GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 056087540
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 19.05.2024
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 07/2010
30.06.2010

Năm phút mỗi ngày:
Suy niệm Lời Chúa tháng 05/2010


Tải về file document - dùng để in thành tập

Suy niem 5 phut moi ngay - thang 7 - 2010


01/07/10 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 13 TN
Mt 9,1-8

 

CHÚNG CON CẦN CHÚA


“Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.” (Mt 9,8)


Suy niệm: Có ba nhóm người trong đoạn Tin Mừng hôm nay: (1) nhóm khiêng người bại liệt; (2) các kinh sư; (3) dân chúng. Ba nhóm với ba thái độ khác nhau: (1) giúp đỡ với niềm tin tưởng; (2) nghĩ xấu và kết án; (3) sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng bày tỏ ba lối hành xử đặc biệt của Ngài: (1) nhân hậu; (2) thẳng thắn; (3) quyền năng: tha thứ và chữa lành. Trái tim Ngài luôn xúc động, chạnh lòng thương trước nỗi khổ của con người. Để có thể làm theo sự thúc bách của con tim nhân hậu ấy, Ngài thẳng thắn đối đầu với nhóm kinh sư, khẳng định quyền tha tội và khả năng chữa lành cho người bại liệt.


Mời Bạn: Không chỉ người bại liệt ngày xưa, con người hôm nay cũng cần đến Đức Giêsu, cần niềm tin tưởng nơi Ngài hầu cuộc đời họ có một ý nghĩa và hướng đi, như lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI: “Chúa Giêsu là kho tàng đích thật và duy nhất mà chúng ta có thể tặng cho con người. Ngài là nỗi khát vọng sâu thẳm nhất của bao con người nam cũng như nữ ngày nay, ngay cả khi dường như họ lãnh đạm hay tẩy chay Ngài. Xã hội mà chúng ta đang sống, Châu Âu và toàn thế giới, đang cần gì nhất nếu không phải là chính Chúa Giêsu” (31.5.2010).


Sống Lời Chúa: Bày tỏ tâm tình cần Chúa trong cuộc đời, qua việc dành cho Ngài một thời gian nhất định, để có thể cầu nguyện, gặp gỡ Ngài mỗi ngày.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, con tin tưởng vào tình thương cứu độ của Chúa. Xin ban thêm niềm tin cho con, để con mạnh dạn chia sẻ niềm tin ấy cho anh chị em con, ở những nơi chốn và lãnh vực Chúa giao phó cho con. Amen.

 



02/07/10 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 13 TN
Mt 9,9-13

 

THỰC THI LÒNG NHÂN MỖI NGÀY


“Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9,13)


Suy niệm: Hai lễ sinh cùng đánh rơi và làm vỡ bình đựng rượu. Lễ sinh thứ nhất bị một bạt tai và thề không bao giờ trở lại nhà thờ nữa. Đó là chủ tịch nước Nam Tư (cũ) J. Tito. Lễ sinh thứ hai được đức cha chủ tế gợi ý đi tu và trở thành tổng giám mục nổi tiếng của nước Mỹ Fulton Sheen. Cùng phạm một lỗi lầm, nhưng cách đối xử nhân hậu hay nghiêm khắc đã quyết định số phận cuộc đời của hai lễ sinh. Đức Giêsu đã nhiều lần trích dẫn câu Kinh Thánh trong sách Hôsê 6,6 (x. Mt 12,7) để khẳng định việc Thiên Chúa muốn con người có lòng nhân hậu khi ứng xử với đồng loại, hơn cả việc dâng của lễ cho Ngài. Cũng có thể nói thêm rằng của lễ đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả là tâm tình nhân hậu của con người với nhau.


Mời Bạn: Có thể con tim bạn trở nên kém nhạy cảm hơn khi chứng kiến quá nhiều đau khổ của đồng hương, đồng loại. Cũng có thể bạn cảm thấy “lực bất tòng tâm” khi đứng trước vô vàn nỗi đau của người lân cận, và vì vậy, không muốn góp một tay chia sẻ, đỡ nâng. Đức Giêsu mời gọi bạn hôm nay thể hiện lòng nhân với tất cả những gì trong tầm tay của bạn: trái tim bao dung, ánh mắt thông cảm, nụ cười an ủi, bàn tay liên đới và một cuộc sống dấn thân.


Sống Lời Chúa: Mỗi lần dâng lễ, tôi dâng lên Chúa một cử chỉ, thái độ, hoặc lời nói đượm lòng nhân mà tôi đã thực hiện trong ngày (hay tuần) vừa qua.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn bày tỏ lòng nhân hậu với mọi người, nhất là với những kẻ bé mọn. Trong xã hội thực dụng và cạnh tranh hôm nay, xin cho chúng con biết noi gương Chúa, thể hiện lòng nhân hậu như dấu chỉ người môn đệ Chúa. Amen.

 



03/07/10 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 13 TN
Th. Tôma, tông đồ

Ga 20,24-29

 

MỐI PHÚC THỨ CHÍN


“Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20,29)


Suy niệm: Nếu ta thấy khó khăn khi phải thực thi Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-10), thì mối phúc “thứ chín” trong bài Tin mừng hôm nay xem ra dễ chịu hơn, vì Chúa chỉ bảo ta làm một điều mà thôi: hãy tin! Tin như Abraham, Mẹ Maria đã tin và như Tôma cũng đã tin sau khi được Chúa thỏa mãn yêu cầu của ông! Biết bao lần trong đời, Chúa đã gởi đến cho ta những tín hiệu để ta tin vào quyền năng và tình thương của Ngài, chẳng hạn như khỏi một cơn bệnh, thoát một tai nạn, gặp được người tốt bụng giúp đỡ… Vận may ấy không phải là chuyện tình cờ, mà là do Chúa quan phòng gởi đến cho ta đấy! Đức tin dạy ta như thế.


Mời Bạn: Bạn và tôi không hay chưa bao giờ thấy phép lạ nhãn tiền, nhưng chúng ta đã và đang chứng kiến biết bao điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm trong lịch sử và qua thiên nhiên. Mặt khác chúng ta đều có thể cảm nghiệm những điều kỳ diệu Chúa đã làm trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Hãy tận dụng và coi đó như là dấu chỉ để chúng ta tin vào Chúa mạnh mẽ hơn.


Chia sẻ: Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm vì tin nên bạn “thấy” Chúa ngay trong cuộc sống hôm nay.


Sống Lời Chúa: Mọi cơ hội trong cuộc đời là tiếng Chúa mời ta suy nghĩ để cảm nghiệm tình yêu của Ngài. Hãy lắng lòng mình lại và học bài học Chúa dạy Thánh Tôma hôm nay, để ta biết tin và yêu Chúa nhiều hơn nữa!


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy, để con được kể vào số những người “có phúc,” dù con không thấy Chúa bao giờ. Amen.

 



04/07/10 CHÚA NHẬT TUẦN 14 TN – C
Lc 10,1-9

 

CHIÊN GIỮA BẦY SÓI


“Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10,3)


Suy niệm: “Mọi tín hữu được mời gọi đến với sự thánh thiện và sứ mạng truyền giáo” (Đức Gioan-Phaolô II). Qua bí tích Thánh Tẩy, người Kitô hữu được mời gọi nên thánh. Cũng qua bí tích này, người Kitô hữu được giao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời cho người lân cận. Như vậy, đời sống thánh thiện của người Kitô hữu được liên kết chặt chẽ với sứ mạng loan báo Tin Mừng. Không ai nên thánh cho riêng mình hay giữ đạo để một mình mình được cứu độ, nhưng sống đạo với ý hướng truyền đạo. Tuy nhiên, đây là một sứ mạng vô cùng khó khăn vì Đức Giêsu sai ta loan báo Tin Mừng như “chiên giữa bầy sói,” giữa những quyền lực chống đối, các đối xử bất công, những ác ý với Tin Mừng.


Mời Bạn: Dòng đời ngược xuôi, ơn gọi làm “chiên giữa bầy sói” hôm nay đặt bạn trước một thách đố lớn lao và liên lỉ: Bạn còn muốn mình là chiên trong đoàn chiên của Đức Kitô nữa không? hay bạn đang “đổi màu” để “đi với bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy”? Lối sống thực dụng và tương đối có làm bạn “thỏa hiệp” với “sói” không?


Chia sẻ: Làm thế nào để đứng vững hầu sống đạo và truyền đạo, khi phải chiến đấu giữa bầy sói mỗi ngày?


