GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055697446
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật & Lá»… Trọng 03.05.2024
Ơn gọi của chúng ta
31.12.2008

Có lẽ không phải tình cờ mà Giáo Hội đặt ngày lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm mới. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta tiếp tục đi vào một năm mới với sự ấp ủ, che chở, chăm sóc của Mẹ Maria. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta tiếp tục hành trình cuộc đời theo gương của Mẹ Maria. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta đặt ra một quyết tâm trong ngày đầu năm mới. Và quyết tâm noi gương Mẹ Maria có lẽ đúng nhất vì Mẹ Maria là người môn đệ đầu tiên và trung tín nhất của Chúa Kitô.

Đức Maria là một con người và đã được vinh dự tiếp tay trong công trình cứu độ và đã được hạnh phúc nước trời mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai trung tín, chỉ vì Mẹ Maria đã chấp nhận sống theo thánh ý Chúa. Là con cái của Mẹ, chúng ta cũng có thể noi gương Mẹ và tin chắc rằng, trên hành trình cuộc đời, không những chúng ta có Chúa giúp đỡ mà còn có Mẹ luôn gìn giữ bảo bọc chúng ta.



ƠN GỌI CỦA CHÚNG TA


Vào năm 1929, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, lúc bấy giờ là cậu Karol Wojtyla gần 9 tuổi, và khi đi học về cậu thường thấy người cha của mình quỳ cầu nguyện trên sàn nhà. Hôm ấy, khi về học, cậu thấy cha mình cầu nguyện mà đầm đìa nước mắt. Cậu ngỡ ngàng hỏi, "Chuyện gì vậy bố?" Ông nức nở, "Con ơi, mẹ của con chết rồi!" Karol Wojtyla sững sờ nhưng cũng không biết phải làm gì, cậu chạy đến nhà thờ ở Wadowice, cách đó chừng nửa con phố. Bước vào nhà thờ, ngay lập tức cậu đến quỳ trước tượng Đức Maria, với hàng nước mắt dàn dụa, cậu nói: "Đức Mẹ ơi, con không biết tại sao Thiên Chúa lại đưa mẹ con về nhà Chúa vào lúc này. Nhưng con biết một điều: bây giờ Đức Mẹ là Mẹ của con."

Đức Maria là Mẹ của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cũng là Mẹ của tất cả chúng ta, đó là vì Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu, mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Ngày lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã có trong Giáo Hội từ khoảng thế kỷ thứ 3, hay thứ 4, và đã được công đồng Ephêsô năm 431 xác nhận. Sự xác nhận của công đồng này đã chấm dứt cuộc tranh luận trong Giáo Hội thời bấy giờ về vai trò làm mẹ Thiên Chúa của Đức Maria.

Có nhiều người cho rằng Đức Maria là một con người thì làm sao có thể là mẹ Thiên Chúa được? Chúng ta nên nhớ Đức Maria là mẹ của Đức Giêsu, và Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính loài người và bản tính Thiên Chúa, do đó nếu Đức Maria là mẹ của Đức Giêsu về phương diện nhân tính thì ngài cũng phải là mẹ của Đức Giêsu về phương diện thiên tính, vì Đức Giêsu là một con người với hai bản tính không thể tách biệt. Từ chối Mẹ Maria không phải là mẹ Thiên Chúa, cũng giống như từ chối thiên tính của Đức Giêsu.

Đức Trinh Nữ Maria đã được chọn làm mẹ của Đức Giêsu: có nghĩa là ngài được chọn để đưa Đức Giêsu vào đời, để nuôi dưỡng, dậy bảo và chăm sóc Đức Giêsu. Đây là điều ít khi chúng ta nghĩ đến, có lẽ vì Phúc Âm không ghi nhận gì về thời thơ ấu của Đức Giêsu, ngoại trừ biến cố lên Đền Thánh và bị thất lạc khi Đức Giêsu 12 tuổi. Nhưng nếu Đức Giêsu là một con người thì Người cũng giống y như chúng ta về phương diện thể chất và tinh thần. Lúc còn nhỏ thì cần được bú mớm, được ẵm bế. Lớn lên một chút thì được dậy bảo về đạo lý về kinh sách. Khi là thiếu niên thì cần được đến trường để học hỏi thêm về các kiến thức cần thiết khác. Khi là thanh niên thì Đức Giêsu cũng phải làm việc vất vả để kiếm tiền phụ thêm cho Thánh Giuse. Nói cách khác, Đức Giêsu cũng phải trải qua các giai đoạn cần thiết của một con người mà không có một ngoại lệ nào cả. Trong Kinh Thánh, về nhân tính của Đức Giêsu, chúng ta chỉ biết một điều là Người giống chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Đức Giêsu không phạm tội. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Người được ơn đặc biệt vì có bản tính Thiên Chúa, nhưng Người cũng phải phấn đấu với những cám dỗ y như chúng ta. Trong Phúc Âm Mátthêu (4:1-11), chúng ta biết Đức Giêsu vào sa mạc để chịu cám dỗ 40 ngày đêm, và Người đã chiến thắng ma quỷ.

