GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055579254
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 28.04.2024
Đề tài I: Từ cuộc đổi đời của Thánh Phaolô đến cuộc đổi đời của mỗi chúng ta
13.01.2009

Mừng Năm Thánh Phaolô (28/06/2008 - 29/06/2009).
Hội đồng Mục vụ Giáo xứ học hỏi, chia sẻ, cầu nguyện và sống tinh thần của Thánh Phaolô.
-----------------
Đề tài I: Từ cuộc đổi đời của Thánh Phaolô đến cuộc đổi đời của mỗi chúng ta.
Biên soạn và hướng dẫn: Giêrônimô Nguyễn Văn Nội


ĐỀ TÀI I


TỪ CUỘC ĐỒI  ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ
ĐẾN CUỘC ĐỔI  ĐỜI CỦA Má»–I CHÚNG TA



CÁCH TIỀN HÀNH VIỆC HỌC HỎI, CẦU NGUYỆN VÀ CHIA SẺ VỀ ĐỀ TÀI I

Tiết 1 (45 phút):
 
Bước 1: Mọi người cùng nhau đọc từng đoạn Kinh Thánh được chọn trong tâm tình lắng nghe và mở rộng tâm hồn.
Bước 2: Thinh lặng một phút.
Bước 3: Mọi người nhắm mắt để tập trung vào việc nghe lại đoạn Kinh Thánh do một người trong cộng đoàn đọc (các người được chỉ định luân phiên nhau, mỗi người đọc lại một đoạn).
Bước 4: Thinh lặng một phút.
Bước 5: Thuyết trình viên gợi ý suy niệm.
Bước 6: Mọi người cùng đọc lời cầu nguyện.

Ghi chú: Nếu có nhiều thời gian thì sau phần gợi ý suy niệm (Bước 5) nên để cho một số anh chị em nói lên những tâm tình chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, quyết tâm và xin ơn (cho mình/người khác/cộng đoàn) từ việc lắng nghe mỗi đoạn Kinh Thánh, như một lời cầu nguyện tự phát.

Tiết 2 (45 phút):

Bước 7: Người hướng dẫn trình bày gợi ý về cuộc đổi đời của mỗi người.
Bước 8: Các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm đổi đời của mình.
Bước 9: Linh mục đặc trách giáo dân phát biểu kết thúc.




PHẦN THỨ NHẤT
CUỘC ĐỒI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ

I. VÀO ĐỀ

Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã quyết định chọn thời gian từ 28.6.2008 đến 29.8.2009 làm Năm Thánh Phaolô, để mừng 2000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô và để toàn thể Giáo Hội học học, chia sẻ và sống gương sống và truyền giáo của vị Thánh Tông Đồ dân ngoại. Đề tài đầu tiên của loạt 6 đề tài này là TỪ CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ ĐẾN CUỘC ĐỒI ĐỜI CỦA MỖI CHÚNG TA.

Chúng ta cùng với Thánh Phaolô và cùng với nhau sống lại cuộc Hành Trình Đức Tin và Tâm Linh của Thánh Phaolô để nhìn lại cuộc đổi đời của mỗi chúng ta.

II. TRÌNH BÀY

2.1 CÙNG VỚI THÁNH PHAOLÔ, CHÚNG TA SỐNG LẠI NHá»®NG THỜI ĐIỂM  MANG TÍNH QUYẾT ĐỊNH CỦA CUỘC ĐỜI NGÀI

2.1.1 Phaolô là chứng nhân “mắt thấy tai nghe” của cái chết anh dũng của vị chứng nhân đầu tiên của Đức Giêsu Nadarét.

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về sự có mặt của Saolô trong cuộc hành hình Thánh Têphanô (Cv 7,55-60):

55 Được đầy ơn Thánh Thần, ông (Têphanô) đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. 56 Ông nói: "Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” 57 Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông 58 rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô. 59 Họ ném đá ông Têphanô, đang lúc ông cầu xin rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con.” 60 Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Nói thế rồi, ông an nghỉ.

(b) Suy niệm về sự kiện Saolô được chứng kiến cái chết vì Đạo Mới của Têphanô:

Chúng ta không biết chàng thanh niên có tên là Saolô (tức Thánh Phaolô sau này) đã nghĩ gì và đã cảm nhận thế nào khi chứng kiến một người trai trẻ như mình là Têphanô, đã tỏ ra can đảm, kiên cường và nhân hậu một cách phi thường trước cái chết. Têphanô chết vì Đạo Mới là cái Đạo của một người có tên là Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét. Nhưng chắc chắn những cử chỉ, thái độ và lời nói “khác thường” của Têphanô trước khi chết không thể không làm cho Saolô phải thắc mắc và suy nghĩ.

(c) Cầu nguyện:
 
Lạy Cha, xin Cha hãy dùng Thần Khí Cha mà mở mắt tâm hồn con và đánh động lòng con, trước những điều kỳ diệu của cuộc sống: đó có thể là những hành động “anh hùng” của những người liều chết nhằm cứu sống những nạn nhân của lũ lụt; đó có thể là những hy sinh, quên mình tuyệt vời của một người vợ, một người mẹ, cho chồng con trong gia đình; đó còn có thể là những cống hiến không biết tính toán, không ngại nhọc nhằn một vị tông đồ trên cánh đồng truyền giáo. Xin Cha ban cho con một trái tim dễ rung động và nhạy cảm trước mọi sự kiện liên quan tới con người, để con đón nhận những Dấu Chỉ là Sứ Điệp của Lòng Cha Yêu Thương! Con xin vì Công Nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Con Cha bà là Cứu Chúa của con! Amen.

2.1.2 Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh trên đường Đamát của Thánh Phaolô.

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về “cuộc ngã ngựa” của Thánh Phaolô trên đường Đamát (Cv 9,1-9):

1 Ông Saolô vẫn còn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế 2 xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đamát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem.

