GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 20
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 020
 Lượt tr.cập 055578229
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Các tin-bài khác 28.04.2024
Lương Tâm Thời Đại
06.07.2007

Xem hình
‘Thành thật xác tín’ phải chăng là tiêu chuẩn của lương tâm? Cứ theo ‘lương tâm’ mà sống thì sẽ ra sao? Xin cống hiến bạn đọc bản lược dịch cuộc phỏng vấn LM Vincent Twomey. Maynooth, Ái Nhĩ Lan, 25 tháng 6 năm 2007 (Zenith.org)
‘Lương tâm,’ theo lối hiểu thời đại hôm nay, đã bị giản lược thành một thứ động cơ mang tính chất bào chữa, không thể mắc sai lầm, và điều người ta cho là đúng thì chắc chắn sẽ phải đúng. Đó là ý kiến của cha Vinh Sơn Twomey, một cựu giáo sư thần học luân lý tại Đại Học Giáo Hoàng St. Patrick, thành phố Maynooth, là tác giả cuốn sách “Giáo Hoàng Bênêđichtô XVI: Lương Tâm của Thời Đại” vừa được phát hành do Ignatius Press xuất bản. Trong cuộc phỏng vấn dành cho ZENITH, ngài luận bàn về vai trò của Đức đưong kim Giáo Hoàng trong việc vạch ra nẻo đường dẫn tới một hiểu biết sâu xa hơn về lương tâm.

Hỏi (H): Được biết cha đã trình luận án Tiến Sĩ dưới sự hướng dẫn của LM Giuse Ratzinger (nay là ĐGH Bênêđichtô XVI). Xin cha cho biết cái kinh nghiệm ấy đã chuẩn bị cho cha một cách đặc biệt như thế nào để viết ra tác phẩm mới này?

Đáp (Đ): Mùa xuân năm 1971, tôi gia nhập nhóm ứng sinh tiến sĩ của Giáo Sư Ratzinger. Dưới sự hướng dẫn của ngài, tôi đã nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1979.

Kể từ năm 1977 khi được chọn làm Tổng Giám Mục Munich, hằng năm, ngài vẫn gặp gỡ các sinh viên tiến sĩ hay hậu tiến sĩ trong dịp hội luận cuối tuần. Đây là điều ngài vẫn tiếp tục làm cho dù đã trở thành đương kim Giáo Hoàng.

Thiết tưởng, sự quen biết của tôi với ngài là một điều rất riêng tư, và phải nói là có một không hai. Ngồi học dưới chân ngài, nghiền ngẫm các tác phẩm của ngài, và tham dự các buổi bàn luận trong suốt 36 năm trời đã cho tôi một cảm nghiệm sâu xa về tư tưởng của ngài. Chính tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu đậm đến quan niệm thần học của tôi.

H: Xin cha cho biết đâu là những nét đặc trưng tiêu biểu nhất trong các tác phẩm của Giuse Ratzinger, nay là ĐGH Bênêđichtô XVI?

Đ: Những nét đặc trưng tiêu biểu nhất phải nói là tính độc sáng, nét phân minh và lối hành văn tuyệt vời thật khó mà chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Ratzinger vượt xa tầm vóc của một học giả dù là ở cấp thế giới. Ngài là một nhà tư tưởng độc đáo.

Ngài có cái xúc giác của Midas, theo nghiã là, bất cứ cái gì ngài chạm đến đều hoá thành vàng hết. Nói cách khác, bất cứ đề tài nào ngài khảo sát thì ngài đều có một cái gì mới mẻ và phấn khởi để nói, dù đó là vấn đề tín lý của Hội Thánh, hay về một bức tranh khảm trong ngôi giáo đường cổ tại Rôma, hoặc là đề tài về khoa đạo đức sinh học. Lối viết của ngài khúc triết phân minh một cách lạ lùng. Về cách hành văn, thì Hồng Y Gioakim Meisner thuộc Giáo Phận Cologne cho rằng Ratzinger chính là Mozart của thần học, bởi vì ngài viết ra các tuyệt phẩm một cách thật dễ dàng. Còn về nội dung, thì chính Ratzinger đã công nhận rằng: “Thiên Chúa mới chính là trọng điểm mọi nỗ lực của tôi.”

Khó mà tìm thấy một khía cạnh thần học nào mà ngài chưa khảo sát tường tận, dù đó là tín lý, luân lý, chính trị, đạo đức sinh học, phụng vụ, chú giái, hay âm nhạc, nghệ thuật. Và bất cứ điều gì ngài khảo sát, có thể nói là ngài đều đứng từ quan điểm của Thiên Chúa, nghĩa là ngài cố gắng khám phá ra nguồn ánh sáng mạc khải nào—Thánh Kinh và Thánh Truyền—đã dọi chiếu vào vấn đề đang được bàn cãi.

