GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 056072171
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 18.05.2024
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa 16-31/10/2007
26.02.2008

Một đan sĩ

Thứ Ba 16/10/07

HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG
Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao ? (Lc 11,37-41)

Suy niệm: Thông thường, có xạ ắt sẽ có hương . Vấn đề là làm thế nào để phân định, vì có những mùi hương giả không phát ra từ xạ, và cũng có những thứ hương toả mùi cách âm thầm khó nhận thấy đâu là chất xạ. Ông Pharisêu lấy làm lạ khi Chúa không rửa tay không phải vì chuyện giữ quy tắc vệ sinh mà vì ông có ý trách Chúa không tuân thủ nghi thức và lề luật của tiền nhân. Nhưng rồi chính ông đã bị Chúa khiển trách bởi thái độ này. Việc giữ nghi thức tự nó là điều tốt, nhưng những người Pharisêu đã quên mất ý nghĩa của lề luật vì thái độ quá vụ luật của họ. Họ đã dần dà đi đến chỗ giả hình. Họ quên mất mối liên hệ giữa cử điệu và ý nghĩa được biểu lộ. Bên ngoài và bên trong, hình thức và nội dung luôn đi đôi với nhau. Không có nội dung thì hình thức bên ngoài chỉ là vô hồn trống rỗng, và ngược lại nếu đã có một tấm lòng, thì cũng như gỗ trầm, tự khắc sẽ toả hương.

Mời Bạn: Hẳn là bạn không thích chưng hoa giả trên bàn thờ, có khi nào bạn xét thấy mình, cách nào đó, cũng tương tự với những bông hoa ấy không?

Chia sẻ: Theo bạn, một tâm hồn thật sự tốt lành, đạo đức, thánh thiện có cần những dấu chỉ biểu lộ bên ngoài không?

Sống Lời Chúa: Xét lại mình xem đã có lúc nào mình đã sống trống rỗng, và vì thế mà chúng ta vội vàng kết án vẻ bề ngoài của người khác khi không chịu tìm hiểu lý do thật sự ở bên trong nội tâm của họ?

Cầu nguyện: Lạy Chúa là Đấng đã tạo cho con một hình hài và một tâm hồn, xin ban cho con một con tim chan hòa tình yêu Chúa và anh chị em con, để những gì con biểu hiện ra ngoài phản ánh thật sự một đời sống đẹp lòng Chúa.

Thứ Hai 17/10/07 Th. Inhaxiô Antiôkia

VẢI THƯA CHE MẮT THÁNH
Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật. (Lc 11,42-46)

Suy niệm: Tháng 9 vừa qua, Tòa án tối cao tại Hải Phòng đã tuyên án một Giám đốc Sở cùng với 6 cán bộ nhà nước về tội lợi dụng chức quyền trong quản lý đất đai làm thiệt hại 14 tỉ đồng. Thêm nữa, trong vụ đề án 112 một Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và 7 cán bộ khác đã sa lưới pháp luật chờ ngày xét xử. Những việc làm sai trái rành rành của các Biệt phái này bấy lâu vẫn được che đậy bằng những lớp vải thưa hòng bịt mắt công luận. Chúa Giêsu cũng cảnh báo chúng ta khi Ngài lên án gắt gao thái độ giả hình của các Pharisêu. Là những cán bộ đạo đức giả, họ có thể che mắt được người đời, nhưng làm sao họ qua mặt được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt cả nơi bí ẩn.

Mời Bạn: Nói vậy mà không phải vậy là câu nói trên môi miệng nhiều người thời nay, phản ảnh sự thiếu trung thực, giả hình giả bộ, chạy theo cái bề ngoài của thời đại hôm nay. Đồ giả tràn lan khắp thế giới; buôn bán lừa đảo nhau là chuyện cơm bữa; mánh khóe chính trị thì không thời nào bằng...

Chia sẻ: Phải chăng đời sống đạo hôm nay người ta cũng ưa chuộng lớp vỏ kiến thức hơn là cuộc sống đạo đức: biết rất nhiều mà chẳng sống bao nhiêu; chuộng cái đẹp bề ngoài hơn là cái đẹp nội tâm?

