GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 056123028
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i toàn cầu 20.05.2024
Toàn văn Lá Thư của Đức Thánh Cha gởi người Công Giáo Trung Hoa
06.07.2007

TOÀN VĂN LÁ THƯ
CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
GỬI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC,
NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN,
VÀ ANH CHỊ EM TÍN HỮU GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
TẠI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Lời Chào

1. Các hiền huynh Giám Mục, các linh mục, những người sống đời thánh hiến và tất cả anh chị em tín hữu của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa thân mến: “Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, khi cầu nguyện cho anh em. Thật vậy, chúng tôi đã được nghe nói về lòng tin của anh em vào Đức Giêsu Kitô, và về lòng mến của anh em đối với toàn thể dân thánh; lòng tin và lòng mến đó phát xuất từ niềm trông cậy dành cho anh em trên trời, niềm trông cậy anh em đã được nghe loan báo khi lời chân lý là Tin Mừng đến với anh em…

Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. Như vậy, anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn. Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả.” (Cl 1:3-5, 9-11) .

Những lời này của Thánh Tông Đồ Phaolô thật là thích hợp để bày tỏ những tình cảm mà tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh, cảm nhận nơi anh chị em. Anh chị em biết rõ anh chị em hiện diện thế nào trong tim tôi, trong lời kinh nguyện hàng ngày của tôi, và mối quan hệ hiệp thông kết hiệp chúng ta cách thiêng liêng sâu đậm đến thế nào.

Mục đích của Lá Thư này


2. Do đó, tôi ao ước được chuyển đến tất cả anh chị em một biểu lộ tình huynh đệ gần gũi của tôi. Với niềm vui mãnh liệt, tôi nhìn nhận sự trung tín của anh chị em đối với Chúa Kitô và với Giáo Hội, một sự trung tín đã được anh chị em thể hiện “đôi khi với một giá đau khổ lớn lao” 1 vì “nhờ Đức Kitô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người” (Pl 1:29) . Dẫu sao, nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống Giáo Hội tại đất nước anh chị em đang gây ra âu lo.

Không dám nhận là đương đầu với mọi chi tiết trong những vấn nạn phức tạp anh chị em hằng tỏ tường, tôi muốn qua lá thư này đưa ra một vài chỉ dẫn liên quan đến đời sống Giáo Hội và nghĩa vụ truyền giáo tại Trung Hoa, ngõ hầu giúp anh chị em khám phá điều Chúa và Thầy Giêsu Kitô, Đấng là “chìa khóa, là trung tâm và là cùng đích của toàn thể lịch sử nhân loại”,2 mong muốn nơi anh chị em.

PHẦN MỘT

TÌNH HÌNH CỦA GIÁO HỘI
NHỮNG KHÍA CẠNH THẦN HỌC


Toàn cầu hóa, hiện đại hóa và chủ nghĩa vô thần

3. Khi tôi hướng sự chú ý đến Dân Tộc của anh chị em - một dân tộc nổi bật giữa các dân tộc khác tại Á Châu vì vẻ huy hoàng của nền văn minh cổ đại, với tất cả những kinh nghiệm về sự thông thái, triết lý, nghệ thuật và khoa học - tôi hài lòng ghi nhận cách thế, đặc biệt là trong những thời gian gần đây, dân tộc anh chị em đã bước những bước quyết định trong việc đạt đến những mục tiêu đáng kể về phát triển kinh tế xã hội, lôi cuốn sự chú ý của toàn thế giới.

Như vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng nói: “Về phần mình Giáo Hội Công Giáo trong niềm kính trọng sự đột phá đầy ấn tượng và nhìn xa này, và với sự cẩn trọng, đưa ra đóng góp về phần mình cho sự thăng tiến và bảo vệ con người, cho các giá trị nhân bản, tu đức và ơn gọi siêu nhiên. Giáo Hội trong tim mình có nhiều giá trị và mục tiêu cũng có tầm quan trọng đối với nước Trung Hoa hiện đại: tình liên đới, hòa bình, công lý xã hội, sự quản lý khôn ngoan hiện tượng toàn cầu hóa”. 3

Áp lực đạt cho bằng được sự phát triển kinh tế xã hội mong ước và cần thiết cũng như sự kiếm tìm hiện đại hóa luôn đi kèm với hai hiện tượng khác biệt và tương phản, cả hai hiện tượng này dẫu sao cũng nên được đánh giá với sự thận trọng tương đương và với một tinh thần tông đồ tích cực. Một mặt, đặc biệt nơi những người trẻ, ta có thể thấy một sự gia tăng mối quan tâm đến chiều kích thiêng liêng và siêu nhiên của con người, với hệ quả là sự quan tâm đến tôn giáo, đặc biệt là Kitô Giáo. Một mặt khác, cũng có những dấu chỉ, ngay cả tại Trung Hoa, của khuynh hướng nghiêng về chủ nghĩa vật chất và vô thần, đang lan tràn từ các thành phố lớn lan tỏa ra cả nước. 4

