GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055854613
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i toàn cầu 10.05.2024
Hướng Dẫn về Lá Thư Của Đức Thánh Cha gởi người Công Giáo Trung Hoa
02.07.2007

Xem hình
Qua “Thư gởi cho các Đức Giám Mục, các Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ, và Anh Chị Em Tín Hữu của Giáo Hội Công Giáo tại nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, đề ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI muốn bày tỏ tình yêu thương và sự gần gũi của ngài đối với những người Công Giáo đang sống tại Trung Hoa. Ngài làm thế, hiển nhiên, với tư cách Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử Toàn Thể Giáo Hội.

Từ văn bản của thư này có hai tư tưởng căn bản rất minh bạch: một mặt, là tình cảm của ngài đối với toàn thể cộng đồng Công Giáo tại Trung Hoa, một mặt khác là lòng trung tín nhiệt thành với những giá trị cao cả của truyền thống Công Giáo trên lãnh vực Giáo Hội. Nói khác đi, một bên là lòng nhiệt thành cho đức ái, và một bên là lòng nhiệt thành cho chân lý. Đức Thánh Cha nhắc lại những nguyên tắc căn bản về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vatican II, nhưng đồng thời cũng tính đến những khía cạnh đặc thù của cuộc sống Giáo Hội tại Trung Hoa, đặt chúng trong một bối cảnh thần học tổng thể.

A. Giáo Hội tại Trung Hoa trong năm mươi năm qua

Cộng đồng Công Giáo tại Trung Hoa đã sống đầy sóng gió trong năm mươi năm qua, tiến bước trên một cuộc lữ hành khó khăn và đau đớn, không chỉ hằn sâu dấu vết trên Giáo Hội mà còn khiến cho Giáo Hội tại đây có những đặc tính cá biệt vẫn còn hiện diện cho đến nay.

Cộng đồng Công Giáo đã phải chịu đựng một cuộc bách hại ban đầu vào thập niên 1950 với cuộc trục xuất các Đức Giám Mục và các thừa sai nước ngoài, với việc tống ngục hầu như toàn bộ hàng giáo sĩ và các nhà lãnh đạo của các phong trào giáo dân, với việc đóng cửa các giáo đường và cô lập các tín hữu. Để rồi sau đó vào cuối thập niên 1950 nhà nước tung ra các cơ chế quốc doanh đa dạng, như Văn Phòng Tôn Giáo Vụ và Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa, với mục đích lèo lái và “kiểm soát” tất cả các hoạt động tôn giáo.

Năm 1958, hai vụ tấn phong Giám Mục không có sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha đã diễn ra, khởi đầu cho một loạt các hành động gây thương tổn sâu xa cho tình hiệp thông Giáo Hội.

Trong thập niên 1966 – 1976, cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã xảy ra trên cả nước, bách hại đầy bạo lực cộng đồng Công Giáo, đánh vào cả những Giám Mục, linh mục và các tín hữu đã tỏ ra chiều theo những định hướng mới do nhà cầm quyền áp đặt.

Trong thập niên 1980, với những cử chỉ cởi mở do Đặng Tiểu Bình đưa ra, một thời kỳ hòa dịu với tôn giáo đã bắt đầu với một số triển vọng tiến bộ và đối thoại, dẫn đến việc mở cửa lại các giáo đường, chủng viện và tu viện, và ở một mức nào đó sự phục hoạt đời sống của Giáo Hội. Tin tức đến từ các cộng đoàn của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa đã xác nhận rằng máu của các vị tử đạo lại một nữa trở thành hạt giống đức tin cho những tân tòng: đức tin vẫn sống động trong các cộng đoàn; đa số người Công Giáo đã đưa ra các chứng tá cho đức tin trung tín vào Đức Kitô và Giáo Hội: các gia đình đã trở thành yếu tố then chốt cho việc truyền bá đức tin. Tuy nhiên, bầu khí mới đã gợi lên các phản ứng khác nhau trong cộng đồng Công Giáo.

Trên lãnh vực này, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng một số Mục Tử, “không muốn phục tùng sự kiểm soát vô lý trên đời sống Giáo Hội, và mong muốn duy trì sự trung tín hoàn toàn với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với tín lý Công Giáo, đã chỉ chấp nhận việc truyền chức thầm lặng” nhằm bảo đảm việc mục vụ cho các cộng đoàn của mình. (số 8). Thực ra, như Đức Thánh Cha đã nêu rõ “tình trạng thầm lặng không phải là yếu tố bình thường trong đời sống Giáo Hội, và lịch sử chỉ ra rằng các Mục Tử và anh chị em tín hữu đành phải chấp nhận tình trạng thầm lặng trong lúc gian truân, nhằm duy trì đức tin toàn vẹn, và chống lại sự can thiệp của các cơ quan nhà nước trong những vấn đề nội bộ của Giáo Hội” (thượng dẫn).