3 Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đamát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. 4 Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" 5 Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?” Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ. 6 Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì.” 7 Những người cùng đi với ông dừng lại, sững sờ: họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai. 8 Ông Saolô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đamát. 9 Suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống.

(b) Suy niệm về kinh nghiệm gặp Chúa Kitô Phục Sinh trên đường Đamát của Thánh Phaolô:

Chàng Saolô đang hung hăng như một con sư tử tìm mồi, khi lùng bắt các Kitô hữu, thì bị một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy anh ta, khiến anh ta ngã xuống khỏi lưng ngựa. Tiếng nói thần linh hạch hỏi đích danh Saolô: “Tại sao ngươi bắt bớ ta?” Saolô sững sờ kinh ngạc vì chẳng bao giờ nghĩ rằng mình lùng bắt các Kitô hữu lại đụng chạm tới một nhân vật có tên là Giêsu là người đã bị giới lãnh đạo Đền Thờ giết chết trên thập tự giá trước đó mấy năm. Té ra Người ấy còn sống và Người ấy là Vị Thần Linh! Người ấy hùng mạnh hơn Saolô gấp bội phần. Saolô đành chịu thua. Nhưng rất may, Người có tên là Giêsu ấy không trừng phạt Saolô mà còn sẽ chỉ cho Saolô biết phải làm gì!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, con xin cảm tạ Cha về cách hành xử đầy khôn ngoan và bao dung của Cha và của Chúa Giêsu Kitô Con Cha với Saolô. Thật là kỳ diệu khi Cha không trừng phạt tên bắt đạo Saolô. Cha chỉ tỏ quyền năng của Cha cho người ấy phải đầu phục! Cha sẽ biến đổi người ấy thành một chiến sĩ rao giảng Tin Mừng có một không hai trong mọi thời đại, thành một công cụ tuyệt vời để làm cho Danh Thánh Cha và Danh Thánh Giêsu, Con Một Cha, được rạng ngời trong các vùng xung quanh Địa Trung Hải… và trên toàn thế giới!

Xin Cha hãy chinh phục con, hãy sử dụng con như một khí cụ trong bàn tay quyền năng của Cha, để con nên một “Phaolô nhỏ”, nên một chứng nhân sống động của Tin Mừng trong các môi trường con sống. Con xin vì Công Nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

2.1.3  Phaolô được sáng mắt và gia nhập cá»™ng Ä‘oàn Kitô hữu ở Đamát:

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về thị kiến của Khanania trong đó Thiên Chúa giao cho ông sứ mạng tiếp cận với Phaolô (Cv 9,10-19):

10 Bấy giờ ở Đamát có một môn đệ tên là Khanania. Trong một thị kiến, Chúa phán với ông: "Khanania!” Ông thưa: "Dạ, lạy Chúa, con đây.” 11 Chúa bảo ông: "Đứng lên, đi tới phố gọi là Phố Thẳng, đến nhà Giuđa tìm một người tên là Sa-lô quê ở Tácxô: người ấy đang cầu nguyện 12 và thấy một người tên là Khanania đi vào, đặt tay trên mình để làm cho mình lại thấy được." 13 Ông Khanania thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy đã làm cho dân thánh Chúa tại Giêrusalem. 14 Còn ở đây, người ấy được các thượng tế cho quyền bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa." 15 Nhưng Chúa phán với ông: "Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen. 16 Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta." 17 Ông Khanania liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Saolô và nói: "Anh Saun, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giêsu, Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần.” 18 Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông Saolô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa. 19 Rồi ông ăn và khoẻ lại.

(b) Suy niệm từ sự kiện Chúa dùng người của Chúa để giúp đỡ Phaolô nhận ra sứ mạng và gia nhập cộng đoàn Kitô hữu:

Cách Chúa Giêsu hành xử thật lạ thường. Sau khi “quật ngã” chàng Saolô rồi Chúa lại không tự mình làm nốt công việc cần làm là mở mắt cho Saolô để chàng được đầy Thánh Thần mà Chúa lại dùng một người môn đệ ở địa phương là ông Khanania! Chúa cho ông Khanania tham dự vào công việc khai sáng chàng Saolô. Khanania có thể được xem là biểu tưởng của cộng đoàn Hội Thánh ở Đamát. Vậy thì Chúa muốn nói với chúng ta rằng Hội Thánh có vai trò quan trọng trong việc mở mắt, mở tai, mở cõi lòng con người đón nhận ánh sáng thần linh và Thánh Thần Thiên Chúa!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, con thật ngưỡng mộ cách Cha đã dùng các môn đệ và cộng đoàn Hội Thánh để khai mở cho chàng Saolô. Ông Khanania thật có phúc khi được Chúa dùng để ban bí tích thanh tẩy cho Saolô và đưa Saolô vào cộng đoàn Đamát!

Xin Cha hãy sử dụng con và cộng đoàn con trong việc đưa những người đang tìm kiếm Chúa và được Cha mời gọi vào trong mối hiệp thông với Cha. Con xin vì Công Nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

2.1.4 Từ kẻ “bách hại” Đạo, Saolô đã được biến đổi trở thành người “truyền” Đạo.

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về việc ông Saolô rao giảng Tin Mừng tại  Đamát (Cv 9,20-25):

20 Rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giêsu trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa. 21 Mọi người nghe ông giảng đều kinh ngạc và nói: "Ông này chẳng phải là người ở Giêrusalem vẫn tiêu diệt những ai kêu cầu danh Giêsu sao? Chẳng phải ông đã đến đây với mục đích bắt trói họ giải về cho các thượng tế sao?" 22 Nhưng ông Saolô càng thêm vững mạnh, và ông làm cho người Do Thái ở Đa-mát phải bẽ mặt, khi minh chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia.

