bể dâu, chúng con khó lòng thoát khỏi những lọc lừa. Chúng con sẽ phải đối diện với khó khăn và đau khổ, bị đày đọa khiến chúng con phải thốt lên như lời Thánh vịnh ‘con bị bủa vây tư bề".

Còn sống trong cuộc trần gian này, con người không một ai có thể thoát khỏi bị lọc lừa, bởi lẽ bản chất thế gian vốn dĩ xưa nay là vậy. Nói đúng hơn thì sự lọc lừa ấy chẳng phải ở một nơi nào khác đến mà nó chính là tâm tưởng, cái tâm tham lam sân hận si mê mà mình đã chấp chứa từ bao đời. Bao lâu còn nuôi dưỡng những tư tưởng tham lam, giận hờn ganh ghét đam mê ở nơi mình thì cũng chẳng khác nào ngủ chung phòng với ba con rắn độc thế nào cũng có ngày bị nó giết chết. Tham sân si, ba thứ độc địa (tam độc) là những kẻ nội thù ghê gớm nhất mà không một ai có thể chống trả nếu không trang bị cho mình Lời Chúa như một thứ vũ khí sắc bén. "Lời Thiên Chúa là Lời sống động hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi, xuyên thấu đến nỗi phân cách tâm với linh, cốt với tủy. Lời đó biện biệt tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4, 12).

Chẳng những đọc, (nghe) loáng thoáng ngoài môi miệng mà ngay đến cả việc chuyên sâu nghiên cứu, chú giải Kinh Thánh cũng chẳng phải là sống Lời Chúa. Điều này cũng có thể ví như ăn và nói hoặc suy nghĩ về ăn, người ta chỉ ăn mới no chứ có ai cứ nói cứ suy về ăn mà no bao giờ? "Lời Chúa là lương dược chữa lành mọi tật bệnh, là đèn soi bước, là ánh sáng dẫn đường" (Tv 119,105). Đồng thời đó cũng chính là gươm báu chặt đứt tham sân si. Lời Chúa là để cho ta sống chứ không phải để cho ta đọc suông hoặc suy tư lý giải này nọ. Đọc (nghe) suông Lời Chúa dễ lắm, người bình thường ai cũng làm được. Cao cao hơn một chút là suy tư giải nghĩa Kinh Thánh, việc này chỉ để dành riêng cho những nhà chú giải được đào tạo chuyên ngành. Mặc dầu vậy cũng chỉ vô ích, bởi lẽ nếu người ta có thể dựa vào sự khôn ngoan thông thái mà hiểu được Lời Chúa thì Đức Kitô lại đã chẳng thốt lên lời cảm tạ: "Lạy Cha, con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu những điều này (mầu nhiệm Nước Trời) với những kẻ khôn ngoan thông sáng mà bày tỏ cho con trẻ" (Mt 11, 25). Thiên Chúa giấu những điều cao siêu mầu nhiệm đối với những kẻ khôn ngoan thế gian nhưng lại mạc khải cho con trẻ tức những kẻ biết đi trên con đường Tin Cậy Mến. Chỉ duy nhất với con đường này mà ta mới có thể đọc (nghe) tức thâm nhập được các chân lý Thánh Kinh.

I. ĐỌC KINH THÁNH TRONG ĐỨC TIN

Kinh Thánh hoàn toàn không giống như mọi thứ sách vở phần đời, sách vở phần đời như văn chương, khoa học triết học v.v…là do con người sáng tác, còn Kinh Thánh là Lời Chúa do Thánh Thần linh hứng. Sự khác biệt ấy thật triệt để bởi chưng đó là sự khác biệt giữa tư tưởng loài người và tư tưởng Thiên Chúa: "Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi. Đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta. Vì các từng cao hơn đất bao nhiêu thì ý tưởng của Ta cũng cao hơn ý tưởng các ngươi như vậy" (Is 55, 8-9). Một khi tư tưởng Thiên Chúa đã khác biệt với tư tưởng con người như thế thì thử hỏi làm sao để suy cho thấu? Cứ cố cưỡng để suy thì chắc chắn đó chẳng phải Lời Chúa nhưng là lời phàm. Lời Chúa chẳng thể suy mà trước hết cần phải tin, có tin mới sống, có sống mới hiểu. Chính bởi lẽ đó, việc đọc Kinh Thánh không thể giống như đọc sách đời, người ta đọc tiểu thuyết tình cảm, xã hội…hay khoa học triết học là để tìm kiếm cho mình sự thỏa mãn nhu cầu tri thức, còn đọc Kinh Thánh mục đích để làm gì?