Sống Lời Chúa: Sống chân thật với chính mình trong việc làm hằng ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng đối với Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết sống khiêm tốn, sống thật lòng với Chúa, với anh chị em con, nhất là với chính lòng con, để mọi hành vi của con trở nên lời tán dương Chúa, đồng thời giúp ích cho mọi người và thăng tiến bản thân con. Amen.

Thứ Năm 18/10/07 Th. Luca

NGƯỜI TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA
Anh em hãy ra đi, này Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép... Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho này. (Lc 10,1-9)

Suy niệm: Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã cảm nghiệm sâu xa thân phận của người môn đệ Đức Ki-tô được sai đi đơn côi như chiên đi vào giữa bầy sói , không thể bám víu vào bất cứ một sự hỗ trợ thông thường nào người ta có thể có: không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép… Thế nhưng lời nói đầu tiên và luôn luôn ở trên môi miệng người môn đệ bao giờ cũng là lời nói đem lại bình an. Chính vì thế, khi suy niệm về sứ mạng tông đồ, Ngài đã chia sẻ: Bị nhục mạ, bắt bớ, đuổi từ thành này sang thành khác là dấu Chúa thương con, Chúa chọn con làm tông đồ thật. Tôi tớ không hơn chủ, môn đệ không hơn Thầy. Họ đối xử với Thầy thế nào thì họ cũng sẽ đối xử với các con như vậy (Đường Hy Vọng).

Mời Bạn: Không phải chỉ các linh mục tu sĩ mà mọi tín hữu, qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, đều là môn đệ và được sai đi với sứ mạng loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống đơn sơ, khó nghèo và yêu thương, tha thứ. Bạn thử nhìn lại mình xem đã thể hiện được đến mức nào hình ảnh người môn đệ không túi tiền, bao bị, giày dép mà miệng luôn tươi cười nói lời chúc bình an?

Sống Lời Chúa: Dành ít phút suy niệm câu: Phúc thay anh em vì Thầy mà bị người ta sỉ vả bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hơn hở vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5,12).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết yêu mến và thực hành đức đơn sơ vì nhân đức này giúp con sống khiêm nhường đưa con lại gần tinh thần Chúa hơn để con lôi kéo cứu vớt các linh hồn. (Chân phước Gioan XXIII)

Thứ Sáu 19/10/07

ĐÂU LÀ ĐIỀU SỢ HÃI NHẤT?
Anh em đừng sợ những kẻ chỉ giết thân xác mà sau đó không làm gì được nữa, Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai. Hãy sợ Đấng đã giết rồi lại có quyền ném vào hoả ngục. (Lc 12,4-5)

Suy niệm: Bình an cho anh em , đó là món quà mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. 2000 năm qua, nhân loại càng cần món quà đó hơn nữa bởi vì xã hội văn minh và hiện đại không đem lại sự bình an đích thực, mà còn phát sinh những lo lắng mới: khủng bố, chiến tranh, thực phẩm chứa hoá chất độc hại sợ những chứng bệnh thời đại , sợ thất nghiệp, sợ mất địa vị, sợ thù oán… và trăm ngàn nỗi sợ hãi không tên khác trong cuộc sống.

Lời Chúa hôm nay như đuốc sáng soi dẫn chúng ta bước đi trong cái nhìn của Đức tin trưởng thành hơn, giúp chúng ta xác định rõ ràng đâu là điều mà chúng ta cần phải sợ hãi nhất: Đau khổ, bệnh tật và ngay cả cái chết, đó không là điều để chúng ta sợ hãi cho bằng khi chúng ta đắm chìm trong tội lỗi, khi chúng ta sống rời xa tình yêu Thiên Chúa.

Mời Bạn: Nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta phải chạm trán với những nỗi sợ hãi từ ngoại cảnh đến nội tâm, những tác động bên ngoài của hoàn cảnh môi trường - con người, cũng như những yếu đuối từ chính bản thân. Mời bạn nhìn lại chính mình xem đâu là điều khiến cho bạn lo lắng và sợ hãi nhất? Phương cách nào giúp bạn tìm được sự bình an?