23 Sau một thời gian khá lâu, người Do Thái cùng nhau bàn kế giết ông Saolô; 24 nhưng ông biết được âm mưu của họ. Thậm chí người ta canh giữ các cửa thành ngày đêm, để giết ông. 25 Nhưng ban đêm, các môn đệ ông đã đưa ông qua tường thành bằng cách đặt ông ngồi trong một cái thúng rồi dòng dây thả xuống.

(b) Suy niệm về sá»± thay đổi kỳ diệu, nhanh chóng  và khó tin nÆ¡i Thánh Phaolô:

Phải nói là Phaolô đã thay đổi 180 Ä‘á»™. Từ má»™t kẻ bắt bá»› các tín hữu tin theo Chúa Giêsu, Phaolô chẳng những đã trở thành kẻ tin theo Chúa Giêsu mà còn trở nên người làm chứng và rao giảng Chúa Giêsu Kitô nhằm mục đích làm cho nhiều người Do Thái và Hy Lạp tin theo Chúa Giêsu. Má»™t cuá»™c thay đổi quyết liệt và ngoài sức tưởng tượng cÅ©ng nhÆ° dá»± ngoài dá»± Ä‘oán của loài người. Sá»± thay đổi triệt để và hùng tráng ấy giúp chúng ta hiểu được sức mạnh của Æ n Chúa hay đứng hÆ¡n cho phép chúng ta tiếp cận vá»›i chính Thiên Chúa toàn năng. Trong Phúc âm Chúa Giêsu đã khẳng định rằng không có việc hay Ä‘iều gì là  không thể thá»±c hiện được đối vá»›i Thiên Chúa.  Chính vì thế mà Chân PhÆ°á»›c Charles de Foucauld đã xÆ°ng tụng Chúa Giêsu là “Maitre de l’impossible” có nghÄ©a Chúa Giêsu là Ông Chủ của “những việc bất khả thi”

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, Con cảm tạ Cha vì Cha đã cho chúng con được chứng kiến cuộc đổi đời kỳ diệu của Tông Đồ Phaolô. Con không dám khao khát được Cha biến đổi như ngài. Nhưng chớ gì con thay đổi được một phần nào con người và cách sống của con, để con trở thành công cụ dễ dùng trong tay Cha, cho Nước Cha. Con xin vì Công Nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

2.1.5 Thánh Phaolô khám phá ra Ơn gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của mình.

(a) Tường thuật của chính Thánh Phaolô về Æ¡n gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của ngài  (Gl 1,11-24):

11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mặc khải. 13 Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do Thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. 14 Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.
15 Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. 16 Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự nhiên, 17 cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Ảrập, rồi lại trở về Đamát. 18 Ba năm sau tôi mới lên Giêrusalem diện kiến ông Kêpha, và ở lại với ông mười lăm ngày. 19 Tôi đã không gặp một vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Giacôbê, người anh em của Chúa. 20 Viết cho anh em những điều này, tôi cam đoan trước mặt Thiên Chúa là tôi không nói dối. 21 Sau đó tôi đến miền Xyri và miền Kilikia. 22 Nhưng lúc ấy các Hội Thánh Đức Kitô tại miền Giuđê không biết mặt tôi. 23 Họ chỉ nghe nói rằng: "Người trước đây bắt bớ chúng ta, bây giờ lại loan báo đức tin mà xưa kia ông những muốn tiêu diệt", 24 và vì tôi họ tôn vinh Thiên Chúa.

(b) Suy niệm về ơn gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Thánh Phaolô:

Thánh Phaolô cho chúng con thấy ngài xác tín như thế nào về Tin Mừng mà ngài rao giảng. Lý do khiến ngài xác tín là vì ngài đã đón nhận Tin Mừng ấy từ chính Chúa Kitô Phục Sinh và từ Cộng Đoàn Hội Thánh. Trong lời tự truyện về ơn gọi của mình, Thánh Phaolô làm chúng ta nhớ đến một ngôn sứ nổi tiếng của Cựu Ước: đó là Giêrêmia. Trong phần dẫn nhập về Sách Giêrêmia, Cuốn “Kinh Thánh Cựu và Tân Ước - Lời Chúa cho mọi người” trình bày về ngôn sứ Giêrêmia dưới tựa đề “Những người làm nên lịch sử” như sau:

“Vua chúa là tướng lãnh hoạt động trên sân khấu chính trị; tư tế và lang băm cung cấp cho người ta loại chân lý họ thích nghe; chiến tranh và đói kém bắt các dân phải quỳ gối: vậy ai là người thấy mình có trách nhiệm đối với sứ mạng của dân Ítraen, công cụ của Thiên Chúa trong thế giới?

Và thế là Thiên Chúa đi tìm kẻ Người sẽ đặt đứng đầu, không chỉ trên Ítraen, mà trên cả các dân, với sứ mạng nhổ và phá, xây và trồng. Nói khác đi, Thiên Chúa ủy thác cho người ấy sứ mạng làm cho lịch sự tiến tới. Con người ấy là Giêrêmia, một thanh niên ở Anathốt, thuộc gia đình tư tế” (1).

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, con cảm tạ Cha đã cho chúng con có cơ hội để nhìn lại cuộc đổi đời của Thánh Phaolô Tông Đố. Những lời viết về ngôn sứ Giêrêmia mà chúng con vừa nghe, cũng rất phù hợp với Phaolô. Thật vậy trong một thế giới ngổn ngang các vấn đề như thời đầu công nguyên, Cha đã tìm và đã chọn Phaolô cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. Con xin ngợi khen Cha đã dùng Phaolô là một công cụ sắc bén và hiệu quả trong việc đào sâu Chân Lý Phúc Âm, loan truyền Mầu Nhiệm Thập Giá và Xây Dựng các Cộng Đoàn Kitô. Con cũng được Cha chọn và sai vào thế giới. Nhưng con chẳng làm nên trò trống gì cả. Con thấy vô cùng xấu hổ trước mặt Cha và trước mặt Chúa Giêsu Kitô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

2.1.6 Thánh Phaolô sống và chết vì Tin Mừng và cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

(a) Thánh Phaolô tổng kết công việc phục vụ Chúa Kitô và Tin Mừng (2 Cr 11,23-25). 