Một số vị khác, những người quan tâm đặc biệt đến lợi ích của các tín hữu và với một nhãn quan hướng về tương lai “đã đồng ý việc phong chức mà không có sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha nhưng sau đó đã xin hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với anh em khác trong hàng Giám Mục” (thượng dẫn). Đức Thánh Cha, khi tính đến sự phức tạp của tình hình và vì ao uớc sâu xa đề cao sự tái lập sự hiệp thông hoàn toàn, đã ban cho nhiều vị trong họ “năng quyền giám mục hoàn toàn và hợp luật”.

Khi chú ý phân tích tình hình của Giáo Hội tại Trung Hoa, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ý thức rằng cộng đoàn ở đây đang chịu sự chia rẽ nội bộ lôi cuốn cả các tín hữu lẫn các vị Mục Tử. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng tình trạng đau thương này không xuất phát từ những quan điểm khác biệt về tín lý nhưng là hệ quả của “sự dự phần đáng kể bởi những cơ cấu đã được áp đặt như các yếu nhân quyết định trên đời sống của cộng đoàn Công Giáo” (số 7). Những cơ cấu này với những mục đích được công bố tỏ tường, đặc biệt là những cơ cấu nhắm thiết lập những nguyên tắc của một Giáo Hội ly khai, tự quản lý và tự điều hành, không tương hợp với tín lý Công Giáo. Sự can thiệp này đã đưa đến những tình huống rắc rối nghiêm trọng. Hơn thế nữa, các Giám Mục và các linh mục đã phải chịu sự giám sát nghiêm nhặt và sự o ép trong khi thi hành năng quyền của các ngài.

Trong thập niên 1990, từ nhiều phía và với nhịp độ thường xuyên hơn, các Giám Mục, linh mục đã hướng về Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc và Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để nhận những chỉ thị chính xác của Tòa Thánh về cách thức hành xử của mình liên quan đến những vấn nạn trong đời sống Giáo Hội tại Trung Hoa. Nhiều vị đã hỏi về thái độ phải có đối với nhà nước và với những cơ quan công quyền được trao phó nhiệm vụ xen vào đời sống Giáo Hội. Nhiều thắc mắc khác liên quan mật thiết đến những vấn nạn về bí tích, chẳng hạn khả năng phải đồng tế với những Giám Mục được tấn phong trái phép, hay việc nhận những bí tích từ các linh mục được thụ phong từ các Giám Mục này. Cuối cùng, việc hợp pháp hóa con số đáng kể các Giám Mục được tấn phong trái phép đã làm hoang mang nhiều thành phần trong cộng đoàn dân Chúa.

Thêm vào đó, luật buộc phải đăng ký những nơi thờ phượng và yêu cầu của nhà nước đòi buộc phải có giấy chứng nhận của Hội Công Giáo Yêu Nước đã gây ra những căng thẳng mới và chồng chất thêm những vấn nạn.

Trong những năm này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong nhiều dịp đã đưa ra những thông điệp và những lời kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, thúc giục các tín hữu Công Giáo hãy hiệp nhất và hòa giải với nhau. Những can thiệp của Đức Thánh Cha đã được đón nhận nồng nhiệt, tạo ra lòng khao khát hòa giải, nhưng đáng buồn là những căng thẳng với nhà chức trách và trong nội bộ cộng đoàn Công Giáo không tan biến.

Về phần mình, Tòa Thánh đã đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến những vấn nạn đa dạng, nhưng theo dòng thời gian và trước những tình hình mới với sự gia tăng phức tạp, cần thiết phải tái duyệt toàn bộ nhằm đưa ra câu trả lời minh bạch nhất có thể được cho những thắc mắc và đưa ra sự chỉ dẫn chắc chắn cho các hoạt động mục vụ trong những năm sắp tới.