Sống Lời Chúa: Trong mỗi công việc, suy nghĩ và hành động. Luôn tự đặt câu hỏi với chính mình: Điều này có thực sự đem lại cho tôi sự bình an và làm vui lòng Chúa không?

Cầu nguyện: Xin cho con luôn SỐNG TRONG CHÚA, để cùng với Ngài con vẫn luôn bình tâm và hạnh phúc giữa bể đời nay thử thách và sóng gió. Amen.

Thứ Bảy 20/10/07

THẦN CHÂN LÝ
Ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói. (Lc 12,8-12)

Suy niệm: Khi được chọn làm ngôn sứ, Giêrêmia đã thốt lên rằng: Ôi, Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói (Gr 1,6). Nhưng Thiên Chúa bảo ông đừng sợ vì Ngài hứa sẽ luôn ở cùng ông và cho ông biết phải nói gì. Phần chúng ta là những kitô hữu, chúng ta được kêu gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa. Sứ mạng ngôn sứ ấy cũng đòi chúng ta phải nói Lời của Thiên Chúa dù có gặp khó khăn chống đối. Khi dặn dò chúng ta thi hành sứ mạng, Chúa Giêsu cũng dạy đừng lo lắng vì Thánh Thần sẽ dạy chúng ta phải nói gì, làm gì. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chúng ta phải vâng nghe theo lời Ngài hướng dẫn thì Ngài mới có thể nói thay cho chúng ta được.

Mời Bạn: Đừng lo lắng sợ hãi vì nghĩ rằng mình không biết phải nói gì và không biết phải làm gì. Nhưng không phải cứ khoanh tay ôm cây đợi thỏ là Chúa Thánh Thần sẽ làm phép lạ đâu nhé! Có chuyên cần cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa thì Thánh Thần mới thấm nhập vào máu thịt chúng ta và lúc đó không phải chúng ta nói nữa mà là Chúa nói trong chúng ta vậy. Lịch sử Giáo Hội trong hai ngàn năm qua cho chúng ta thấy rất rõ điều đó.

Chia sẻ một tình huống bạn gặp khó khăn khi làm chứng cho Chúa. Bạn đã giải quyết thế nào?

Sống Lời Chúa: Thường xuyên lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần bằng việc chuyên cần cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con cam đảm làm chứng cho Chúa mà không sợ hãi vì luôn xác tín rằng chính Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn con.

Chúa Nhật XXIX TN 21/10/07 Chúa Nhật Truyền Giáo

HÃY CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG!
Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi. (Lc 18,1-8)

Suy niệm: Bằng môt hình ảnh cụ thể và với một tình huống cụ thể trong sinh họat hàng ngày; Đức Kitô đã cho chúng ta thấy hiệu lực của việc kiên trì cầu nguyện. Lịch sử Giáo hội đã cho chúng ta thấy có nhiều tấm gương kiên trì trong việc cầu nguyện thì chính Thiên Chúa sẽ đoái nhìn và nhậm lời những tấm lòng nhẫn nãi kiên trung. Khởi đi từ chuyện tự nhiên, với những đức tính nhân bản thường ngày (bền tâm, kiên trung, nhẫn nại…) Thiên Chúa giáo dục và thánh hóa con người: Ân sủng không phá hủy tự nhiên , mà từ những đức tính tự nhiên, con người tìm gặp được Thiên Chúa. Và việc cầu nguyện với Thiên Chúa không phải chỉ mang tính thời vụ, cũng không phải đợi đến lúc đụng chuyện mới tìm gặp Ngài; mà việc cầu nguyện của chúng ta phải biểu hiện một mối tương quan thâm sâu và có tính cách bền chặt. Để khi trở lại, Chúa vẫn thấy là chúng ta luôn gắn bó với Ngài.

Mời Bạn: Biết tập sống đời cầu nguyện cách kiên trì nhẫn nại; và cũng phải hiểu rằng việc cầu nguyện của chúng ta không hệ tại ở chỗ xin cho mà đó là một sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc sống thường ngày.

