GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055689806
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Sá»± kiện, bình luận 03.05.2024
Cảm nghĩ từ một cuộc Hội thảo
18.09.2010

LTS. Những dòng chia sẻ này là những suy nghĩ chân tình cảm nhận từ buổi Hội thảo về cha L. Cadière tại Tòa Tổng Giám mục Huế từ ngày 7- 9 tháng Chín vừa qua.

Lm. Giuse Ngô Quang Trung

Tôi được cử đi dự những ngày Hội thảo về cha L. Cadière tại Huế. Lúc đầu nghĩ đến chuyện đường sá xa xôi cách trở cũng thấy ngài ngại. Nhưng nhận thấy mình còn thiếu những hiểu biết về Huế, về miền Trung nên tôi cố gắng lợi dụng dịp này để tìm hiểu thêm. Điều làm tôi phấn khích hơn cả đó là thấy danh mục những bài trình bày rất giàu tính học thuật. Khám phá những điều mới mẻ về tri thức vẫn còn là một niềm vui, một thích thú đối với tôi. Vì thế tôi lên đường với một sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần cũng như các phương tiện cần thiết.

Ở miền dưới này chỉ có tôi và cha Thụy; cha Thụy đại diện cho chủng viện. Trên kia một chút, ở Mỹ Tho có cha Bảo, thư kí Ủy Ban Phụng tự của HĐGMVN. Có khoảng 600 tham dự viên là các Giám mục (14 vị), các linh mục và giáo dân. Thành phần giáo dân không phải là chuyên viên được cắt cử mỗi giáo xứ một người cho ba giáo phận Huế, Đà Nẵng và Kon Tum. Công việc tổ chức, sắp xếp những sinh hoạt đa dạng khá chu đáo, chặt chẽ. Nhưng có một điều nhiều người nhận ra, và lúc tổng kết Ban thư kí cũng ghi nhận, đó là chương trình quá “dồi dào phong phú”, nghĩa là dồn chứa quá nhiều nội dung trong một lượng thời gian qúa hẹp. Điều này làm cho người trình bày phải vội vã mà các tham dự viên cũng không có thời gian để phát biểu, trao đổi, giúp đào sâu hơn một chút các chủ đề mà đại đa số chỉ là những “kẻ ngoại đạo”. Riêng tôi thì nghĩ rằng việc xếp nội dung dày đặc như thế cùng với những tên tuổi đã nổi nang trong đạo ngoài đời vừa làm cho khóa Hội Thảo này mang dáng dấp “hoành tráng” vừa làm cho đối tượng được tìm hiểu thêm quan trọng. Trong các cuộc tổ chức quốc tế và khu vực hiện nay, đạo cũng như đời, người ta hay nói tới yếu tố “thể hiện mình” của phía tổ chức. Theo tôi, một nửa phần nội dung của cuộc Hội thảo này, nếu làm kĩ thì có lẽ tốt hơn.

Ngoài những học giả, những nhà nghiên cứu, những thuyết trình viên, tôi ngờ rằng không có mấy người nắm rõ công trình của cha L. Cadière. Dù những thành viên của các giáo phận và các dòng tu cử đi hôm đó đều là loại “tuyển” nhưng có được ai đã đọc những tác phẩm của cha L. Cadière? Có ai đã hiểu rõ thân thế và công việc của ngài? Nhiều bài thuyết trình quá chuyên môn, nhưng dù tôi không nắm vững phần lí thuyết, vẫn giúp tôi biết được chiều rộng công việc của “Cố Cả” (tên gọi thân mật cha L. Cadière). Cũng có những bài khác hướng về phương diện mục vụ: về gia đình, về truyền giáo, về hội nhập văn hóa, về đào tạo… Trong những bài này tôi tâm đắc nhất là bài của cha Etcharren, nguyên bề trên nhà MEP có tựa đề “L. Cadière, hình ảnh một thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ”. Cha J.B. Etcharren phục vụ tại Việt Nam khoảng chừng 20 năm, ngài đã trở về Pháp từ biến cố 1975, nhưng khả năng sử dụng tiếng Việt của ngài rất chuẩn xác, nhiều từ ngữ thể hiện sự tinh tế bóng bảy, làm cho hầu như tất cả cử tọa khâm phục. Riêng tôi lại thấy thêm một điều nữa, đó là đầu óc logic “Tây phương” của ngài đã đem đến cho nội dung trình bày một sự phân tích rất mạch lạc, sáng sủa có thể nói là hơn những diễn giả khác.

