GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 056080160
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i CG hoàn vÅ© - Văn kiện 19.05.2024
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24
06.03.2009

Bản dịch nguyên văn Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dành cho ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 24, được tổ chức ở cấp Giáo Phận trong ngày Lễ Lá, mùng 5 tháng 4 năm 2009.

“Chúng ta đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10)

Các bạn trẻ thân mến,

Chúa Nhật Lễ Lá tới chúng ta sẽ cử hành ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ hai mươi bốn trong phạm vi giáo phận. Khi chúng ta chuẩn bị cho biến cố hằng năm này, cha hồi tưởng lại cuộc họp mặt diễn ra vào tháng Bảy năm ngoái tại Sydney với lòng cảm tạ Chúa sâu xa. Đó là một buổi gặp gỡ đáng nhớ, một biến cố Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống rất nhiều bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Niềm vui của buổi lễ cũng như niềm phấn khởi thiêng liêng mà mỗi người cảm nhận trong những ngày ngắn ngủi đó là một dấu chứng hùng hồn nói lên sự hiện diện của Thần Khí Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta đang hướng về buổi họp mặt quốc tế diễn ra tại Madrid vào năm 2011, với chủ đề rút ra từ lời của Thánh Phaolô Tông Đồ: “Hãy dựa vào đức tin để cắm rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô” (x. Cl 2, 7). Khi hướng về ngày giới trẻ toàn cầu này, chúng ta hãy cùng nhau vạch ra một lộ trình chuẩn bị. Chúng ta chọn một câu của Thánh Phaolô cho năm 2009: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10), và vào năm 2010 chúng ta sẽ cùng nhau suy tư về câu hỏi mà một người trẻ giàu có đặt ra cho Chúa Giêsu: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10, 17)

Tuổi trẻ là một thời gian để hi vọng

Tại Sydney, chúng ta đã chú tâm vào những gì Chúa Thánh Thần đang nói với các tín hữu hôm nay, đặc biệt với các con, những người trẻ thân thương của cha. Trong Thánh Lễ bế mạc, cha đã thúc giục chúng con hãy để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn hầu có thể trở nên những sứ giả của lòng Chúa yêu thương, góp phần xây dựng một tương lai hi vọng cho toàn thể nhân loại. Hi vọng thật sự là một vấn đề hệ trọng đối với đời sống con người cũng như đối với sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta, nhất là trong thời đại ngày nay. Tất cả chúng ta đều nhận thấy cần phải hi vọng, nhưng không phải bất cứ thứ hi vọng nào, mà là một niềm hi vọng vững vàng và xác thực, như cha đã nhấn mạnh trong Thông điệp Spe Salvi. Tuổi trẻ là một thời gian đặc biệt để hi vọng, tuổi trẻ hướng về tương lai với tất cả hoài bão. Khi còn trẻ chúng ta ấp ủ những lí tưởng, những ước mơ, những dự định. Tuổi trẻ là thời gian những chọn lựa quyết định của chúng ta sẽ chín mùi trong phần còn lại của cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà đó là thời gian mà những vấn nạn nền tảng về cuộc sống hiện ra một cách quyết liệt nhất: Tại sao tôi hiện hữu trên trần gian này? Đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Cuộc đời của tôi sẽ như thế nào? Và còn nữa: Làm thế nào để đạt được hạnh phúc? Tại sao có đau khổ, bệnh tật và sự chết? Điều gì đứng đàng sau sự chết? Đây là những câu hỏi đã trở thành thiết thân khi chúng ta phải dối diện với bao nghịch cảnh dường như không thể thắng vượt: những gian nan trong việc học hành, thất nghiệp, lục đục trong gia đình, khủng hoảng trong tình bạn hoặc trong việc kết ước yêu thương, bệnh tật hoặc tàn tật, thiếu những nguồn lực thích đáng do hậu qủa của cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội lan rộng hiện nay. Và rồi chúng ta sẽ tự hỏi: tôi có thể kiếm tìm và duy trì ngọn lửa hi vọng cháy mãi trong tim như thế nào?