Chia sẻ: Bạn có kiên trì cầu nguyện không, và bản thân bạn đã có lần nào cảm nghiệm được hiệu lực của lời cầu nguyện trong cuộc đời của bạn chưa?

Sống Lời Chúa: Là người Kitô hữu, chúng ta được phúc gọi Thiên Chúa là Cha, và có Đức Kitô là anh cả của mình. Chúng ta đã sống mối tương quan Phụ tử Huynh đệ này như thế nào đối với Thiên Chúa?

Cầu nguyện: Đọc chậm Kinh Lạy Cha nhiều lần trong ngày.

Thứ Hai 22/10/07

TIỀN CỦA
Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó. (Lc 12,13-21)

Suy niệm: Đồng tiền liền khúc ruột. Chả thế mà người ta lu bu tối ngày để làm ra tiền. Có tiền đã khó, sử dụng đồng tiền càng khó hơn. Đồng tiền như thể có một ma lực khó kiềm chế. Nó gây ra điều tốt mà cũng có thể là căn cớ cho điều ác. Chúa Giêsu cũng hay đá động đến chuyện tiền bạc. Ngài không chỉ vẽ cách làm giàu, nhưng dạy cách sử dụng tiền của một cách khôn ngoan. Người giàu trong bài Phúc Âm đáng trách không phải vì ông ta giàu hay là làm ăn gian giảo, nhưng vì ông nghĩ rằng mình có tiền mua tiên cũng được: ông chỉ lo tích trữ rồi hưởng thụ mà không lo tìm Nước Thiên Chúa. Lối sống như thế, Chúa Giê-su gọi là thiếu khôn ngoan.

Mời Bạn: Xã hội ngày nay có xu hướng đánh giá con người theo khả năng tài chính. Đồng tiền đang được đề cao. Tiền có thể trở thành một ông chủ và biến ta thành tên nô lệ cho nó. Nếu không cảnh giác, chúng ta sẽ dễ dàng đầu tắt mặt tối làm ra thật nhiều tiền của, rồi chạy đua theo việc mua sắm tiêu dùng mà xao lãng làm cho thêm đậm đà tình Chúa, vun đắp cho ấm áp tình người. Kitô hữu không khinh chê tiền của, nhưng biết rõ giới hạn và nhất là mối đe doạ của nó.

Chia sẻ: Trước nạn lừa đảo, tình trạng bóc lột áp bức bất công trong xã hội, bạn nghĩ gì và làm gì?

Sống Lời Chúa: Dù thu nhập của bạn có thế nào đi nữa, ít nhất bạn cũng có thể trích một khoản tiền bằng đồng tiền của bà goá trong Phúc Âm để dành vào việc chia sẻ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cũng như đồng tiền phải sinh lời, xin Chúa giúp con biết dùng của cải Chúa ban để sinh lời cho Nước Trời.

Thứ Ba 23/10/07 Th. Gioan Capetranô

PHÚC CHO AI TỈNH THỨC
Khi chủ về nhà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. (Lc 12,35-38)

Suy niệm: Dường như những bản văn cánh chung/khải huyền trong các Sách Tin Mừng thường gây ấn tượng khủng bố , hù doạ đối với nhiều người, nhất là với những cảnh lửa không hề tắt , khóc lóc , nghiến răng … Mà nếu vậy thì đâu còn là tin MỪNG nữa! Thật ra, Tin Mừng của Đức Giêsu trước sau vẫn là tin MỪNG, vẫn là lời chúc phúc. Chỉ cần ta tỉnh thức. Trong có 4 câu ngắn ngủi dưới ngòi bút Thánh Luca hôm nay, Đức Giêsu hai lần xác nhận: …thì thật là phúc cho họ. Ai cũng mong được vui, được hạnh phúc. Thì đây, nguồn ân phúc là chính Chúa đang có sẵn đó, đang chờ đợi ta.

Mời Bạn: Nếu bạn được Đức Giám Mục hay Đức Giáo Hoàng chúc lành, hẳn bạn sẽ thật sung sướng (nếu không người ta đã chẳng mất công xin các Phép Lành Toà Thánh về treo trong nhà!) Thử tưởng tượng, bạn có một tấm bằng Phép Lành Của Chính Chúa Giêsu để cất giữ thì càng vui thích và ấn tượng biết bao nhiêu. Mà đó là sự thực chứ không phải giấc mơ, một sự thực hoàn toàn nằm trong tầm tay. Chỉ cần ta tỉnh thức!