23 Họ là người phục vụ Đức Kitô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; 25 ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?

(b) Suy niệm về công cuộc rao giảng Tin Mừng và xây dựng cộng đoàn của Thánh Phaolô:

Thánh Phaolô dành cả cuộc đời mình cho việc truyền giáo. Có thể chia hoạt động truyền giáo của Thánh Phaolô thành ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất khá tối tăm, bắt đầu từ lúc hoán cải cho tới lúc gia nhập cộng đoàn Antiôkia bên Syria.

- Giai đoạn thứ hai bao gồm các hoạt động rao giảng Tin Mừng tại Antiôkia, cứ điểm truyền giáo đầu tiên, nơi Thánh Phao-lô đã trở thành nhân vật nổi bật, và sau đó được cộng đoàn đề cử đem Tin Mừng tới cho các anh chị em ngoài Do Thái giáo.

- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn truyền giáo độc lập. Thánh Phaolô bôn ba ngang dọc, giảng đạo trong vùng Tiểu Á và bên Hy Lạp, thành lập nhiều cộng đoàn Kitô đia phương. Đặc biệt trong giai đoạn này Thánh Phaolô trở thành một nhân vật rất có uy tín trong các giáo đoàn nói tiếng Hy Lạp, và hoàn toàn độc lập đối với truyền thống văn hóa và tôn giáo Do Thái.

Nói đến công cuộc truyền giáo của Thánh Phaolô thì ngoài 14 bức thư quý giá gửi các giáo đoàn và một vài cá nhân, chúng ta không thể không nói đến các cuộc hành trình truyền giáo của ngài. Hành trình lần 1: năm 46-48, lần 2: năm 49-52; lần 3: năm 53-57 và hành trình đến Roma năm 59-60. Thánh Phaolô đã bị giam tù và chết vì đạo ở chính Rôma!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của con, con thật ngưỡng má»™ lòng nhiệt thành của Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại.  Con cảm tạ Cha đã dùng Thánh Thần mà biến đổi con người ấy nên công cụ ngoan hiền trong bàn tay quyền năng của Cha.

Xin Cha ban cho những người đã được Cha đã tuyển chọn và dành riêng cho việc rao giảng Tin Mừng - là các giám mục, linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân,- ơn hăng say nhiệt thành với sứ vụ giới thiệu Chúa Giêsu và đem Ơn Cứu Độ của Cha đến với những người lương dân Việt Nam. Con xin vì Công Nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

2.2 TỔNG KẾT CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

2.2.1 Từ má»™t người Do Thái, dòng họ Bengiamin, quốc tịch Rôma, má»™t Pharisêu nhiệt thành, giỏi giang, học thức, bắt đạo….  Phaolô đã được Chúa Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi thành:

- một chiến sĩ rao giảng Tin Mừng không biết mệt mỏi,
- một môn đệ sống chết với Thầy Giêsu và giáo lý của Ngài,
- một mục tử hết sức, hết lòng vì cộng đoàn, vì anh em,
- một tông đồ mẫu mực cả trong và ngoài Hội Thánh.
- một nhà thần học nhiệt thành, sáng tạo và thẳng thắn.

2.2.2 Cuá»™c trở lại hay đổi đời của Thánh Phaolô cốt yếu không phải từ má»™t kẻ tá»™i lá»—i thành má»™t người tốt lành; mà cốt yếu là từ má»™t tín đồ Do Thái giáo thành má»™t Kitô hữu, nhìn nhận Đức Giêsu Nadarét là Chúa Ki-tô Phục Sinh và sống hết mình vá»›i Người. Do đó tất cả những gì là TUYỆT ĐỐI  trÆ°á»›c kia nhÆ° Lề Luật, Đền Thờ, Lá»… Tế trong Đền Thờ…..đều trở thành tÆ°Æ¡ng đối mà chỉ có CHỦA KITÔ và TIN MỪNG của Người má»›i là TUYỆT ĐỐI!

2.2.3 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phaolô không phải là kết quả của nỗ lực -trí tuệ hay ý chí- của con người mà là Ơn Huệ “nhưng không” và đầy quyền năng của Thiên Chúa, của Chúa Kitô Phục Sinh. Sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phaolô được thực hiện trong một cuộc gặp gỡ “mặt giáp mặt” giữa Chúa Kitô Phục Sinh và bản thân ngài trên đường Đamát. Sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phaolô còn được thực hiện trong những giờ phút cầu nguyện, chiêm niệm, nghiền ngẫm Kinh Thánh Hípri dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh. Sau cùng sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phaolô cũng được thực hiện trên mọi nẻo đường truyền giáo đầy gian truân vất vả, thậm chí cả trong những ngày tháng bị giam cầm trong ngục tù hay bị đưa ra tòa tra vấn xét xử!

III. KẾT LUẬN

Cuộc đổi đời của Thánh Phaolô thật ngoạn mục và kỳ diệu. Điều đó giúp chúng ta xác tín về quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, Đấng cũng sẵn sàng thực hiện những cuộc hoán cải và đổi mới nơi/cho mỗi chúng ta.
------------
Chú thích:
(1) Kinh Thánh Cá»±u và Tân Ước- Lời Chúa cho mọi người, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ,  NXB Tôn Giáo - Hà Ná»™i 2007, trang 1287.

