GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 056112144
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Các tin-bài khác 20.05.2024
Triển vọng dùng tế bào gốc người lớn
16.09.2007

Việc nghiên cứu tế bào gốc gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi. Giáo Hội Công Giáo đôi khi bị chỉ trích cách sai lầm cho rằng đã chống lại việc nghiên cứu này.
Sự thực khác xa những chỉ trích như thế. Giáo Hội Công Giáo luôn luôn khuyến khích khoa học tìm ra các phương thế trị liệu các bệnh hiểm nghèo, trong đó có việc nghiên cứu tế bào gốc và áp dụng nó vào việc trị liệu.

1. Mâu thuẫn của văn hóa phản sự sống

Tế bào gốc là các tế bào trong cơ thể có khả năng tự sản xuất và sản xuất ra các tế bào chuyên biệt khác. Khi lấy các tế bào gốc này chích cho các bệnh nhân, chúng sẽ lớn lên và phát triển và tái tạo được nhiều chức phận, giúp họ bình phục. Hiện nay người ta hay áp dụng thủ tục này vào việc tái tạo tủy xương cũng như các cơ bắp của tim mạch. Tế bào gốc nơi người lớn hiếm và bị cho là thiếu đa năng. Nhưng lấy tế bào gốc khỏi người lớn không làm hại gì tới họ cả. Tế bào gốc nơi phôi thai (embryo), trái lại, nhiều hơn và tỏ ra đa năng hơn nhiều, nhưng lấy tế bào gốc khỏi phôi thai đồng nghĩa với việc giết chết nó.

Nền văn hóa phò sự sống của Đạo Công Giáo không cho phép việc giết hại này vì bào thai được định nghĩa là một nhân vị với đầy đủ mọi quyền lợi như bất cứ ai, đặc biệt là quyền sống. Nền văn hóa phản sự sống không coi nó là một con người, một nhân vị, nên tự do sử dụng nó như một tiện ích.

Nền văn hóa này rõ ràng tự mâu thuẫn với chính họ. Còn nhớ năm 2003, các nhà khoa học Do Thái và Hoa Kỳ cho rằng có thể lấy trứng từ các bào thai bị phá để chữa các bệnh về hiếm muộn, khiến trong tương lai có thể có những hài nhi được sinh ra từ ‘các bà mẹ’ mà chính họ chưa bao giờ được sinh ra. Mấy ngày sau, một khoa học gia Mỹ thông báo mình đã tạo được một phôi thai lưỡng tính (á nam á nữ) trong chương trình nghiên cứu trị liệu các phôi thai có khuyết điểm. Nhận định về điều ấy, đức tổng giám mục Peter Smith của Cardiff, xứ Wales, cho hay: “Có điều gì đó thật hết sức lầm lẫn với xã hội ta là xã hội dám xem sét đến cả việc thu lượm trứng từ buồng trứng của một bào thai bị phá. Làm thế nào ta lại đi nhìn nhận rằng cái bào thai bị phá kia đủ tính nhân bản để có thể trở thành cha mẹ sinh học nhưng lại không đủ tính nhân bản để có quyền sống” (1)

2. Văn hóa phò sá»± sống

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng mọi sự sống phải được kính trọng từ lúc tượng thai cho đến lúc chết tự nhiên. Trong quá khứ, đã có sự bất đồng giữa các nhà thần học về việc sự sống con người bắt đầu khi nào. Đối với họ, vấn đề then chốt không phải là thời điểm phân chia tế bào (fission of nuclei) trong cái trứng đã thụ tinh (một ý niệm khoa học họ không biết tới) nhưng là thời điểm Thiên Chúa tạo dựng linh hồn trong hữu thể nhân bản vừa được tạo hình. Linh hồn được miêu tả như nguyên lý tổ chức và trao ban sự sống làm cho sự sống con người ra khác so với tình trạng súc vật và cây cỏ.