Chia sẻ: Để nhận được lời chúc phúc của Chúa và nhận được chính Chúa là nguồn mạch mọi phúc ân ta cần biết tỉnh thức. Theo bạn, trong đời sống gia đình và xã hội chúng ta hôm nay, sự tỉnh thức này bao gồm những gì?

Sống Lời Chúa: Đến lượt mình, bạn hãy bảo đảm rằng sự hiện diện của mình là một lời chúc phúc (tức đem lại thêm niềm vui và bình an) cho những người xung quanh.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết tỉnh thức để được Chúa chúc lành và cho đời con trở thành lời chúc lành của Chúa cho mọi người. Amen.

Thứ Tư 24/10/07 Th. Antôn Maria Clarét

TÊN ĐẦY TỚ TẮC TRÁCH
Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về , và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ…. (Lc 12,39-48)

Suy niệm: Cô gái trẻ nọ được thuê giúp việc nhà. Vợ chồng chủ nhân bận rộn công việc nên thường đi vắng, để bà mẹ già lảng trí ở nhà cho cô săn sóc. Thế nhưng, thay vì chăm sóc bà cụ tội nghiệp ấy, cô gái xinh đẹp nhưng đanh đá kia biến thành một bà chủ , sai khiến và hành hạ bà cụ đủ điều. Đó là câu chuyện dở khóc dở cười trong bộ phim truyền hình Hạnh Phúc Mong Chờ mới chiếu trên VTV3. Câu chuyện ấy như minh hoạ dụ ngôn của Đức Giêsu hôm nay, nói với mọi người, cách riêng với những ai được giao trách nhiệm phục vụ người khác. Hình tượng chè chén say sưa và đánh đập tôi trai tớ gái, cho thấy sự tắc trách nhiều khi đẩy người ta tới chỗ hư đốn và bất nhân.

Mời Bạn: Nhìn lại tinh thần trách nhiệm của mình. Không chỉ riêng các vị mục tử, các vị phụ trách cộng đoàn… mà hầu như ai trong chúng ta cũng có trách nhiệm phục vụ những con người cụ thể nào đó. Bạn đang cần mẫn phục vụ trong vai trò và vị trí của mình hay đang lạm quyền, phè phỡn hưởng thụ ích kỷ và lộng hành ức hiếp kẻ khác?

Chia sẻ: Đâu là những trách nhiệm chính yếu của bạn hiện nay? Ai là những người bạn phải ưu tiên phục vụ?

Sống Lời Chúa: Trong từng ngày, từng việc, bạn luôn tâm niệm: Thánh ý Chúa là bổn phận trong giây phút hiện tại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đặt con vào chỗ của con hiện nay để nối tiếp sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa. Xin giúp con nhiệt tâm chu toàn bổn phận mình như một đầy tớ khiêm tốn và trung thành.

Thứ Năm 25/10/07

THUỐC ĐẮNG ĐÃ TẬT
Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? ... Không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. (Lc 12,49-53)

Suy niệm: Ròng rã bốn ngàn năm thời Cựu Ước, người Do Thái ngóng trông đợi chờ Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Độ - Vị Vua Thái Bình. Thế nhưng khi đến, Đấng nhân loại hằng trông mong lại phán cách lạnh lùng: Ta đến để đem sự chia rẽ . Đúng thế, Ngài đem đến sự phân biệt giữa chiên với dê, ánh sáng và bóng tối, lúa với cỏ lùng,... Ngài không nhằm đả phá trật tự thế giới này, nhưng Ngài tách bạch thứ khôn ngoan theo kiểu thế gian mập mờ đánh lận con đen để làm sáng tỏ chân lý tinh tuyền đích thực. Chẳng hạn: Ai muốn làm lớn hãy là người phục vụ ; Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết ; Ai là mẹ Ta và ai là anh em Ta? ; Đừng gọi ai dưới đất là cha ;... Với những giá trị chân lý mới qui hướng về Thiên Chúa, Ngài đã phá vỡ cách nhìn và lối sống theo lề thói, và kêu mời mọi người đến một lối sống lựa chọn: Ai đứng về sự thật thì nghe Ta (Ga 18,37).