*
*    *

PHẦN THỨ HAI
KINH NGHIỆM ĐỔI ĐỜI CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

Trong đời sống Đức Tin của mỗi người trong chúng ta hẳn Thiên Chúa là Cha nhận từ đã phải nhiều lần và bằng nhiều cách để mời gọi mỗi người chúng ta hoán cải, đổi đời. Cụ thể và “hữu hình” nhất là những lần chúng ta chạy đến với Bí Tích Thống Hối Giao Hòa là những lần chúng ta được Thiên Chúa làm mới. Nhưng còn nhiều lần đổi đời khác ở bên ngoài Tòa Giải Tội. Vậy thì trong thực tế mỗi người chúng ta đã có nhiều lần hoán cải, nhiều cuộc đổi đời. Chúng ta hãy nhìn lại cuộc đời mình: có thể đó là một thay đổi quyết liệt từ tình trạng tội lỗi sang tình trạng lành thánh; có thể đó là một thay đổi trong cách sống: từ thờ ơ, trễ nải sang sốt sáng, nhiệt thành; có thể đó là một cuộc khai sáng của Thần Khí: từ u mê, lười biếng thành sáng suốt, siêng năng!

Nhìn sâu vào các biến cố tạo nên sự hoán cải hay đổi đời của mình, chúng ta có thể khám phá thấy rằng có khi là nhờ một mặc cảm tội lỗi, một day dứt trong lương tâm, một bài giảng nhắc nhở hay cảnh tỉnh, một cuốn sách, một tuần tĩnh tâm hay linh thao, một cuộc hành hương, hoặc nhờ gặp gỡ, trao đổi với một người nào đó, hoặc trải qua một biến cố mất mát, đau thương, thất vọng... mà chúng ta đã thành con người khác! Thiên Chúa có thể dùng cách này hay cách khác, người này hay người nọ, biến cố vui cũng như biến cố buồn để lôi kéo chúng ta ra khỏi cảnh nô lệ và ngục tù của tội lỗi, đam mê, tính hư tật xấu, vô tín, cứng lòng, thờ ơ, trễ nãi và đưa chúng ta về với Người.

Tâm tình chúng ta đáng phải có là biết ơn, chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa yêu thương và quyền năng.

Việc chúng ta nên làm là chia sẻ vá»›i các anh chị em khác má»™t cuá»™c đổi đời đã để lại má»™t ấn tượng đẹp và ý nghÄ©a cho cuá»™c đời mình, để mọi người thấy được quyền phép và lòng thÆ°Æ¡ng xót của Thiên Chúa mà cùng vá»›i chúng ta chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Cha trên trời! 

XIN MỜI ANH CHỊ EM CHIA SẺ TRONG TINH THẦN KHIÊM TỐN VÀ TẠ ƠN THIÊN CHÚA!

*
*   *

PHẦN THỨ BA
BÀI ĐỌC THÊM (1)

KINH NGHIỆM HOÁN CẢI CỦA THÁNH PHAOLÔ TRÊN ĐƯỜNG ĐA-MÁT VÀ VIỆC HOÁN CẢI CỦA MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ
[GỢI Ý CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI, GIÁM MỤC WILMINGTON, HOA KỲ]

Trong ThÆ° Mục Vụ ban hành ngày 25.1.2008, Đức Cha Michael Saltarelli, Giám Mục Wilmington đã viết về kinh nghiệm hoán cải của Thánh Phaolô trên đường Đamát và việc hoán cải của má»—i người chúng ta trong Năm Thánh Phaolô nhÆ° sau: 

“Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại. Hãy đứng dậy và vào thành, ở đó ta sẽ cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9,5-6).

Thánh Phaolô là người đồng loã trong việc giết Thánh Stêphanô, vị tử vì đạo đầu tiên, mà chúng ta mừng lễ vào ngày 26-12. Sách Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết rằng những kẻ ném đá Thánh Stêphanô đã “để áo choàng của họ dưới chân một thanh niên tên là Saulô” (Cv 7,58).

Khuôn mặt sáng sủa và bình thản của Thánh Stêphanô và việc ngài tha thứ cho những kẻ bách hại ngài khi ngài chết phải để lại một ấn tượng không thể phai nhoà được trong Saulô, và chuẩn bị cho chàng để cảm nghiệm được Chúa Phục Sinh trên đường Đamascô, khi mà tất cả cá tính hăng say trước đây được dồn hết vào việc bách hại các Kitô hữu, nay đột nhiên được dồn vào việc truyền bá Kitô giáo. Trong một tia sáng làm mù mắt, Chúa Phục Sinh đã đi thấu vào nội tâm con người của Saulô – mà từ nay được gọi là Phaolô – và đánh tan những kháng cự của ngài, làm cho tâm trí và tâm hồn của ngài hoàn toàn thay đổi, một metanoia,[1] biến ngài trở thành “đầy tớ” và “tông đồ” của Chúa Giêsu Kitô (x. Rm 1,1).

Chúng ta không bao giờ được đánh giá thấp quyền năng của đời sống Kitô hữu khi sống cách trọn vẹn và sống động. Chúng ta có thể ảnh hưởng được bao nhiêu “Thánh Phaolô” tương lai bằng quyền năng của Đức Kitô từ đời sống nội tâm sâu xa của chúng ta như Thánh Stêphanô đã làm? Việc đổi bên của Thánh Phaolô thật là quyết liệt và hoàn toàn đến nỗi những người đương thời với ngài không thể tưởng tượng nổi. Khi Chúa nói với ông Ananias trong một thị kiến, ông đã thưa: “Lạy Chúa, con đã được nghe nhiều người nói về người này, anh ta đã làm những việc dữ tợn thế nào cho các đấng thánh của Chúa ở Giêrusalem” (Cv 9,13). Dường như Ananias hỏi Chúa cách lịch sự rằng Người có biết người ấy là ai không!

