GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 056055147
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Góc nhìn Trẻ 17.05.2024
Tâm tư nhà truyền giáo hiện đại
11.08.2008

Xem hình
Với mười dollars, tôi được đọc một năm tạp chí The Far East (Viễn Đông) của các cha dòng Thánh Columban Úc Châu. Hết một năm, các cha không gửi giấy tái tục mua báo, nhưng gửi giấy quyên tiền. Tôi tăng phần đóng góp của mình từ 10 dollars lên 20 dollars. Các cha cứ thế tiếp tục gửi báo cho tôi.

Thú thực, tôi ít thì giờ rảnh để có thể đọc tạp chí ấy. Vả lại, chẳng cần phải bỏ ra 10 dollars hay 20 dollars, tôi vẫn có thể đọc ‘chùa’ báo của các cha trên internet. Nhưng số báo tháng Tám năm nay làm tôi chú ý. Bởi có nhiều bài chia sẻ về tâm tư truyền giáo của một hội dòng được lập ra chủ yếu để truyền giáo.

Mầu nhiệm Chúa Giêsu

Cha Patrick McInerney, hiện là Giám đốc ơn gọi tại Úc và Tân Tây Lan, chẳng hạn cho hay mầu nhiệm Chúa Giêsu là lý do khiến ngài trở thành linh mục và sau đó trở thành nhà truyền giáo. “ Mầu nhiệm ấy sâu sắc và phong phú, có bề dầy và bề cao đến độ vẫn còn liên hệ đến con người mọi thời mọi nơi, và mọi vấn đề đang đặt ra cho chúng ta: vấn đề đi tìm ý nghĩa, vấn đề mong muốn tự do, vấn đề thèm khát công lý, vấn đề nghèo khó của hai phần ba nhân loại, vấn đề đói khát hòa giải giữa các dân tộc và tôn giáo, vấn đề khủng hoảng môi sinh. Rời bỏ cảnh yên ổn của cái quen thuộc, vươn tới người khác tại các quốc gia xa lạ, đứng chung liên đới với họ, nhận ra mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh trong nỗi đớn đau của họ, và cùng với họ khám phá ra các nẻo đường dẫn tới cuộc sống mới cho thế giới chúng ta”.

Cha viết thêm: “Bất kể đi sâu bao xa vào mầu nhiệm Chúa Giêsu, ta vẫn luôn thấy còn nhiều điều phải khám phá, phải học hỏi, phải thưởng ngoạn. Vì Người chủ yếu đối với tôi và đối với thế giới đến độ không một thành tựu nào múc cạn được mầu nhiệm của Người và không một con người nào và chắc chắn không một sự vật nào lại quan yếu đến thế. Cho nên tôi sẵn sàng hiến trọn bản thân tôi và trọn cuộc sống tôi để tiếp tục ‘đục đào’ (plumb) cái sâu thẳm trong mầu nhiệm khôn sánh của Người. Tôi không thể lập gia đình vì tôi đã trọn vẹn dâng hiến cho Người, Đấng đã trọn vẹn dâng hiến cho tôi trước, và trong Người và cùng với Người, tôi đã hiến mình phục vụ người khác”.

Hoài bão tuổi thơ

Angela Keane lại có một hậu cảnh hơi khác. Ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã có mộng ước ra ngoại quốc truyền giáo. Cô cho rằng điều ấy rất có thể vì cô học trường các Nữ Tu Dòng Dâng Con Vào Đền Thờ (Presentation Sisters) và chịu ảnh hưởng từ nhiều nữ tu đi truyền giáo trở về.

Do đó, cô đã gia nhập tổ chức Viatores Christi (Những Người Lên Đường Của Chúa Giêsu), một tổ chức được thành lập năm 1960 chuyên tuyển dụng, huấn luyện và gửi các nhà truyền giáo giáo dân đi làm việc tại nhiều nơi ở ngoại quốc. Năm 2001, sau khi hoàn tất một khóa huấn luyện, cô được cử qua Peru trong tư cách một nữ y tá về khuyết tật tri thức.

Khía cạnh cho đi này không được cô nhấn mạnh bao nhiêu bằng khía cạnh cô nhận được từ kinh nghiệm truyền giáo bằng tay nghề này. Cô tâm sự: “Thời gian ở Peru đã làm tôi bớt duy vật hơn nhiều và ý thức được rằng cuộc sống tại Ái Nhĩ Lan của mình quả là may mắn. Tôi biết ngưỡng mộ và yêu qúy người khác bất kể cảnh nghèo của họ. Tôi nhận được nhiều ơn phúc nhờ kinh nghiệm trên: liên hệ giữa tôi và Chúa trở nên mạnh mẽ hơn, đức kiên nhẫn của tôi gia tăng, nhu cầu vật chất của tôi giảm đi, và tôi có nhiều thì giờ hơn để suy niệm. Trong thẳm sâu tâm hồn, tôi quyết tâm không để cho kinh nghiệm ấy mất đi, kinh nghiệm mà tôi đã nhận được và chia sẻ cùng người dân Pêru”.

