GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 055703245
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i toàn cầu 04.05.2024
Bốn năm tại vị của Đức giáo hoàng Phanxicô: Những đổi mới và những chống đối
17.03.2017

Bốn năm bằng một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, quá ngắn để thực hiện một chính sách cần thời gian, và cũng quá đủ để tạo những điểm cá biệt đáng ghi nhớ. Dĩ nhiên không phải vị giáo hoàng nào cũng thực hiện được công trình vĩ đại như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII với Công Đồng Vatican II trong thời gian trị vì rất ngắn. Đối với thế giới bên ngoài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn nổi tiếng và gây được nhiều cảm tình vì những lời nói thẳng, bộc trực, chân thành, những quan niệm phóng khoáng, cởi mở, và những cử chỉ nhân ái, đặc biệt với những người nghèo và những thành phần bị gạt sang bên lề xã hội. Tuy nhiên, trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, có những tiếng xầm xì, đôi khi công khai, phản đối một số biện pháp, lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng, cho rằng trái với văn hóa và thần học Công Giáo.

Ngày 13-3-2017 là ngày kỷ niệm 4 năm Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại vị. Ngài đã qua tuổi 80 từ ngày 17-12-2016 nhưng vẫn mạnh khỏe thể chất và đầy năng lực tinh thần. Bốn năm bằng một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, quá ngắn để thực hiện một chính sách cần thời gian, và cũng quá đủ để tạo những điểm cá biệt đáng ghi nhớ. Dĩ nhiên không phải vị giáo hoàng nào cũng thực hiện được công trình vĩ đại như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII với Công Đồng Vatican II trong thời gian trị vì rất ngắn. Đối với thế giới bên ngoài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn nổi tiếng và gây được nhiều cảm tình vì những lời nói thẳng, bộc trực, chân thành, những quan niệm phóng khoáng, cởi mở, và những cử chỉ nhân ái, đặc biệt với những người nghèo và những thành phần bị gạt sang bên lề xã hội. Tuy nhiên, trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, có những tiếng xầm xì, đôi khi công khai, phản đối một số biện pháp, lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng, cho rằng trái với văn hóa và thần học Công Giáo. Những thành phần phản biện (contestataire) này tuy là thiểu số và đều thuộc giới bảo thủ, sợ thay đổi, nhưng tiếng nói của họ cũng cần được phân giải trong tinh thần hòa thuận, thương yêu để giữ sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

Trong 4 năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã để lại những dấu ấn gì?

1/ Đức Giáo Hoàng không muốn thay đổi cơ cấu Giáo Hội và giáo quyền, không muốn thay đổi văn hóa Công Giáo đã thấm nhập văn hóa của một phần nhân loại quan trọng trong hai thiên niên kỷ qua. Nếu nói cuộc cải cách của ngài là một cuộc cách mạng thì đó là “Cuộc cách mạng của sự dịu dàng” (révolution de la tendresse) như báo Le Figaro ngày 10-3-2017 đã gọi. Ngài muốn thay đổi não trạng, không thay đổi cơ cấu. Cũng cơ cấu đó, nhưng với não trạng khô cứng, ù lỳ, cơ cấu sẽ trở thành bộ máy cổ lỗ, không hồn.

2/ Đối với luật luân lý, ngài nhấn mạnh đến “Lòng Thương Xót”. Từ Thiên Chúa, Lòng Thương Xót phải lan tỏa xuống hết mọi người, bắt đầu bằng hàng giáo phẩm, để thông cảm với từng hoàn cảnh, tìm cách giúp đỡ và giải quyết cho từng trường hợp. Không thể viện Giáo Luật và truyền thống để xua đuổi một bà mẹ không chồng đến nhà thờ xin rửa tội cho con (trường hợp do chính ĐGH đưa ra). Ngài cũng cho phép các linh mục coi xứ được cứu xét từng trường hợp những người ly thân, ly dị được nhận ơn xá giải và được rước lễ. Giáo Hội không muốn từ chối một ai, không đẩy con cái Giáo Hội vào đường bế tắc. Tất cả chỉ vì Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ngài đã triển khai và hướng dẫn vấn đề tình yêu trong Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Tình Yêu).