Nhận xét trên có ích lợi gì cho chúng ta?

Nhiều người khi nhìn đến Đức Giêsu thì họ chỉ thấy thiên tính của Người: đầy uy quyền có thể xua trừ được ma quỷ, có thể làm được những điều phi thường như chữa lành kẻ bệnh tật, đi trên mặt nước, cho người chết sống lại, v.v. và rồi chúng ta quên đi nhân tính của Đức Giêsu, chúng ta không biết rằng Người cũng phải trải qua biết bao phấn đấu để trở nên thập toàn (x. thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái 4:15 - 5:9). Chúng ta tự bào chữa cho những lỗi lầm của mình bằng cách cho rằng, "Chỉ có Chúa mới sạch tội, chứ loài người thì..." Nghĩ như vậy và chúng ta dễ dãi với chính mình, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, để mặc cho sự tham lam, ích kỷ lan tràn mà không phấn đấu vươn lên.

Trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, các nhà thần học nói rằng, người đầu tiên mà Thiên Chúa nghĩ đến là Đức Giêsu, và kế đó phải là Đức Maria. Vì nếu xuống thế làm người thì Đức Giêsu phải có một người mẹ. Do đó, có thể nói, tự thuở đời đời Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm mẹ của Chúa Giêsu trong công trình cứu độ. Còn chúng ta thì sao? Thiên Chúa có chọn chúng ta để tiếp tay trong công trình cứu độ hay không?

Có nhiều người nghĩ rằng chỉ có các giáo sĩ--giám mục, linh mục, và thầy sáu--là những người được Chúa giao cho nhiệm vụ đặc biệt trong công cuộc cứu độ, qua lời rao giảng, qua đời sống chứng nhân, còn giáo dân thì họ cho rằng không đủ điều kiện, không có khả năng để góp phần trong công trình cứu độ. Có lẽ vì nghĩ như vậy nên đã trên 2,000 năm mà Tin Mừng của Chúa Giêsu vẫn chưa được loan truyền khắp cùng trái đất. Số giáo dân thì đông gấp biết bao lần số giáo sĩ mà thành phần ấy không tiếp tay loan truyền Tin Mừng thì làm sao người ta biết đến Thiên Chúa?

Vậy chúng ta góp phần như thế nào trong công trình cứu độ?

Một cách tổng quát, có người được ơn gọi đi tu để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân trong đời sống độc thân, có người được mời gọi trong bậc hôn nhân, tiếp tục công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong việc sinh sản con cái, xây dựng xã hội. Dù trong bất cứ bậc sống nào, điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là ơn gọi ấy chỉ là phương tiện để giúp chúng ta chu toàn bổn phận của mình, chứ hôn nhân chưa phải là cùng đích, cũng như chức thánh chưa phải là tất cả của một đời người.

Hai vợ chồng trong bậc hôn nhân là để bù đắp cho những thiếu thốn của nhau về phương diện tâm sinh lý, để giúp nhau quân bình con người về tinh thần cũng như thể xác, để nương tựa nhau trong vấn đề sinh kế và để đạt được mục tiêu sau cùng là thăng tiến phẩm giá con người theo đường lối Thiên Chúa. Vì nếu mục tiêu của hôn nhân là giầu sang, địa vị thì khi một trong hai người không còn khả năng kiếm tiền hay bị mất việc, mất chức thì chẳng lẽ hôn nhân ấy tan vỡ? Nếu mục tiêu hôn nhân là để thoả mãn khoái lạc thì khi hai vợ chồng không còn "thích thú" với nhau nữa thì hôn nhân ấy cũng không còn lý do tồn tại hay sao?