Trong bối cảnh này, một bối cảnh anh chị em được mời gọi để sống và hoạt động, tôi muốn nhắc nhở anh chị em về điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rất mạnh mẽ: công cuộc tân phúc âm hóa đòi hỏi việc công bố Tin Mừng 5 cho con người hiện đại, với một nhận thức nhạy bén rằng nếu như trong thiên niên kỷ đầu tiên của Kitô Giáo Thánh Giá đã được cắm trên Âu Châu; và trong thiên niên kỷ thứ hai, Thánh Giá tiếp tục được cắm trên Mỹ Châu và Phi Châu; thì trong thiên niên kỷ thứ ba này, một mùa bội thu đức tin sẽ nở rộ trong đại lục Á Châu bao la và sinh động.6

‘Duc in altum’ (Lk 5:4) . (Hãy Ra Khơi). Những lời này tiếp tục vang lên với chúng ta hôm nay, và mời gọi chúng ta nhớ đến quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng nhiệt thành và hướng nhìn về tương lai với niềm cậy trông: ‘Chúa Giêsu Kitô là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi’ (Dt 13:8) . 7 Tại Trung Hoa cũng vậy, Giáo Hội được mời gọi là một nhân chứng cho Chúa Kitô, hướng nhìn về tương lai với hy vọng và – trong khi công bố Tin Mừng – đương đầu với những thách đố mới mà người Trung Hoa phải đối diện.

Lời Chúa lần nữa giúp chúng ta khám phá ý nghĩa huyền nhiệm và sâu xa về con đường của Giáo Hội trong thế giới. Thật vậy, “chủ thể của một trong những thị kiến quan trọng trong Sách Khải Huyền là Chiên Con trong hành động mở cuốn sách được đóng bẩy ấn niêm phong mà trước đó không ai mở được. Thánh Gioan đã cho thấy là ngài rơi lệ vì không ai xứng đáng mở được hay đọc được cuốn sách ấy (x Kh 5:4) . Lịch sử vẫn y nguyên không giải mả được, không thể hiểu được. Không ai đọc được nó. Có lẽ, Thánh Gioan đã rơi lệ trước mầu nhiệm của một lịch sử quá u minh thể hiện nơi sự thất vọng của các Giáo Hội tại Á Châu trước sự yên lặng của Thiên Chúa khi phải đối diện với những bách hại xảy ra cho họ. Đó là một sự thất vọng có thể phản ánh rõ ràng nỗi tuyệt vọng của chúng ta trước những khó khăn nghiệm trọng, trước những hiểu lầm và sự thù địch mà Giáo Hội phải gánh chịu trong nhiều miền khác nhau trên thế giới. Đó là những thử thách mà Giáo Hội không đáng phải gánh chịu, cũng như Chúa Giêsu không đáng bị hành hạ. Tuy nhiên, chúng thể hiện cả sự tàn ác của con người, khi nó từ bỏ chính mình để chiều theo sự dữ; cũng như trật tự siêu việt của các biến cố nơi Thiên Chúa”.8

Ngày nay, cũng như trong quá khứ, công bố Tin Mừng nghĩa là rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, chịu đóng đinh và sống lại, một Nhân Loại mới, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Ngài khiến cho nhân loại có thể tiến vào một chiều kích mới, nơi đó lòng thương xót và tình yêu khi được thể hiện ngay cả với những kẻ thù có thể làm chứng cho vinh quang của Thánh Giá trên tất cả những yếu hèn và sự bất hạnh của nhân loại. Tại quốc gia của anh chị em, việc công bố Chúa Kitô chịu đóng đinh, và đã sống lại sẽ có thể đạt đến mức độ, trong đó, với lòng trung tín với Tin Mừng, và trong niềm hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với Giáo Hội Hoàn Vũ, anh chị em có thể thực hành những dấu chỉ của yêu thương và hiệp nhất “Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau…để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 13:34-35; 17:21)

Sẵn sàng tham dự trong cuộc đối thoại tương kính và xây dựng

4. Trong tư cách Mục Tử toàn thể Hội Thánh, tôi muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành với Thiên Chúa vì chứng tá được cảm nhận sâu xa về lòng trung tín do cộng đoàn Công Giáo tại Trung Hoa đưa ra trong những tình huống thật khó khăn. Đồng thời, tôi cảm nhận được nhu cầu cấp bách, như nghĩa vụ sâu xa và đòi buộc và như một thể hiện của tình phụ tử, cần xác nhận đức tin của người Công Giáo Trung Hoa và trợ giúp sự hiệp nhất trong họ bằng những phương thế thích hợp với Giáo Hội.

Tôi cũng đang theo dõi với sự quan tâm đặc biệt trước những biến cố của toàn thể Dân Tộc Trung Hoa, những người mà tôi luôn dành một sự ngưỡng mộ chân thành và những tình cảm thân hữu, đến mức tôi bày tỏ hy vọng rằng “các hình thức cụ thể về thông tin và hợp tác giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sớm được thiết lập. Tình hữu nghị được nuôi dưỡng bởi những liên lạc, bởi việc chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong những trạng huống khác nhau, bởi tình liên đới và sự trợ giúp lẫn nhau”. 9 Và khi theo đuổi dòng lý luận này, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã thêm vào: “Không có gì bí mật khi Tòa Thánh, nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo và tôi, vì lợi ích của toàn thể nhân loại, bày tỏ hy vọng có thể khai mở các hình thức đối thoại với các nhà cầm quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Một khi những hiểu lầm trong quá khứ được vượt qua, một cuộc đối thoại như thế sẽ khiến cho chúng ta có thể hoạt động chung vì lợi ích của Dân Tộc Trung Hoa và vì hòa bình của thế giới” 10

Tôi nhận thức rằng sự bình thường hóa quan hệ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đòi hỏi thời gian và thiện chí của cả hai bên. Về phần mình, Tòa Thánh luôn sẵn sàng thương thảo để những khó khăn hiện nay có thể được vượt qua.