Chúng ta làm bất cứ công việc gì cũng cần phải biết mục đích của nó. Học y khoa để làm bác sĩ chữa bệnh, học bách khoa để ra làm kỹ sư, học sư phạm là để dạy học v.v.. Làm mà không biết mục đích của việc mình làm thì sao có kết quả cho được? Phải chăng chính bởi không rõ được mục đích mà việc học Kinh Thánh trong bấy lâu nay đã rơi vào tình trạng mông lung để rồi từ đó phát sinh không biết bao nhiêu là mâu thuẫn, đối chọi. Người thì theo lối truyền thống này, người thì theo phương pháp nọ, nào là đề cao nữ quyền, nào là giải phóng, nào là Mỹ châu nào là Á châu, nào là tu từ học, tân tu từ học, nào là xã hội học v.v.. và v.v….Về mục đích việc đọc Kinh Thánh đã được Thánh Phaolô nói rất rõ cho môn đệ mình là Timôthê: "Từ thời niên thiếu, anh đã biết sách Thánh là sách có thể dạy anh khôn ngoan để được ơn cứu độ nhờ lòng tin vào Đức Giesu Kitô. Tất cả những gì viết trong sách Thánh đều do Thánh Thần linh hứng và có ích cho việc giảng dạy biện bác sửa dạy, giáo dục để được nên công chính" (2Tm 15, 16).

Ở đây ta thấy nên công chính không phải do đọc Kinh Thánh nhưng bởi lòng tin nơi Đức Giêsu Kitô. Nói cách khác chính là lòng tin quyết định chứ không phải việc đọc. Tuy nhiên giữa lòng tin và đọc Kinh Thánh lại có sự gắn bó ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau. Có tin yêu CHÚA thì mới đọc và hiểu Kinh Thánh. Tin nhiều thì hiểu nhiều, tin ít thì hiểu ít, không tin thì không hiểu. Lý do lòng tin quan hệ đến sự hiểu biết Kinh Thánh là vì tin yêu CHÚA thì gìn giữ các giới răn của Ngài (Ga 14, 21). Giới răn giống như một thứ thuốc tẩy khiến tâm ta ngày càng thêm lóng trong tinh sạch. Lời Chúa cũng có thể ví như viên ngọc quý chìm lấp dưới đáy ao, nước có trong, có lặng thì mới nhìn thấy được. Tâm có an định được hay không là do gìn giữ giới luật, bởi đó mà nói để đọc hiểu Kinh Thánh thì nhất thiết cần phải có một đời sống đạo đức tốt lành = tuân giữ mười điều răn Đức Chúa Trời cùng sáu luật điều Hội Thánh và làm các việc lành phúc đức khác. Đức tin chỉ có thể triển nở trong việc nghiêm trì giới luật, dẫu vậy đức tin cần phải xác tín, tin ai, tin điều gì. Bằng không việc tuân giữ giới luật có nguy cơ trở thành cố chấp giáo điều. Đức Kitô đã nói rất rõ về điều kiện cũng như mục đích của niềm tin cần phải có: "Nếu các con tuân giữ Lời Thầy thì thật các con là môn đệ Thầy, các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các con" (Ga 8, 31-32).