Mời Bạn: Sự thật thì ai cũng thích và tôn trọng, song đứng về sự thật và sống cho lý tưởng ấy thật không đơn giản; đôi lúc chúng ta từ chối sự thật chỉ vì làm thế ta chẳng giống ai. Phải chăng ta chưa dám chịu chia rẽ vì Chúa Kitô?

Chia sẻ: Có ý kiến cho rằng: Nếu một Kitô hữu mà không gặp những chống đối do chính đời sống chứng nhân mang lại, thì nên xét xem ta đã sống đúng ơn gọi làm con cái Chúa ? Bạn nghĩ gì về ý kiến trên ?

Sống Lời Chúa: Làm một cái gì đó để bênh vực cho công lý trước những điều bất công nơi môi trường ta đang sống.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết sống theo thánh ý Chúa.

Thứ Sáu 26/10/07

NHẬN XÉT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI
Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét? (Lc 12,54-59)

Suy niệm: Các nhà doanh nghiệp thời nay thường bỏ ra những khoản tiền lớn để tìm hiểu phân tích thị trường, để tuỳ theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà định hướng cho việc sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với nhiều người, cây chanh là một loại cây quá thường. Thế nhưng các nhà sản xuất tinh đời lại pha hương chanh vào mỹ phẩm, thức ăn,…- thay vì hương hoa tuy-líp như ở Âu châu - để chiếm lĩnh thị phần người tiêu dùng ở Á châu. Hẳn là ngày hôm nay Chúa Giê-su sẽ nói tại sao chúng ta biết nghiên cứu thị trường như vậy mà những dấu chỉ của Nước Trời đang ở giữa chúng ta mà chúng ta không nhận biết. Cũng như các nhà doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội làm giàu, nếu bạn có lòng say mê kiếm tìm Nước Trời, những thực tại trần thế dường như vô nghĩa sẽ trở thành những dấu chỉ và cơ hội để chương trình cứu thế của Chúa Ki-tô được hoàn thành.

Mời Bạn: Hằng ngày chắc bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với anh chị em lương dân, những người vô thần; đó chính là dấu chỉ để bạn suy xét và tìm ra cách thế sống những giá trị Tin Mừng và loan báo Nước Trời cho họ.

Sống Lời Chúa: Kiểm điểm đời sống xem cách mình tiêu dùng của cải có thể hiện giá trị Tin Mừng không.

Cầu nguyện: Chúa ơi, lắm khi con tự an phận vì mình có một cuộc sống ổn định, một địa vị nào đó trong xã hội. Xin cho con biết thao thức, trăn trở vì Chúa chưa được mọi người nhận biết tin yêu. Và xin cho con dám chấp nhận hy sinh, từ bỏ, để loan báo những giá trị Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân của con.

Thứ Bảy 27/10/07

SỰ NHẪN NẠI CỦA CHÚA
Xin cứ để nó lại năm nay nữa…. may ra sang năm nó sẽ có trái. (Lc 13,1-9)

Suy niệm: Nhân dịp lễ tạ ơn linh mục, tân chức, tuổi trên tứ tuần, nhìn lại quãng đời quanh co thăng trầm đã qua, với những cố gắng theo đuổi ơn gọi và nhất là với đầy những bụi bặm trong những năm tháng phong trần. Càng cảm nhận mình bất xứng, anh càng ngạc nhiên vì Chúa vẫn gọi anh, vẫn đợi chờ anh, và vẫn chọn anh. Anh thốt lên trong lời chia sẻ: Sự nhẫn nại của Đức Chúa Trời làm cho tôi hoảng! Vâng, Thiên Chúa là nhà vô địch về lòng nhân hậu và kiên nhẫn. Ngài không bẻ gãy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Ngài là Đấng chậm giận, giàu tình thương và lòng thành tín. Đây chính là sứ điệp của dụ ngôn cây vả ba năm không ra trái song vẫn được giữ lại để chăm bón và hy vọng năm sau…