Tình trạng hiểu lầm và thiếu thông cảm hiện nay thật nặng nề, không mang lại lợi ích cho ai, cả nhà cầm quyền Trung Hoa cũng như cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định, khi nhắc lại những gì cha Matteo Ricci viết từ Bắc Kinh, 11 “cũng thế ngày nay Giáo Hội Công Giáo không tìm kiếm đặc quyền gì từ Trung Hoa và các nhà lãnh đạo của quốc gia này, nhưng chỉ tìm kiếm việc tái lập đối thoại, ngõ hầu xây dựng một quan hệ dựa trên sự tương kính và sự hiểu biết sâu xa hơn”. 12 Trung Hoa có thể tin rằng Giáo Hội Công Giáo thành tâm muốn trao ra một lần nữa sự phục vụ khiêm nhường và vô vị lợi trong những lãnh vực Giáo Hội có khả năng, vì lợi ích của người Công Giáo Trung Hoa và lợi ích của tất cả cư dân trên đất nước này.

Liên quan đến những quan hệ giữa cộng đồng chính trị và Giáo Hội tại Trung Hoa, cần nhắc lại giáo huấn minh bạch của Công Đồng Vatican II, theo đó, “Giáo Hội theo vai trò và khả năng của mình không thể bị đồng hóa với một cộng đồng chính trị cũng không thể bị ràng buộc vào một hệ thống chính trị nào. Giáo Hội là chỉ dấu và là người bảo vệ cho chiều kích siêu nhiên của nhân loại”. Và Công Đồng nêu tiếp rằng: “Cộng đồng chính trị và Giáo Hội là tách biệt và độc lập với nhau trong lãnh vực của mình. Cả hai phục vụ cho ơn gọi của cá nhân và xã hội của cùng những cá nhân, mặc dù dưới những danh nghĩa khác nhau. Sự phục vụ của họ sẽ hữu hiệu hơn nếu cả hai cơ chế phát triển tốt hơn sự hợp tác với nhau tùy theo những hoàn cảnh về không gian và thời gian” 13

Thành ra, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa cũng không có sứ mệnh thay đổi cấu trúc hay sự quản trị của Nhà Nước; trái lại, sứ mạng của Giáo Hội là công bố cho những người nam nữ về Chúa Kitô, như là Đấng Cứu Độ thế gian, trong khi đặt cơ sở của chính mình – khi thi hành các hoạt động tông đồ thích hợp – trên quyền năng của Thiên Chúa. Như tôi đã đề cập trong thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu của mình, “Giáo Hội không thể và không được gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Giáo Hội không thể và không phải thay thế chính quyền. Tuy nhiên đồng thời Giáo Hội không thể và không phải ở bên lề trong cuộc đấu tranh cho công bằng. Giáo Hội cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội. Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa.” 14

Trước ánh sáng của những nguyên tắc không thể đảo ngược này, giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại không thể được theo đuổi qua sự đối đầu kéo dài với các nhà cầm quyền dân sự hợp hiến; nhưng đồng thời việc tùng phục những nhà cầm quyền này là không thể chấp nhận được khi nó can thiệp vô lý vào những vấn đề liên quan đến đức tin và kỷ luật của Giáo Hội. Các nhà chức trách dân sự cần nhận thức rõ ràng rằng Giáo Hội mời gọi các tín hữu của mình trở nên những công dân tốt, tôn trọng và đóng góp tích cực cho thiện ích chung của đất nước; nhưng cũng minh bạch như thế là Giáo Hội đòi hỏi Nhà Nước phải bảo đảm cho những công dân Công Giáo này việc thực hành đầy đủ niềm tin của họ, với sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo chân chính.

Sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương trong Giáo Hội Hoàn Vũ

5. Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa yêu dấu, anh chị em là một đàn chiên nhỏ hiện diện và năng động trong một Dân Tộc bao la đang lữ hành theo dòng lịch sử. Những lời khuấy động và khích lệ này của Chúa Giêsu dành cho anh chị em: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em” (Lc 12:32) “Anh em là muối đất.. anh em là ánh sáng thế gian”: do đó “ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5:13, 14, 16).

Trong Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, Giáo Hội Hoàn Vũ hiện diện, Giáo Hội của Chúa Kitô, mà trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, nghĩa là, cộng đoàn phổ quát các môn đệ của Chúa.