Bài thuyết trình của cha Etcharren gợi lên cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Tôi xin diễn thêm một vài suy nghĩ của riêng tôi về bài thuyết trình này. Trước hết, cha Etcharren nói rằng tất cả những công trình khoa học đồ sộ của L. Cadière xuất phát từ “một con người của đức tin và chiều kích tâm linh là nền tảng cho mọi chọn lựa và hoạt động của ngài. Ngài đặt ánh sáng đức tin lên trên tất cả.” Thật vậy, nhờ đức tin ngài đã đón nhận ơn gọi thừa sai để ra đi phục vụ tại một quê hương, một dân tộc khác biệt hoàn toàn về văn hóa, về tâm thức, về hoàn cảnh lịch sử. Vì đức tin, ngài đã chọn một đường hướng phục vụ độc đáo đó là nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng… như một phương thế để việc phục vụ có hiệu qủa và lâu dài. Vì những giá trị thiêng liêng ngài đã thiết tha yêu mến những con người ngài phục vụ, sống chết với họ, tận tâm, tận lực, tận dụng tất cả những gì có được để “đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Và vì sự mời gọi của đức tin, ngài đã trung thành đi đến cùng những chọn lựa của mình bất chấp mọi nghịch cảnh, từ bản thân hay từ xã hội. Tôi thấy cha L. Cadière thật sự là một mẫu gương cho các linh mục chúng ta.

- Ơn gọi thừa sai: Cha L. Cadière đến Việt Nam vào lúc được 23 tuổi, ngay sau khi thụ phong Linh mục. Với tuổi này, chúng ta có thể ví ngài như một chú tu sinh hôm nay, một người mà ta có thể nói: “Ăn chưa no, lo chưa tới”, và còn phải được hướng dẫn đủ điều về nhân bản, về cách xử thế, về trách nhiệm đối với bản thân và tập thể… thì cha Cadière đã có một lí tưởng rất sáng tỏ, rất quyết tâm. Đối với ngài, làm linh mục có nghĩa là lên đường đi đến với những người chưa biết Chúa, chưa được nghe Tin Mừng để loan báo và làm chứng. Là chấp nhận tất cả những khó khăn và thách đố, có khi phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Và ngài đã chọn lựa, không băn khoăn do dự. Viết đến đây tôi chợt nhớ lại dịp Hội ngộ Linh mục tháng Sáu vừa qua tại Rôma. Hôm đó, tại quảng trường Thánh Phêrô là một rừng người, toàn là giám mục, linh mục, và có cả các nữ tu, đủ mọi “màu cờ sắc áo”, nghĩa là họ mặc tu phục rất nghiêm chỉnh. Có những kiểu áo và những hình dáng con người đối với tôi rất là lạ. Không biết vì một “thói xấu” hay vì thân phận “Hai Lúa”, tôi cứ liếc nhanh nhìn họ khi đi ngược chiều. Tôi thấy nhiều người trong họ rất trẻ, rất đẹp, và đầy tự tin. Trong Thánh Lễ bế mạc, trước mặt tôi lúc đó là một nhóm linh mục rất trẻ, rất năng động và vui nhộn. Tôi thân thiện làm quen hỏi họ từ đâu tới; họ nói từ Pháp, ở Lille và thuộc dòng Đa Minh. Tôi bỗng liên tưởng đến chuyện ở châu Âu thời gian vừa qua, hàng linh mục và tu sĩ bị “dập dụi” vì chuyện sexual abuse; châu Âu bây giờ chỉ còn khoảng 6-7 % thực hành việc tham dự Thánh Lễ; châu Âu hiện tại đã bác bỏ căn tính Kitô của mình; và các giá trị truyền thống Kitô giáo bị đa số chối bỏ; người ta nói có một sự “sang chấn tinh thần” của người châu Âu hôm nay. Vậy mà còn rất nhiều người trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi làm linh mục và tu sĩ! Họ tin tưởng sống đời dâng hiến, hồn nhiên, đơn sơ và vui tươi bước theo con đường phục vụ yêu thương mà Chúa Kitô mời gọi. Họ không bị bủa vây bởi uy thế, danh lợi, và tiền bạc trong chọn lựa cuộc sống tu trì. Họ không bị khống chế bởi quyền lực của chủ nghĩa tiêu thụ, mà hôm nay đây ở đất nước này, dù người ta mới chỉ chạm chân vào ngưỡng cửa của đời sống phát triển, đã phải choáng ngợp và ngây ngất trước vẻ hào nhoáng muôn hình vạn trạng của các dòng sản phẩm liên tục đổi mới, khiến để cho những hình ảnh lung linh đó tràn vào cả những suy tính và quyết định thánh thiêng nhất của mình! Soi lại mình với gương sống của cha Cadière và của các bạn trẻ linh mục hôm ấy, tôi thấy mình nghèo nàn và tính toán, ơn gọi linh mục của mình kém sức sống và ủ dột, và cũng có nhiều lúc mình đã “lẻn” vào ở một căn nhà ấm cúng, sang trọng, và tiện nghi để an hưởng cho riêng mình!