Thần học gia và tác giả thời danh của Hội Thánh ở nước Anh, Đức Hồng y Gioan Newman, đã suy niệm về việc Thánh Phaolô trở lại để sửa soạn cho ngài trong vai trò truyền giáo của mình: “… Sự tàn bạo và mù quáng, tính tự tin, cứng đầu, và giận dữ hung tợn của ngài chống lại những người tôn thờ Đấng Mêsia chính hiệu, sau đó đến cuộc trở lại lạ lùng của ngài, rồi thời gian kéo dài trước khi ngài được truyền chức cách trọng thể, trong thời gian ấy, ngài một mình suy niệm về tất cả những gì đã xảy ra, và dự trù cho tương lai - tất cả những điều ấy làm thành sự chuẩn bị đặc biệt cho vai trò rao giảng cho một thế giới bị hư mất và chết trong tội lỗi. Một mặt, nó cho ngài một cái nhìn thật xa đến những cách thế và các chương trình của Đấng Quan Phòng, và một mặt khác, vào hoạt động của tội lỗi trong lòng con người, và những cách thức suy nghĩ mà trong đó người ta có thể thực sự đào luyện tâm trí” [2].

Có quá nhiều truyện về Giáo Hội thời sơ khai có thể được bắt nguồn từ tâm hồn chiêm niệm và hăng say của Thánh Phaolô, được phát sinh từ sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh của ngài. Thánh Phaolô hiểu tội lỗi hoạt động thế nào trong bản tính con người, và Chúa Thánh Thần có thể biến đổi hoàn toàn thói quen hư đốn thế nào. Thánh Phaolô cũng hiểu đức ái ảnh hưởng đến não trạng của những người ngoài Kitô giáo và những người chống Kitô giáo ra sao để có thể dùng đức ái làm công cụ soi sáng tâm trí người khác.

Cách tốt nhất để mừng Năm Thánh Phaolô là chạy đến cùng Chúa Phục Sinh và xin Người chỉ cho chúng ta biết Người muốn chúng ta hoán cải sâu xa và mật thiết như thế nào.

Chúng ta được biết từ đời sống Thánh Phaolô rằng ở trung điểm của việc hoán cải là phó thác hoàn toàn cho tình yêu của Chúa Phục Sinh. Bất cứ một biến chuyển nào trong lòng dẫn từ kiêu căng đến khiêm nhường, từ nóng giận đến ôn hoà, từ tham lam đến từ bỏ, từ tà dâm đến tinh thần trong sạch, từ ghen tương đến việc vui mừng vì người khác khi họ có tài năng, từ lười biếng đến hăng say, từ mê (ăn uống, kể cả Internet, TV, điện toại cầm tay…) đến điều độ đều là phó thác cho quyền năng của Tình Yêu Đức Kitô ở trong chúng ta. Tình yêu này cho phép chúng ta trút bỏ việc sợ phó thác hoàn toàn cho Đức Kitô [3] để chúng ta có thể nhìn tha nhân với cặp mắt của Đức Kitô [4].
---------------------
Chú thích:
[1] x. Roch A. Kereszty, Jesus Christ, Fundamentals of Christology (Staten Island, NY: Communio Books), 40.
[2] John Henry Newman, Parochial and Plain Sermons, Sermon 9, Việc trở Lại của Thánh Phaolô nhìn theo chức vụ của ngài, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, : Ignatius Press, 1997, p. 290-291.San Francisco
[3] x. Bài giảng của ĐTC Beneđictô XVI trong Thánh lễ Đăng quang, 24-4-2005.
[4] x. Thông điệp Deus Caritas Est của ĐTC Beneđictô XVI, 2005, số 18.

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ “Học và sống tinh thần Thánh Phaolô)

***
BÀI ĐỌC THÊM (2)

CUỘC TRỞ LẠI CỦA THÁNH PHAOLÔ.
[BÀI GIÁO LÝ III CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ THÁNH PHAOLÔ]

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý mới thứ ba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Kiến Chung ngày 3-9-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

Anh chị em thân mến:

Bài Giáo Lý hôm nay sẽ dành để nói về kinh nghiệm mà Thánh Phaolô đã cảm nhận được trên đường đi Đamát, mà người ta thường gọi là cuộc trở lại của ngài. Chính trên đường đi Đamát, trong ba mươi năm đầu của kỷ nguyên thứ nhất, và sau giai đoạn mà ngài đã khủng bố Hội Thánh, thì giây phút quyết định của đời Thánh Phaolô đã xảy ra. Nhiều người đã viết về giây phút ấy, và đương nhiên là theo nhiều quan điểm khác nhau. Sự thật là có một sự thay đổi toàn diện đã xảy ra lúc ấy, một thay đổi quan điểm hoàn toàn. Từ đó, một cách không ngờ, ngài đã bắt đầu coi tất cả những gì mà trước đây là lý tưởng cao quý nhất, hầu như là lý do sống còn của sự hiện hữu của ngài như “thiệt thòi” và “rác rưởi” (Pl 3,7-8). Điều gì đã xảy ra?

Về điểm này, chúng ta có hai nguồn tài liệu. Loại thứ nhất mà người ta biết đến nhiều nhất, là các câu chuyện do thủ bút của Thánh Luca, là người đã kể về biến cố này trong ba trường hợp trong sách Tông Đồ Công Vụ (X. Cv 9,1-19; 22,3-21; 26,4-23). Có lẽ các độc giả trung bình sẽ bị cám dỗ ngừng lại quá lâu ở một vài chi tiết nào đó, như ánh sáng từ trời, việc ngã xuống đất, tiếng nói gọi ngài, tình trạng bị mù mới, việc chữa lành cái gì giống như vảy rơi khỏi mắt ngài và ăn chay. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết này đều chỉ về một biến cố: là Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra trong một ánh sáng huy hoàng và nói với Saolô, biến đổi tư tưởng và chính cuộc đời của ngài. Ánh sáng của Đấng Phục Sinh đã làm cho ngài bị mù; nhưng cũng trình bày ra ngoài cho chúng ta thấy thực tại nội tâm của ngài, là sự mù quáng của ngài đối với chân lý, với ánh sáng, là Đức Ki-tô. Và sau đó câu trả lời “xin vâng” với Đức Kitô trong Phép Thánh Tẩy lại mở mắt ngài, và làm cho ngài thật sự nhìn thấy.