Như anh chị em biết, sự hiệp thông sâu xa, nối kết các Giáo Hội địa phương tại Trung Hoa, cũng như đặt các Giáo Hội này trong tình hiệp thông mật thiết với tất cả các Giáo Hội khác trên thế giới, có nguồn gốc không chỉ nơi một đức tin chung và một Phép Rửa chung, nhưng trên hết là nơi bí tích Thánh Thể và nơi hàng giáo phẩm.15 Cũng thế, sự hiệp thông trong hàng Giám Mục - trong đó, “vị Giám Mục Rôma, như người Kế Vị Thánh Phêrô, là nguồn mạch và nền tảng vĩnh hằng và hữu hình” 16 - được lưu truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác qua việc kế tục tông truyền và là nền tảng cho sự tương đồng giữa Giáo Hội trong mọi thời đại với Giáo Hội đã được Chúa Kitô xây dựng trên Phêrô và các thánh Tông Đồ khác. 17

Giáo lý Công Giáo dạy rằng Đức Giám Mục là nguồn mạch và là cơ sở hữu hình cho sự hiệp thông trong một Giáo Hội nhất định được trao phó cho tác vụ mục vụ của ngài. 18Nhưng trong mỗi Giáo Hội địa phương như thế, để Giáo Hội có thể hoàn toàn là một Giáo Hội, cần có sự hiện diện của một thẩm quyền tối cao của Hội Thánh, nghĩa là, Giám Mục Đoàn cùng với vị Thủ Lĩnh, là Giám Mục Rôma, và không bao giờ tách biệt khỏi ngài. Thành ra, sứ vụ Đấng Kế Vị Thánh Phêrô về bản chất thuộc về mỗi một Giáo Hội cụ thể “từ bên trong”. 19 Hơn thế nữa, sự hiệp thông của tất cả các Giáo Hội địa phương trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất, và qua đó là sự hiệp thông trong hàng giáo phẩm giữa tất cả các Giám Mục, những người kế vị các Thánh Tông Đồ, với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là một bảo đảm cho sự hiệp nhất trong đức tin và đời sống của tất cả người Công Giáo. Do đó, thật là cần thiết, cho sự hiệp nhất trong các quốc gia riêng lẻ, là mỗi Giám Mục phải hiệp thông với các Giám Mục khác, và tất cả phải hiệp thông cách hữu hình và cụ thể với Đức Giáo Hoàng.

Không ai trong Giáo Hội là khách ngoại kiều, nhưng tất cả là công dân của cùng một Dân Tộc, là thành viên của cùng một Nhiệm Thể Chúa Kitô. Sự gắn bó hiệp thông bí tích là Thánh Thể, được bảo đảm bởi sứ vụ của các Giám Mục và các linh mục. 20

Toàn thể Giáo Hội tại Trung Hoa được mời gọi để sống và thể hiện sự hiệp nhất này trong một linh đạo hiệp thông phong phú hơn, sao cho ngay cả trong những tình huống cụ thể và phức tạp mà cộng đoàn Công Giáo phải đương đầu, cộng đoàn vẫn có thể tăng trưởng trong sự hiệp thông phẩm trật hài hòa. Thành thử, các Mục Tử và anh chị em tín hữu được mời gọi để bênh vực và bảo vệ những gì thuộc về tín lý và truyền thống của Giáo Hội.

Những căng thẳng và chia rẽ bên trong Giáo Hội: tha thứ và hoà giải

6. Khi đề cập với toàn thể Giáo Hội trong Tông Thư Khởi Đầu Ngàn Năm Mới, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã khẳng định rằng “một lãnh vực quan trọng cần có sự dấn thân và hoạch định về phiá Giáo Hội Hoàn Vũ và các Giáo Hội địa phương [là] lãnh vực hiệp thông (koinonia ) , trong đó chứa đựng và mạc khải nét tinh tuý của mầu nhiệm Giáo Hội. Tình hiệp thông là hoa trái và là sự thể hiện của tình yêu nảy sinh từ trái tim Cha Hằng Hữu và được tuôn đổ trên chúng ta qua Thánh Thần mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta (x. Rm 5:5) , để biến chúng ta tất cả nên ‘một con tim và một linh hồn (Cv 4:32) . Chính là khi xây dựng mối hiệp thông yêu thương này mà Giáo Hội xuất hiện như một ‘bí tích’, ‘như một dấu chỉ và khí cụ của sự kết hiệp thân mật với Thiên Chúa và với nhân loại’. Những Lời của Chúa về điểm này chỉ ra chính xác cho chúng ta tầm quan trọng của lãnh vực này. Trong cuộc lữ hành trần thế, có nhiều điều là quan trọng với Giáo Hội, không chỉ trong thế kỷ này; nhưng không có lòng bác ái (agape) tất cả đều ra vô ích. Lần nữa, Thánh Tông Đồ Phaolô, người trong bài ca yêu thương nhắc nhở chúng ta: giả như chúng ta được ơn nói tiên tri, hay có được tất cả đức tin đến ‘chuyển núi dời non’, mà không có đức mến, thì chúng ta ‘cũng chẳng đi đến đâu’ (x 1 Cr 13:2) . Tình yêu thực sự là ‘con tim’ của Giáo Hội”. 21

Những vấn đề này, liên quan đến bản chất của Giáo Hội Hoàn Vũ, có một ý nghĩa quan trọng cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Thật vậy, anh chị em biết rõ những vấn đề mà Giáo Hội đang tìm cách vượt qua – bên trong nội bộ mình và trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và xã hội dân sự Trung Hoa - những căng thẳng, chia rẽ và những lời qua tiếng lại.

