GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055700819
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật & Lá»… Trọng 03.05.2024
Chúa nhật 4 Thường niên B: Một sức mạnh mới
30.01.2009

(Mc 1, 21-28)

Năm 1973, cuốn phim “Thầy trừ quỷ” (Exorcist) của đạo diễn William Friedkin người Mỹ ra đời đã phá kỷ lục bán vé. Chỉ trong hai tuần mọi chi phí đã được thu lại. Phim kể chuyện một thanh niên bị quỷ ám giống hệt anh chàng trong Tin Mừng hôm nay. Nó được xây dựng dựa trên trường hợp có thực của một cậu bé 14 tuổi sống tại vùng Raimer, bang Maryland, năm 1949. Tờ Newsweek (Tuần Tin Tức) đã mô tả trường hợp này như sau: “Tranh ảnh, ghế bàn và chiếc giường của cậu bé đột nhiên di động. Về đêm hầu như cậu ta không thể ngủ được, sau khi được đưa vào bệnh viện trường đại học công giáo Georgetown, cậu bé bắt đầu lầm bầm trong miệng những lời nguyền rủa hung hãn bằng nhiều thứ cổ ngữ, và đến một lúc nào đó, dẫu cậu đang bị cột vào chiếc giường ngủ, trên thân thể cậu vẫn hiện ra những vết cào dài đẫm máu”. Cuối cùng, cậu đã sống sót nhờ được trừ tà, và hiện đang sinh sống tại thủ đô Washington. Vị linh mục già từng tham gia vào việc đuổi quỷ khỏi cậu cho biết kinh nghiệm này đã thực sự biến đổi cuộc sống mình tốt đẹp hơn và củng cố đức tin mình hơn.

Câu chuyện này, cùng với bao nhiêu chiến thắng khác của các tín hữu Kitô (đặc biệt các thánh) trên quyền lực sự dữ qua bao thế kỷ chỉ là tiếp nối và khai triển sức mạnh đã được Đức Giêsu bày tỏ và đem đến thế gian này, bắt đầu từ biến cố trong Tin Mừng hôm nay.

1. Lời nói quyền uy

Đức Giêsu vừa mới kêu gọi bốn môn đồ. Đó là trang được suy niệm Chúa nhật tuần trước, bây giờ Người không cô đơn nữa. Nên đúng là một toán năm người đi vào thành ven bờ hồ Galilê. Từ nay Marcô sẽ cho ta thấy họ luôn ở với nhau, làm thành một nhóm, “Đức Giêsu và các môn đệ”. Trong một ngôn ngữ nặng chất thần học hơn, thánh Phaolô sẽ nói đến “thân thể Đức Kitô” mà chúng ta là các “chi thể”. Marcô gợi lên cũng thực tại ấy, nhưng với một phương pháp ngôn ngữ khác, cụ thể hơn nhiều. Điều Đức Giêsu sắp làm chút nữa, thì chính “Người-cùng-môn-đệ” làm! Đó là công trình của Giáo Hội.

Họ vào Caphácnaum, biểu tượng của vùng “Galilê dân ngoại”, mảnh đất sẽ được ưu tiên rao giảng Phúc Âm, vì nó đặc biệt cần thiết điều này. Capharnaum! Y như ngày nay ta nói tới Marseille, Amsterdam, Hồng Kông hay Hải Phòng, một thành phố cảng. Một trong những chỗ ghé qua, pha trộn đủ thứ chủng tộc. Đi vào đó, Đức Giêsu và môn đệ nhận ra các thủy thủ, con buôn, nông dân… khuôn mặt ngăm đen của các dân du mục từ sa mạc gần kề… quần áo rách bươm của những người khốn khổ và y phục đắt tiền của mấy tay trưởng giả Rôma…, nhận ra lính tráng làm cảnh binh cho lũ ngoại xâm và những tên thu thuế đáng tởm đang bóc lột cho quân chiếm đóng, đấy là cái thế giới ô hợp Đức Giêsu đã biết và đã chọn.