Một số nhà thần học buổi đầu lý luận rằng bào thai nào đã thành hình thì nhận được linh hồn, còn bào thai nào không thành hình thì không nhận được. Vấn đề tranh luận là lúc nào ‘việc tạo hồn’ (ensoulment) kia xẩy ra. Thánh Augustinô, chẳng hạn, tin rằng việc tạo hồn này xẩy ra sau khi bào thai sống được 46 ngày. Tuy thế, ngài vẫn dạy rằng mọi bào thai phải được đối xử với lòng kính trọng và giết bất cứ bào thai nào cũng là điều sai trái.

Tương đối chỉ mới đây thôi, các khoa học gia mới hiểu cách rõ ràng cách bắt đầu của sự sống. Các học sinh môn sinh vật học của ban trung học nay đã quen thuộc với các hạn từ như tinh dịch, tinh trùng, trứng, DNA và liên kết tế bào (fusion of nuclei), nhưng các ý niệm này trước đây rất xa lạ trong phần lớn lịch sử con người. Thời Trung Cổ chẳng hạn, người ta thường tin rằng bào thai được tạo nên nhờ hành động của tinh dịch trên máu kinh nguyệt.

Ngày nay, ta biết rằng sự sống khởi đầu lúc thụ thai. Ta có thể dùng nhiều từ ngữ để mô tả nó (tiết hợp tử [zygote], phôi thai [embryo] hay bào thai [foetus]), nhưng tất cả các từ ngữ này đều chỉ về hữu thể nhân bản. Trứng đã thụ tinh có một cơ cấu nội tại và gần như tức khắc bắt đầu phân chia và tăng trưởng. Trong các giai đoạn phát triển hết sức sớm sủa này, nó có thể chia thành hai đưa lại kết quả sinh đôi. Bào thai là một toàn bộ sống động, chứ không phải là thành phần của một cái gì lớn hơn. Cái mốc ý nghĩa trong đời sống con người là việc sinh ra, nhưng đứa trẻ sơ sinh đã sống khoẻ và sống thực trước đó rồi. Dù bào thai khởi đầu chỉ là một mớ tí hon các tế bào chẳng giống em bé sơ sinh chút nào, nhưng các tiến bộ trong kỹ thuật ngày nay giúp ta có thể thấy hình ảnh của bào thai đang phát triển ấy đó chính là em bé đang triển nở.

Bào thai là một nhân vị (person) theo nghĩa là thành viên của loài người, dù chưa tăng trưởng đầy đủ và chưa được sinh ra. Nền đạo đức học nhân vị phò sự sống và việc bảo vệ quyền được sống của trẻ chưa sinh được dẫn khởi từ cái hiểu nhậy cảm về ‘nhân vị’ do người Công Giáo và hàng triệu những người khác chủ trương. Văn kiện Donum Vitae (Quà Phúc Sự Sống) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc tạo sinh nhân tạo cho rằng bào thai phải được đối xử như một nhân vị ở mọi giai đoạn phát triển từ lúc thụ thai.

Lấy tế bào gốc từ nó là giết chết nó, là chà đạp lên quyền sống của một con người. Giáo Hội Công Giáo lên tiếng chống đối là chống đối việc ấy.

3. Dùng tế bào gốc người lớn

Trong thời gian gần đây, bước nhẩy vọt vĩ đại trong cái hiểu của chúng ta về nguồn gốc và việc phát triển sự sống đã được nới rộng giúp ta hiểu chi tiết hơn các tế bào đã phát triển và trở nên chuyên biệt hóa như thế nào. Kiến thức khoa học mới này đã đem lại niềm hy vọng sự sống nhân bản sẽ trở nên tốt hơn, nhất là sự sống nơi những người bị các chứng ngặt nghèo hạn chế tối đa những điều họ có thể làm được.

Niềm hy vọng trên rất quan trọng đối với nền văn hóa sự sống, là nền văn hóa được điều hướng không phải chỉ để bảo vệ sự sống, mà còn để phát triển, chăm sóc, cử hành và vui hưởng sự sống nữa. Tuy nhiên, các khai triển có tiềm năng cần được lượng giá dưới ánh sáng các nguyên tắc đạo đức, và không nên diễn tiến chỉ vì ta có khả năng kỹ thuật để làm thế.