Lời dạy của Chúa thì nhiều nhưng cốt yếu lại chỉ có một, đó là phải bỏ mình đi: "Ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo" (Mt 16, 24). Phải bỏ được mình mới xứng là môn đệ Chúa và cũng chỉ khi ấy ta mới thực sự biết Chúa Giêsu. Biết đây không phải như biết một sự việc khách quan nào đó mà là yêu mến là sự thể nhập giữa ta và Chúa. Ta ở trong Chúa và Chúa ở trong ta, cả hai nên một với nhau. Chính là ở trong sự thể nhập ấy mà con người mới được Chúa mạc khải cho biết mọi sự thật: "Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em tuân giữ lời Thầy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu vì tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy thì Thầy đã cho anh em biết" (Ga 15, 15). Nếu phải bỏ mình thì mới xứng là môn đệ và được Chúa cho biết sự thật thì trong việc đọc Kinh Thánh cũng vậy, cũng phải bỏ mình tức bỏ đi những thành kiến, quan điểm lập trường ý thức hệ này nọ. Không bỏ mình mà muốn hiểu Kinh Thánh thì cũng chẳng khác nào việc trèo cây tìm cá (duyên mộc cầu ngư). Cá nếu được tìm thấy ở trên cây thì chắc chắn đó chỉ chỉ có thể là…cá khô mà thôi.

Lời Chúa là thần khí sống động chứ không phải mớ văn tự chết khô. Lời ấy chỉ có thể tỏ bày cho ta qua con đường Tin - Cậy - Mến. Có tin mới thực hành lời Chúa dạy và để thực hành thì không thể thiếu lòng cậy trông, bởi vì Chúa nói: "Không có Ta, các ngươi không thể làm chi được" (Ga 15, 5).

II. ĐỌC KINH THÁNH TRONG ĐỨC CẬY

Đọc (nghe) Lời Chúa là rất cần, nhưng nếu chỉ có đọc (nghe) thôi thì lại chẳng ơn ích gì. Thánh Giacôbê nói: "Anh em hãy đem lời Chúa ra thực hành chứ đừng nghe suông mà tự lừa dối mình. Vì nếu ai nghe Lời Chúa mà không thực hành thì có khác gì người kia soi mặt mình trong gương thấy rồi liền quên mất mặt mình như thế nào. Nhưng kẻ nào tuân giữ Lời Chúa là lời giải thoát chứ không nghe qua rồi bỏ thì sẽ có được hạnh phúc trong mọi việc mình làm" (Gc 1, 22).

Học và hành luôn phải gắn liền với nhau, học mà không hành thì cái học ấy chỉ là lý thuyết suông vô ích. Đối với việc học Kinh Thánh cũng thế, cũng phải thực hành. Tuy nhiên cần phân biệt tính chất khác nhau giữa cái “HÀNH” của đời và của đạo. Toàn bộ công việc học hành của thế gian xét ra cũng không ngoài việc tạo lập cho mình công danh sự nghiệp. Trái lại học Kinh Thánh lại là để thoát ra khỏi những thứ đó. Tôn giáo hay còn gọi là đạo, tức con đường đưa tới chân lý và chân lý ấy lại chỉ có thể có được khi con người nỗ lực thực hiện nó. Đức Kitô nói: "Nếu các ngươi cứ ở trong đạo Ta thì thật là môn đệ Ta, các ngươi sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các ngươi" (Ga 8, 31-32). Chúa nói "…cứ ở trong đạo" tức là thực hiện đến cùng con đường bỏ mình "Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo" (Mt 26, 24).

Chúa nói phải bỏ mình đi mới có thể theo Ngài được, vậy bỏ mình là bỏ cái mình nào, tại sao phải bỏ? Với bản chất vô minh, con người không ai lại không vương mang hai thứ chấp. Một là chấp xác thân này là mình, hai là chấp những tư tưởng nghĩ suy này là mình, gọi chung là ngã chấp (chấp có một “cái tôi” độc lập, thường tồn, bất biến). Chính cái chấp đó là nguyên nhân của muôn vàn giống tội, đồng thời cũng do đó mà hứng chịu mọi nỗi khổ đau. Bởi cho xác thân là mình thế nên đã không từ bất cứ một mưu mô thủ đoạn nào để lo lắng bồi đắp cho nó được sung sướng dài lâu nhưng rồi cũng chẳng thể tránh thoát được định luật sinh lão bệnh tử. Bởi cho những ý tưởng nghĩ suy là mình thế nên chỉ biết theo ý riêng mình kiêu căng, độc đoán, hợm hĩnh, cuối cùng tự dẫn mình vào chốn trầm luân chẳng có ngày ra…