Trong Há»™i Thánh sÆ¡ khai, bí tích Thánh Tẩy cÅ©ng được gọi là “soi sáng” bởi vì bí tích này ban cho người ta ánh sáng, làm cho người ta thật sá»± nhìn thấy. Tất cả những gì được ám chỉ theo thần học cÅ©ng được thể hiện cách thể lý nÆ¡i Thánh Phaolô: Má»™t khi bệnh mù ná»™i tâm được chữa lành, ngài cÅ©ng được thấy rõ ràng. Vì thế, Thánh Phaolô không được biến đổi bởi má»™t luồng tÆ° tưởng, nhÆ°ng bởi má»™t biến cố, bởi sá»± hiện diện không chống cá»± nổi của Đấng Phục Sinh, là Đấng mà ngài không bao giờ còn nghi ngờ nữa, bằng chứng của biến cố, của cuá»™c gặp gỡ này, thật quá mãnh liệt. Cuá»™c gặp gỡ ấy thay đổi cuá»™c đời Thánh Phaolô tận gốc. Trong tÆ°Æ¡ng quan này, người ta có thể và phải nói về má»™t cuá»™c hoán cải. Cuá»™c gặp gỡ này là trung Ä‘iểm của bài tường thuật của Thánh Luca, là người rất có thể đã dùng má»™t câu chuyện chắc được bắt đầu từ cá»™ng đồng Đamát. Sắc thái địa phÆ°Æ¡ng gợi ra Ä‘iều này qua sá»± hiện diện của Khanania và tên của cả con đường cÅ©ng nhÆ° người chủ của ngôi nhà mà Thánh Phaolô đã ở  (x. Cv 9,11).

Loại nguồn tài liệu thứ nhì về cuộc trở lại là chính các Thư của Thánh Phaolô. Ngài đã không bao giờ nói về biến cố này cách chi tiết; cha nghĩ rằng ngài cho rằng mọi người đều biết những điều chính yếu của câu truyện của ngài. Tất cả đều biết rằng từ việc là một người bắt đạo, ngài biến đổi thành một Tông Đồ nhiệt thành của Đức Kitô. Và điều này không xảy ra sau một suy tư riêng của ngài, nhưng từ một biến cố mãnh liệt, từ một cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Mặc dầu không được nói đến cách chi tiết, nhưng ngài đã nói về biến quan trọng nhất này, đó là, ngài cũng là một chứng nhân cho sự sống lại của Chúa Giêsu, mặc khải mà ngài đã trực tiếp nhận được từ Chính Chúa Giê-su, cùng với sứ vụ làm Tông Đồ.

Văn từ rõ ràng nhất về phương diện này được tìm thấy trong bài tường thuật của ngài về điều gì là tâm điểm của lịch sử cứu độ: cái chết và sống lại của Chúa Giêsu và những cuộc hiện ra với các nhân chứng (x. 1 Cr 15). Bằng những lời của truyền thống rất cổ xưa, mà ngài cũng nhận được từ Hội Thánh ở Giêrusalem, ngài nói rằng Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết, và sau khi sống lại Người đã hiện ra trước hết với Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai, và sau đó với 500 anh em mà đến nay vẫn còn sống, rồi với Thánh Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.

Và ngài thêm vào bài tường thuật mà ngài nhận được từ truyền thống rằng: “Sau cùng … Người cÅ©ng đã hiện ra vá»›i tôi”  (1 Cr 15,8). NhÆ° vậy ngài xác nhận rằng đó là nền tảng của việc tông đồ và đời sống má»›i của ngài. CÅ©ng có những Ä‘oạn văn khác mà trong đó nhắc đến cùng má»™t Ä‘iều: “Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người chúng tôi nhận được ân sủng và chức vụ Tông Đồ” (x. Rm 1,5); Và ở chá»— khác: “Tôi đã chẳng thấy Chúa Giêsu, Chúa chúng ta sao?” (1 Cr 9,1), những lời mà ngài dùng để ám chỉ Ä‘iều mà mọi người đều biết. Cuối cùng, chúng ta tìm thấy Ä‘oạn văn đầy đủ nhất trong ThÆ° gá»­i tín hữu Galát 1,15-17: “NhÆ°ng khi Ðấng đã để tôi riêng ra ngay từ trong lòng mẹ, và đã gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, đã vui lòng mặc khải Con của Ngài cho tôi, ngõ hầu tôi rao giảng về Người giữa các Dân Ngoại, tôi đã lập tức không bàn thảo vá»›i người phàm, tôi cÅ©ng không lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Ðồ trÆ°á»›c tôi, nhÆ°ng tôi đã qua Arabia, rồi lại trở về Ðamát”. Trong bài “tá»± bào chữa” này ngài đã nhấn mạnh cách quả quyết rằng ngài cÅ©ng là má»™t nhân chứng thật của Đấng Phục Sinh, rằng ngài có má»™t sứ vụ nhận được trá»±c tiếp từ Đấng Phục Sinh.