Sống Lời Chúa: Tôi sẽ tìm một phương thế giới thiệu Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài cho một người bạn hay người láng giềng.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con ý thức rằng Chúa mời gọi chúng con nên thánh và trở thành thợ gặt cho Nước Trời. Xin ban Thánh Thần sức mạnh để chúng con can đảm sống và làm chứng cho Danh Chúa. Amen.

 



05/07/10 THỨ HAI TUẦN 14 TN
Th. Antôn Maria Dacaria, linh mục
Mt 9,18-26

 

KITÔ HỮU TRÊN SÂN KHÁCH


Đức Giêsu đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra ! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy !” Nhưng họ chế nhạo Người. Khi đám đông bị đuổi ra rồi, thì Người đi vào, cầm lấy tay con bé, nó liền chỗi dậy. (Mt 9,23-26)


Suy niệm: Thi đấu trên sân khách là một thử thách lớn. Tiếng hò la của đám đông ở khán đài không chỉ làm phấn khích tinh thần đội nhà mà còn uy hiếp tinh thần của đối phương. Điều đó được chứng nghiệm nơi tâm trạng lo âu của các cầu thủ bóng đá khi thi đấu tại Nam Phi, phải đối phó với tiếng kêu inh ỏi của rừng kèn vuvuzela. Trên bình diện truyền giáo, Ki-tô hữu thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng giống như đang đá banh trên sân khách. Họ phải chịu áp lực nặng nề của người đời như thái độ hững hờ, lời chế nhạo, hăm dọa v.v… Điều đó đã khiến không ít người thoái thác việc truyền giáo, thậm chí hổ thẹn tỏ dấu mình là Kitô hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc nhở: “Chúng ta đừng bao giờ hổ thẹn về Tin Mừng và đừng sợ loan báo rằng chúng ta là Kitô hữu.” Lời kêu gọi đó phản ánh thái độ của Đức Giêsu trước đám đông chế nhạo Ngài hôm ấy, Ngài vẫn làm phép lạ để tôn vinh Danh Chúa và cứu rỗi con người.


Mời Bạn: Có bao giờ bạn cảm nghiệm được sự bình an tâm hồn sau khi tỏ dấu mình là Kitô hữu chưa? Hoàn cảnh không thuận tiện có làm cho Kitô hữu tăng triển lòng tin, cậy, mến không?


Sống Lời Chúa: Bạn sẵn sàng tỏ dấu mình là kitô hữu và sống như người kitô hữu dù gặp thuận tiện hay không.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa nói: ai tuyên xưng Chúa trước mặt người đời, Chúa sẽ tuyên xưng họ trước mặt Chúa Cha. Xin Chúa cho chúng con được sống giây phút hạnh phúc ấy.

 


 

 

06/07/10 THỨ BA TUẦN 14 TN
Th. Maria Gôretti, trinh nữ, tử đạo
Mt 9,32-38

 

LÀ THỢ GẶT CỦA NƯỚC TRỜI


“Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.” (Mt 9,37)


Suy niệm: Sau hơn 200 năm (năm 1784) có mặt tại Triều Tiên, người Công giáo miền nam nước này đã vượt qua con số 5 triệu, chiếm tỉ lệ 10,1% dân số cả nước. Nhìn sự thăng tiến vượt bực của Giáo Hội bạn, người Công giáo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về cung cách sống đạo và bổn phận loan báo Tin Mừng. Rõ ràng mùa màng không thể thu hoạch nếu không có thợ gặt; anh em lương dân không thể biết Tin Mừng nếu không có người Công giáo giới thiệu, trình bày cho họ. Trong khi ấy, với anh em lương dân, lối sống đạo của ta chưa có sức thuyết phục về giá trị Tin Mừng Nước Trời mà Đức Giêsu đem đến cho con người. Vì thế, thiết tưởng điều chỉnh lối sống đạo là một nhu cầu cấp bách của Giáo Hội Việt Nam hiện nay.


Mời Bạn: Có một sự “li dị” giữa việc thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ và việc sống Lời Ngài ngoài nhà thờ. Có thể bạn chú trọng đến việc lãnh nhận các bí tích và thực hành việc đạo đức bình dân, nhưng chưa quan tâm đủ đến chiều kích sống những giá trị Tin Mừng nơi phố chợ. Mời bạn xem xét và sửa đổi lại cung cách sống đạo để thật sự là thợ gặt của Chúa Kitô.


Sống Lời Chúa: Thử lượng giá lối thực hành đạo của tôi hiện nay, tìm cách chú trọng hơn đến việc thực thi Lời Chúa dạy trong môi trường nghề nghiệp và sinh sống của mình.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cánh đồng truyền giáo ở đất nước chúng con thật bao la, nhưng thợ gặt vừa ít ỏi, vừa thiếu nhiệt tình hay chểnh mảng. Xin thương biến đổi chúng con thành những người thợ gặt hăng say, hết mình với lý tưởng loan báo Tin Mừng qua nỗ lực sống Lời Chúa dạy mỗi ngày. Amen.

 



07/07/10 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 14 TN
Mt 10,1-7

 

ĐƯỢC CHÚA CHỌN GỌI


“Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai lại, để ban cho các ông…” (Mt 10,1)


Suy niệm: Ngoài những nguồn tài nguyên bị bán tháo bán đổ ra nước ngoài với giá rẻ mạt, các nước nghèo còn phải chịu một thiệt thòi khác: nạn chảy chất xám. Những tinh hoa của đất nước sẽ tìm cách ở lại các nước phát triển sau khi tốt nghiệp. Người tài, người giỏi lúc nào cũng là chọn lựa ưu tiên số một trong các tổ chức, quốc gia muốn thật sự phát triển. Trong khi ấy, tiêu chí chọn lựa của Đức Giêsu thật khác người: Ngài không chọn những thành phần ưu tú, học thức cao, nắm giữ lợi thế xã hội. Đôi mắt của Ngài chỉ dừng lại nơi những con người tầm thường, không có gì trổi vượt về học vị hay địa vị xã hội. Ngài không chọn họ vì họ thế này thế kia, nhưng chỉ vì họ sẽ trở nên những tông đồ của Nước Trời dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Ngài.


Mời Bạn: Chúa chọn những con người tầm thường để làm những công cuộc phi thường, huấn luyện nhóm người ô hợp thành một cộng đoàn hiệp nhất trong sứ vụ xây dựng Nước Trời ngay trong thế giới hôm nay. Bạn có nhận ra mình cũng được Chúa chọn và chấp nhận để Ngài huấn luyện bạn thành một tông đồ nhiệt thành, làm chứng cho Ngài trong môi trường bạn đang sống không?


Sống Lời Chúa: Ý thức mình được Chúa chọn gọi, sẵn sàng để Ngài đào tạo qua việc sống Lời Chúa mỗi ngày.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, cảm tạ Chúa đã tín nhiệm chọn gọi chúng con trong công cuộc làm chứng cho sự hiện diện của Nước Trời. Xin giúp chúng con hãnh diện vì sự tín nhiệm này, và ngoan ngoãn để Chúa đào tạo mỗi ngày, bằng việc nhận ra Chúa qua các sự kiện của đời sống và nỗ lực sống Lời Chúa với trọn con tim và khối óc của mình.

 



08/07/10 THỨ NĂM TUẦN 14 TN
Mt 10,7-15

 

ĐEM TIN MỪNG BIẾU KHÔNG


“Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng kiếm vàng bạc hay tiền đồng để giắt lưng.” (Mt 10,8-9)


Suy niệm: Trong cuốn “Chút này làm tin”, đức cha Nguyễn Thái Hợp thuật lại hành trình gặp Chúa của chị Thu Thủy, một câu chuyện thật cảm động. Theo chị kể, hành trình Thiên Chúa dắt dìu chị đi từ một người vô thần đến làm người Ki-tô hữu là một hành trình dài, có bàn tay Thiên Chúa hướng dẫn. Ngài dùng nhiều người chỉ lối dọc theo đường chị đi. Khởi đầu, khi đang tuyệt vọng, có người giới thiệu chị đến cầu xin với thánh Giu-se, dù bấy giờ chị chưa phân biệt thánh Giu-se với Chúa Giê-su; người thì dẫn chị đi vào nhà thờ lần đầu; người giới thiệu chị vào học khoá giáo lý; người giảng giải giáo lý cho chị; các học viên cùng khóa tỏ lòng thân thiện với chị... Điều đáng nói, tất cả mọi người đều giúp chị cách “miễn phí”. Dễ hiểu thôi, bởi họ đã “được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”. Những chứng nhân này sẵn sàng “miễn phí” cho mọi thì giờ, miễn sao Đức Kitô được “nối mạng” với hết mọi người.