Mời Bạn: Học với tấm lòng của Thiên Chúa để biết nhìn con người bằng cái nhìn nhân bản và siêu nhiên hơn là bằng cái nhìn kinh tế. Giữa người với người, ta không thể có mới nới cũ hay vắt chanh bỏ vỏ hay hoàn toàn thất vọng về nhau. Còn sống, còn thời gian… là con người còn có thể thay đổi. Sách Nho nói: Thành chi giả, nhân chi đạo dã. Triết gia J.P. Sartre bên Tây phương cũng nói: Con người là một cái gì tự vượt qua (L homme est quelque chose qui doit se dépasser). Vì thế ta cần học biết kiên nhẫn với mình, với người.

Chia sẻ: Kinh nghiệm của bạn về sự kiên nhẫn của Chúa đối với mình.

Sống Lời Chúa: Bạn khiêm tốn nhận những khuyết điểm của mình để sửa đổi và tập sống khoan dung với người khác.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa không thất vọng về con, dù đời con đầy những lỗi lầm. Xin dạy con biết hoán cải không ngừng, và biết nhìn người khác bằng ánh mắt nhân hậu cảm thông.

Chúa Nhật XXX TN 28/10/07

ĐỪNG NGHĨ MÌNH TỐT
Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế... (Lc 18,9-14)

Suy niệm: Báo Tuổi Trẻ thỉnh thoảng có mục Câu Nói Trong Tháng hay Câu Nói Trong Năm để giới thiệu cho bạn đọc những câu phát biểu kỳ quái, ngược ngạo nhất của những viên chức ba trợn nào đó. Anh chàng Pharisêu trong câu chuyện Đức Giêsu kể hôm nay có một câu nói đáng xếp vào loại hàng độc này: Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không xấu như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia… Ồ, cứ nhìn khách quan thì rất có thể anh ta không tham lam, bất chính, ngoại tình thật. Rất có thể anh ta không xấu như bao kẻ khác thật. Rất có thể anh ta tốt hơn người thu thuế thật. Vấn đề nằm ở chỗ anh ta tự xếp hạng mình lên trên người ta. Và Đức Giêsu nói: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống.

Mời Bạn: Suy nghĩ về lời của một nhà thần bí đạo Hồi, được Cha Anthony de Mello trích dẫn trong quyển Thức Tỉnh: Một vị thánh là một vị thánh, cho tới khi vị ấy biết mình là một vị thánh. Bạn thấy đó, nguyên việc nghĩ rằng mình tốt đã là điều không tốt, chưa nói đến chuyện lớn tiếng khoe khoang với thiên hạ về những cái tốt của mình.

Chia sẻ: Bạn nghĩ tại sao có khoản luật rằng khi bầu bề trên thì các tu sĩ cử tri không được bỏ phiếu cho chính mình? Theo bạn, việc ta chân thành nhìn nhận rằng mình không tốt là điều dễ hay khó? Làm sao để tập khả năng này?

Sống Lời Chúa: Chúng ta tập mau mắn khiêm tốn nhận lỗi khi có lỗi, và quảng đại tìm cách giải thích tốt cho anh chị em.

Cầu nguyện: Chân thành thưa với Chúa: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.

Thứ Hai 29/10/07

LÒNG NHÂN HẬU CỦA CHÚA
Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyềân. (Lc 13,10-17)

Suy niệm: Người phụ nữ này thật đáng thương: mang bệnh mười tám năm, lưng còng đến độ không thể ngẩng thẳng lên được. Như vậy chắc gì bà có thể nhìn thấy Chúa; còn Chúa thì thấy bà giữa cả một đám đông. Bà đã lọt mắt xanh của Chúa. Đôi mắt bộc lộ một tấm lòng nhân từ thương xót của Chúa đối với người bất hạnh. Đúng như câu ngạn ngữ: Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn . Lòng nhân từ đó đã khiến Chúa chữa bà khỏi bệnh, dù bà không thấy Chúa, cũng không lên tiếng kêu xin. Ánh mắt của viên trưởng hội đường thì khác hẳn: uất ức, tức bực vì người ta dám cả gan vi phạm luật hưu lễ; ánh mắt bộc lộ tấm lòng đầy khó chịu, cứng cỏi, tàn nhẫn. Ông không có tấm lòng nhân hậu, nên lời nói và ánh mắt của ông chẳng có chút tình thương.