B. Lịch sử Lá Thư của Đức Thánh Cha

Những vấn nạn đa dạng dường như đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Giáo Hội tại Trung Hoa trong những năm gần đây đã được phân tích kỹ lưỡng và thận trọng bởi một Ủy Ban đặc biệt gồm các chuyên viên về Trung Hoa và các thành viên trong giáo triều Rôma, những người theo dõi sát tình hình. Khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI quyết định triệu tập một cuộc họp từ 19 đến 20 tháng Giêng năm 2007 bao gồm nhiều giáo sĩ từ nhiều nơi, kể cả từ Trung Hoa, Ủy Ban nêu trên đã đưa ra một tài liệu nhắm bảo đảm một cuộc bàn thảo sâu rộng về nhiều điểm, trong khi thu thập những đề nghị thực hành do các tham dự viên đưa ra và kiến nghị những chỉ dẫn có tính thần học và mục vụ cho cộng đoàn Công Giáo tại Trung Hoa. Đức Thánh Cha, người đã ưu ái tham dự phiên bế mạc của hội nghị, đã quyết định, bên cạnh một số điều khác nữa, sẽ gởi một Lá Thư đến các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em tín hữu.

C. Nội Dung Lá Thư

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI viết cho người Công Giáo Trung Hoa: “Không dám nhận là đương đầu với mọi chi tiết về những vấn đề phức tạp mà anh chị em biết rõ, tôi muốn qua thư này đưa ra một số chỉ dẫn liên quan đến đời sống của Giáo Hội và nghĩa vụ truyền giáo tại Trung Hoa, ngõ hầu giúp anh chị em khám phá điều Chúa và Thầy Giêsu Kitô muốn nơi anh chị em” (số 2). Đức Thánh Cha lặp lại những nguyên tắc căn bản của Giáo Hội Công Giáo nhằm làm sáng tỏ những vấn nạn quan trọng hơn, với nhận thức rằng ánh sáng tỏa ra từ những nguyên tắc này sẽ đem lại sự trợ giúp trong việc đối phó với những vấn nạn đa dạng và những khía cạnh cụ thể hơn của đời sống cộng đoàn Công Giáo.

Trong khi bày tỏ niềm vui lớn lao trước sự trung tín được thể hiện nơi các tín hữu Trung Hoa trong năm mươi năm qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tái khẳng định giá trị khôn lường của những đau khổ và bách hại mà họ phải gánh chịu vì Tin Mừng, và ngài hướng mọi người chú ý đến lời kêu gọi tha thiết cho hiệp nhất và hòa giải. Vì ý thức rằng sự hòa giải hoàn toàn “không thể xảy ra một sớm một chiều”, ngài kêu gọi con đường “hòa giải này được nâng đỡ bởi gương sáng và lời cầu nguyện của đông đảo các ‘chứng nhân đức tin’, những người đã phải đau khổ và đã thứ tha, đang dâng hiến cuộc sống của mình cho tương lai Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa” (số 6).

Trong bối cảnh này, những lời của Chúa Giêsu “Duc in altum” (thả lưới chỗ sâu) (Lk 5:4) tiếp tục reo lên. Đó là một thành ngữ mời gọi chúng ta “nhớ lại quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng nhiệt thành và hướng nhìn về tương lai với sự vững tin”. Tại Trung Hoa, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, “Giáo Hội được mời gọi là một nhân chứng cho Chúa Kitô, hướng nhìn về tương lai với hy vọng và – trong khi công bố Tin Mừng – đương đầu với những thách đố mới mà người Trung Hoa phải đối diện” (số 3). Đức Thánh Cha khẳng định: “Tại quốc gia của anh chị em, việc công bố Chúa Kitô chịu đóng đinh, và đã sống lại sẽ có thể đạt đến mức độ trong đó, với lòng trung tín với Tin Mừng, và trong niềm hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với Giáo Hội Hoàn Vũ, anh chị em có thể thực hành những dấu chỉ của yêu thương và hiệp nhất” (thượng dẫn).

Đối diện với vài vấn nạn cấp bách hơn xuất phát từ những thắc mắc do các Giám Mục và linh mục đặt ra với Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến việc các giới chức chính quyền nhìn nhận giáo quyền của các giáo sĩ thầm lặng (x. số 7) và ngài chú ý đặc biệt hơn tới vấn đề Hàng Giáo Phẩm Trung Hoa (x. số 8), đặc biệt đề cập đến những vấn đề chung quanh việc bổ nhiệm Giám Mục. Đặc biệt đáng kể là những chỉ dẫn mục vụ Đức Thánh Cha đưa ra cho cộng đoàn, trong đó nhấn mạnh trước tiên đến hình ảnh và sứ vụ của Giám Mục trong cộng đoàn giáo phận: “không có gì nếu không có Giám Mục”. Thêm vào đó, ngài đưa ra chỉ dẫn cho việc đồng tế trong Thánh Lễ và ngài khích lệ sự hình thành các cơ cấu giáo phận theo những chuẩn mực của giáo luật. Ngài không quên đưa ra những đường hướng huấn luyện linh mục và đời sống gia đình.