Ảnh: Cha J.B. Etcharren (bên phải)

Ảnh: Phần mộ Cha L. Cadière

- Phương hướng phục vụ độc đáo. Trong dòng người nô nức lên đường đến với các xứ truyền giáo miền Á Đông vào cuối thế kỉ XIX thời ấy, có nhiều vị thừa sai thuộc các hội dòng khác nhau, với những đường hướng và linh đạo phục vụ khác nhau. Nhưng cha Cadière đã chọn một cung cách phục vụ hợp với khả năng, với thiên hướng của mình, đó là nghiên cứu về văn hóa, về dân tộc học, tín ngưỡng và tập tục của người dân địa phương mình phục vụ. Theo J.B. Etcharren, cha Cadière không chọn công việc này như là một mục tiêu tối hậu cho ơn gọi của mình, nghĩa là cha không nghiên cứu khoa học vì mục đích khoa học, nhưng chỉ như một phương tiện mà cha nghĩ, nó sẽ đem lại hiệu quả nhất, lâu dài nhất và đắc lực nhất cho đời sống phục vụ tại đây, lúc này. Biết nhận định chính xác và hành động đúng lúc không phải là điều mà nhiều người làm được. Biết sống cái tư chất, cái biệt tính (singularity, nói theo cách của cha Adrian Van Kaam) trong đời sống tu trì lại càng khó hơn. Có nhiều vị thừa sai đến Việt Nam nhưng chỉ học tiếng Việt vừa đủ thôi, hoặc chỉ cử hành Bí tích, hoặc chọn một hướng phục vụ nào đó. Riêng cha Cadière đã chọn một hướng đi “đột phá”, sáng tạo! Một vị giáo sư tiến sĩ tại buổi hội thảo hôm ấy nêu lên một câu hỏi, không biết chương trình đào tại chủng viện như thế nào mà lại “sản sinh” được một con người lỗi lạc như cha Cadière! Tôi tự trả lời, chương trình đào tạo chủng viện là để trở thành một linh mục chứ đâu phải để trở thành một học giả, một nhà bác học! Người ta làm được điều lớn lao ấy là vì lòng yêu mến nhờ đức tin chỉ đường, như Thánh Phaolô nói: “Omnia possum in eo qui me confortat” (Pl 4, 13) (Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi). Nghĩ thêm một chút về đời sống linh mục của chúng ta, có lẽ chúng ta bị khuôn đúc, bị tiêu chuẩn hóa, điều kiện hóa quá nhiều trong mọi chiều kích của đời sống khiến không tạo ra được những cái gì mới, một bước bứt phá trong tu đức, trong truyền giáo, trong hoạt động dấn thân…giữa một cơ cấu mà không khỏi có lúc chúng ta thấy là quá già nua, cằn cỗi! Tôi nhớ ở Tân Hiệp, có một cha xứ nọ xây một cái tháp chuông, mà khi Đức cha Gioan Baotixita làm phép xong thì nói nó giống một cái xì-tẹc (bồn nước)! Thực ra ý đồ của kiến trúc sư là tạo dáng một hình triều thiên để tôn vinh Đức Mẹ Maria, tước hiệu Mân Côi, bổn mạng của Giáo xứ. Nhưng khi phải nhìn ngước lên một độ cao xa hút, lại không có một phông nền phụ họa, người ta khó có thể thấy hết được nội dung thẩm mĩ của công trình kiến trúc, như khi nhìn trong bản vẽ. Một thời gian lâu sau tôi nói chuyện với một số cha về cây tháp chuông ấy, mười người như một đều nói nó giống cái bồn nước! Không một phát kiến mới, không một quan điểm thẩm mĩ của riêng mình! Thật chán chết! Một thứ làm sẵn, thụ động, có thể coi như là sản phẩm của nền văn hóa tiêu thụ hiện nay, khi người ta đóng khung các suy nghĩ của mình trong những khuôn thước sáo mòn, cứng đọng.

