GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055476483
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật & Lá»… Trọng 24.04.2024
Chúa nhật XII Thường niên A - Đừng sợ!
20.06.2008

Xem hình
Mt 10,26-33

ĐỪNG SỢ!

Nàng là một thiếu nữ Rumani trẻ trung, xinh đẹp, đạo hạnh và có tinh thần tông đồ. Dẫu có lệnh của nhà nước cấm dạy giáo lý (câu chuyện xẩy ra cách đây hơn một thập niên), nàng vẫn bí mật quy tụ một số trẻ em để giúp chúng dọn mình xưng tội rước lễ vỡ lòng. Mật vụ biết được nhưng vẫn để đó. Cho đến một hôm, vào chính vào ngày đám cưới của nàng, trong lúc hai họ vui vầy bên cô dâu chú rể tràn trề hạnh phúc, nhân viên an ninh ập vào giữa đám tiệc, trưng bằng cớ về việc nàng vi phạm pháp luật và lập tức còng tay nàng. Trong lúc ai nấy kinh hoàng, khóc lóc thảm thiết, cô dâu điềm tĩnh đươc chiếc còng số 8 lên môi kính cẩn hôn lấy và nói: "Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa đã tặng cho con một món quà nhân ngày cưới của con". Rồi cô im lặng bước theo đoàn người áp giải... Năm năm sau, cô trở về, thân tàn ma dại vì bao cực hình, hãm hiếp, gian khổ. May thay, ngưòi chồng vẫn trung thành chờ đợi cô. Gia đình hoà hợp và cô lại... tiếp tục dạy giáo lý.

1. Đừng sợ loan báo Tin Mừng

Ngày nay, chúng ta thấy khó reo rắc Tin Mừng trong thế giới duy vật hoá của chúng ta. Vào thời Mt, hẳn cũng đã khó khăn rồi. Ta cảm thấy trong các câu nói của Đức Giêsu có một ý muốn khuyến khích cổ vũ: chớ nản chí, hãy vượt thắng nỗi sợ. Nỗi sợ đây không phải là nỗi sợ "cá nhân": sợ đau, sợ già, sợ tai nạn, sợ bom nguyên tử. Nhưng là nỗi sợ trước đòi hỏi của đức tin: sợ liên lụy, sợ truyền bá giáo lý hay dấn thân trong việc tông đồ khó khăn, sợ mất giờ mất tiền mất sức vào việc đó, tóm lại là sợ khng muốn công bố Tin Mừng ! Chẳng có gì ngăn nổi sức mạnh sự bành trướng của chân lý đâu. Lời rao giảng của Đức Giêsu tự nó đã là một hành vi hết sức khiêm tốn, một "sứ điệp che đậy... nói trong bóng tối, rỉ bên lỗ tai..." Nhưng ta thấy đó, sau bao thế kỷ, Tin Mừng đã đi vào thế giới và vượt qua mọi trở ngại. Dĩ nhiên, sau Công đồng Vatican II, chớ nên có thái độ "đắc thắng tự tôn" song cần khiêm tốn và tế nhị, nhưng không vì thế mà cứ câm như hến. Dẹp thói sợ hãi dư luận, dẹp kiểu lập luận tránh né: chuẩn bị đất cho Tin Mừng đã. Bốn thế kỷ Kitô giáo hiện diện trên đất Việt với bao máu đào tử đạo tưới đậm chưa đủ để chuẩn bị ư? Có lẽ chúng ta sẽ không còn đứng trước những kẻ tra tấn quyết tâm bắt chúng ta chà đạp thánh giá, nhưng khi chúng ta cảm thấy xấu hổ về Đức Kitô, chẳng hạn trong môi trường làm việc của mình, thì hãy nhớ lời cảnh báo của Người lập tức: "Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, Thầy sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Thầy. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì trước mặt Cha Thầy, thầy sẽ chối người ấy".

2. Đừng sợ kẻ bách hại đàn áp

"Đừng sợ hãi!". Điệp khúc trở lại ba lần trên miệng Đức Giêsu (Mt 10,26.28.31). Ta như thấy Đức Giêsu hiên ngang nói những lời này. Dù sao, Người chẳng phải sợ. Người biết mình sẽ bị giết, vì mối căm thù của kẻ địch dâng lên quanh Người như một con sóng đáng ngại, ngay từ khởi điiểm sứ vụ của Người. Nhưng Chúa Giêsu thấy rõ đâu là những "giá trị đích thực". Người biết rõ từ bên trong, vì là Con Thiên Chúa. Loài người có thể tấn công sự sống và thân xác. Họ chẳng có quyền chi trên "sự sống thực" vốn hoàn toàn thoát khỏi tầm tay chi phối của họ. Ngay Thánh vịnh 123,7 đã nói: "Hồn ta tựa cánh chim, thoát lưới người đánh bẫy". Các vị tử đạo nếu biết rõ điều đó, người bị bách hại vì tôn giáo lớn lao hơn kẻ bách hại. Người bị hành hạ vì lẽ công chính cao cả hơn tên đao phủ. Kẻ bắt bớ xét bên ngoai thì mạnh nhất: y có vũ khí, và có mãnh lực tàn nhẫn. Nhưng y chỉ mạnh ở mức độ "thú vật" thôi... Người bị bách hại thì mạnh nhờ một sức mãnh bất khả thắng bên trong mình. Vai u thịt bắp, vũ trang đầy mình đâu đáng kể. Có "một tâm hồn mạnh mẽ" mới đáng khâm phục.