Mặt khác, suy tư thần học của ngài khởi phát vững chãi từ kinh nghiệm thời thượng: đó là các vấn nạn cũng như các vấn đề hiện sinh đang được đặt ra cho các tư tưởng gia tân thời hay hậu tân thời, hoặc của thời hiện đại, và là những biến cố thời sự đang làm nên lịch sử.

Tuy nhiên, do bởi trách nhiệm mục vụ và quản trị của một Tổng Giám Mục và Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài không đủ thời giờ để viết theo thể thức khai triển, do đó, phần lớn tác phẩm của ngài là những đúc kết từ nhiều nguồn vụn vặt. Thế nhưng đó lại là những vụn vặt diễm tuyệt, những đoản khúc tuyệt vời! Chúng có khả năng chuyển tải cảm nhận của ngài trở thành chân lý có sức đánh động tâm trí người đọc—và đã thực sự xoay chuyển được rất nhiều trái tim chai đá.

H: Cha mô tả Đức Bênêđichtô XVI là không ngại sai phạm, và còn “có can đảm trở nên bất toàn.” Cha có thể khai triển thêm được không?

Đ: Có can đảm trở nên bất toàn thì vượt xa hơn là ngại sai phạm, cho dù nó có thể bao hàm ý đó. Căn bản thái độ sống và nền thần học của ngài chính là thế này: Chỉ duy một mình Thiên Chúa mới toàn hảo, còn con người thì bất toàn. Thái độ duy toàn hảo thì đối nghịch với con người, nhất là trong lãnh vực chính trị. Mọi ý thức hệ chính trị đều nhằm tạo ra một thế giới hoàn hảo, một xã hội toàn hảo, nhưng rốt cục lại đem hoả ngục đến cho địa cầu. Đó là chủ đề thông thường khi ngài viết về đời sống chính trị, nhưng cũng có thể áp dụng cho vấn đề làm thần học của con người. Đây luôn luôn là công trình bị bỏ dở, luôn có khả năng tiến bộ hơn nữa, đào sâu hơn nữa, và cần tu chính hơn nữa.

Ta không thể hiểu biết mọi sự, càng ít hiểu biết về Thiên Chúa và dự định của Ngài dành cho con người. Tôi đã mô tả các tác phẩm của ngài là “vụn vặt.” Hầu hết tác phẩm của ngài đều dở dang—y như cuốn sách “Dẫn vào Kitô Giáo” và cuốn mới đây nhất là “Đức Giêsu thành Nazaret.” Thế nhưng ngài vẫn có can đảm xuất bản nó trong tình trạng dở dang ấy.

Chính thái độ này đã giúp cho Giuse Ratzinger có được niềm an tĩnh và thanh thoát nội tâm mà hiện nay cả thế giới đang cảm nhận được từ Đức Bênêđichtô XVI. Nhưng đó cũng có thể là cái bí quyết của tính khôi hài và hóm hỉnh nhẹ nhàng nơi ngài.

H: Cha đã đề cập đến sự bóp méo của từ “lương tâm.” Sự bóp méo này như thế nào và nó ảnh hưởng đến Hội Thánh ra sao?

Đ: Tất cả khởi sự từ khái niệm truyền thống về một lương tâm sai lạc mọc lên từ lớp bụi mù của thời kỳ hậu Humanae Vitae (tức Thông Điệp Sự Sống Con Người của ĐGH Phaolô VI), đã được giải thích lạc điệu là: theo đại đa số, làm gì thì làm, nếu mình thành thật xác tín điều mình làm là đúng, thì nó phải đúng.

Thành thật đã trở nên tiêu chuẩn của luân lý, và cứ theo kết luận hợp lý, thì không thể nào lên án một Hitler hay một Stalin được, bởi vì chính họ cũng hành xử theo “nhận định sáng suốt của mình,” nghĩa là theo xác tín thành thật của họ.

Theo truyền thống, việc nhấn mạnh đến tính ưu tiên phải theo lương tâm, cho dù là sai lạc, đã đưa đến khái niệm “lương tâm bất khả ngộ.” Có nghĩa là lương tâm không thể sai lầm được: điều bạn thành thật cho là đúng, thì tất nhiên phải đúng.

Lối hiểu này đã giản lược lương tâm trở thành một thứ động cơ mang tính bào chữa. Khái niệm này nhận được sự hỗ trợ, nếu không bảo là cảm hứng, từ chủ nghĩa duy tương đối hiện đang nổi bật trong thời kỳ duy tân. Ngày nay, đôi khi người ta cho rằng có thể chấp nhận bất kỳ nguyên tắc luân lý nào, miễn là thấy phù hợp nhất với mình là được. Đó là thành quả của một chọn lựa theo lương tâm, sau khi đã cân nhắc mọi lựa chọn.