Mời Bạn: Lời Chúa đây vẫn còn hiệu lực cho mỗi Ki-tô hữu hôm nay, để không ai được viện bất cứ lý do gì làm gián đoạn hành trình gặp Chúa của tha nhân hay miễn chước cho mình sứ mạng “đem Tin Mừng biếu không” này.


Chia sẻ: Vì sao Ki-tô hữu phải đem Lời Chúa biếu không?


Sống Lời Chúa: Thay vì tán gẫu vô bổ, bạn dùng thì giờ để nói về Chúa cho người khác.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, có gì nơi con mà không là ân huệ Chúa ban ? Mọi sự con có đều là ân huệ Chúa ban cách nhưng không. Xin cho con biết phân phát ân huệ con lãnh được theo cách thức không điều kiện như Chúa.

 



09/07/10 THỨ SÁU TUẦN 14 TN
Th. Augustinô Dao Rong và các bạn tử đạo
Mt 10,16-23

 

BÀI HỌC SỐNG KHÔN?


“Này, Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như con rắn và đơn sơ như bồ câu.” (Mt 10,16)


Suy niệm: Các tông đồ đã được loan báo cho biết trước để cảnh giác: họ sẽ như chiên hiền lành bị trao nộp vào vòng tay hung tợn của địch thù, chẳng khác chi bầày sói dữ. Nước Thiên Chúa được tỏ hiện trong sự hèn yếu của các sứ giả của Đức Giêsu. Lịch sử Giáo Hội cũng đầy dẫy những sự thật này: chính những con người bé mọn khiêm tốn lại là những tác nhân Chúa dùng để thực hiện những công trình vĩ đại: Còn ai bé mọn, kém cỏi hơn Gioan Vianey, cha sở họ Ars, mà đã có thể thực hiện những công việc lớn lao biết bao cho Giáo Hội?


Mời Bạn: Xác tín vào sức mạnh của Chúa, để Ngài có thể dùng bạn làm được những công việc lớn lao trong chính sự yếu đuối hèn mọn của bạn!


Chia sẻ: Theo bạn, ở đây, Chúa dạy bạn thế nào là sống “khôn”? là sống “đơn sơ”?
Người khôn là người không liều mình sa vào sự nguy hiểm! Nhưng là người thông minh, khôn khéo, lanh lợi như con rắn! Tuy vậy cũng phải đơn sơ, trong sáng, không mưu mô, quanh co, ẩn ý… Phải đơn sơ trong trắng như chim bồ câu!


Sống Lời Chúa: Hôm nay, tuần này: tôi sẽ cố sống “đơn sơ” và “khôn ngoan” theo Lời Chúa dạy, để cho mọi người cảm nghiệm được rằng nơi tâm hồn một sứ giả Tin Mừng thì sẽ chẳng toát ra sự gì khác, ngoài “chất Tin Mừng”! Một tâm hồn chỉ chứa chất đầy Chúa và chỉ có vậy!


Cầu nguyện: Chúa ơi, còn về bản thân con, con cũng muốn thân thưa với Chúa như Phaolô, “con chỉ tự hào về những yếu đuối của con thôi” (2 Cr 12,5). Amen.

 



10/07/10 THỨ BẢY TUẦN 14 TN
Mt 10,24-33

 

ÁNH SÁNG CHÚA KI-TÔ


“Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che dấu mà không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết.” (Mt 10,26)


Suy niệm: Còn nhớ cách đây cũng đã lâu, và nếu không lầm, cho đến tận bây giờ, nhiều người đã cố “che đậy” thân phận Ki-tô hữu của mình bằng cách ghi “không tôn giáo” trong bản khai lý lịch cá nhân. Họ cố tình làm vậy chỉ vì sợ danh xưng “Ki-tô hữu” cản bước tiến trong công ăn việc làm. Nhưng rốt cuộc, sau bao nhiêu năm phấn đấu, họ vẫn dậm chân tại chỗ, không phải vì thiếu năng lực, hay yếu kém, mà chỉ vì người ta đã biết tỏng họ là kẻ nói dối: chối đạo. Một người đã nói dối thì đố ai dám tin tưởng để giao trọng trách. “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra,” nên việc sống làm chứng cho Chúa Ki-tô cũng là chuyện tự nhiên, vì ấn tín của bí tích thanh tẩy không thể phai mờ, dù người ta có cố che đậy hay xoá bỏ: “Chẳng ai thắp đèn rồi lại lấy thúng úp lại, nhưng để trên giá để soi chiếu cho mọi người” (x. Mt 5,15).


Mời Bạn: Dù đi đâu hay làm gì, bạn vẫn mãi là người Ki-tô hữu. Vậy có lý do gì mà bạn không làm chứng cho Chúa nhỉ? Đó chẳng phải là một định luật tự nhiên sao?


Chia sẻ một khó khăn khi phải sống niềm tin trước mặt mọi người, nhất là trong môi trường làm việc của bạn.


Sống Lời Chúa: Muốn được Chúa Giê-su tuyên bố công nhận trước mặt Chúa Cha, thì bạn cũng phải làm y như thế trước mặt thiên hạ (x. Mt 10,32).


Cầu nguyện: Lạy Chúa, ước gì ngọn nến con đã lãnh nhận trong ngày lãnh bí tích Thánh Tẩy, ngày được tái sinh làm con cái Chúa, cứ sáng mãi mỗi ngày trong đời chúng con. Amen.

 



11/06/10 CHÚA NHẬT TUẦN 15 TN – C
Lc 10,25-37

 

SỐNG ĐỨC ÁI KITÔ GIÁO


“Ông chạnh lòng thương.” (Lc 10,33)


Suy niệm: Đức bác ái Kitô giáo mà Chúa Giêsu thuyết giảng không dừng lại ở mặt lý thuyết, ở chỗ biết đúng, mà ở chỗ áp dụng cái biết đó, tức là thực hành. Bình thường ai cũng biết cần phải yêu thương, giúp đỡ người bất hạnh, nhất là khi người ấy là anh em, khi họ gặp hoạn nạn, khi “tắt lửa tối đèn”… Thế nhưng, tính ích kỷ lại khiến người ta mặc kệ, khép lòng trước nỗi khốn khổ của tha nhân, như thầy tư tế và thầy Lê vi, vốn thuộc hàng đạo đức, lại là đồng hương với người bị nạn trong câu truyện Tin Mừng. Ta ngạc nhiên khi thấy một người Samari, vốn bị người Do thái khinh bỉ, lại ra tay cứu vớt người Do thái bất hạnh một cách tận tình. Người Samari đã tỏ ra là người thân cận, anh em với nạn nhân, chứ không phải hai nhân vật trước.


Mời Bạn: Trong mối tương quan hàng ngày, ta thường tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động: người này có đáng giúp đỡ không? giúp tới mức nào? Do cân nhắc kỹ lưỡng nên rất nhiều lần ta đã bỏ qua không thực hành điều răn bác ái. Sở dĩ ta tính toán so đo vì chưa nhận ra người đó là anh em, con cùng một Cha, nên mới khó khăn khi giúp đỡ họ.


Chia sẻ: Một vài chứng từ mà bạn biết về lòng bác ái vị tha từ những người chưa biết Chúa, như một khích lệ cho bạn sống đức ái Kitô giáo.


Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi cố gắng thể hiện lòng bác ái kitô giáo với bất cứ người nào cần đến tôi.


Cầu nguyện: Cúi lạy Chúa, xin mở rộng tay con, luôn nắm lại giữ khư khư tất cả, trước cửa nhà có người nghèo đói lả, xin dạy con biết chia sẻ cho người. Cúi lạy Ngài xin cho con nghe rõ, tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà.

 



12/07/10 THỨ HAI TUẦN 15 TN
Mt 10,34-11,1

 

TÍNH TRIỆT ĐỂ CỦA TIN MỪNG


“Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10,37)


Suy niệm: Người ta vẫn nói rằng một trong những thói xấu của người Việt Nam là sống theo kiểu tương đối: tà tà, thoải mái, sao cũng được… Tin Mừng Đức Giêsu, với tính đòi hỏi triệt để tận căn rễ, chắc hẳn sẽ là một thách đố cho lối sống cũng như quan niệm phổ biến này. Đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rằng việc theo Chúa không phải là đi theo cho vui, đi cho có tính phong trào… mà là một lời kêu gọi dứt khoát, triệt để, và vượt lên trên hết mọi quan hệ của cuộc sống như cha mẹ, anh em, họ hàng. Theo Chúa là nhìn nhận chỉ có Chúa là chủ tể, là cùng đích duy nhất của cuộc đời chúng ta mà thôi.