Đi tìm “niềm hi vọng lớn lao”

Kinh nghiệm cho thấy rằng những phẩm chất cá nhân cũng như điều kiện vật chất không đủ bảo đảm cho niềm hi vọng mà con người hằng tha thiết kiếm tìm. Như cha đã viết trong Thông điệp Spe Salvi, chính trị, khoa học, kĩ thuật, kinh tế và tất cả những nguồn lực vật chất khác tự nó không đủ để cung cấp niềm hi vọng lớn lao mà tất cả chúng ta khao khát. Niềm hi vọng này “chỉ có Thiên Chúa là Đấng ôm lấy toàn thể vũ trụ này, Ngài có thể ban cho chúng ta những gì mà chính chúng ta không thể đạt tới” (s. 31). Đây là lí do tại sao một trong những hậu qủa chính của thái độ phớt lờ Thiên Chúa là sự mất định hướng, lộ rõ trong các xã hội của chúng ta; nó tạo ra buồn chán và bạo lực, bất mãn và mất tự tin, và thường dẫn đến tuyệt vọng. Lời Chúa đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ và rất rõ ràng: “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa. Người đó sẽ như bui cây trong hoang địa, chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ” (Gr 17, 5- 6).

Cuộc khủng hoảng về niềm hi vọng dường như tác động đến những thế hệ trẻ hơn. Trong những môi trường văn hoá xã hội thiếu kém sự chân xác, những giá trị hoặc những điểm quy chiếu vững vàng thì họ thấy mình phải đối diện với những khó khăn dường như vượt qúa khả năng của họ. Họ thường phải gánh chịu sự thiếu trưởng thành nhân cách gây ra bởi những hoàn cảnh gia đình không làm trọn chức năng, bởi những yếu tố khe khắt và lỏng lẻo trong sự giáo dục, và bởi những cảm nghiệm gian khổ và tổn thương. Đối với một số người- đáng buồn là con số đó thật đáng kể- con đường để thoát ra lại không tránh khỏi sa vào những lối ứng xử nguy hiểm và đầy bạo lực, sự lệ thuộc vào thuốc xái và rượu chè, và nhiều cạm bẫy tương tự khác cho những người bất cẩn. Tuy nhiên, cả đối với những người thấy mình lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, đang bị lạc đường bởi những mẫu gương tồi bại thì lòng ước muốn tình yêu và hạnh phúc đích thực vẫn không bị dập tắt. Nhưng chúng ta có thể nói thế nào về niềm hi vọng cho những người trẻ ấy? Chúng ta biết rằng chỉ trong Thiên Chúa con người mới tìm được sự hoàn thiện đích thực. Nhiệm vụ chính yếu đối với tất cả chúng ta là tái truyền giảng Tin Mừng nhằm giúp các thế hệ trẻ khám phá lại dung mạo đích thực của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Cha muốn ngỏ với các con, những bạn trẻ, những người đang đi tìm một niềm hi vọng vững chắc, bằng chính những lời Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu tại Rôma đang bị bách hại vào thời của ngài: “Xin Thiên Chúa là nguồn hi vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hi vọng” (Rm 15, 13). Trong Năm Thánh kính nhớ Vị Tông Đồ Dân Ngoại nhân dịp kỉ niệm hai nghìn năm sinh nhật của ngài, chúng ta hãy học nơi ngài phương cách để trở nên những chứng nhân đáng tin của niềm hi vọng Kitô giáo.