 Chúng ta có thể thấy rằng cả hai nguồn tài liệu, sách Tông Đồ Công Vụ và các ThÆ° của Thánh Phaolô, đều đồng quy về má»™t Ä‘iểm căn bản: Đấng Phục Sinh đã nói vá»›i Thánh Phaolô, mời gọi ngài vào sứ vụ Tông Đồ, làm cho ngài thành má»™t Tông Đồ thật, má»™t nhân chứng cho việc sống lại, vá»›i má»™t nhiệm vụ đặc biệt là công bố Tin Mừng cho Dân Ngoại, cho thế giá»›i Hi La. Và, đồng thời, Thánh Phaolô đã học rằng, mặc dù ngài có liên hệ ngay vá»›i Đấng Phục Sinh, ngài vẫn phải hiệp thông vá»›i Há»™i Thánh, được rá»­a tá»™i, và sống hòa hợp vá»›i các Tông Đồ khác. Chỉ trong sá»± hiệp thông vá»›i mọi người này mà ngài sẽ có thể trở thành má»™t Tông Đồ thật sá»±, nhÆ° ngài đã viết rõ trong ThÆ° thứ nhất gá»­i tín hữu Côrintô: “Dù tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng nhÆ° thế, và anh em đã tin nhÆ° thế” (15,11). Chỉ có má»™t tuyên ngôn về Đấng Phục Sinh, bởi vì chỉ có má»™t Đức Kitô duy nhất.

Như chúng ta thấy trong những câu này, Thánh Phaolô không bao giờ cắt nghĩa giây phút ấy như một biến cố trở lại. Tại sao? Có nhiều giả thuyết, nhưng lý do thì thật hiển nhiên. Sự thay đổi này của cuộc đời ngài, sự biến đổi toàn thể con người của ngài không phải là kết quả của một tiến trình tâm lý, của một sự trưởng thành hoặc sự tiến hóa về trí tuệ và luân lý, nhưng đến từ bên ngoài: nó không phải là kết quả của suy nghĩ mà là của việc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô. Theo nghĩa này thì nó không đơn thuần là một cuộc hoán cải, một sự trưởng thành của cái “tôi” của ngài, mà là chết và sống lại đối với chính ngài: một đời sống của ngài đã chết đi và một đời sống mới đã sinh ra với Đức Kitô Phục Sinh.

Không có một cách nào khác có thể cắt nghĩa việc đổi mới này của Thánh Phaolô. Tất cả những phân tích về tâm lý không thể làm sáng tỏ hay giải quyết được vấn đề. Chỉ có một biến cố, cuộc gặp gỡ đầy nhiệt tình với Đức Kitô là chìa khóa để hiểu điều gì đã xảy ra: chết và sống lại, sự đổi mới do Đấng là người đã tỏ mình ra và nói với ngài. Chỉ trong nghĩa sâu xa hơn này mà chúng ta có thể và phải nói về hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là một canh tân thật sự có thể thay đổi ngài mọi mặt. Giờ đây một người có thể nói rằng những gì trước đây là thiết yếu và căn bản đối với mình, bây giờ trở thành “rác rưởi” cho mình; không còn là “được” nữa mà là thua thiệt, bởi vỉ bây giờ chỉ có đời sống trong Đức Kitô mới là điều đáng kể.

Tuy nhiên, chúng ta không được nghÄ© rằng Thánh Phaolô mù quáng giam mình vào má»™t biến cố. Trên thá»±c tế, Ä‘iều trái ngược đã xảy ra, bởi vì Đức Kitô Phục Sinh là ánh sáng của chân lý, là ánh sáng của Chính Thiên Chúa. Điều này làm cho tâm hồn ngài trở nên đại lượng và mở ra cho tất cả mọi người. Vào giây phút ấy, ngài đã không mất những gì là chân thật và tốt lành trong cuá»™c đời ngài, trong di sản của ngài, nhÆ°ng ngài đã hiểu sá»± khôn ngoan, chân lý, và chiều sâu của Lề Luật và các ngôn sứ má»™t cách má»›i mẻ; ngài đã chiếm hữu nó má»™t cách má»›i.  Đồng thời, lý trí của ngài mở ra đối vá»›i sá»± khôn ngoan của Dân Ngoại. Nhờ đã hết lòng mở chính mình ra cho Đức Kitô, ngài trở nên có khả năng tham gia vào các cuá»™c đối thoại rá»™ng rãi hÆ¡n vá»›i mọi người, ngài làm cho mình trở nên mọi sá»± cho mọi người. NhÆ° thế ngài có thể trở thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn đến tình trạng của chúng ta. Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Nó có nghĩa rằng đối với chúng ta, Kitô giáo cũng không phải là một triết lý mới hay là một luân lý mới. Chúng ta chỉ là Kitô hữu nếu chúng ta gặp gỡ Đức Kitô. Đương nhiên là Người không tỏ Mình ra cho chúng ta một cách không thể cưỡng lại được và sáng lạng như Người đã tỏ ra cho Thánh Phaolô để làm cho ngài thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Tuy thế, chúng ta cũng có thể gặp gỡ Đức Kitô trong việc đọc Thánh Kinh, trong cầu nguyện, trong đời sống phụng vụ của Hội Thánh. Chúng ta có thể chạm đến Trái Tim Đức Kitô và cảm thấy Người chạm đến trái tim chúng ta. Chỉ trong liên hệ cá nhân này với Đức Kitô, chỉ trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, mà chúng ta mới thật sự trở thành những Kitô hữu. Và bằng cách này, lý trí chúng ta mở ra, toàn thể sự khôn ngoan của Đức Kitô mở ra cùng với tất cả sự sung mãn và chân lý. Cho nên, chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta, để trong thế giới của chúng ta, Người sẽ ban cho chúng ta được gặp gỡ sự hiện diện của Người, và như thế ban cho chúng ta một đức tin sống động, một tâm hồn rộng mở, và một đức ái vĩ đại đối với mọi người, [một đức ái] có khả năng canh tân thế giới.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
(Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ - Nguồn: giaoly.org)


Biên soạn và hướng dẫn:
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net