Một "phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn", kiểu nói lạ lùng, nghịch lý! Làm sao có thể giết được một "linh hồn" thiêng liêng bất tử ! Giết như thế có nghĩa là gì? Đức kitô muốn quả quyết: nỗi sợ duy nhất của chúng ta phải là sợ mất đức tin, sợ thiên hạ kéo khỏi Người, khỏi Giáo Hội, khỏi sự sống đời đời với Thiên Chúa. Đây là một nguyên tắc nghiêm trọng và rõ ràng giúp phân biệt các nỗi sợ đúng và sai. Cái làm cho Giáo Hội điêu đứng, không phải là những kẻ bắt bớ... nhưng là nhũng kẻ rời bỏ đức tin! Cái phải động viên toàn lực Giáo Hội, đó là sự mất mát hay còn thiếu đức tin trong các linh hồn! Khi nghĩ tới những chiêns dịch vận động dư luận để cứu các đàn hải cẩu, các voi, hay các cảnh bỏ phế, các di tích điêu tàn... thì người ta đã làm gì để cứu các linh hồn? Đã làm gì để con người khỏi hư hỏng? khỏi bị tàn phá từ bên trong khi mất tất cả ý nghĩa cuộc sống?

Nhưng đức tin nói đây không chỉ là ngấm ngầm, chẳng ai nhận thấy, song cần phải được tuyên xưng. Nhưng tuyên xưng đây không chỉ là tỏ mình như "tín hữu" khi chẳng có chống đối hay nguy hiểm nếu nói điều đó, khi điều đó chẳng buộc tội phải dấn thân,cam kết gì, khi điều đó cẳng thay đổi gì trong cuộc sống củ tôi cả. Đây là, "tuyen xưng Đức Giêsu" trước một toà án, trước ai đó không đồng ý, tìm cách buộc bạn phải nói ngược lại, trước ai đó sẽ chế nhạo, hành hạ, bỏ tù bạn hay mực cả với bạn. Phải chăng tôi đã "tuyên xưng Đức Giêsu" như thế trước mặt người đời? Đã thực hành đức tin trong những hoàn cảnh ấy? Tôi đặt vào đó cái giá nào? Tôi hy sinh cái gì? Phải chăng tôi phục vụ Thiên Chúa và Đức kitô của Người? Hay chỉ bỏ giờ để phục vụ chính tôi "được việc" của tôi?

Đức tin và tình yêu của ta chỉ tỏ ra nghiêm túc khi ta nói "Lạy Chúa, con tin ở Chúa"... cho đến đổ máu nếu cần. Cho đến đổ máu! Điều đó có thể ít khi mặc hình thức tử đạo. Nhưng thường biểu lộ qua sự trung tín cách anh hùng, qua việc chu toàn bổn phận thường nhật, qua thái độ can đảm trước những gì xẩy đến, qua việc vui lòng chịu đựng các thử thách...

3. Đừng sợ vì đã có Cha trên trời

Để diễn tả điều ấy, Đức Giêsu dùng những kiểu nói hơi ngoa, đầy tính chất khôi hài dí dỏm: "Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu chứ mấy? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em". Đối với Đức Giêsu, không chi thoát khỏi sự chú ý phi thường của Cha trên trời. Một biến cố nhỏ nhất cũng được Ngài ước muốn và tiên liệu. Sự chăm chú theo dõi của Thiên Chúa trên mỗi hành vi chúng ta như thế khiến chúng ta an tâm và tràn ngập vui mừng: tôi được yêu thương... được yêu thương không chút đãng trí... không phút ngừng nghỉ. Đấng yêu tôi biết tôi tận những chi tiết nhỏ nhất. Hơn cả tôi biết mình. Người biết cả số lượng tóc tôi! Vậy hãy để cho Người nhìn ngắm! Hãy cố gắng nhận thức cách cụ thể rằng sức mạnh lớn lao tạo dựng thế giới, điều hành của vũ trụ và lịch sử, lúc này đây vẫn trọn vạn quan tâm đến tôi, dầu có thể tôi đang khổ sở vì đức tin mình: trước mắt Người là Hiền phụ, tôi "giá trị" hơn mọi con chim của thế giới! Vâng, Lạy Chúa, Chúa biết rõ mọi cái xảy đến cho con! Chúa chăm sóc và yêu thương con! Nếu thế, làm sao con hãi sợ? Có thể xảy ra sự gì xấu cho con, nếu con luôn ở dưới cái nhìn của Chúa?

"Nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại chúng ta nổi?" (Rm 8,31).



Trích trong tập Bạn Đường



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net