Mời Bạn: Cùng bước theo Chúa Giêsu để nên một với Ngài trong cách sống, trong suy nghĩ, trong định hướng cuộc đời. Để xứng đáng là môn đệ Chúa, bạn phải dứt khoát và triệt để trong cách sống, trong những chọn lựa hàng ngày.


Chia sẻ: Bạn có cảm thấy bị giằng co, khó xử khi phải chọn lựa giữa một bên là lời mời gọi của Chúa và bên kia là những cảnh huống bình thường trong cuộc đời không?


Sống Lời Chúa: Qua bí tích Rửa tội, tôi là Kitô hữu. Để sống xứng đáng là người Kitô hữu, tôi sẽ dấn thân theo Chúa qua những việc từ bỏ hằng ngày: từ bỏ những gì thuộc xác thịt, là đam mê, dục vọng, và những gì cản trở bước đường theo Chúa.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ, để chúng con can đảm bước theo Chúa trong suốt cuộc đời chúng con, ngõ hầu chúng con xứng đáng là người môn đệ của Chúa. Amen.

 



13/07/10 THỨ BA TUẦN 15 TN
Th. Henricô

Mt 11,20-24

 

ĐẶC ÂN ĐI VỚI NGHĨA VỤ


“Bấy giờ, Đức Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối.” (Mt 11,20)


Suy niệm: Tại sao Chúa Giêsu khiển trách các thành Khôradin, Bétsaiđa và Caphácnaum? Vì các thành này chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa Giêsu làm, nhưng lòng dạ họ vẫn trơ như đá, không sám hối ăn năn. Tội lớn nhất của họ là tội thờ ơ, không quan tâm đến sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa họ, cũng chẳng để tâm đến lời Chúa nói với họ, và những việc kỳ diệu Chúa làm cho họ. Nói cách khác, tội của dân cư những thành này là sự thụ động: không làm gì cả, tựa như người chôn nén bạc được giao phó cho mình. Họ đã lãnh nhận bao đặc ân từ nơi Đức Giêsu, nhưng họ quên chấp nhận những trách nhiệm và nghĩa vụ mà đặc ân ấy kèm theo.


Mời Bạn: Ngày nay đặc ân Chúa dành cho bạn chẳng kém gì dân cư các thành ven hồ ngày xưa. Chúa Giêsu vẫn hiện diện trong đời sống hằng ngày của bạn, thi ân giáng phúc và hướng dẫn bạn qua Thánh Thần của Ngài. Vì quá mải mê với sự đời, bạn không nhận ra Ngài và tình yêu Ngài dành cho bạn đấy thôi. Mời bạn dành vài phút hồi tâm để tập khám phá ra sự hiện diện yêu thương của Chúa trong cuộc đời mình.


Chia sẻ những đặc ân bạn đang có và cách sống xứng đáng với những đặc ân đã lãnh nhận.


Sống Lời Chúa: Dành vài giây phút cảm tạ Chúa vì những đặc ân đã lãnh nhận, xin Chúa soi sáng để biết cách sống xứng hợp với những đặc ân này.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, con khiêm tốn nhìn nhận mình yếu hèn, tội lỗi, bất xứng. Xin Chúa thứ tha và ban ân sủng giúp con can đảm thi hành những gì Lời Chúa đòi hỏi hôm nay. Amen.

 



14/07/10 THỨ TƯ TUẦN 15 TN
Th. Camilô Lenli

Mt 11,25-27

 

KHIÊM TỐN ĐỂ NHẬN BIẾT CHÚA


“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn.” (Mt 11,25)


Suy niệm: Các hình thức thi đua đang nở rộ nhằm kích thích tính sáng tạo của con người. Thế nhưng, mặt trái của chúng là làm cho người ta quá quan tâm đến việc phải hơn người khác, coi thường giá trị của sự nhường nhịn và khiêm tốn. Khiêm tốn là nhân đức cao quí nơi con người và cần thiết trong các mối tương quan. Rất tiếc tính hiếu thắng của tranh đua làm cho sự khiêm tốn bị lu mờ! Sứ điệp Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhận thức lại giá trị của nhân đức hiền lành và khiêm tốn mà Chúa dạy ta phải học nơi Người (Mt 11,29). Sống khiêm tốn theo gương Chúa Giêsu chẳng những giúp ta trở nên người đức hạnh, nhưng còn giúp mình nhận biết Chúa là Cha, và nỗ lực để sống như người con ngoan của Ngài.


Mời Bạn: Xác tín rằng ân huệ lớn lao nhất trong cuộc đời mình là nhận biết Thiên Chúa là Cha. Và bạn chỉ có thể nhận biết Chúa khi bạn khiêm hạ, mở lòng đón nhận mạc khải từ nơi Ngài. Đức Maria đã thốt lên lời ngợi khen, chúc tụng Chúa sau khi nhận biết tình yêu Chúa dành cho người nữ tỳ hèn mọn như ngài. Noi gương Đức Maria, bạn hãy cảm tạ Chúa đã ban cho bạn đặc ân nhận biết Ngài, và quyết tâm học tập mẫu gương hiếu thảo của Đức Giêsu, để tập sống hiếu thảo với Cha.


Sống Lời Chúa: Khiêm tốn để yêu người và khiêm tốn để nhận biết Chúa.


Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha, vì đặc ân được nhận biết danh Cha. Xin cho nhiều người cũng nhận biết danh Cha và sống hiếu thảo với Cha. Amen.

 



15/07/10 THỨ NĂM TUẦN 15 TN
Th. Bônaventura, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 11,28-30

 

CHIẾC CHÌA KHOÁ VÀNG


“Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.” (Mt 11,29)


Suy niệm: Khi nhìn đồng lúa chín sắp đến ngày gặt, ai cũng biết “bông lúa nặng hạt khiêm tốn cúi đầu; kiêu hãnh ngẩng đầu là bông lúa lép.” Đây cũng là thực tế trong đời sống hằng ngày khi lượng giá một người. Thế nhưng, bình thường chẳng mấy ai chịu hiểu chân lý sơ đẳng này khi giao tiếp với người khác. Thay vào đó là thái độ tự kiêu, tự mãn về mọi phương diện; hậu quả là tạo ra những đổ vỡ đáng tiếc. Đặc biệt trong đời sống đức tin, chúng ta lại bỏ quên một người Thầy đã dạy chúng ta bài học này, không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng chính sống của mình: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.” Khi dạy ta sống hiền lành và khiêm nhượng, Đức Giêsu vừa là mẫu gương ta soi, vừa ở bên cạnh để nâng đỡ bổ sức cho ta.


Mời Bạn: Để vào nhà mình, bạn dùng chìa khoá để mở cửa. Vậy tại sao muốn đi vào cung lòng yêu thương của Thiên Chúa, tiếp xúc đụng chạm đến Ngài, bạn lại bỏ quên chiếc chìa khoá vàng đó là nhân đức khiêm nhường?


Chia sẻ: Trong tương quan với người khác, bạn và tôi đều thích những người khiêm tốn. Trong tương quan với Thiên Chúa đây lại là cửa ngõ để chúng ta đi vào cung lòng yêu thương tha thứ của Người.


Sống Lời Chúa: Khi tham dự Thánh Lễ, hãy chiêm ngắm sự hiện diện khiêm nhu của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.


Cầu nguyện: Đọc kinh Rước lễ thiêng liêng một cách sốt sắng: “Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, bởi Chúa hằng ngự trong Bí tích Thánh Thể…”

 



16/07/10 THỨ SÁU TUẦN 15 TN
Đức Mẹ núi Các-men

Mt 12,1-8

 

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG


“Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 12,7)


Suy niệm: Tấm lòng chính là thứ “gia vị” ướp tư tưởng, lời nói và hành động trở thành xấu hay tốt. Cũng một hành vi đưa tay hái mấy bông lúa mà những người Pharisêu lấy làm hồ hởi dựa vào đó để bắt bẻ Chúa Giêsu vì đã “bắt được quả tang” các môn đệ của Ngài vi phạm luật giữ ngày Sabát!


Họ thiếu một tấm lòng hay nói cách khác tấm lòng của họ hẹp hòi đến độ trở thành độc địa chỉ nhằm dò xét để khép tội người khác và - một cánh gián tiếp - tự cho mình là người “công chính” hằng giữ luật một cách nghiêm túc.