Đức Kitô là Đấng thấu suốt tận căn nguyên của mọi khổ não. Bởi đó cho nên Ngài mới dạy những ai muốn theo Ngài thì phải bỏ mình. Nếu mình (cái tôi) thật sự là có thì làm sao Chúa lại dạy phải bỏ nó đi. Mặt khác bởi vì "cái tôi" không thật có, chỉ là do chấp mà có thế nên đạo lý Chúa dạy bỏ mình tất cả cũng không ngoài việc phá chấp tức không còn thấy có mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm = yêu mến mà chỉ yêu mình (Mt 5,46) đó là còn thấy có mình. Làm phúc bố thí mà còn muốn cho người khác biết tới (Mt 6, 2) đó là còn thấy có mình. Cầu nguyện mà chỉ ưa cầu nguyện trong nhà thờ, nơi công cộng (Mt 6, 5) đó là còn thấy có mình. Hết thảy mọi việc làm dù trước mắt thế gian được coi là hy sinh bác ái nhưng nếu còn thấy có mình vì mình mà làm thì chẳng thể đem lại ơn ích gì về mặt tâm linh tức là khiến cho ta nhận biết được Đấng Thiên Chúa chân thật ở nơi mình: “Thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng có sự khôn ngoan Thiên Chúa mà nhận biết Thiên Chúa cho nên Thiên Chúa vui lòng dùng sự ngu dại của Đạo chúng ta rao giảng mà cứu những kẻ tin. Bởi chưng người Do thái đòi dấu lạ điềm thiêng. Người Hy Lạp tìm sự khôn ngoan nhưng chúng ta rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh trên cây thập tự, đối với người Do Thái thì là đá vấp chân, đối với dân ngoại thì là sự ngu dại. Song đối với những người được chọn bất luận người Do Thái hay Hy Lạp thì Đức Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cr1,21-24).

Như lời Thánh Phaolô nói: cậy vào khôn ngoan thế gian tức triết học, khoa học để tìm hiểu nghiên cứu chú giải Kinh Thánh thì sẽ không bao giờ có thể nhận biết Thiên Chúa. Việc nhận biết ấy chỉ có thể thông qua mạc khải của Đức Kitô, chính Ngài đã nhiều lần xác nhận như thế: "Cha Ta đã giao mọi sự cho Ta, ngoài Cha không ai biết Con, ngoài Con và người mà Con muốn mạc khải cũng không ai biết Cha" (Mt 11,27). Chỉ có Con và người mà Con muốn mạc khải cho mới nhận biết Cha. Cái “BIẾT” mà Đức Kitô nói ở đây hoàn toàn không phải là một thứ tri thức suông nhưng đây là sự gặp gỡ cùng với tính chất yêu mến tôn thờ (Adorable). Hiểu như vậy thì toàn bộ việc học Kinh Thánh cần phải nhắm tới cái cứu cánh duy nhất đó là lòng yêu mến Thiên Chúa.

III. ĐỌC KINH THÁNH TRONG ĐỨC MẾN

Trong Sứ điệp giới trẻ 2006, Đức Bênêđictô XVI đã hơn một lần nói đến mối tương quan giữa việc đọc Kinh Thánh và lòng yêu mến Giáo Hội: "Chúng con hãy trân quý Lời Chúa và yêu mến Giáo Hội. Điều này sẽ giúp chúng con đi vào khám phá trong kho tàng cái giá trị rất cao quý và giúp chúng con trân quý sự sang giàu của nó. Hãy yêu mến và trung thành với Giáo Hội vì Giáo Hội đã nhận lãnh từ Đấng sáng lập cái sứ vụ trình bày cho Dân Chúa con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực". Xưa kia cũng như hiện nay, việc đọc, giải nghĩa Kinh Thánh đều phải tuân thủ huấn quyền. Điều này hết sức cần thiết bởi vì nó giúp cho Giáo Hội có được sự hiệp nhất. Ai tuân thủ thì ở lại, còn ai không thì rời bỏ. Lịch sử Giáo Hội trong suốt hai ngàn năm qua cho thấy tất cả những cuộc ly khai dù lớn hay nhỏ, dù núp dưới bất kỳ sắc màu nào cũng đều bắt nguồn từ việc giải thích Kinh Thánh theo ý riêng.