Về điểm này, năm ngoái, khi đề cập đến Giáo Hội sơ khai, tôi đã có dịp nhắc lại rằng “từ lúc bắt đầu cộng đoàn các môn đệ không chỉ biết đến niềm vui của Thánh Thần, ân sủng của sự thật và yêu thương, nhưng cũng phải trải qua những thử thách trên hết được hình thành từ những bất đồng liên quan đến các chân lý đức tin, với hậu quả là những vết thương cho sự hiệp nhất. Nếu tình yêu đã hiện hữu từ thuở ban đầu và sẽ tiếp tục tồn tại cho đến ngày sau hết (x Ga 1:1) thì cũng thế, ngay từ đầu, bất hạnh thay chia rẽ cũng đã nảy sinh. Chúng ta không nên ngạc nhiên là nó tồn tại đến bây giờ … Vì thế, trong những biến cố của thế giới này, bên cạnh tình yêu thương và huynh đệ, còn có những yếu đuối của Giáo Hội với nguy cơ đánh mất đức tin. Thành ra, nghĩa vụ đặc biệt của những ai tin nơi Giáo Hội của yêu thương và muốn sống trong Giáo Hội, là phải nhận ra cả nguy hiểm này” 22

Lịch sử của Giáo Hội chỉ ra cho chúng ta thấy rằng sự hiệp thông thực sự không được thể hiện mà không có những nỗ lực hòa giải cam go.23 Thật thế, việc thanh tẩy ký ức, tha thứ cho những người làm sai, quên đi những bất công phải gánh chịu và phục hồi yêu thương mang lại bình an cho những tâm hồn tan nát, tất cả được hoàn thành nhân danh Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại, có thể đòi hỏi phải vượt qua được những lập trường hay quan điểm cá nhân, nảy sinh từ những kinh nghiệm đau thương hay khó khăn. Đây là những bước cấp thiết cần phải được thực hiện nếu muốn cho những gắn bó hiệp thông giữa các tín hữu và các Mục Tử của Giáo Hội tại Trung Hoa tăng trưởng và trở nên hữu hình.

Vì lý do này, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi trong nhiều dịp khác nhau đã đề cập với anh chị em một lời mời gọi khẩn thiết hãy tha thứ và hòa giải. Tôi muốn nhắc lại một đoạn trong thông điệp mà ngài đã gởi cho anh chị em khi gần đến Năm Thánh 2000: “Trong cuộc chuẩn bị cho Đại Năm Thánh, xin anh chị em nhớ rằng theo truyền thống Thánh Kinh, thời điểm này luôn gắn liền với nghĩa vụ tha nợ cho kẻ khác, đền bù những bất công, và hòa giải với tha nhân. Anh chị em cũng đã nghe công bố ‘niềm vui lớn lao dành cho mọi dân nước’ là tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha, và Ơn Cứu Độ được thành toàn nơi Chúa Kitô. Khi chính anh chị em sẵn sàng đón nhận lời công bố vui mừng này, anh chị em sẽ có thể truyền đạt lại, qua cuộc sống của mình, cho những người nam nữ chung quanh. Ao ước của tôi là anh chị em sẽ đáp trả lời thúc giục nội tâm bởi Thánh Thần để tha thứ cho kẻ khác bất kể điều gì cần phải thứ tha, bằng cách thân cận với nhau, chấp nhận nhau và xóa tan những rào cản, ngõ hầu vượt qua mọi nguyên cớ gây chia rẽ. Anh chị em chớ quên lời Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: ‘Qua dấu này mà thiên hạ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy: anh em hãy thương yêu nhau’ (Ga 13:35) Tôi vui mừng khi biết rằng anh chị em có ý chuẩn bị món quà quý giá trong dịp Đại Năm Thánh này là anh chị em hiệp nhất với nhau và hiệp nhất với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô. Ý định này chỉ có thể là thành quả của Thánh Thần, Đấng dẫn dắt Giáo Hội trên những nẽo đường cam go của hòa giải và hiệp nhất”.24

Tất cả chúng ta nhận thức rằng lộ trình này không thể hoàn thành một sớm một chiều, nhưng anh chị em có thể tin tưởng rằng toàn thể Giáo Hội sẽ dâng lên lời cầu liên lỉ cho mục đích này.

Hơn thế nữa, anh chị em hãy nhớ rằng con đường hòa giải của anh chị em được nâng đỡ bởi những gương sáng và lời cầu nguyện của đông đảo các “chứng nhân đức tin”, những người đã đau khổ và đã thứ tha, đang dâng hiến cuộc đời mình cho tương lai của Giáo Hội tại Trung Hoa. Chính sự hiện diện này của họ tiêu biểu cho một ơn phúc trường tồn dành cho anh chị em trước Thiên Chúa Cha, và ký ức về họ không ngừng nảy sinh hoa trái dư dật.

Các cộng đoàn Giáo Hội và các cơ quan Nhà Nước: các mối quan hệ phải được sống trong sự thật và trong tình bác ái.