Thế nhưng nhìn hành vi đó của các môn đệ, Chúa Giêsu lại cảm thương cho những con người đang đói. Với lòng nhân, Chúa nhìn thấy toàn thể con người của họ và thấu tận tấm lòng.


Mời Bạn: Bình thường con người thích “trang điểm” cho mình bằng những vỏ bọc bên ngoài như tri thức, danh dự, chức quyền, địa vị và cả “việc đạo đức” nữa. Điều răn giới luật của Chúa cũng biến thành một món đồ trang sức nếu chúng ta chỉ giữ luật bên ngoài mà thôi. Luật Chúa là vì con người. Và lòng nhân là nền tảng định hướng cho mọi phán đoán và hành động. Yêu người, đối xử với người bằng lòng nhân thì quan trọng hơn là giữ nghiêm túc những tập tục do con người bày ra. Yêu người mới là lễ tế đẹp lòng Chúa.


Sống Lời Chúa: Luôn nhớ mình là con cái của Đấng là tình yêu, vì thế phải sống để trở nên hoạ ảnh của tình yêu ấy.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, tấm lòng Chúa luôn dạt dào yêu thương. Xin cho lòng con phản ảnh lại lòng yêu thương của Chúa để con cũng biết đối xử với tha nhân bằng tình thương như Chúa đã thương con.

 



17/06/10 THỨ BẢY TUẦN 15 TN
Mt 12,14-21

 

CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU


“Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy; tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi.” (Mt 12,20)


Suy niệm: Cách đây vài thập niên, giới khoa học đã cố gắng rất nhiều trong việc phác họa khuôn mặt của Đức Giêsu dựa trên tấm khăn liệm thành Turinô, được coi là tấm khăn liệm của Đức Giêsu ngày xưa. Đi tìm một bức chân dung thật của Đức Giêsu có lẽ là mong ước của không ít người. Song, đứng trước những kết quả đạt được, thì vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau. Khám phá được chân dung đích thực của Đức Giêsu thì thật là quý giá. Thế nhưng, vẫn có đó một bức chân dung rất thật của Đức Giêsu, một bức chân dung không kém phần giá trị, đó là bức chân dung được vẽ lên từ Lời Chúa. Quả thật, Lời Chúa hôm nay đã vẽ nên một bức chân dung tuyệt vời về Đức Giêsu, một Đức Giêsu thật nhân từ: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi”.


Mời Bạn: Khuôn mặt của Đức Giêsu vẫn đang còn được tiếp tục vẽ nên bởi chính bạn và tôi. Mỗi lời nói và hành động của chúng ta sẽ là những nét bút phác họa nên chân dung của Chúa. Bạn và tôi hãy sống thế nào để vẽ nên bức chân dung Đức Giêsu thật tuyệt vời cho những người xung quanh.


Chia sẻ: Bạn đã từng bao giờ nghĩ rằng, mình là một “họa sĩ” vẽ nên bức chân dung của Đức Giêsu hay chưa? Bạn sẽ phác họa bức chân dung ấy thế nào?
 

Sống Lời Chúa: Sẵn sàng giúp đỡ người láng giềng khi họ cần, với tình yêu thương chân thành.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, phác họa cho người khác thấy chân dung của Chúa thật không dễ tí nào. Xin cho con biết dùng lời nói và việc làm tốt để vẽ nên khuôn mặt yêu thương của Chúa. Amen.

 



18/07/10 CHÚA NHẬT TUẦN 16 TN – C
Lc 10,38-42

 

CHÚA ĐẾN CHƠI NHÀ


“Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá. Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10,41-42)


Suy niệm: Văn học Việt Nam ghi lại giai thoại cụ Dương Khuê đến chơi nhà ông bạn vong niên Nguyễn Khuyến. Nhà cửa thanh đạm, không có gì tiếp đãi bạn:

Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà


Cụ Nguyễn Khuyến dí dỏm dành cho bạn điều quí giá hơn hết, đó là một tình bạn chân thật:

Bác đến chơi đây, ta với ta.


Chúa Giê-su đến nhà của chị em Mác-ta và Maria ắt hẳn không phải để thưởng thức những món cao lương mỹ vị. Ngài đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, nghĩa là Ngài sắp đương đầu với “các thượng tế, kỳ lão và luật sĩ” thù địch, Ngài sắp “bị giao nộp, bị sỉ nhục, bị giết chết”… Trong bối cảnh căng thẳng như thế, điều Ngài tìm kiếm, mong muốn chắc chắn không phải là những món ăn ngon mà là một tình bạn biết cảm thông, một tấm lòng biết lắng nghe, biết chia sẻ. Điều đó Chúa đã tìm thấy nơi Ma-ri-a chứ không phải Mác-ta, và đó là điều duy nhất cần đối với Chúa.


Mời Bạn: Thật là thiếu tế nhị khi tiếp đãi bạn mình bằng những thứ mà người đó không thích. Vậy bạn đang tiếp đón Chúa bằng những thứ gì? Bạn có dành cho Chúa điều Chúa thích nhất là chính tấm lòng của bạn không?


Sống Lời Chúa: - Đón Chúa trong lòng: mỗi khi ruớc lễ, hãy dành trọn tâm tình và thời gian thích hợp để tâm sự với Chúa Giê-su Thánh Thể.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến. Con yêu Chúa hết lòng. Con xin dâng Chúa tất cả con người của con để con được mãi mãi thuộc trọn về Chúa.

 



 

19/07/10 THỨ HAI TUẦN 16 TN
Mt 12,38-42

 

DẤU LẠ TRONG ĐỜI THƯỜNG


Chúa Giê-su nói: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ của ngôn sứ Gio-na.” (Mt 12,39)


Suy niệm: Người Do thái thích thế, thích một dấu lạ “từ trên trời rơi xuống”, trong khi Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ trước mắt họ thì họ lại không tin. Cũng thế, họ thích một Thiên Chúa cứ ở tít trên núi Si-nai huyền bí đằng sau những đám mây, chứ đừng tỏ vinh quang của Ngài dù chỉ là qua gương mặt của Môi-sê. Và nhất là đừng có dấu lạ một Đấng Em-ma-nu-en, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, một Đức Ki-tô đồng hành với họ trong cuộc đời thường này. Đức Giê-su từ chối lời yêu cầu của họ nhưng lại hứa cho họ một dấu lạ còn vĩ đại hơn, đó là chính sự chết và phục sinh của Ngài: “Quả thật, ông Gio-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12,40).


Mời Bạn: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho những ai khiêm nhường” (1Pr 5,5). Khi tâm hồn bị bưng bít bởi thành kiến, kiêu căng, tự mãn người ta không thể nhận ra dấu lạ. Không cần tìm kiếm phép lạ đâu xa, Chúa vẫn thực hiện trong đời thường của bạn đấy thôi và chỉ những tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn mới nhận ra được.


Chia sẻ: Bạn hãy ôn lại, một dấu lạ Chúa đã làm trong cuộc đời của bạn.


Sống Lời Chúa: Khiêm tốn để khám phá ra bàn tay của Thiên Chúa quyền năng trong mọi sự, mọi biến cố và nhận ra ý muốn của Người.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn đơn sơ, ngay thẳng và mẫn cảm để con nhận ra tình thương, quyền năng và lời mời gọi của Chúa trong từng dấu chỉ nhỏ của cuộc sống.

 



20/07/10 THỨ BA TUẦN 16 TN
Th. Apôlinarê, giám mục, tử đạo

Mt 12,46-50

 

NÊN NGƯỜI THÂN CỦA CHÚA


“Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 12,50)


Suy niệm: Thói đời thường “thấy người sang bắt quàng làm họ”! Trong bài Tin Mừng hôm nay, uy tín của Chúa Giê-su lúc Ngài giảng dạy những lời này đang lên cao, vì có cả “đám đông đi nghe Ngài”, nhưng không ai dám “bắt quàng làm họ” với Ngài mà chính Ngài làm thân với họ trước, coi họ là cha mẹ, anh em của mình, chỉ với một điều kiện là họ “làm theo ý muốn của Chúa Cha”. Đây quả là một ý tưởng táo bạo, độc đáo... vừa để tôn vinh Mẹ Ma-ri-a vừa mở ra một mối liên hệ mới cho những người muốn làm môn đệ, làm con Thiên Chúa.