Thánh Phaolô, chứng nhân của niềm hi vọng

Khi Phaolô bị chìm ngập trong muôn vàn gian nan và thử thách, ngài viết cho đồ đệ tín cẩn của mình là Timôthê: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10). Niềm hi vọng này cắm rễ trong cuộc đời ngài thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta phải trở lại cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Phục Sinh trên đường Đamas. Vào lúc đó, Saolô là một người trẻ như các con, mới vào độ tuổi hai mươi, một người tuân thủ Luật Môsê, cương quyết bằng mọi giá chống lại và cả phải giết chết những người mà ngài coi là thù nghịch với Thiên Chúa (x. Cv 9, 1). Đang trên đường đến Đamas để bắt bớ các môn đệ Chúa Kitô, ngài bị mù bởi một luồng ánh sáng kì diệu và ngài nghe thấy tiếng gọi đích danh mình: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại ta?” Ngài ngã xuống đất và hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Tiếng trả lời phát ra: “Ta là Giêsu mà người đang bắt bớ” (Cv 9, 3- 5). Sau cuộc gặp gỡ ấy, cuộc đời của Phaolô hoàn toàn biến đổi. Ngài đón nhận Phép Rửa và trở thành một vị Tông Đồ của Tin Mừng. Trên đường đến Đamas ngài đã được biến đổi sâu xa bởi Tình Yêu của Chúa ngài gặp thấy trong con người Chúa Giêsu. Sau đó ngài viết lại: “Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20). Từ một người bách hại, ngài đã trở thành một chứng nhân và một nhà truyền giáo. Ngài đã xây dựng các cộng đoàn Kitô giáo tại Tiểu Á và Hi Lạp, ngài đã vượt xa hằng ngàn dặm trong muôn trùng hiểm nguy, mà tột đỉnh là cuộc tử đạo tại Rôma. Tất cả vì lòng mến Chúa Kitô.

Niềm hi vọng lớn lao đặt nơi Chúa Kitô

Đối với Phaolô, hi vọng không đơn thuân là một lí tưởng hay tình cảm, mà là một con người sống động: Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Thấm nhuần sâu xa xác tín này, ngài viết cho Timôthê: “Chúng ta đặt hi vọng vào Thiên Chúa hằng sống” (1 Tm 4, 10). “Thiên Chúa hằng sống” là Chúa Kitô Phục Sinh đang hiện diện trong thế giới chúng ta. Người là niềm hi vọng đích thực: Chúa Kitô đng sống với chúng ta và trong chúng ta, Người kêu gọi chúng ta chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Người. Nếu chúng ta không đơn độc, nếu Người ở với chúng ta, và hơn nữa, nếu Người là hiện tại và tương lai của chúng ta thì tại sao phải lo sợ. Vì thế, niềm hi vọng của một Kitô hữu là khao khát “Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như là hạnh phúc đời mình, khi tin tưởng vào các lời hứa của Chúa Kitô, và phó thác vào ơn trợ lực của chúa Thánh Thần” (Gíao Lí Công Giáo, 1817).

Con đường hướng về niềm hi vọng lớn lao

Các bạn trẻ thân mến, cũng như Người đã một lần gặp gỡ Phaolô, Chúa Giêsu cũng muốn gặp gỡ mỗi người chúng con. Qủa thật, ngay cả trước khi chúng ta mong ước điều đó thì chính Chúa Giêsu đã tha thiết muốn cuộc gặp gỡ như thế. Nhưng có lẽ có người trong các con sẽ hỏi: Làm sao hôm nay tôi có thể gặp Người? Hay đúng hơn, bằng cách nào Người có thể đến gần tôi? Hội Thánh dạy chúng ta rằng ước ao gặp Chúa đã là hoa trái của ơn Người ban cho chúng ta rồi. Khi chúng ta diễn tả đức tin trong lời cầu nguyện, chúng ta sẽ tìm thấy Người cả trong những lúc đen tối bởi vì Người hiến mình cho chúng ta. Kiên trì cầu nguyện sẽ mở rộng tâm hồn để đón nhận Người như Thánh Augustinô giải thích: “Thiên Chúa chúng ta…muốn các ước muốn của chúng ta phải được thực hiện trong lời cầu nguyện, như thế Ngài giúp chúng ta hiểu những gì Ngài đang chuẩn bị trao ban” (Bức Thư 130: 8, 17). Cầu nguyện là hồng ân của Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trở thành những người của niềm hi vọng, còn lời cầu nguyện giúp cho thế giới hướng về Thiên Chúa (x. Spe Salvi, 34).