- Trung thành với chọn lựa của mình. Trước hết là chọn lựa làm linh mục. Đối với tôi cũng như với các cử tọa hôm ấy, sức làm việc của “Cố Cả” có điều gì đó như là… mầu nhiệm! Sống đời linh mục thừa sai ở Việt Nam, ngài không được biệt chuyên để nghiên cứu về những lãnh vực mà ngài quyết tâm tìm hiểu, như một số các cha dòng của chúng ta hiện nay. Nhưng chủ yếu ngài là một mục tử trông coi đàn chiên của Chúa với những nhu cầu thực tế bức thiết. Trong 63 năm của cuộc đời mục tử, ngài đã phụ trách 5 giáo xứ, đây là những giáo xứ nhỏ, nghèo nàn; ngài phải dựng nhà ở, xây trường học để mở mang dân trí, và làm việc từ thiện để giúp đỡ dân chúng, nhất là chống lại một dịch sốt khủng khiếp xảy ra vào năm 1902. Ở xứ Di Loan, Vĩnh Linh, Quảng Trị (1918) ngài kiêm nhiệm chức vụ hạt trưởng Đất Đỏ. Tại đây, cha lo nâng cao dân trí, giúp các nữ tu học văn hóa, học nghề, tổ chức nuôi tằm, sản xuất tơ lụa. Tơ lụa Di Loan nổi tiếng tại Việt Nam, tại Đông Nam Á và cả ở Pháp. Rồi ngài còn đứng vai trò của nhà đào tạo linh mục, khi dạy học tại Tiểu chủng viện rồi Đại chủng viện. Những lãnh vực này là đòi hỏi chính yếu trong sứ vụ của ngài, và ngài đã chu toàn một cách vuông tròn, không suy suyển. Chắc chắn ngài đã không đánh đổi thời giờ của những trách nhiệm thiêng liêng trọng đại này cho công việc nghiên cứu khoa học. Vậy ngài dung hòa giữa hai hoạt động này như thế nào? Ngài đã sắp xếp thời giờ thế nào để viết hằng trăm công trình về khoa học, mà một số rất có giá trị, cho đến nay người ta còn phải nể phục? Nhất là ngài đã tham gia và xây dựng hàng chục tổ chức văn hóa và khoa học như: Hội Ngôn Ngữ Á châu, Hội Địa Lí Học Hà Nội, Hội Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Hội Thuần Dưỡng Paris, Hội Nghiên Cứu Đông Dương Sài Gòn, hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Hội Viễn Đông Bác Cổ, v.v…Đúng thật là…mầu nhiệm! Cuộc đời của ngài cũng chẳng phải êm ả, xuôi xắn mọi bề. Ngài bị đau ốm hành hạ, phải trở về Pháp điều trị (tháng 12 năm 1910), rồi bị giam cầm tù tội. Nhiều người chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm về đau ốm bệnh tật, những lúc đó chúng ta chẳng muốn nhấc chân nhấc tay để làm chuyện gì cả. Gương của cha Cadière cho chúng ta bài học sống động để phấn đấu, để tin tưởng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc đời dấn thân phục vụ, và để trung thành với lí tưởng của mình.

*

Kết thúc bài trình bày của mình, cha J.B. Etcharren có đọc một bài thơ của Cố Cả, có tựa đề là “Élévation” (Nâng tâm hồn lên!) như một chứng minh cho thấy chính trên cơ sở đức tin và lòng nhiệt thành loan truyền Ơn Cứu Độ mà Cha Cadière đã thực hiện các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Và chính các công trình này lại hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động truyền giáo của cha. Cha Cadière là một thừa sai nhiệt tình và đức hạnh, chính ngài đã truyền lại những kinh nghiệm cho các thế hệ thừa sai trẻ, qua các nghiên cứu của ngài, trong đó, phải kể đến lãnh vực giảng dạy và đào tạo các linh mục, cũng như việc tổ chức và hoạt động trong các giáo xứ. Xin hết lòng tri ân và cảm mến cha!



Lm. Giuse Ngô Quang Trung



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net