Mời Bạn: Chúng ta là Ki-tô hữu, được gọi là con cái của Thiên Chúa là may lắm rồi, chứ ai lại dám coi mình là cha, là mẹ của Chúa đâu! Thế mà Chúa lại cho chúng ta vinh dự có một không hai ấy. Quả là điều làm ta ái ngại, vì đã biết bao lần ta không làm hay từ chối làm theo ý Chúa dạy bảo để rồi chẳng bao giờ ta dám coi đó là một vinh dự, một đặc ân.


Chia sẻ: Bạn chia sẻ trong nhóm của bạn biết một lần nào đó bạn từ chối làm theo ý Chúa để rồi phải chuốc lấy trục trặc trong mối quan hệ với Ngài và với tha nhân như một kinh nghiệm ‘con cãi cha mẹ trăm đường con hư !’


Sống Lời Chúa: Xác lập lại mối tương giao ‘cha-mẹ, con-cái’ với Chúa, bằng cách nghe và làm theo những điều Chúa dạy, tìm ý Chúa trong những việc mình sắp làm; hãy tự hỏi ‘nếu ở trong hoàn cảnh của tôi, Chúa Giê-su sẽ làm việc này thế nào ?’


Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày hôm nay xin cho con biết cố gắng sống và làm theo ý Chúa để được ở trong tình yêu của Ngài và nên gương sáng cho người chung quanh.

 



21/07/10 THỨ TƯ TUẦN 16 TN
Th. Laurensô Brinđisi, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
Mt 13,1-9


AI CÓ TAI THÌ NGHE


“Có những hạt rơi vào đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe.” (Mt 13,8-9)


Suy niệm: Chắc chắn thính giả Chúa Giê-su hôm ấy không điếc, họ đều có tai để nghe được lời Ngài giảng dạy. Thế mà cuối dụ ngôn, Chúa lại thêm một câu “khó nghe”: “Ai có tai thì nghe”. Quả thật, có những tâm hồn bịt tai lại trước Lời Chúa, như trường hợp những mảnh đất mà hạt giống bị chối từ hoặc chết yểu vì không đâm rễ sâu. Không phải Ngài sợ người ta không nghe được câu chuyện, nhưng Ngài muốn nhắc nhở người nghe hãy biến Lời Ngài thành hiện thực. Nghĩa là, nghe thôi thì không đủ mà còn phải làm theo Lời đó nữa. Lời Chúa chỉ đem lại ơn cứu độ cho những ai biết hoán cải cuộc sống của mình bằng việc thực thi Lời đó.


Mời Bạn: Muốn cho hạt giống phát triển tốt thì cần phải bỏ thời gian chăm nom tưới bón đàng hoàng. Muốn làm cho Lời Chúa sinh hoa kết quả chúng mình cũng không thể làm khác được. Cần phải biết dùng thời giờ để lắng nghe, suy gẫm xem Chúa muốn ta làm gì thì mới có thể làm đúng ý Ngài và chắc chắn sẽ cho hoa quả tốt. “Hạt được một trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” hay không là tùy thuộc vào mức độ thấm nhuần Lời Chúa trong tâm hồn người tín hữu.


Chia sẻ: Phải chăng việc chia sẻ Lời Chúa trong nhóm của bạn lâu nay bị ngưng trệ? Phải chăng vì chúng mình đã không định ra một hành động nào để làm hướng sống cho cả nhóm?


Sống Lời Chúa: Trung thành với việc suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa đã truyền ban.

 



 

22/07/10 THỨ NĂM TUẦN 16 TN
Th. Maria Mađalêna

Ga 20,1-2.11-18

 

TRỰC GIÁC CỦA TÌNH YÊU


“Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ.” (Ga 20,1)


Suy niệm: Cách hành xử của bà Maria Mađalêna chắc hẳn đã khiến một số môn đệ lẩm bẩm: “Rõ tính đàn bà, khéo mau nước mắt….” Thế nhưng bà có một linh cảm riêng: ngay từ “sáng sớm, khi trời còn tối,” bà đã vội chạy ra mộ Chúa mà chẳng sợ nguy hiểm có thể xảy ra cho mình, cũng chẳng nghĩ đến chuyện làm sao đẩy tảng đá lấp cửa mồ để xức thuốc thơm cho xác Chúa. Và kìa tảng đá đã bị ai lăn ra một bên, còn xác Thầy thì biến mất… Thiên thần xuất hiện, bà cũng chẳng bận tâm; bà chỉ biết khóc vì thương nhớ Thầy mình. Chỉ khi Chúa Giêsu cất tiếng trìu mến gọi: “Maria!” bà mới bừng tỉnh và thưa như một phản xạ của tình yêu: “Rábbuni! Lạy Thầy!” Một động lực vô hình thúc đẩy bà chạy ra mộ, khiến bà vỡ oà lên tiếng khóc, rồi cũng nhờ động lực đó bà nhận ra tiếng gọi của Thầy và bà được biến đổi thành người tông đồ đầu tiên loan báo tin mừng Chúa sống lại, động lực đó chẳng phải là trực giác của tình yêu hay sao?


Mời Bạn: Nhiều lần Chúa cũng gọi ta một cách cá vị: “Ta đã gọi con bằng chính tên con, con là của riêng Ta” (Is 43,1). Điều đó có biến thành một động lực thúc bách bạn, khiến bạn không thể thinh lặng giữ cho riêng mình nhưng nhanh nhẹn loan báo tin vui của Chúa cho những người mà bạn gặp gỡ tiếp xúc hay không?


Sống Lời Chúa: Tâm niệm: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2 Cr 5,14) và lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Kitô, xin biến đổi con bằng tình yêu của Chúa để con luôn hăng say phục vụ và hiện diện như là chứng nhân đầy Thánh Thần của Chúa cho mọi anh chị em con.

 



 

23/07/10 THỨ SÁU TUẦN 16 TN
Th. Bighítta, nữ tu

Mt 13,18-23

 

THÀNH CÔNG VƯỢT THẤT BẠI


“Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.” (Mt 13,23)


Suy niệm: Dụ ngôn Gieo giống khởi đầu bằng những thất bại càng tăng dần: Hạt rơi bên vệ đường chưa kịp nẩy mầm đã bị chim trời ăn mất; hạt rơi trên đá sỏi vừa nẩy mầm đã bị héo khô và hạt rơi vào bụi gai đã mọc thành cây con, nhưng rốt cuộc cũng chết ngạt. Nhưng người gieo giống không hề nản lòng. Ông vẫn tiếp tục gieo giống. Sau những thất bại thảm thương ấy, tình thế lại thay đổi thật ngoạn mục: ba hạt giống sau rơi vào đất tốt bù đắp lại những thất bại trước đây và đem lại mùa bội thu thật dồi dào. Đức Giêsu dạy ta có một cái nhìn lạc quan về Nước Trời: Nước ấy khởi đầu thật âm thầm, không tránh khỏi những thất bại, nhưng cuối cùng cũng sẽ thành toàn tốt đẹp.


Mời Bạn: Có một cái nhìn lạc quan về cuộc sống nói chung và với việc sống Lời Chúa nói riêng. Nếu thất bại là một phần của hạt giống thì thất bại cũng là một phần trong đời sống của bạn. Kết quả cuối cùng sẽ đủ sức bù đắp những thất bại trước đây.


Chia sẻ: Sau mỗi chuyến công tác tông đồ không đem lại kết quả, nhóm của bạn làm gì? Chán nản, trách móc nhau? Hay ngồi lại cầu nguyện, kiểm điểm và phác thảo phương án hoạt động mới?


Sống Lời Chúa: Bạn đã gặp nhiều thất bại ê chề trong nỗ lực xây dựng hạnh phúc gia đình, tình bạn, nhóm hay cộng đoàn. Đừng nản lòng, bạn hãy tiếp tục cố gắng bắt đầu từ hôm nay và rốt cuộc bạn sẽ có một mùa bội thu.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn có một cái nhìn lạc quan hy vọng trong cuộc sống. Amen.

 



 

24/07/10 THỨ BẢY TUẦN 16 TN
Th. Sácben Máclúp, linh mục

Mt 13,24-30

 

LÒNG CHÚA BAO DUNG


“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : Hãy nhổ cỏ lùng trước đã, bó thành bó và đốt đi, rồi sau đó, hãy thu lúa vào kho lẫm cho tôi.” (Mt 13,30)


Suy niệm: Phán quyết của toà án bao giờ cũng mang tính cách chung cuộc, đóng lại mọi tranh cãi, nhất là đó là phán quyết của toà án tối cao. Trong dụ ngôn, phán quyết chung cuộc không được đưa ra ngay khi cỏ lùng bị phát hiện, nhưng được trì hoãn cho tới tận mùa gặt. Cũng vậy, bao lâu chưa tới ngày phán xét ấy, loài người còn thời gian để sám hối. Nhưng khi thời gian đã mãn, đến ngày tận thế, Thiên Chúa mới phán xét người lành kẻ dữ. Thiên Chúa là Đấng nhân từ, Ngài có đủ kiên nhẫn để chờ đợi tội nhân ăn năn trở lại. Không phải là Thiên Chúa thiếu kiên nhẫn, nhưng là vì thời gian dành cho chúng ta đã hết.