Ngày 18 tháng 9 năm 2006, ngỏ lời với các tham dự viên cuộc hội thảo khoa học quốc tế “Tế Bào Gốc: Có Tương Lai Gì Cho Trị Liệu?” do Hàn Lâm Viện Giáo Hòang Về Sự Sống và Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo tổ chức tại Viện Augustinum ở Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđichtô 16 thúc đẩy việc dùng tế bào gốc người lớn để nghiên cứu, gọi nó là “công trình khoa học biết kính trọng sự sống” và mở ra “nhiều khả thể hào hứng đối với những chứng bệnh hiện được coi là bất trị”. Theo ngài, Giáo Hội chào đón các tiến bộ khoa học. Nhưng “tiến bộ chỉ chân thực nếu nó phục vụ con người, làm chính con người tăng trưởng, không những khả năng kỹ thuật mà cả khả năng luân lý của họ nữa”. Trong chiều hướng ấy, “việc nghiên cứu tế bào gốc người lớn (somatic stem cells) đáng được chấp thuận và khích lệ khi nó hội tụ kiến thức khoa học, kỹ thuật tân tiến nhất trong lãnh vực sinh học, và đạo đức học là khoa học đòi phải kính trọng các hữu thể nhân bản trong mọi giai đoạn hiện hữu của họ. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến sự kiện Giáo Hội Công Giáo, trong suốt hơn 2,000 năm nay, luôn yểm trợ các nghiên cứu nhằm chữa lành các bệnh tật để phục vụ nhân loại. “Có chống chăng là chống những hình thức nghiên cứu có liên hệ đến việc dẹp bỏ có kế hoạch các hữu thể nhân bản đã có sự sống rồi, dù chưa được sinh ra”. Những hữu thể nhân bản ấy “cùng có một phẩm giá như bất cứ cá nhân nhân bản nào khác kể cả chính những nhà nghiên cứu”. Những hình thức nghiên cứu tế bào gốc phôi thai “không những thiếu ánh sáng của Chúa mà còn thiếu cả tính nhân loại nữa”. Vì “con người không phải là một đồ vật để liệng bỏ, mỗi cá nhân biểu tượng cho sự hiện hữu của Thiên Chúa nơi trần gian… Xã hội không thể nào đấu tranh chống lại tội ác cách hữu hiệu nếu chính mình lại hợp pháp hóa tội ác trong lãnh vực các sự sống đang được sinh ra”

Ngày 27 tháng 6 vừa qua, ngỏ lời với các khoa học gia tham dự cuộc hội thảo quốc tế về nghiên cứu tế bào gốc tổ chức tại Đại Học La Sapienza ở Rôma, Đức Bênêđichtô khích lệ họ nghiên cứu việc dùng tế bào gốc người lớn để điều trị bệnh tim, “lập trường của Giáo Hội, được lý trí và khoa học nâng đỡ, thật rõ ràng: nên khích lệ và cổ vũ chính đáng các tìm tòi khoa học với điều kiện nó không gây thiệt hại cho các hữu thể nhân bản khác” (2)

4. Trường hợp Ä‘iển hình

Luận chứng ủng hộ việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu cho rằng việc này gia tốc khả thể chữa trị các bệnh hiểm nghèo. Điều ấy chưa được mọi khoa học gia thừa nhận. Có người cho rằng: “Tôi không an tâm đối với việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu – và phần lớn câu truyện chỉ là quảng cáo thổi phồng (hype). Còn rất nhiều việc phải làm trước khi việc nghiên cứu này có tính hữu dụng. Trong khi ấy, tại sao lại không dùng tế bào người lớn để nghiên cứu? Nếu ta không khuyến khích các nhà khoa học của ta chịu làm việc ấy thì cộng đồng ta sẽ lỡ mất cơ hội khi người thuộc các vùng khác trên thế giới sẽ hưởng được lợi ích của việc nghiên cứu này” (3).

Thực ra, các nhà khoa học phò sự sống đã từ lâu bắt tay vào công việc nghiên cứu dùng tế bào gốc người lớn để trị liệu rồi và hiện đã mang lại nhiều thành quả hứa hẹn.

