Ánh sáng Mùa Vọng: Thiên Chúa không vui thích trong những ồn ào của cuộc sống bạn
07.12.2017
Trong Mùa Vọng, hãy dành thời gian mỗi ngày để giảm bớt những điều ồn ào; dành “thời gian nghỉ ngơi” tâm linh tránh xa khỏi những xáo trộn xung quanh, từ đó chúng ta có thể học cách trở nên giống trẻ nhỏ hơn, và sẵn sàng nhìn mọi thứ như nó được biểu lộ.
Lời Chúa trong ngày
5/12/2017, ngày thứ 3 sau Chúa Nhật I Mùa Vọng có câu: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín
không cho những bậc khôn ngoan thông thái biết điều này, nhưng lại mặc khải cho
những người bé mọn”. (Lc 10, 21)
Chúng ta thường dùng
từ “bé mọn” (như trẻ nhỏ) để nói đến sự khiêm nhường, vâng lời hay tín thác.
Nhưng trẻ con cũng có thể là những đứa trẻ nói dối xảo trá, hay là những ông chủ
vênh váo của gia đình, hay miễn cưỡng rời khỏi mắt bố mẹ trong cộng đoàn.
Liệu đó có chính xác
là những gì Chúa Giêsu muốn nói?
Liệu những phẩm chất
của một đứa trẻ có thể biểu lộ những công trình của Thiên Chúa cho chúng ta? Mỗi
đứa trẻ là một cá thể dễ bị tổn thương. Đứa trẻ cần được nuôi nấng và che chở,
chúng dựa vào bố mẹ để chống đỡ cho cuộc sống của chúng.
Chúng tìm đến với bố
mẹ từ những nhu cầu đơn giản nhất.
Chúng nhìn vào thế giới
ở giá trị bên ngoài: Mưa thì không phải gió. Những điều đáng sợ thì không tốt.
Bánh qui thì rất ngon. Uyển ngữ (euphemism: cách nói tránh những điều tục tĩu)
không tồn tại trong thế giới của chúng.
Chúng có nhiều câu hỏi,
nhiều suy nghĩ và sẽ không ngừng hỏi cho tới khi có được câu trả lời hợp lý.
Chúng yêu và cần cảm
nhận được yêu thương lại, hoặc sẽ khô héo dần và chết đi cả về thể xác lẫn tinh
thần.
Một đứa trẻ cũng – và
thường xuyên sẽ lớn tiếng, lảm nhảm những điều vô nghĩa cách thiếu suy nghĩ.
Khi chúng ta trưởng
thành và trở nên độc lập, chúng ta cho rằng mình có đủ khôn ngoan và phương tiện
cần thiết để điều khiển mọi thứ và trả lời tất cả các câu hỏi, tự nuôi dưỡng
chính mình. Chúng ta sẽ không bằng lòng với sự lệ thuộc. Quan điểm “dễ bị tổn
thương” trở nên vô nghĩa: “Đó có phải là một loại ‘chiến thắng’?”
Các Thánh, dù từ
Têrêxa Avila, hay Têrêxa Lisieux đến Têrêxa Calcutta và tất cả các Thánh nam nữ
đến trước hay sau đều chứng tỏ cho chúng ta thấy một điểm chung là sự sẵn lòng
lệ thuộc vào Thiên Chúa trong mọi việc. Họ bằng lòng được mở ra với thế giới, với
tình yêu và họ sẵn sàng để được yêu lại, với tình yêu toàn năng - nhưng không
phải luôn luôn dễ hiểu của Thiên Chúa.
Họ giống như trẻ nhỏ
về mọi mặt ngoại trừ việc: họ không lảm nhảm những điều vô nghĩa. Họ không thiếu
suy nghĩ trong lời nói, không theo tâm lý đám đông hay làm ồn ào việc so sánh
giữa họ và những người khác. Họ không mất tí thời giờ ngắn ngủi nào cho những lộn
xộn trần tục hay thú vui, những điều lấp đầy ngày sống của chúng ta, đặc biệt
việc sử dụng thời gian để “online”.
Chúa muốn sự dễ bị tổn
thương và sự lệ thuộc của chúng ta, Ngài muốn những thắc mắc của chúng ta (những
thắc mắc thể hiện điều chúng ta đang quan tâm), Ngài muốn chúng ta yêu thương
và mở ra trước tình yêu của Ngài.
Còn tất cả những ồn
ào khác?
Trong Mùa Vọng, hãy
dành thời gian mỗi ngày để giảm bớt những điều ồn ào; dành “thời gian nghỉ
ngơi” tâm linh tránh xa khỏi những xáo trộn xung quanh, từ đó chúng ta có thể học
cách trở nên giống trẻ nhỏ hơn, và sẵn sàng nhìn mọi thứ như nó được biểu lộ.
Hãy tìm một góc yên
tĩnh, đặt một chiếc ghế vững vàng. Thắp một ngọn nến nếu bạn có thể, nếu không
cũng đừng lo lắng. Nhắm mắt lại. Hơi thở đều. Tiếp tục hít thở. Chỉ ngồi như vậy.
Và hít thở không khí. Chỉ cần lặng lẽ, giữa bạn và Chúa Giêsu và thưa “xin
vâng”. Hãy bằng lòng để được Thiên Chúa mở lòng bạn ra...
Tác giả: Elizabeth Scalia
Mary
Nguyễn chuyển ngữ từ aleteia.org
|