7. Một sự phân tích thận trọng tình huống đau thương của những phân hóa trầm trọng nêu trên (xem số 6), liên quan đến các tín hữu và các vị Mục Tử của họ, cho thấy rõ là trong số các nguyên nhân đa dạng, các cơ cấu được áp đặt như là các nhân tố chính quyết định đời sống người Công Giáo đã đóng một vai trò đáng kể. Thực chất là mãi đến ngày nay, việc có được các cơ cấu này nhìn nhận hay không vẫn còn là một tiêu chuẩn để ban cấp tư cách pháp nhân cho một cộng đoàn, một cá nhân, một nơi phụng tự, và qua đó được kể là “chính thức”. Tất cả điều này đã gây ra chia rẽ trong hàng giáo sĩ và trong hàng ngũ giáo dân. Đó là một tình trạng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bên ngoài Giáo Hội, nhưng đã và đang điều kiện hóa cách nghiêm trọng sự phát triển của Giáo Hội, cũng như tạo ra những ngờ vực, những lời tố cáo và trả đũa lẫn nhau, và nó tiếp tục là một điểm yếu đáng quan ngại của Giáo Hội.

Liên quan đến vấn đề tế nhị trong các quan hệ cần phải duy trì với các cơ quan Nhà Nước, một soi sáng cụ thể có thể tìm thấy trong lời mời gọi của Công Đồng Vatican II là noi theo huấn lệnh và phương thức hành động (modus operandi) của Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, Ngài “không mong trở thành một Đấng Mêsia chính trị cai quản bằng sức mạnh 25 nhưng muốn xưng mình là Con Người, Đấng đã đến để phục vụ và ‘để trao ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho muôn người’ (Mc 10:45). Ngài đã tỏ mình ra như là một Tôi Tớ tuyệt hảo của Thiên Chúa, 26 Đấng ‘không bẻ gẫy cây sậy dập nát, hay thổi tắt tim đèn leo lét’ (Mt 12:20) . Ngài nhìn nhận thẩm quyền dân sự và quyền bính của nó khi Ngài bảo phải trả lại những gì thuộc về Xê da, nhưng Ngài cũng đưa ra một lời cảnh cáo rõ ràng rằng quyền bính còn cao trọng hơn thế nữa của Thiên Chúa phải được tôn trọng: ‘Hãy trả cho Xê da những gì thuộc về Xê da, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa (Mt 22:21) . Sau cùng, Ngài đã đưa mạc khải về mình đến độ viên mãn khi hoàn thành công cuộc cứu chuộc trên Thánh Giá, và qua đó đạt đến ơn cứu độ và sự tự do thật sự cho toàn thể nhân loại. Ngài mang chứng tá sự thật 27 nhưng từ chối việc sử dụng bạo lực hầu áp đặt sự thật này lên những ai chống đối lại. Vương Quốc của Ngài không được thiết lập bằng bạo lực, 28 nhưng bằng việc làm chứng và lắng nghe sự thật, và Vương Quốc đó lớn mạnh bởi tình yêu qua đó Chúa Kitô khi bị treo trên Thánh Giá, đã kéo tất cả mọi người lại với Người (Ga 12:32)”. 29

Sự thật và tình bác ái là hai cột trụ nâng đỡ đời sống của cộng đoàn Kitô Giáo. Vì thế tôi đã nhận định rằng “Giáo Hội của yêu thương cũng là Giáo Hội của sự thật, được hiểu chủ yếu như là sự trung tín với Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho các môn đệ của Ngài … Tuy nhiên, nếu muốn gia đình con cái Chúa được sống trong hiệp nhất và bình an, thì điều cần thiết là phải có một ai đó gìn giữ gia đình này trong sự thật và hướng dẫn nó trong khôn ngoan và với thẩm quyền phân định: đây chính là điều cần đến sứ vụ của các Thánh Tông Đồ. Từ đó, chúng ta đi đến một điểm quan trọng, đó là Giáo Hội hoàn toàn bởi Thần Khí, nhưng lại có một cấu trúc, là sự kế thừa tông truyền, với trách nhiệm bảo đảm rằng Giáo Hội tồn tại trong sự thật, được mạc khải bởi Chúa Kitô, Đấng mà từ đó khả năng yêu thương cũng được bắt nguồn… Vì thế, các Thánh Tông Đồ và những vị kế thừa các ngài, vừa là những người canh giữ, những chứng nhân thẩm quyền của kho tàng đức tin được trao phó cho Giáo Hội, vừa là những thừa tác viên của tình bác ái. Đây chính là hai khía cạnh đi đôi với nhau … Sự thật và tình yêu thương là hai mặt của cùng một hồng ân đến từ Thiên Chúa, và nhờ sứ vụ tông đồ, hồng ân này được bảo vệ trong Giáo Hội và được lưu truyền cho chúng ta, cho thời đại của chúng ta!” 30

Chính vì thế, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh rằng “những ai suy nghĩ và hành động khác biệt với chúng ta trong các vấn đề xã hội, chính trị và tôn giáo cũng có quyền đòi hỏi nơi chúng ta sự tôn trọng và tình bác ái. Thực tế, càng bặt thiệp và yêu thương, chúng ta càng hiểu sâu cách thế suy tư của họ, và càng dễ dàng bước vào cuộc đối thoại với họ.” Thế nhưng, Công Đồng Vatican II cũng đồng thời nhắc chúng ta rằng “tình yêu và sự bặt thiệp kiểu này, dĩ nhiên, không được làm chúng ta thờ ơ với chân lý và sự thiện”. 31