Lý thuyết này xem ra thật hấp dẫn. Nhưng đó có nghĩa là mỗi người đều có thể xác định cho mình điều gì đúng, điều gì sai; đó chính là cơn cám dỗ của Adong và Eva trong vườn điạ đàng. Đôi khi nó mang danh xưng là “chủ nghĩa công giáo đánh bài,” có nghĩa là tuyển chọn và rút ra điều phù hợp với mình. Luân lý bị giản lược trở thành một ưu tiên cá nhân ngoại lý tối hậu. Quan điểm về lương tâm như thế đã tạo ra nhiều tai hại cho Hội Thánh và đời sống Kitô giáo.

H: Cha mô tả Đức Bênêđichtô XVI như là hướng dẫn viên của lương tâm thời đại. Làm sao cha có thể xác tín như thế?

Đ: Trước hết, với tư cách là thần học gia và Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Ratzinger đã trở thành tiếng nói của lương tâm Hội Thánh khi xác quyết về chân lý khách quan vốn đã bị chối bỏ, trên lý thuyết hay trong thực hành.

Điều gây kinh ngạc là các tư tưởng gia trần tục, những kẻ ở ngoài Hội Thánh, lại sớm nhận ra điều này hơn là con cái trong nhà. Tỉ như Viện Hàn Lâm Pháp đã vinh danh ngài như là người xứng đáng kế vị cho Anrê Sacharov, là nhà vật lý nguyên tử bất đồng trong thời kỳ độc tài Sôviết.

Họ đã công nhận ngài là một tư tưởng gia can đảm, có khả năng đóng vai bất đồng dưới thời đại “độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” vốn đang hoành hành khắp Âu Châu và Mỹ Châu suốt nửa thế kỷ qua.

Tiếp đến, dù lương tâm không phải là trọng điểm các tác phẩm của ngài, nhưng ngài đã có nhiều đóng góp trong việc chỉnh đốn lối hiểu biết sai lạc về lương tâm nói trên, mà tôi đã dành nguyên một chương sách để bàn đến.

H: Kinh nghiệm lớn lên trong thời Phát Xít Đức đã giúp chuẩn bị cho Ratzinger như thế nào để bước lên ngôi Giáo Hoàng? Đâu là bài học ngài đã thuộc thời đó và nay vẫn còn được ngài áp dụng?

Đ: Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc đoạn bình luận của ngài qua cuộc phỏng vấn năm 1999: “ Kinh nghiệm sống dưới thời Đức Quốc Xã đã cho tôi có thái độ dè dặt đối với các ý thức hệ đương quyền.” Ý thức hệ nói đây hiển nhiên cũng bao hàm những gì được tìm thấy trong lòng Hội Thánh, vốn mang tính thời trang, do bởi nó phản ảnh những trào lưu ý thức hệ trong xã hội hiện tại.

Kinh nghiệm sống dưới một ý thức hệ chính trị và lề lối cầm quyền của nó đã làm cho ngài nhậy bén trước nhu cầu thực hành trách nhiệm luân lý nơi mỗi con người, nhất là nơi những ai nắm chức vụ trong Hội Thánh cũng như trong quốc gia. Trách nhiệm luân lý chính là một từ ngữ khác để chỉ lương tâm.

Sự hoài nghi của ngài về các hội đồng giám mục là do kinh nghiệm có được về hội đồng giám mục Đức Quốc, xét như một tập thể, đã không ăn khớp với chứng từ được một vài cá nhân giám mục nêu lên, tỉ như ĐGM Clemens von Galen, Giáo phận Muenster và ĐTGM Micae Faulhaber, Giáo phận Munich. Ngài kêu mời tất cả mọi giám mục hãy nêu lên chứng tá cá nhân của mình, chứ đừng chờ đợi nơi tập thể hội đồng giám mục đóng dấu vào văn kiện đã được một ủy ban nặc danh nào đó soạn thảo ra.

Cũng thế, nền thần học của ngài đã được đánh dấu bằng sự kiếm tìm chân lý, một cách tư riêng, dưới sự thúc bách của lương tâm. Ngài đã thực hành trách nhiệm luân lý cá nhân của mình suốt cả đời, cho dù phải mang tiếng “rottweiler” (chó dữ) hay “thẩm tra viên dữ dằn”—thậm chí còn bị một anh nhà báo gọi là “kẻ thù của nhân loại.”

Nói lên sự thật bằng tình yêu có nghĩa là rất thường phải đi ngược lại thói thời thượng để rồi phải chấp nhận tư thế “không được quần chúng ưa chuộng.”

Hiện tại, với tư cách là đương kim giáo hoàng, Đức Bênêđichtô XVI vẫn tiếp tục thực hành trách nhiệm luân lý của mình, ít nhất là trong cách ngài tự viết ra hầu hết các bài diễn văn của mình, những bài có sức đi thấu vào trái tim người nghe, bởi vì những lời đó phát xuất từ trái tim của ngài, chứ không phải từ một cái khung làm sẵn.



Nguồn : VietCatholic News

Nguyễn Kim Ngân



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net