Khi coi hôn nhân là phương tiện cứu độ, vì sự chung đụng hằng ngày trong đời sống gia đình, vợ chồng dễ thấy được bản tính thực sự của mình, rất có thể có nhiều khuyết điểm so với vợ/chồng mình, và nếu chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã dùng tình yêu vợ chồng để giúp chúng ta trở nên một người tốt lành, thì chúng ta phải cải tiến, phải dẹp bỏ tự ái của mình, phải chiến thắng được sự lười biếng của mình mà đóng vai trò của mình một cách hoàn hảo hơn. Đó là khi chúng ta tiếp tay trong công trình cứu độ của Thiên Chúa.

Hàng giáo sĩ cũng vậy, chức thánh là cơ hội để giúp chúng ta phục vụ Thiên Chúa và tha nhân hơn là một vinh dự. Các công việc mục vụ là để giúp chúng ta trau dồi nhân cách vì khi va chạm với người khác, chúng ta mới thấy được con người thật của mình với tất cả ưu khuyết điểm. Nếu một giáo sĩ coi chức thánh là cùng đích--mà không ai chạm đến được--thì họ sẽ không chấp nhận sự phê bình, nhận xét của người khác để thay đổi con người, mà trái lại, họ sẽ dùng các thủ đoạn, mánh lới của một người có chức quyền để đạt được điều họ mong muốn, có thể là tài chánh, danh vọng, quyền thế, và vì vậy, chức thánh lại khiến họ xa rời với phẩm giá đích thực. Nói cách khác, chức thánh không giúp họ được cứu độ mà trái lại.

Khi thay đổi là khi chúng ta noi gương Mẹ Maria để đi theo con đường của Thiên Chúa. Và nên nhớ rằng, khi Mẹ Maria xin vâng, ngài đã chịu nhiều đau khổ: đau khổ khi sinh con ở một nơi dành cho loài vật chứ không phải loài người; đau khổ khi thấy con mình lớn lên và bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát; và đau khổ khi tất cả những sự kiện xảy ra cho người con của mình, mà đã được thiên sứ cho biết là Con Thiên Chúa, đều trái với sự mong muốn bình thường của một người mẹ.

Khi vâng theo ý Chúa, khi chấp nhận đau khổ, Mẹ Maria mới thực sự được dự phần trong công trình cứu độ--cứu độ loài người và cứu độ chính ngài.

Chúng ta cũng vậy. Khi vâng theo ý Chúa là khi sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, mọi thử thách sẽ xảy đến, vì chúng ta phải từ bỏ những gì là dễ dãi, là an nhàn, là ý riêng, là ích kỷ, là tham vọng vật chất, quyền lực để trở nên giống Chúa Kitô.

Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, và chúng ta là Kitô Hữu, là người theo Đức Kitô. Đức Kitô là người anh đầu đàn, tất cả chúng ta là em của Đức Kitô, điều đó có nghĩa Đức Maria cũng là Mẹ của chúng ta.

Có lẽ không phải tình cờ mà Giáo Hội đặt ngày lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm mới. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta tiếp tục đi vào một năm mới với sự ấp ủ, che chở, chăm sóc của Mẹ Maria. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta tiếp tục hành trình cuộc đời theo gương của Mẹ Maria. Có lẽ Giáo Hội muốn chúng ta đặt ra một quyết tâm trong ngày đầu năm mới. Và quyết tâm noi gương Mẹ Maria có lẽ đúng nhất vì Mẹ Maria là người môn đệ đầu tiên và trung tín nhất của Chúa Kitô.

Đức Maria là một con người và đã được vinh dự tiếp tay trong công trình cứu độ và đã được hạnh phúc nước trời mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai trung tín, chỉ vì Mẹ Maria đã chấp nhận sống theo thánh ý Chúa. Là con cái của Mẹ, chúng ta cũng có thể noi gương Mẹ và tin chắc rằng, trên hành trình cuộc đời, không những chúng ta có Chúa giúp đỡ mà còn có Mẹ luôn gìn giữ bảo bọc chúng ta.



Pt Giuse Trần Văn Nhật

(Nguồn: nguoitinhuu.com)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net