A. Kinh nghiệm Úc Châu

Tờ The Catholic Weekly của Sydney, bộ 66, số 4382 ngày 9 tháng 9 (4) vừa qua đưa tin vui “Phát Hiện Mới Trong Việc Dùng Tế Bào Gốc Người Lớn Trị Bệnh Tim”. Damir Govorcin, tác giả bài báo, cho hay đây là một thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, diễn ra tại bệnh viện John Hunter thuộc thành phố Newcastle (cách Sydney chừng 150 cây số về hướng Bắc), trong đó các bệnh nhân được chích các tế bào gốc lấy từ chính họ cách nay 6 tháng. Kết quả, họ ít lên cơn đau tim hơn, ít phải dùng thuốc hơn, và chức năng của tim trở nên tốt hơn trước nhiều.

Đứng đầu dự án này là bác sĩ Suku Thambar, một chuyên gia về tim. Ông dùng các tế bào gọi là mesenchymal precursor, tức các tế bào gốc có nhiệm vụ làm gia tăng các tế bào chất béo, sụn, xương và cơ bắp xương và có thể dùng cho trị liệu pháp tái tạo tế bào gốc trong việc thay thế xương, sụn hay bắp thịt. Ông tách ly chúng và nuôi chúng trong phòng thí nghiệm khoảng 8 tuần lễ bằng cách dùng kỹ thuật của công ty kỹ sinh Mesoblast của Melbourne.

Đức Cha Anthonyh Fisher O.P., phối hiệp viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 và phụ trách Sự Sống Và Sức Khỏe của Tổng Giáo Phận Sydney, cho hay: “Không ai bị giết vì những trị liệu này. Tế bào gốc của chính bệnh nhân được thu lượm, chuẩn bị rồi trao lại cho chính họ, với kết quả tuyệt diệu. Và vì các tế bào gốc đó là của chính họ, nên cũng không có vấn đề không thích ứng về phương diện miễn dịch (immune rejection)”. Ngài cũng thêm rằng “Quả là đáng tiếc khi các nhà làm luật và những nhà cung cấp ngân khoản cho nghiên cứu y khoa đã chọn phương thức đưa chúng ta xuống những con đường cùng của luân lý và trị liệu trên Phố Sinh Vô Tính và Hẻm Diệt Phôi Thai (Cloning Street & Embryo Destruction Alley) lúc chúng ta có con đường thông suốt ngay ở trước mắt mình”

Bác sĩ Thambar cho biết sau khi áp dụng thủ tục gây tê từng phần, khoảng 100 triệu tế bào gốc đã được chích vào các phần bị hư hao trong tim từng bệnh nhân để chúng tạo ra những mô mới. Ông thông báo các cơ bắp tim của tất cả các bệnh nhân đều được hồi phục, 4 trong số 6 bệnh nhân đã giảm các vụ đau tim, 3 người cho thấy những cải thiện đáng kể trong vận hành của tim và 5 người giảm hẳn đau ngực và cần ít thuốc men hơn. Theo ông, “dự án này được thiết lập để thử nghiệm tính an toàn của việc dùng các tế bào gốc hiếm hoi này nơi con người, cho nên có được những hiệu nghiệm sơ khởi như thế này quả là điều phấn khích. Giờ đây, chúng ta biết rõ các tế bào gốc này có tiềm năng tạo ra những cơ bắp mới cho tim và chắc chắn chúng phục hoạt các cơ bắp hiện hữu của tim. Và đây là công việc hoàn toàn của người Úc”.

Bác sĩ Brigid McKenna, viên chức chủ nhiệm Văn Phòng Sự Sống của Tổng Giáo Phận Sydney cho hay: “Đây là một thí dụ nữa cho thấy một cuộc nghiên cứu y khoa vừa hứa hẹn về y khoa vừa có cơ sở vững chãi về đạo đức học. Cuộc nghiên cứu tế bào gốc người lớn đầy hứng thú này chứng tỏ rằng khoa học không cần phải tạo ra để rồi giết chết bào thai nhân bản ngõ hầu đem lại cải thiện cho cuộc sống của bệnh nhân”.