Mời Bạn: Dụ ngôn cỏ lùng cho bạn thấy được lòng nhân từ và bao dung của Thiên Chúa. Ruộng lúa tốt lẫn lộn với cỏ lùng là hình ảnh của chính cõi lòng bạn. Bao lâu bạn còn sống ở đời này, bạn vẫn còn thời gian, còn cơ hội để biến đám cỏ lùng trong lòng bạn trở thành lúa tốt. Thật may mắn, Chúa vẫn cho bạn có thể sửa chữa những lỗi lầm của mình!


Chia sẻ: Trong cánh đồng tâm hồn bạn, lúa hay cỏ lùng đang lớn mạnh hơn?


Sống Lời Chúa: Nếu Thiên Chúa cảm thông và bao dung của đối với bạn thì bạn cũng học bao dung và cảm thông với người khác, bạn nhé.


Cầu nguyện: Nguyện xin Chúa cho chúng con biết noi gương nhân từ cảm thông của Chúa và cùng giúp nhau sửa mình để sống mỗi ngày một tốt hơn.

 



 

25/07/10 CHÚA NHẬT TUẦN 17 TN – C
Lc 11,1-13

 

XIN CHO DANH CHA CẢ SÁNG


Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: Lạy Cha, xin làm cho danh Thánh Cha vinh hiển.” (Lc 11,2)


Suy niệm: Người con thảo hiếu mong ước sống tốt để làm cho cha mẹ được nở mặt nở mày với bà con láng giềng, người học sinh mong học hành giỏi giang thành đạt để làm vinh dự cho thầy cô giáo của mình. Cũng thế mối bận tâm đầu tiên và duy nhất của Chúa Giêsu, Người Con Yêu Dấu của Chúa Cha, là làm vinh danh Thiên Chúa là Cha của Ngài. Thế nên khi các môn đệ xin Ngài dạy cho biết cầu nguyện thì lời cầu đầu tiên Ngài dạy là: “Lạy Cha, xin làm cho danh Thanh Cha vinh hiển.” Đó cũng là điều mà tác giả sách Khải Huyền cảm nhận được khi thuật lại thị kiến triều đình thiên quốc với các thiên thần, các thánh chầu quanh Ngai Chúa và mọi loài thụ tạo không ngớt lời tung hô: “Kính dâng Đấng ngự trên Ngai và Con Chiên, lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời” (Kh 5,13).


Mời Bạn: Hằng ngày trong Thánh Lễ chúng ta cùng ca vang: “Thánh! Thánh! Thánh! Trời đất đầy vinh quang Chúa” chúng ta đang thực hiện lời cầu đầu tiên đó: “Xin cho Danh Cha cả sáng.” Là Kitô hữu, là môn đệ của Chúa, bạn “xin làm cho danh Thánh Cha vinh hiển” nghĩa là bạn cam kết trở nên giống Chúa Kitô để làm vinh danh Chúa ở giữa thế gian này.


Chia sẻ: Mỗi vị Thánh biểu lộ một đặc tính của Chúa Giêsu và làm vinh danh Người ở mọi thời đại, bạn đã làm cho danh Cha rạng sáng trong đời sống thường ngày của bạn thế nào?


Sống Lời Chúa: Nguyện tắt trước mỗi việc: “Lạy Cha, xin cho Danh Cha cả sáng.”


Cầu nguyện: Đọc kinh “Lạy Cha”.

 


 

 

26/07/10 THỨ HAI TUẦN 17 TN
Th. Gioakim và Anna

Mt 13,31-35

 

HOÀ NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG


“Nó trở thành cây đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được.” (Mt 13,32)


Suy niệm: Chúng ta đang sống trong Năm Thánh 2010 mừng kỉ niệm 350 năm thiết lập hai giáo hạt tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong và mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Giáo Hội tại Việt Nam đã lớn lên giữa những cơn bách hại đau thương. Máu chứng nhân đổ xuống, hạt giống đức tin nẩy mầm. Giáo Hội không phải là một cành cây khô héo tàn theo thời gian nhưng là hạt giống gieo xuống, mục nát đi trong lòng đất để rồi từ đất dậy lên sức sống mới.


Mời Bạn: Sống tinh thần Năm Thánh, chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua để tạ ơn, rút ra những bài học và cùng nhìn về tương lai với niềm tin tưởng hy vọng vào sự trường tồn của Hội Thánh. Trả món nợ thế hệ chúng ta mắc với tiền nhân chính là phải làm sao để hạt giống Tin Mừng bén rễ sâu vào đất Mẹ Việt Nam trong thời buổi toàn cầu hóa kinh tế thị trường hiện nay. Cần vận dụng những nguồn lực tự nhiên và siêu nhiên để thanh luyện, canh tân làm cho đời sống đạo cá nhân cũng như cộng đoàn được tăng trưởng mạnh mẽ.


Chia sẻ: Theo bạn, lệch lạc, thiếu sót trong đời sống đạo của cộâng đoàn chúng ta hiện nay là gì? (ví dụ: ưa hình thức, kém giáo lý, thiếu cầu nguyện,…) Cần làm gì để chấn chỉnh?


Sống Lời Chúa: Trước những công kích, chỉ trích nhắm vào Hội Thánh, tôi giữõ thái độ bình tĩnh, chỉ làm và nói những gì đem lại bình an và hiệp nhất trong cộng đoàn Hội Thánh.


Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Mục tử. Xin Chúa ban ơn giúp sức, hướng dẫn các chủ chăn và đàn chiên chúng con để Hội Thánh tại Việt Nam luôn trung thành trong sứ mệnh của mình.

 


 

 

27/07/10 THỨ BA TUẦN 17 TN
Mt 13,36-40

 

ĐỂ CHO CỎ TRỞ THÀNH LÚA


“Vậy như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.” (Mt 13,37-38)


Suy niệm: Nhà nông, khi gieo lúa, ai cũng lựa giống tốt để gieo, nhưng trên thực tế ruộng lúa nào cũng có cỏ lùng mọc xen vào. Thường thì cỏ lại mạnh hơn và do đó lúa bị suy và kết quả là vụ mùa thất thu. Vì thế, trên thực tế, hễ có cỏ là phải diệt cỏ. Dù là theo phương án nào, nhổ cỏ hay phun thuốc diệt cỏ, cây lúa đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Một cách thực dụng, người ta thà hy sinh một số nhỏ những cây lúa để được hiệu quả cao, còn hơn giữ tất cả mà chẳng thu được bao nhiêu. Người ta có thể tính toán hơn thiệt như thế đối với cây lúa; nhưng nơi dụ ngôn, Chúa Giê-su muốn ám chỉ về những con người, thì lại không phải thế. Với Ngài, mỗi người, dù là cỏ hay lúa, đều có giá trị độc đáo và Ngài sẵn sàng chết để cứu họ – cho dù đó là người tội lỗi. Sự phán xét chung cuộc không phải bây giờ mà là vào mùa gặt, nghĩa là ngày tận thế. Vì thế, Ngài sẵn sàng chờ đợi cho tới mùa gặt, vì ngài hy vọng cỏ có thể biến thành lúa!
 

Mời Bạn: Mỗi người đều là con cái Thiên Chúa được dựng nên theo hình ảnh Ngài. Tất cả là đối tượng được Chúa yêu thương. Ngài kêu gọi mọi người sám hối để được cứu độ. Là chứng nhân của Chúa Kitô, chúng ta cần giữ mình khỏi thứ men “thực dụng”: không lấy tiêu chuẩn lợi nhuận làm thước đo mà dựa trên tình yêu.


Sống Lời Chúa: Thay vì đối xử phân biệt giữa người sang và người hèn, giữa người giàu và người nghèo, hãy tập sống bao dung chan hoà với mọi người, từ những việc nhỏ nhất thường ngày.


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết nhận ra Chúa nơi anh em để con có thể đối xử tốt với anh em con. Amen.