3/ Đối với hàng giáo phẩm, Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các chủ chiên từ cấp cao tới cấp thấp phải thay đổi não trạng và cách sống, tránh những phô trương thời thượng, trình diễn bề ngoài, đừng rơi vào tình trạng hài kịch quyền hành, tức giáo sĩ trị, không duy trì một “Giáo Hội triều đình” như ở châu Âu thời Trung Cổ. Chính ngài đã làm gương: không mang giầy đỏ và đứng trên thảm lót trong lễ nhậm chức, không sống trong dinh giáo hoàng nhưng ở trong một apartment khiêm tốn, không đi xe limousine nhưng lựa một xe nhỏ rẻ tiền. Bản chất của Giáo Hội phải nghèo và phục vụ người nghèo. Chính ngài đã nhiều lần ăn sáng, ăn tối với những ngươi vô gia cư, thăm viếng tù nhân, rửa chân và hôn chân những người bệnh hoạn, khuyết tật. Quyền hành như thế, già cả như thế mà còn bầy tỏ lòng khiêm nhường, thương yêu, nghèo khó. Lời nói đi đôi với việc làm. Như vậy đã đủ làm gương chưa?

4/ Về phương diện địa dư chính trị (Géopolitique), Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người châu Mỹ La Tinh (Nam Mỹ) nên tư tưởng rất thoáng và muốn ôm lấy cả địa cầu, mỗi vùng mỗi vấn đề, tùy theo hoàn cảnh địa lý và chính trị riêng. Trước hết, ngài mong muốn một địa cầu tươi đẹp với những người sống trên đó biết bảo vệ môi sinh, gìn giữ căn nhà trần thế đẹp đẽ mà Thiên Chúa đã ban cho. Tư tưởng này đã được trình bầy cụ thể trong tông huấn Laudato Si’ (Bảo Vệ Ngôi Nhà Chung). Sau đó là giải quyết bằng tình yêu thương huynh đệ những vấn đề đặc trưng của từng vùng hay giữa các quốc gia, như chống việc dựng những bức tường ngăn cách, khinh dể người nghèo, kỳ thị tôn giáo, không quan tâm giúp đỡ nạn nhân của các cuộc chiến tranh, ngăn chặn hay hạn chế việc di dân tại châu Âu và Hoa Kỳ. Đức Giáo Hoàng không can thiệp vào những vấn đề chính trị, nhưng một mục tử đại diện cho tất cả các mục tử trên thế giới mà không lên tiếng chống đối những chia rẽ, bất công, kêu gọi tình thương và sự giúp đỡ cho người nghèo, người cô thế, nạn nhân của tranh chấp, thì ai sẽ lên tiếng? Ngay Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cũng đã từng khuyên các mục tử đừng làm “chó câm” trước những bất công và sự ác ở đời.

Tất cả những điều trên là thay đổi quan niệm cũ bằng quan niệm mới, thay đổi trong lề luật và bằng tình thương yêu, liên đới. Dù vậy cũng có người không bằng lòng vì đụng tới thói quen suy nghĩ và hành động của họ.

Tác giả thần học Michael Sean Winters đã bẻ gãy mọi lập luận chống đối bằng cách nêu rõ con đường tâm linh mà Đức đương kim Giáo Hoàng muốn Giáo Hội đi: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đối chất với những lời cáo buộc cho rằng bất cứ sự thay đổi nào cũng là một sự đầu hàng đối với nền văn hóa, dội một gáo nước lạnh vào giáo lý Công Giáo và đổ tội lên đầu những sự thay đổi ấy. Ngài nhắc nhở toàn thể Giáo Hội rằng việc rao giảng Tin Mừng và thần học cùng với các mục vụ kèm theo phải xuất phát từ gốc rễ của Tin Mừng Công Giáo, và không được để cho bất cứ vỏ bọc mang tính thần học, văn hóa hay luật nào ngăn cản Giáo Hội khỏi nhiệm vụ chính yếu là loan báo Tin Mừng, Tin Mừng của Lòng Thương Xót, đặc biệt đến cho những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề” (VRN’s - Huỳnh Phi chuyển ngữ).

Thời đại nào có giáo hoàng nấy. Mỗi giáo hoàng có tâm tính và khả năng riêng đáp ứng nhu cầu của thời đại mình. Đó cũng là một thứ huyền nhiệm. Thử tưởng tượng trong thời buổi cởi mở đến rối loạn luân lý và tinh thần như hiện nay, nếu vị đứng đầu Giáo Hội cứ khư khư nắm lề luật cứng rắn và thói quen cũ, không biết uyển chuyển và thương yêu, không biết ôm lấy con người mà chỉ đuổi người đi, thì hậu qủa sẽ ra sao và bộ mặt Giáo Hội sẽ như thế nào?

Phải chăng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một chọn lựa huyền nhiệm cho thời đại chúng ta đang sống?


Mặc Giao




  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net