Phần Bác Sĩ Thambar, ông cho hay giai đoạn kế tiếp của dự án sẽ chú trọng đến các tế bào gốc của người hiến tặng (allogeneic cells). Việc này sẽ cho phép việc điều trị được áp dụng cho nhiều loại bệnh nhân hơn nữa. Ông nói: “Tủy xương nơi người lớn tuổi không tốt bao nhiêu nữa, và họ chính là những người thường cần được chăm sóc về tim mạch hơn cả, nên chúng tôi trông mong có được những cuộc thử nghiệm trong đó được dùng các tế bào của những người hiến tặng còn mạnh khỏe”.

Đức Cha Fisher cho hay Giáo Hội kêu gọi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu y khoa hãy “sắp xếp lại các ưu tiên của họ” và cương quyết ủng hộ những cuộc nghiên cứu phò sự sống như dự án tại bệnh viện John Hunter. Vì “đây lại là một chứng minh nữa cho thấy các khả thể chữa bệnh của các tế bào gốc người lớn được lấy ra một cách hợp đạo đức”.

B. Kinh nghiệm Hoa Kỳ

Cũng trong số báo trên của tờ The Catholic Weekly (5), ký giả Jennifer Mesko nhắc đến trường hợp khỏi bệnh tim của bà Carron Morrow, một phụ nữ Mỹ thuộc bang Alabama, nhờ dùng tế bào gốc người lớn.

Người đàn bà 58 tuổi hành nghề tổ chức các cuộc đình đám (event planner) này thuật lại: năm ngoái, khi bà đang treo mấy chiếc đèn Nhật Bản cho một tiệc cưới thì bị lên cơn nhồi máu cơ tim lần thứ tư. Một tuần lễ sau, bác sĩ cho bà hay bà là một trái bom đã định giờ nổ (time bomb). Vì phía phải tim bà chỉ còn hoạt động chưa được 50%. Họ đã từng gắn bộ phận căng động mạch (stent) và máy theo dõi và điều chỉnh nhịp tim (defillibrator). Nhưng nay họ phải cho bà lên danh sách chờ giải phẫu. Bà cho hay: “Tôi chỉ còn biết khóc, tự nghĩ: mình chết mất, cả hàng 100,000 người đang chờ một trái tim!”. Mấy tháng sau, tình trạng của bà còn tệ hơn nữa. “Tôi không thể bước được 20 bộ mà không cần người nâng. Tới trung tâm mua bán cũng không nổi. Chân tôi không đủ sức mang nổi tôi nữa. Tôi biết mình thực sự càng ngày càng tệ hơn”. Rất may, giáo xứ của bà nâng đỡ bà rất nhiều. Bà nói: “Mỗi lần bị nhồi máu cơ tim, giáo xứ đều vây quanh cầu nguyện cho tôi”. Cái may thứ hai: y tá của bà từ lúc bà lên cơn nhồi máu cơ tim lần thứ ba lại đang nghiên cứu phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc người lớn và lúc ấy được tin cuộc nghiên cứu tại Viện Tim Texas đã thành công, nên đã gửi hồ sơ của bà qua đó.

Nhưng cuộc nghiên cứu ấy lại chỉ chấp nhận có 30 bệnh nhân, trong đó 20 người được điều trị bằng tế bào gốc người lớn, còn 10 người chỉ nhận được thuốc trấn an (placebo). Bà cho hay: “Tôi bắt đầu cầu nguyện. 5 giờ thiếu 15, người ta kêu đến tôi”. Bà được nhận vào chương trình nghiên cứu vốn đã bắt đầu ở Brazil cách nay một thập niên. Đầu tiên, bà phải ký giấy chịu trách nhiệm về cuộc giải phẫu, vốn chưa được Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm Và Thuốc Men của Hoa Kỳ chấp thuận. Bà cho hay “Chọn lựa kế tiếp của tôi chỉ còn là chết ngắt, nên tôi sẵn sàng ký bất cứ điều gì và hoàn toàn tin tưởng ở nhóm (chuyên gia) này”.