Hãy tạo không gian cầu nguyện trong đời sống của các con! Cầu nguyện một mình thì tốt, mặc dù cầu nguyện chung là lí tưởng và đạt kết qủa hơn, bởi vì Chúa đã bảo đảm với chúng ta Người sẽ hiện diện bất cứ nơi đâu hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Người (x. Mt 18, 20). Có nhiều cách thức để trở nên thân mật với Người. Có những kinh nghiệm, các nhóm và các phong trào, những buổi gặp gỡ và các khoá huấn luyện giúp học hỏi việc cầu nguyện để tăng triển cảm nghiệm đức tin. Hãy tham dự các buổi phụng vụ của giáo xứ các con để được nuôi dưỡng một cách phong phú bởi Lời Chúa và nhờ việc tham dự tích cực vào các Bí Tích. Như các con biết, tột đỉnh và trọng tâm đời sống và sứ mệnh của mỗi tín hữu cũng như của các cộng đồng Kitô hữu là Thánh Thể, bí tích cứu độ trong đó Chúa Kitô hiện diện và trao ban Mình và Máu Người làm lương thực thiêng liêng ban sự sống vĩnh cửu. Thật là một mầu nhiệm khôn tả! Chính từ Thánh Thể mà Hội Thánh được sinh ra và phát triển- đại gia đình Kitô hữu mà chúng ta gia nhập qua Bí tích Thánh Tẩy, rồi trong gia đình ấy chúng ta lại được thường xuyên đổi mới qua Bí tích Hoà Giải. Những người đã lãnh phép rửa, qua Bí tích Thêm Sức, được Chúa Thánh Thần kiện cường để sống như bạn hữu và chứng nhân của Chúa Kitô. Các Bí tích truyền Chức và Hôn Phối giúp họ chu toàn trách vụ tông đồ trong Hội Thánh và nơi trần thế. Cuối cùng, Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân giúp chúng ta cảm nghiệm sự an ủi thiêng liêng trong bệnh tật và đau khổ.

Hành động phù hợp với niềm hi vọng Kitô giáo

Các bạn trẻ thân mến, nếu các con tìm thấy sự nâng đỡ nơi Chúa Kitô, và nếu chúng con sống một cách phong phú trong Người như Thánh Phaolô Tông Đồ đã sống, các con không thể không nói về Người cũng như làm cho Người được nhiều bạn bè và đồng nghiệp của các con nhận biết và yêu mến. Hãy trở nên những môn đệ trung tín của Người, và nhờ thế chúng con có thể giúp hình thành những cộng đồng Kitô hữu tràn đầy tình thương mến, như được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ. Hội Thánh cần nhờ các con trong sứ vụ thúc bách này. Đừng thất vọng trước các khó khăn và thử thách các con sẽ gặp. Hãy kiên tâm bền chí thắng vượt các khuynh hướng tự nhiên của tuổi trẻ là lao nhanh về phía trước và kì vọng mọi sự một cách tức thời.

Các bạn thân mến, hãy noi gương Phaolô và hãy trở nên nhân chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh! Hãy làm cho Chúa Kitô được nhận biết nơi các bạn đồng trang lứa của các con, cũng như xa hơn, cho những người đang đi tìm “niềm hi vọng lớn lao” đem lại ý nghĩa cho cuộc đời của họ. Nếu Chúa Giêsu đã trở thành niềm hi vọng của các con thì hãy thông truyền niềm hi vọng ấy cho những người khác với niềm vui, với sự dấn thân hăng hái và nhiệt thành tông đồ. Hãy để cho Chúa Kitô cư ngụ trong các con, và khi đã đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Người, các con hãy trải rộng niềm hi vọng này ra xung quanh. Hãy thực hiện những chọn lựa chứng tỏ đức tin của các con: hãy tỏ cho thấy rằng các con hiểu rõ những cạm bẫy của việc sùng bái tiền bạc, của cải vật chất, sự nghiệp và thành công, và đừng cho phép bản thân các con bị cuốn hút bởi những ảo tưởng sai lầm. Đừng nhượng bộ những toan tính về những quyền lợi ích kỷ, nhưng hãy nuôi dưỡng tình yêu thương tha nhân và hãy nỗ lực đặt bản thân và tài năng cũng như khả năng chuyên môn của mình vào việc phục vụ thiện ích chung, phục vụ chân lí, luôn luôn sẵn sàng để “trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hi vọng của anh em” (1 Pr 3, 15). Kitô hữu đích thực sẽ không bao giờ buồn chán, ngay cả nếu họ phải đối mặt với mọi thách thức, bởi vì sự hiện diện của Chúa Giêsu là bí quyết của niềm vui và bình an của họ.