Về quan hệ giữa cộng đoàn Công Giáo với nhà nước, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong một cách thế điềm tĩnh và trân trọng, nhắc lại tín lý Công Giáo, đã được hình thành mới mẻ bởi Công Đồng Vatican II. Sau đó, ngài bày tỏ hy vọng chân thành rằng cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Hoa sẽ đạt được tiến bộ ngõ hầu có thể đạt đến một thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục, dành được quyền thực hành đức tin đầy đủ cho người Công Giáo như hệ quả của việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng chân chính, và đạt đến sự bình thường hóa quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Bắc Kinh.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha hủy bỏ tất cả những chỉ thị và hướng dẫn chuyên biệt có tính cách mục vụ trước đây và gần đây do Tòa Thánh đưa ra cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Những hoàn cảnh đổi thay trong điều kiện tổng quát của Giáo Hội tại Trung Hoa và những khả năng về truyền thông giờ đây cho phép người Công Giáo tuân theo những chuẩn mực chung về giáo luật của Giáo Hội và nếu cần có thể liên hệ với Tòa Thánh. Trong mọi biến cố, những nguyên tắc tín lý làm nền tảng cho những chỉ thị và hướng dẫn nêu trên giờ đây được ứng dụng mới mẻ theo những hướng dẫn chứa đựng trong Lá Thư (x. số 18).

D. Giọng điệu và tầm nhìn của Lá Thư

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gởi đến toàn thể Giáo Hội tại Trung Hoa một lá thư với sự quan tâm thiêng liêng và với một giọng văn mang đậm mầu sắc mục vụ. Ý định của ngài không phải là tạo ra những tình huống đối đầu gay gắt với một vài cá nhân hay một vài nhóm cụ thể nào: dù rằng ngài bày tỏ những đánh giá đối với những tình huống nhất định, ngài làm thế với sự am hiểu sâu xa về những khía cạnh bất khả kháng và về những con người có liên quan, trong khi đề cao hết sức minh bạch những nguyên tắc thần học. Đức Thánh Cha mong muốn mời gọi Giáo Hội trung tín hơn với Chúa Giêsu Kitô và ngài nhắc tất cả người Công Giáo Trung Hoa về nghĩa vụ phải là nhà truyền giáo trong bối cảnh cụ thể hiện nay của đất nước họ. Đức Thánh Cha chiêm ngưỡng với lòng kính trọng và cảm tình sâu đậm lịch sử cổ đại và cận đại của dân tộc Trung Hoa to lớn và một lần nữa khẳng định ngài sẵn sàng dự phần vào cuộc đối thoại với nhà cầm quyền Trung Hoa trong nhận thức rằng sự bình thường hóa đời sống Giáo Hội tại Trung Hoa là tiền đề cho một cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và xây dựng với nhà cầm quyền. Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, cũng như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tin tưởng vững chắc rằng sự bình thường hóa này sẽ là một đóng góp khôn sánh cho hòa bình trên thế giới, qua đó góp thêm một mảnh không thể thay thế được vào bức tranh ghép mảnh của sự cùng tồn tại hòa bình giữa các dân tộc.

© Phòng Báo Chí Tòa Thánh



Nguồn : VietCatholic News

J.B. Đặng Minh An (dịch)



Bài liên quan:
Đức Thánh Cha cổ võ Tin Lành và Công Giáo cộng tác với nhau [23.01.2015]
Một bức tượng Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II sắp được khánh thành tại Paris [18.10.2014]
Đức Thánh Cha ôm hôn người bệnh đầy u bướu [08.11.2013]
Kỷ niệm 60 năm sống ơn gọi dâng hiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô [02.10.2013]
80.000 tín hữu tham dự buổi đọc kinh với Đức Thánh Cha [14.04.2013]
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một tháng trong cương vị Giáo hoàng [14.04.2013]
Chỉ luôn muốn sự thiện và nhìn người khác với cái nhìn của Thiên Chúa [05.11.2012]
ĐGH Bênêđictô XVI: Tin là một hành vi Giáo Hội [03.11.2012]
ĐGH Benedicto XVI: Con đường Đức Kitô không phải là con đường của quyền lực hoặc vinh quang trần thế [26.09.2012]
Đức Thánh Cha sẽ không viếng Thánh địa Jerusalem vào năm tới [18.12.2007]


  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net