So với “chương trình nguyên thủy của Chúa Giêsu”, 32 rõ ràng rằng đòi hỏi của một số cơ cấu, được Nhà Nước hỗ trợ và hoàn toàn xa lạ với cấu trúc của Giáo Hội, muốn đặt mình trên các Giám Mục để lèo lái đời sống của cộng đoàn Giáo Hội, là không phù hợp với tín lý Công Giáo, theo đó, Giáo Hội là “tông truyền” như Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh. Giáo Hội là tông truyền “ngay từ nguồn gốc của mình bởi vì Giáo Hội được xây dựng trên ‘nền tảng của các Thánh Tông Đồ’ (Ep 2:20). Giáo Hội là tông truyền trong một giáo huấn giống y như giáo huấn của các Thánh Tông Đồ. Giáo Hội là tông truyền vì cấu trúc của Giáo Hội đến nay vẫn giống như cấu trúc đã được dạy bảo, được thánh hóa và được hướng dẫn cho đến khi Chúa lại đến bởi các Thánh Tông Đồ, thông qua những người thừa kế của các vị là các Giám Mục trong tình hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô”.33 Thành thử, trong mỗi Giáo Hội địa phương, “chính là nhân danh Chúa mà vị Giám Mục giáo phận [và chỉ có ngài] mới có quyền dẫn dắt đàn chiên được ủy thác cho mình, và ngài thực thi điều đó như người Mục Tử chính đáng, bản quyền và trực tiếp”34; hơn nữa ở cấp quốc gia, chỉ có Hội Đồng Giám Mục hợp luật mới có thể ban hành những hướng dẫn mục vụ có giá trị cho toàn thể cộng đoàn Công Giáo ở nước sở tại. 35

Cũng thế, mục đích đã được tuyên bố của các cơ cấu đề cập trên đây là nhằm thực hiện “những nguyên tắc của độc lập và tự chủ, tự quản và quản lý dân chủ Giáo Hội” 36 là không phù hợp với tín lý Công Giáo, như ngay từ thời Kinh Tin Kính xa xưa đã tuyên xưng Giáo Hội là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.”

Trong ánh sáng của những nguyên tắc được đề ra ở đây, các Mục Tử và anh chị em tín hữu cần nhớ lại rằng việc rao giảng Phúc Âm, giảng dạy giáo lý và hoạt động từ thiện, việc phụng tự, cũng như tất cả các quyết định mục vụ khác, thuộc về thẩm quyền duy nhất của các Giám Mục cùng với các linh mục trong chuỗi liên tục của đức tin được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, và do đó, không thể nào có thể bị chi phối từ bên ngoài.

Trong hoàn cảnh khó khăn này, không ít thành viên trong cộng đoàn Công Giáo đang thắc mắc là liệu việc được chính quyền dân sự nhìn nhận - để có thể hoạt động công khai – có phương hại cách nào đó đến tình hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ hay không. Tôi ý thức đầy đủ rằng vấn nạn này gây ra bất an đau đớn trong con tim các Mục Tử và anh chị em giáo dân. Về điểm này, trước tiên, tôi muốn khẳng định rằng việc kiên quyết và can đảm gìn giữ kho tàng đức tin, sự hiệp thông bí tích và phẩm trật tự bản chất của nó không đối nghịch với việc đối thoại với các cơ quan thẩm quyền về những khía cạnh thuộc lãnh vực dân sự trong đời sống của cộng đoàn. Việc chấp nhận sự công nhận của chính quyền dân sự không gây ra khó khăn cụ thể nào miễn là điều đó không gắn với việc phải phủ nhận những nguyên tắc không thể đảo ngược được của đức tin hay tình hiệp thông Giáo Hội. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp cụ thể, thực ra là trong hầu hết các trường hợp, trong tiến trình công nhận, sự can thiệp của các cơ cấu nhất định đã buộc những người liên quan phải chấp nhận một thái độ, phải làm những cử chỉ và phải cam kết những điều đi ngược lại tiếng nói lương tâm Công Giáo của họ. Do đó, tôi hiểu rằng trong những điều kiện và hoàn cảnh đa dạng như vậy, thật khó có thể xác định đâu là lựa chọn đúng đắn. Vì thế, Tòa Thánh sau khi minh định lại các nguyên tắc, sẽ dành quyền quyết định cho cá nhân vị Giám Mục, là người sau khi tham khảo linh mục đoàn, có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh địa phương, sẽ cân nhắc mọi khả năng chọn lựa cụ thể, và đánh giá các hệ quả có thể xảy ra đối với nội bộ của cộng đoàn giáo phận. Có thể xảy ra là quyết định chung cuộc không nhận được sự đồng thuận của tất cả các linh mục và giáo dân. Tuy nhiên, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng quyết định đó sẽ được chấp nhận, dù là đau đớn; và hy vọng rằng sự hiệp nhất của cộng đoàn giáo phận với vị Mục Tử của mình sẽ được duy trì.