Nuôi heo nái

Nữ tu Mary Dillon thì vì xúc động trước nạn dịch AIDS mà đi truyền giáo tại Miến Điện. Bà không nhấn mạnh nhiều đến những nguyên động lực khiến bà lên đường, ngầm cho hiểu ơn gọi nữ tu của bà đủ giải thích mọi sự. Bà cũng không kể nhiều đến hoạt động của bà tại mảnh đất của bộ ba tướng lãnh đang làm cả thế giới điên đầu. Mà chỉ kể lại một kinh nghiệm vui mà hữu ích: kinh nghiệm nuôi heo nái!

Nhìn con heo nái ốm nhách do một người đàn ông Miến Điện đèo trên xe đạp đem tới, bà lo lắng hỏi: “Trông nó già quá ông ạ, liệu có đẻ đái gì nữa không đây?”. Bà cần nó ‘đẻ đái’ vì nếu không, không thể giải quyết được trách vụ ‘truyền giáo’ của bà. Trách vụ ấy đưa bà đến đây giữa những nạn nhân bệnh AIDS, những con người mà chỉ cần nghe truyện cũng đủ “tan nát cõi lòng”. Họ cần có chỗ ăn, chỗ ở vì nhiều người bị chính gia đình họ bỏ rơi. Họ cần thuốc men. Muốn thế phải có tiền. Bà bèn nghĩ đến cách nuôi heo nái để kiếm ra số tiền qúy giá mà hiếm hoi kia. Bà cho hay: “con heo nái ấy trở thành dấu chỉ hy vọng, một cuộc mạo hiểm đi vào cõi vô minh”. Không có nó, nhiều nạn nhân AIDS sẽ chết. Chết vì không có ăn, không có ở, không thuốc men đã đành, mà còn chết vì thất vọng bị bỏ rơi, vì không còn ai dòm ngó đến mình.

Chỉ cần con heo nái ấy cho một hai ‘mẻ’ heo con, vỗ béo cho chúng rồi bán chúng đi là có tiền, là niềm hy vọng sẽ trở lại với các nạn nhân ấy. Từ lúc mẹ con heo nái sống khoẻ, làm việc khỏe, nữ tu Dillon đã không những tạo được nhà, cung cấp được thức ăn bổ dưỡng, thuốc chống vi khuẩn bệnh AIDS và nhất là động viên được gia đình bệnh nhân và cộng đoàn địa phương giúp một tay săn sóc các nạn nhân, “làm cho họ cảm thấy mình được trân qúy, cứu họ khỏi tình huống tệ hại nhất: không còn ai ở trên đời cần đến bạn nữa”.

Bà kết luận: “Chúng tôi biết và tin rằng Chúa có mặt trong mọi sự ấy. Chính Người ban cho chúng tôi sự khích lệ và năng lực để giúp đỡ ‘các người anh em bé nhỏ nhất này’”.

Ta không cứu thế gian

Cha Noel Connoly, giám đốc tập san, thì loan báo tin mừng cho anh em cùng Dòng rằng: các bạn không phải cứu thế gian nữa. Đã có Chúa.

Thực vậy, theo Công Đồng Vatican II, chính Chúa Ba Ngôi là tác nhân chính của truyền giáo. Theo cha, trước Công Đồng, chính Giáo Hội chịu trách nhiệm về truyền giáo và cứu vớt các linh hồn. Điều ấy đè nặng lên đôi vai quá nhỏ yếu của ta. Nhưng không phải thế, Công Đồng tin rằng Chúa, Đấng yêu thương thế gian, đã có sẵn kế sách cứu thoát vũ trụ rồi. Ba Ngôi Thiên Chúa nhận trách nhiệm cứu vớt thế gian. Các Vị ấy thích việc đó hơn chúng ta vô cùng. Các Vị không ngừng sáng tạo, hàn gắn, hòa giải, biến đổi và hiệp nhất thế giới.

Cha viết rằng: “Đó là một tin mừng cho các nhà truyền giáo xưa nay hay có khuynh hướng coi mình như những đấng thiên sai và thích đảm nhiệm quá nhiều trách nhiệm đối với thế giới”. Ngài cho rằng dù khó mà rũ bỏ được cái thói ‘hư’ thích nhận trách nhiệm ấy, ta vẫn phải cố mà rũ bỏ, nếu muốn làm nhà truyền giáo chân chính. “Ta cần phải tin rằng Chúa Ba Ngôi đang cứu thế gian dù bề ngoài xem ra không phải. Vai trò của ta là phải chơi phần chơi của mình bên cạnh mọi người đàn ông và đàn bà có thiện chí. Nhận quá nhiều trách nhiệm không xác tín được ai mà còn cho thấy sự thiếu đức tin nữa”.

Cha nói thêm: Công đồng Vatican II còn có một cái nhìn thông sáng khác cho rằng ta là “những người đồng hành” với mọi người thiện chí. Ta can dự vào thế gian, chứ không chạy song song với thế gian. Ta chia sẻ niềm hy vọng, niềm vui và mọi đấu tranh của họ. Chúng ta là một Giáo Hội “đang ở trên đường”, cùng với người khác đi tìm giải pháp cho các vấn đề của thế giới”.