Ngày 14 tháng 10 năm 2006, đúng ngày sinh nhật, bà được đưa vào phòng giải phẫu. Các bác sĩ lấy khoảng 50 phân khối tủy xương từ hông trái của bà, rồi mang đi nuôi. 4 giờ sau, bà trở lại phòng giải phẫu. Tại đây, 30 triệu tế bào gốc được chích vào phía phải của tim bà. Bà phải ở lại Texas 9 ngày và cứ hai tuần phải trở lại đó một lần cho đến tháng Giêng. Một nhà kinh doanh mà bà thường nấu cơm cho sẵn sàng đài thọ các chuyến máy bay của bà.

Bà cho hay “Nội trong hai tháng, tôi biết có biến chuyển. Tôi đã có thể hát trọn một bài hát ở nhà thờ”. Đến tháng 12, bà đã “bày đủ các đĩa đồ ăn như bất cứ đầu bếp nào khác. Đến tháng Tư, tôi có một tiệc cưới lớn ở Jackson, bang Mississippi. Tuần ấy, chúng tôi làm việc đến 80 tiếng. Chị gái tôi lo ngại: ê Carron, nên nhớ là mày vừa nhận tế bào gốc đó nhé!”

Mới đây, bà trở lại Đại Học Alabama, nơi một năm trước bà được tin không lành. Bà được chụp máy rọi cắt lớp (CT scan) xem tim của bà vận hành ra sao. “Bác sĩ gọi và nói: thưa bà, phía phải của tim bà đã bình thường rồi”. Bà tưởng bác sĩ lộn hồ sơ thử nghiệm nên yêu cầu gửi phúc trình trên tới Montgomery. “Tôi như ở trên mây suốt mấy ngày”. Hệ thống PBS của Hoa Kỳ lên tài liệu về bà và cho chiếu vào ngày 7 tháng Sáu. “Tôi nói với bác sĩ rằng tôi không hiểu tại sao chúng ta phải nghe những chuyện lộn xộn chính trị mãi về tế bào gốc. Tôi là bằng chứng sống chứng minh tế bào gốc người lớn hữu hiệu hơn hẳn tế bào gốc của phôi thai. Vậy thì tại sao còn phải bàn cãi về (tế bào gốc) phôi thai nữa? Tôi có mặt ở đây để nói rằng: Tôi là bắng chứng sống. Nó đã cứu sống tôi. Tôi hoàn toàn bình phục”.

Quả tình, bà không còn cần cái máy theo dõi và điều chỉnh nhịp tim trị giá 85,000 mỹ kim nữa, trong khi phí tổn nuôi tế bào gốc không quá 600 mỹ kim. Đối với bà “Việc này chắc chắn cách mạng hóa các chứng bệnh về tim. Cộng đồng này là một sức mạnh biết bao đối với tôi. Tôi thật quá diễm phúc. Tôi cảm thấy mình bất xứng. Tôi là người không hoàn hảo. Tôi tràn ngập niềm vui vì Chúa thật tốt đối với tôi. Tôi có được cơ may…Nó gần như làm tôi bay bổng khi thấy Chúa tốt với tôi như thế, ngay cả lúc chúng ta bất xứng. Tôi hết sức, hết sức biết ơn. Tôi hy vọng Chúa muốn để tôi hô lớn từ mái nhà rằng: Tế bào gốc của chính các bạn rất hữu hiệu. Chỉ là vì tôi qúa phấn khích đối với các khả thể của việc nghiên cứu tế bào gốc người lớn”.

Chú Thích

(1) Catholic News, 8 Tháng Bẩy Năm 2003, www.cathnews.com/news/307/45.php
(2) Xem các bản tin của Zenith các ngày 18/09/2006 và 27/06/2007
(3) Đức cha Peter J. Elliott chủ biên, Catholic Ethical Thinking, James Gould House Publications, Melbourne, 2007, tr. 162. Xem thêm các trang 155-162
(4) The Catholic Weekly, vol.66, No 4382, 9/9/2007, tr. 7
(5) Đã dẫn trên, tr.17 (xem thêm www.citizenlink.org)



Vincent Vũ Văn An
(VietCatholicNews)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net