 



 

28/07/10 THỨ TƯ TUẦN 17 TN
Mt 13,44-46

 

DÁM TỪ BỎ ĐỂ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI


“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng…” (Mt 13,44)


Suy niệm: Thời Xuân Thu có người nước Sở tên là Biện Hoà tìm được viên đá có ngọc bích. Trải qua hai đời vua, Biện Hoà đến dâng ngọc bích, nhưng không vua nào nhận biết mà chỉ cho đó là đá chứ không phải là ngọc. Cứ mỗi lần như thế Biện Hoà lại bị chặt mất một chân vì tội khi quân lừa dối. Biện Hoà đành ôm viên ngọc khóc mãi đến chảy cả máu mắt. Ông khóc không phải vì mất đôi chân mà vì người đời không biết vật quý, cầm ngọc bích trên tay mà cứ cho là hòn đá tầm thường. Trong câu chuyện dụ ngôn, người tìm được kho báu hẳn cũng phải trải qua nỗi khổ tâm như thế. Tìm được kho báu rồi phải chôn giấu; rồi lại phải dám chịu mất mát thiệt thòi, dám bán cả gia tài để mua cho bằng được thửa ruộng có kho tàng ấy. Nước Trời cũng giống như viên ngọc quý đang ẩn giấu. Muốn nhận biết phải có con mắt đức tin, rồi lại phải dám chấp nhận những chống đối, bách hại, dám “bán hết tất cả những gì mình có” thì mới đạt được Nước Trời.


Mời Bạn: Muốn làm giàu thì phải có gan đầu tư. Thế mà muốn đạt được Nước Trời, lắm khi chúng ta còn nhát gan hoặc tiếc rẻ không dám “từ bỏ mình, vác thập giá theo Chúa.” Nơi bạn còn đam mê tội lỗi nào lấn cấn mà bạn chưa dám từ bỏ không? Noi gương thánh Phaolô, chúng ta hãy “coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô” (Pl 3,8).


Sống Lời Chúa: Cùng với thánh Phaolô, tâm niệm: “Tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3,8).


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thêm sức cho con, cho con dám chết đi cho tội lỗi để được sống cho Chúa; dám từ bỏ tất cả để được Chúa là tất cả đời con.

 



 

29/07/10 THỨ NĂM TUẦN 17 TN
Th. Mátta

Mt 13,47-53

 

TÔI TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO THÁNH THIỆN


“Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.” (Mc 13,47-48)


Suy niệm: Chiếc lưới cào thả xuống biển, kéo lên đủ mọi loại cá, không phân biệt. Nước Trời ở giữa thế gian cũng thế, mở rộng cửa đón nhận hết mọi người, không kỳ thị màu da, ngôn ngữ, không giới hạn biên cương, lãnh thổ. Cũng như chiếc lưới thả xuống biển không phải để nằm im tại đó nhưng để được kéo lên, Nước Trời cũng vậy, nó còn tồn tại ở bên kia thế gian này nữa; lúc đó mới diễn ra sự chọn lọc cá tốt với cá xấu. Thế nhưng không phải là cá với cá lọc lựa với nhau! Công việc chọn lọc ấy là của người đánh cá, không phải ở thế gian này mà là trong ngày sau hết.


Mời Bạn: Phải chăng chúng ta nghĩ rằng Giáo Hội chỉ gồm những người đạo đức thánh thiện còn những người tội lỗi phải loại bỏ ra ngoài? Chúng ta quên rằng Giáo Hội còn là công giáo, như “chiếc lưới thả xuống biển, gom lại đủ mọi thứ cá”. Nguồn mạch thánh thiện không xuất phát từ con người mà từ Đức Kitô. Nhờ được tháp nhập với Ngài trong bí tích Rửa tội mà chúng ta, vốn là những người tội lỗi, được thánh hoá. Vì thế công việc của chúng ta là trở nên “cá tốt” bằng việc nỗ lực nên thánh mỗi ngày và mở rộng cửa đón nhận mọi người thành tâm thiện chí. Việc chọn lựa “cá tốt, cá xấu” hãy để lại cho Thiên Chúa trong ngày phán xét.


Sống Lời Chúa: Cùng với nhóm của bạn, đi thăm một gia đình lương dân.


Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cho tất cả những ai tin nhận Chúa Kitô đều được qui tụ trong Nước Cha, là Nước sự thật và sự sống, yêu thương và an bình.

 



30/07/10 THỨ SÁU TUẦN 17 TN
Th. Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 13,54-58

 

DANH DỰ VÀ SỰ TÔN TRỌNG


“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương và gia đình mình mà thôi .” (Mt 13,57)


Suy niệm: Các chính trị gia thường chọn nơi quê hương xứ sở, nơi mà đảng mình có đông đảng viên, hoặc mạnh thế để làm nơi ra tranh cử. Họ còn đưa ra những diệu pháp huy hoàng, những lời hứa hẹn hấp dẫn, kể cả những chiêu vận động tốn kém mong thu hút sự ủng hộ của cử tri để có thể “hốt” phiếu. Còn Chúa Giêsu, không có vẻ gì là một chính trị gia cả. Ngài giảng dạy như đấng có quyền (x. Mt 7,29), làm những phép lạ mà xưa nay chưa từng có ai làm được (x. Ga 9,32). Thế nhưng, tại chính quê hương bản quán, Ngài chẳng làm phép lạ nào cả, “vì họ không tin” (Mt 13,58). Ngài không phải là chính trị gia mà là ngôn sứ, người nói Lời của Chúa chứ không phải của người phàm (x. 2Pr 1,21), một ngôn sứ không chỉ bị “rẻ rúng ở chính quê hương và gia đình mình” mà còn bị dân mình giết chết ở ngay thánh đô Giêrusalem nữa (x. Mt 23,37; Lc 13,33-34).


Mời Bạn: Nhờ bí tích Rửa tội, các kitô hữu được mời gọi thông phần sứ mạng với Đức Kitô. Vì thế người kitô hữu chỉ xứng danh là kitô hữu khi thực thi sứ mạng ngôn sứ: sống và loan báo Lời của Thiên Chúa. Và do đó cũng là chuyện bình thường khi người kitô hữu chính danh bị chống đối, bách hại. Bạn có sẵn sàng thực thi sứ mạng ngôn sứ của người Kitô hữu chưa?


Sống Lời Chúa: Tâm niệm: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4,2).


Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con trung thành bước theo con đường của Chúa để loan báo Tin Mừng cho anh chị em con dù gặp lúc thuận tiện hay không.

 



31/07/10 THỨ BẢY TUẦN 17 TN
Th. Inhaxiô Lôyôla

Mt 14,1-12

 

VŨ ĐIỆU GIẾT NGƯỜI


“Nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho.” (Mt 14,6-7)


Suy niệm: Vũ điệu kết thúc trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của nhà vua và quần thần. Tiếp theo là phần khen thưởng cho vũ công; thù lao của cô được hứa trước thật hậu hĩ: “Hễ cô xin gì, vua cũng ban cho”. Nhưng người “nghệ sĩ” - cứ cho là như thế đi - này, biết múa may nhưng không định được cái giá cho bài vũ của mình. Suy cho cùng, cô không biết mình cần gì và mình vũ để làm gì. Cô nhờ đến người mẹ của mình, khốn thay đó lại là một người đàn bà độc ác, bất trung vì bỏ chồng đi lấy em chồng. Và bà này được cơ hội để báo thù cho người ngôn sứ đã can đảm tố giác tội ác tày trời của hai người. Bà bảo con tới xin làm phần thưởng (!) cái đầu của vị ngôn sứ Gio-an. Ở đây nghệ thuật đã bị lạm dụng vào mục tiêu báo thù thấp hèn và người nghệ sĩ bị thoái hóa đến độ “không còn gì để mất” !


Mời Bạn: Nghệ thuật có giá trị cho cuộc sống khi nó phụng sự cho chân thiện mỹ, cho thấy đời đáng sống, đáng yêu. Nhưng phải cảnh tỉnh với thứ nghệ thuật rẻ tiền, thương mại hóa, làm băng hoại tâm trí, bôi bác cuộc sống, sản sinh tội phạm.


Chia sẻ: Thảo luận về phương thế giúp giới trẻ, thiếu nhi loại trừ được ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi bạo lực, khiêu dâm trên mạng internet.


Sống Lời Chúa: Tham dự tích cực trong các ca đoàn - phổ biến phim ảnh sách báo đạo đức, bổ ích.


Cầu nguyện: Xin Chúa cho các nghệ sĩ có tâm hồn yêu chuộng chân thiện mỹ, biết dùng khả năng Chúa ban để dẫn dắt người ta đến với Chúa. Amen.







  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net