Nhưng sau khi quay cả “nhóm”, caméra của Marcô giờ chơi “cận cảnh”, tập trung vào con người có vẻ hướng dẫn chỉ đạo một cư dân Nazareth nào đó mà cho tới nay là một thợ mộc ở một thôn xóm trong đất liền, tên Giêsu. Marcô giờ đây mô tả cho ta “một ngày tiêu biểu” của ông Giêsu ấy cùng với nhóm ông, “ngày Capharnaum” nổi tiếng qua 4 “hoạt động” đặc trưng toàn thể sứ vụ của Đức Giêsu (cũng như của Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu): giảng dạy - chữa bệnh - trừ quỷ - cầu nguyện. Và tất cả những cái đó sắp xảy ra trong cùng một ngày: từ rạng đông này đến rạng đông kia (Mc 1,21-35). Bản tóm tắt đầy ý nghĩa đó bắt đầu, mà chắc không phải tình cờ, “trong hội đường, một ngày Sabat”. Đó là nơi chính thức của dân Do thái giáo, Nhà của mọi người, Nhà của Lề luật. Đức Giêsu lập tức đến nơi thiên hạ quy tụ nhiều nhất. Người tìm cách tiếp xúc.

“Và Người giảng dạy” ở đó. Trong cùng một hàng đã có ba chữ “didake”, “giảng dạy”. Đối với Đức Giêsu, giảng dạy, rao giảng Lời Thiên Chúa là chuyện hàng đầu! Việc trừ quỷ đúng nghĩa sẽ được đặt giữa hai khẳng định về giảng dạy của Đức Giêsu, thành thử đây là vai trò đầu tiên của Đức Giêsu (và Giáo hội), Marcô không cho biết nội dung bài giảng, ông đã nói cái đó trong 4 câu ở trang trước rồi: “Thời kỳ đã mãn… Triều đại Thiên Chúa gần đến… Anh em hãy sám hối…và tin vào Tin Mừng…”. Cái là Marcô lưu tâm chính là phản ứng của thính giả: họ hoàn toàn bị thu hút… Đức Giêsu là một diễn giả theo nghĩa mạnh nhất của từ này… Thiên hạ "rất đỗi ngạc nhiên” về cách Người giảng dạy. Nhưng đó không phải do giọng nói, một hiệu quả nhân tạo, song vì lời Người thấu tận tâm can, đặt ra những câu hỏi đích thực ai nấy đều đặt cho mình và mang lại một câu đáp được chờ đợi vì “thật” đến tận đáy hữu thể! Sao lại được như thế? Ta hãy nhớ thánh Gioan đã long trọng khai mở sách Tin Mừng bằng cách nói về Đức Giêsu như sau: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời…Vì Ngôi Lời là Thiên Chúa và Ngôi Lời đã mặc lấy xác thể”. Marcô cũng nói với chúng ta y chang như vậy nhưng trong một ngôn ngữ khác: Đức Giêsu là Lời của một Thiên Chúa tự mạc khải, Lời gây sửng sốt, Lời quyết định…

Các “kinh sư” truyền thống chỉ biết lặp lại những bài học. Còn Đức Giêsu lập tức gây chú ý bằng “uy quyền” của lời Người, vốn xuất phát từ nội tâm Người. Đức Giêsu nói “về” Thiên Chúa, vâng, nhưng Thiên Chúa lại chính là sự sống của Người! Ta cảm nhận được điều này, khi ai đó nói với một xác tín nhất định: “Anh ta tin vào đấy! Anh ta dấn thân trong lời mình. Không phải kiểu tán phét, nói dốc nhưng thiệt sự!”. Vâng, Đức Giêsu dấn thân trong những gì mình nói, khác với các ký lục… Phần tôi, khi nói về Thiên Chúa, Giáo Hội, tôi có làm cho thiên hạ cảm nhận được xác tín của mình không? Tôi là một “kinh sư” hay một “nhân chứng”? Phải chăng tôi chỉ lặp đi lặp lại những bài học, như tự bên ngoài? Hay lời Thiên Chúa đã trở thành “của tôi”, đã được nội tâm hóa, nên “da thịt của tôi.

2. Hành động hiệu quả

“Đúng lúc đó, trong hội đường, có một người bị quỷ ám la lên…” Chúng ta quả là đang ở trong bối cảnh Đông Phương! Cuốn phim của Zeffirelli (Đức Giêsu thành Nazareth) đã diễn rất tuyệt sự kiện ấy: người ta múa máy la hét, kích động. Marcô không ngần ngại tô vẻ cho cảnh tượng bùng nổ này: Trước hết là “tiếng kêu” vang lên ngay giữa bài giảng! Rồi "Đức Giêsu quát mắng”: bầu khí kịch liệt! Và “vật người ấy xuống, thét lên một tiếng lớn”, quỷ xuất khỏi anh ta!