Đức Maria, Mẹ của niềm hi vọng

Ước gì Thánh Phaolô trở thành gương sáng cho các con trong hành trình đời tông đồ. Thánh nhân đã nuôi dưỡng đời mình bằng lòng tin và niềm trông cậy vững vàng theo gương ông Abraham, đấng mà ngài viết trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn tin sẽ trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc” (Rm 4, 18). Nối gót dân của niềm hi vọng- được hình thành bởi các tiên tri và các thánh qua mọi thời đại- chúng ta tiếp tục hướng về việc xây dựng Nước Trời. Trên hành trình thiêng liêng này, chúng ta có Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của niềm Hi Vọng cùng đồng hành. Mẹ là hiện thân của niềm hi vọng Israel, Mẹ đã ban cho thế gian Đấng Cứu Chuộc, đã ở lại dưới chân Thánh Giá với niềm hi vọng kiên vững, Mẹ là gương mẫu và sự nương tựa của chúng ta. Trên hết, Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta và dẫn chúng ta vượt qua bóng đêm thử thách đến với bình minh rạng ngời của sự gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Các bạn trẻ thân mến, cha muốn kết thúc sứ điệp này bằng lời kinh tuyệt hảo và quen thuộc của Thánh Bênađô, được gợi hứng từ một trong các tước hiệu của Mẹ Maria, Stella Maris (Mẹ là Sao Biển): “Các con là những người đang ở giữa trần gian đầy biến động, các con thấy mình bị trôi giạt muôn hướng trong phong ba bão tố chứ không phải đang đứng trên mặt đất vững vàng. Nếu con không muốn bị nhận chìm dưới những đợt sóng dữ dội thì đừng rời mắt khỏi ánh sáng của Ngôi Sao này. Dù những trận cuồng phong của cám dỗ nổi lên, dù phải sa xuống những vực đá của nghịch cảnh, các con hãy hướng nhìn về Ngôi Sao, hãy gọi tên Maria…Trong gian nguy, trong thất vọng, trong băn khoăn, các con hãy nghĩ đến mẹ Maria, hãy gọi tên Maria…Bước theo ngài, các con chẳng bao giờ lạc lối; khi các con cầu khẩn Mẹ trợ giúp, các con không bao giờ phải thất vọng; nghĩ đến Mẹ, các con sẽ không sa vào lầm lạc; dưới sự bảo trợ của Mẹ, các con sẽ không lạc đường; dưới sự che chở của Mẹ, con con không phải sợ hãi; có Mẹ dẫn đường, các con sẽ không kiệt sức; có Mẹ trợ giúp các con sẽ đến bến bờ bình an” (Những bài giảng ca tụng Mẹ Trinh Nữ, 2, 17).

Lạy Mẹ Maria, là Sao Biển, chúng con kêu cầu Mẹ dẫn đưa giới trẻ trên khắp thế giới đến gặp Chúa Giêsu Con Mẹ. Xin Mẹ hãy là đấng bảo vệ thiêng liêng giúp họ sống trung thành với Tin Mừng và sống trọn niềm hi vọng.

Các bạn trẻ thân mến, cha hứa sẽ nhớ đến các con hằng ngày trong lời cầu nguyện. Cha ưu ái ban phép lành cho các con và cho tất cả thân nhân của các con.

Vatican ngày 22 tháng Hai, 2009

+BÊNÊĐICTÔ XVI, GIÁO HOÀNG



(Nguồn: VietCatholic News)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net