Nhìn, yêu, phương hướng

Tác giả S.R.T. thì coi Thomas Merton, qua đời cách nay 40 năm, là nhà truyền giáo của nhà truyền giáo. Ông đã vươn tới con người thời ông bằng một trái tim thông thái và đầy cảm thông. Và trước tác của vị linh mục chiêm niệm kiêm thi sĩ và tác giả này vẫn còn linh hứng cho chúng ta thời nay. Nó dạy ta không rút lui khỏi cái đau và cái khốn của thế gian, nhưng gặp gỡ người thuộc các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau để cùng nhau làm việc không biết mệt mỏi cho công lý và hoà bình trên khắp thế giới.

Merton chỉ cho ta ba khía cạnh căn bản của lối sống hàng ngày mà nếu chăm chỉ theo đuổi, sẽ thay đổi ta và dẫn ta tới lối sống chân thực ở đời. Ba khía cạnh ấy chính là nhìn, yêu, và phương hướng.

Nhìn gì? Nhìn ra Ladarô ngay ở cổng nhà mình. Loại bỏ thiên kiến nhìn ra người di dân tị nạn, người tàn tật, người sống tại khu phố bên cạnh, nhìn ra Chúa Giêsu nơi những người ta thấy hàng ngày.

Yêu ai? Có phải chỉ quanh quẩn loay hoay với chính bản thân, với các giấc mơ, kế hoạch, êm ấm riêng. Không còn ai ngoài mình, hay ngoài mình, chỉ là những người mình chấp nhận được, coi được, cái thứ tình yêu có điều kiện, đòi được đền đáp, chứ không phải là thứ tình yêu của người khăn lau chậu nước, sẵn sàng cúi xuống rửa chân cho bất cứ ai khác.

Phương hướng nào? Theo đuôi đám đông mà không suy nghĩ xem mình đang đi đến đâu chăng? Hay “Lời Ngài là đèn soi chân con, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119)?

Bốn chủ đề Thánh Kinh

Đối với Cha Chris Saenz, một linh mục Mỹ đi truyền giáo ở Chile, bốn đoạn Thánh Kinh sau đây là kim chỉ nam cho công tác truyền giáo của ngài.

1. Chúa Giêsu bảo: “Ta chỉ được sai đến với các con chiên lạc nhà Israel thôi”. Nhưng người đàn bà Canaan thưa lại: “tuy thế, chó cũng có thể ăn vụn bánh chủ để rơi xuống đất” (Mt 15:21-28). Cha Saenz cho hay: cuộc đối thoại đa văn hóa này đã “thay đổi” khuynh hướng thiên vị về văn hóa trần thế nơi Chúa Giêsu và “thay đổi” quan điểm truyền giáo của Người. Chưa thấy bao giờ Chúa Giêsu lại “chịu thua” một người đàn bà ngoại giáo như vậy. Nhà truyền giáo cần khiêm tốn như chính Người.

2. “Nhưng Ta còn nhiều chiên khác không thuộc đoàn chiên này; ta cũng cần phải hướng dẫn chúng và chúng sẽ lắng nghe tiếng nói của Ta. Rồi ra sẽ chỉ có một đoàn chiên và một chúa chiên” (Ga 10:16). Khi dọn từ nhà xứ Puerto Saavedra tới Wapi, một khu vực của người Mapuche, cha quyết định ở lại đây toàn thời gian. Đây là chuyện mới xẩy ra lần đầu trong cả một trăm năm truyền giáo của Dòng Thánh Columban, khiến một nhà lãnh đạo người Mapuche cảm động quá, nói với bà con: “Hôm nay là ngày vui mừng vì linh mục của chúng ta quyết định sống với giáo dân của mình”. Họ đã tiếp nhận ngài như người của họ, như mục tử của họ.

3. “Mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở lại đâu, con ở lại đó. Dân của mẹ là dân của con, Chúa của mẹ là Chúa của con” (Rút 1:16). Khi cha từ giã Wapi để về Mỹ, các bà già khóc nức nở. Một ông trưởng giáo xứ tâm sự “Cha Chris ra đi, nhưng tôi không muốn nói đến chuyện đó vì nó làm tôi chỉ muốn khóc”. Nghe thấy thế, chính cha Chris cũng cảm thấy một nỗi buồn và và một niềm thương yêu lớn đối với họ.

4. “Quả thật, tôi nói cho các ông hay không tiên tri nào được nhìn nhận tại chính quê hương mình” (Lc 4:24). Cha Chris khôi hài nhận thấy kinh nghiệm truyền giáo đã thay đổi chính cha. Sau nhiều năm nói tiếng Tây Ban Nha và giao tiếp với các nền văn hóa khác, phong cách và hành vi của ngài đã ra khác. Ngay như tiếng Anh của ngài cũng có giọng khác. Trở lại Mỹ, nhiều người chưa biết ngài bao giờ tưởng ngài là người ngoại quốc vì cái thứ tiếng Anh ‘hơi lạ’ kia.



Vũ Văn An

(Nguồn: http://danchuausa.net)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net