Cuối cùng, thật là tốt đẹp nếu như các Giám Mục và các linh mục, với tấm lòng mục tử đích thực, biết đảm nhận lấy mọi bước có thể để tránh gây ra những tình huống tai tiếng, đánh mất đi các cơ hội hình thành lương tâm của giáo dân, đặc biệt là nơi những người yếu đuối nhất: tất cả những điều này cần được thể hiện trong tình hiệp thông và hiểu biết huynh đệ, tránh việc xét đoán và tố cáo lẫn nhau. Cũng trong trường hợp này, cần phải nhớ, đặc biệt là trong hoàn cảnh không có tự do, để có thể đánh giá được tính chất luân lý của một hành vi, thì điều cần thiết là phải dành sự chú ý đặc biệt để hiểu được những ý muốn thật sự của người trong cuộc, bên cạnh những thiếu sót khách quan. Mỗi trường hợp cần phải được cân nhắc riêng lẻ, và tính đến các hoàn cảnh cụ thể.

Hàng Giám Mục Trung Hoa

8. Trong Giáo Hội – Dân Thiên Chúa – chỉ có những thừa tác viên được thánh hiến, được phong chức sau khi được đào tạo và huấn luyện đầy đủ, mới có quyền thực thi sứ vụ “giáo huấn, thánh hóa và cai quản”. Còn đối với anh chị em giáo dân, chỉ khi nào được sự cho phép của Đức Giám Mục, thì họ mới có quyền thi hành các thừa tác vụ trợ lực liên quan đến việc truyền bá đức tin.

Trong những năm vừa qua, vì rất nhiều lý do khác nhau, anh em, các Hiền Huynh Giám Mục của tôi, đã gặp phải rất nhiều trắc trở vì những người không được “phong chức”, và thậm chí đôi khi chưa được rửa tội, khống chế và đưa ra những quyết định có liên quan đến các vấn đề quan trọng của Giáo Hội, kể cả việc bổ nhiệm các Giám Mục, nhân danh các cơ quan khác nhau của Nhà Nước. Hệ quả là chúng ta đã phải chứng kiến một sự coi nhẹ vai trò của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và của hàng giám mục theo một nhãn quan về Giáo Hội trong đó Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục và linh mục có nguy cơ trở thành những người không gắn bó gì với nhau (de facto) chẳng có chức vụ hay quyền hành gì. Tuy nhiên, như đã được đề cập trước đó, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và hàng giám mục là những yếu tố thiết yếu và sống còn trong tín lý Công Giáo về cơ cấu bí tích của Giáo Hội. Bản chất của Giáo Hội chính là hồng ân của Chúa Giêsu, bởi vì: “Chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4:11-13) .

Việc Đối Thoại và Hiệp Thông – tôi muốn lặp lại (như đã được đề cập trong phần 5 ở trên) – chính là những yếu tố thiết yếu và không thể thiếu được trong Giáo Hội Công Giáo: chính vì thế việc đề nghị ra một Giáo Hội “độc lập” với Tòa Thánh, trong chiều kích tôn giáo, là hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý Công Giáo.

Tôi ý thức rất rõ những vấn nạn trầm trọng mà anh em đã phải đối phó trong tình huống nêu trên để giữ vững lòng trung tín với Đức Kitô, với Giáo Hội của Người, và với Đấng Vị Thánh Phêrô. Khi nhắc với anh em– như Thánh Phaolô đã từng nói (xem Rm 8:35-39) – không gian truân nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, Tôi tin tưởng rằng anh em sẽ làm tất cả những gì có thể, trong khi tín thác vào ơn Chúa, để bảo vệ sự hiệp nhất và tình hiệp thông Giáo Hội cho dẫu phải trả giá bằng cả những hy sinh cao cả.

Nhiều thành viên của Há»™i Đồng Giám Mục Trung Hoa, những người đã hÆ°á»›ng dẫn Giáo Há»™i trong những thập niên qua, đã và sẽ còn tiếp tục Ä‘Æ°a ra má»™t sá»± chứng tá sáng ngời cho các cá»™ng Ä‘oàn của mình và cho Giáo Há»™i Hoàn VÅ©. Má»™t lần nữa, hãy để cho bài tụng ca tạ Æ¡n chân thành được vang lên đến “Vị Trưởng Mục Tá»­â

VietCatholic



Bài liên quan:
Đức Thánh Cha cổ võ Tin Lành và Công Giáo cộng tác với nhau [23.01.2015]
Một bức tượng Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II sắp được khánh thành tại Paris [18.10.2014]
Đức Thánh Cha ôm hôn người bệnh đầy u bướu [08.11.2013]
Kỷ niệm 60 năm sống ơn gọi dâng hiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô [02.10.2013]
80.000 tín hữu tham dự buổi đọc kinh với Đức Thánh Cha [14.04.2013]
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một tháng trong cương vị Giáo hoàng [14.04.2013]
Chỉ luôn muốn sự thiện và nhìn người khác với cái nhìn của Thiên Chúa [05.11.2012]
ĐGH Bênêđictô XVI: Tin là một hành vi Giáo Hội [03.11.2012]
ĐGH Benedicto XVI: Con đường Đức Kitô không phải là con đường của quyền lực hoặc vinh quang trần thế [26.09.2012]
Đức Thánh Cha sẽ không viếng Thánh địa Jerusalem vào năm tới [18.12.2007]


  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net