Trong Tân Æ°á»›c, có ba mÆ°Æ¡i lần đề cập đến “thần ô uế” mà sách bài đọc dịch là “quỷ”, vì trong thá»±c tế, từ "ô uế" ở đây không liên can gì đến “dục tính” mà chỉ có nghÄ©a đối lập vá»›i “thánh thiện”. Riêng Marcô sẽ sá»­ dụng từ “thần ô uế” này đến mười má»™t lần. “Thần dữ”, đó chính là kẻ chống lại sá»± thánh thiện của Thiên Chúa: ta thấy nó được mô tả ở đây. Nó “làm khổ” con người! Nó ngăn Ä‘Æ°Æ¡ng sá»± trở thành người thật. Kẻ bị “làm khổ” chính là biểu tượng của con người “bị tha hóa”, “bị chiếm hữu”, bị má»™t sức mạnh siêu phàm khống chế  trói buá»™c.

Đứng trước việc “trừ quỷ” này của Đức Giêsu, chúng ta có thể bị hai thái độ cám dỗ, hai thái độ thực ra khá giống nhau, ngăn cản chúng ta hiểu sâu cảnh tượng: Thái độ thứ nhất là chán ghét và loại bỏ bản văn kỳ lạ này, xem nó như lỗi thời cổ hủ… Thái độ thứ hai, ngược lại, là thích thú với vẻ bề ngoài huyền diệu của bản văn (theo kiểu người làm phim “Thầy trừ quỷ” sử dụng xảo thuật điện ảnh để tạo sự khủng khiếp). Thực ra, Mátcô mở đầu hoạt động của Đức Giêsu bằng một cuộc trừ quỷ, là vì ông coi đó như tóm tắt hoàn hảo tất cả công trình Người: Đức Giêsu đến giải phóng con người nô lệ khỏi những mãnh lực tha hóa nó…thế giới nay đổi chủ… triều đại Thiên Chúa bắt đầu!

Nhưng trước giây phút đó, ma quỷ đã muốn tiết lộ căn tính đích thực của Đức Giêsu. Nó đi từ tước hiệu vô thượng vô phạt “Giêsu người Nazareth” sang tước hiệu tuyệt vời “Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Đức Giêsu đâu phải là thứ thầy pháp trừ tà nông thôn như thấy khắp nơi lúc ấy, một thứ phù thủy hay thuật sĩ. Giữa “Thần Dữ” và “Thiên Chúa” có sự xung khắc hoàn toàn: Satan thật sự tuyên chiến với Thiên Chúa. “Ông chen vào làm gì? Có gì chung giữa ông và tôi? Ông muốn gì ở tôi và ông vậy?”. Đấy là “tiếng kêu” của quỷ. Phần chúng ta thế nào? Có quan niệm cuộc sống kitô hữu của mình với Đức Giêsu như một trận chiến giải phóng chăng? Những ai thuộc “nhóm Đức Giêsu” phải chờ đợi chuyện ấy. Các lực lượng đối nghịch nổi lên dữ dội chống lại Người. Phải chăng tôi là chiến binh với Đức Giêsu? Tôi phải giải phóng anh em và chính tôi khỏi cảnh tha hóa, khỏi sự độc dữ nào?

“Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: Câm đi, hãy ra khỏi người này!”. Từ Hy-lạp được dùng ở đây có nghĩa là “khóa mõm”, “đe dọa”… Đứng trước cơn bão cuồng nộ trên hồ, chữ này cũng được sử dụng (x.Mc 4,39). Nó diễn tả sự toàn thắng của quyền lực, của Đấng Phục sinh trên sức mạnh ma quỷ: khi Thiên Chúa xuất hiện, thần dữ bị đánh bại hoàn toàn.

Chúng ta nhận thấy có một chi tiết rất ý nghĩa. Trong khi loài người thắc mắc kinh ngạc về “nhân cách” Đức Giêsu thì ma quỷ lại biết rõ Người. Phải chăng nhờ bản tính thiêng liêng của chúng? Nhưng Người đã bắt chúng câm miệng: “im đi”. Căn tính đích thực của Đức Giêsu chỉ có thể được tiết lộ dần dần: tuyên bố quá sớm Người là “Con Thiên Chúa”, “Đấng Thánh của Thiên Chúa” đúng là việc của ma quỷ. Chỉ trước thập giá mà một “con người”, một kẻ ngoại, viên bách quản trực nhật, mới có thể thốt lên tiếng này cách giá trị thôi. (x.Mc 15,39).


Bạn Đường



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net