Bởi chưng Thiên Chúa là Tình yêu, vì vậy tính chất hiệp nhất trong Giáo Hội chỉ có thể là hiệp nhất trong Tình Yêu, ai ở trong Tình Yêu thì có sự hiệp nhất đồng thời nhận biết Thiên Chúa, ngược lại thì không "Vì tình yêu thương đến từ Thiên Chúa, hễ ai yêu thương thì sinh bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa, ai chẳng yêu thương thì không nhận biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Ga 4,7). Lòng yêu thương luôn đòi hỏi sự tuân phục tức bỏ ý riêng mình đi. Bao lâu chưa bỏ được ý riêng thì không thể nói đến tình yêu thực sự, con cái mà không vâng lời cha mẹ thì đâu có yêu thương gì các ngài? Vợ chồng mà không nhịn nhục nhau, mau mắn tha thứ cho nhau thì cũng đâu có yêu thương gì, v.v.. Còn giữ ý riêng thì không thể có tình yêu thương mà không có tình yêu thương thì không thể nhận biết Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Giáo Hội được thiết lập dựa trên nền tảng Tình Yêu, Đức Kitô Phục sinh đã trao Hội Thánh cho Phêrô chăn dắt sau khi nghe câu trả lời lần thứ ba: "Lạy Thầy, Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết rằng con yêu mến Thầy" (Ga 21,17). Điều này nói lên tính chất vô cùng thiết yếu của Tình Yêu, chẳng những cho Đấng làm đầu mà còn cho hết thảy mọi người trong Dân Chúa. Là tín hữu thì không thể không yêu mến Giáo Hội hay nói cách khác có chân thành yêu mến Giáo Hội thì mới thực là tín hữu. Một lý do khác buộc ta phải yêu mến Giáo Hội là vì như Đức Thánh Cha nói: "Giáo Hội đã nhận lãnh từ Đấng sáng lập cái sứ vụ trình bày cho Dân Chúa con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực" và con đường ấy cũng chính là giao ước của Thiên Chúa đã ký kết với loài người: "Vậy phải nên biết rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi, Đấng thành tín giữ sự giao ước ngàn đời cho những kẻ yêu mến và tuân giữ các giới răn của Ngài và báo ứng nhãn tiền cho những kẻ ghét Ngài mà hủy diệt chúng nó đi" (Đnl 7, 9-10).

Giao ước là sự cam kết có điều kiện để thực hiện điều gì đó và ở đây là Lời Thiên Chúa hứa ban phúc lộc đời đời cho những ai có lòng yêu mến và tru diệt kẻ nào ghét bỏ Ngài. Yêu thì sống, ghét thì chết, đây chính là định luật nhân quả báo ứng bất di bất dịch mà Kinh Thánh đã nhân cách hóa gọi là giao ước đời đời của Thiên Chúa ký kết với nhân loại. Để ý sẽ thấy sau mỗi danh xưng Thiên Chúa hoặc Đức Chúa Trời bao giờ cũng gắn với chữ "ngươi" (Thiên Chúa ngươi, Đức Chúa Trời ngươi) điều ấy có nghĩa gì nếu đó chẳng phải là Thiên Chúa của ngươi, Thiên Chúa ở trong ngươi? Trở về và yêu mến Đấng Thiên Chúa nội tại (Deus Abconsditus) cũng là Bản Thể Tình Yêu ở nơi mình. Đó là sứ điệp là ơn gọi cũng là Tin Mừng mà Thiên Chúa thông qua Đấng Thiên sai muốn trao cho nhân loại. Phần khác sự trở về ấy lại chỉ có thể thực hiện cùng và với Giáo Hội, lý do bởi vì Thiên Chúa muốn như thế. Nên nhớ Đức Kitô không trao Giáo Hội cho một tập thể nhưng cho chỉ một người, hầu để cho mỗi một người trong chúng có thể trở về với Đấng Thiên Chúa ở nơi chính mình: "Chỉ có một Thân Thể (Nhiệm Thể Đức Kitô cũng là Giáo Hội tông truyền), một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa, một đức tin, một phép rửa một Thiên Chúa là Cha của mọi người , Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” (Ep 4,4-6).

Trà cổ Đồng Nai 2009


Phùng Văn Hóa

(Nguồn: dcctvn.net)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net