Mời Bạn: Nhân chi sơ, tính bổn thiện , bạn cũng như tôi, chúng ta đều đã có tấm lòng hướng thiện ngay từ ban đầu, nhưng rồi trong cuộc sống chúng ta có thể đã đánh mất đi tính bổn thiện đó, để thay bằng tấm lòng cứng cỏi, ghét ghen, và nhìn nhau bằng cặp mắt hằn học, thiếu nhân ái. Chúng ta hãy cẩn thận về điểm này.

Chia sẻ: Xã hội hiện nay cần nhân lên những điển hình , những tâm hồn cao thượng (tên một tác phẩm của Edmond de Amicis, Hà Mai Anh dịch) luôn biết mẫn cảm trước nỗi đau khổ của tha nhân.

Sống Lời Chúa: Đọc lại một câu truyện trong Tin Mừng thuật lại tấm lòng nhân hậu của Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con ánh mắt và con tim của Chúa, nhờ đó con mau mắn cảm thông nỗi đau khổ của tha nhân. Xin cho con đôi tay của Chúa, để con nhẹ nhàng xoa dịu những vết thương của họ. Amen.

Thứ Ba 30/10/07

LÀM CHỨNG CHO NƯỚC TRỜI
Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột cho tới khi tất cả bột dậy men. (Lc 13,18-21)

Suy niệm: Ở những nước công giáo hầu như toàn tòng như Philippines, ngoài đường phố, trên xe cộ, chỗ nào cũng thấy tượng Chúa, ảnh Mẹ; và chỗ nào cũng có thể cử hành thánh lễ Chúa Nhật dù đó là siêu thị hay bệnh viện. Trái lại, ở một số nước Hồi giáo, nếu chẳng may bạn tỏ vẻ mình là con nhà có đạo hoặc lớ ngớ làm việc gì đó có chút hơi hướng truyền bá hoặc gây ảnh hưởng về đạo, bạn có thể mất mạng như chơi. Phải chăng trong trường hợp trước, vai trò của nắm men là không cần thiết vì hầu như ai cũng có đạo , còn trong trường hợp sau phải chăng là không thể vì bị bách hại cấm cách? Thật ra sứ mạng làm cho tất cả bột dậy men đâu có giới hạn ở chỗ có đạo hay không có đạo mà là bằng đời sống của bạn, đem các giá trị Tin Mừng thấm vào mọi ngõ ngách của thế giới bạn đang sống. Và như thế thì ở đâu sứ mạng đó vẫn là cần thiết.

Mời Bạn: Bạn đang sống ở đâu thì đó là địa điểm ưu tiên một để bạn thể hiện sứ mạng của nắm men. Những giá trị Tin Mừng thì nhiều, nhưng bạn có thể bắt đầu từ điều răn trọng nhất đó là yêu thương (Mt 20,34-40; Lc 10,25-28), và thể hiện tình yêu ấy qua nếp sống công bình, nhân ái và thành tín (Mt 23,23; Lc 11,42). Các giá trị khác sẽ nối tiếp sau.

Chia sẻ: Liệt kê những giá trị Tin Mừng mà bạn cho là cấp bách nhất và bên cạnh mỗi giá trị, một việc cụ thể để thể hiện.

Sống Lời Chúa: Chọn một trong những việc mà bạn vừa liệt kê để thực hiện.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết ý thức sứ mạng là men, là muối đất của con là làm cho Nước Trời hiện diện bằng cách thực hiện những giá trị Tin Mừng trong đời sống hằng ngày của con.

Thứ Tư 31/10/07

VINH DỰ ĐƯỢC CHÚA MỜI DỰ TIỆC
Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. (Lc 22-30)

Suy niệm: Người Việt ta rất coi trọng giá trị tinh thần của bữa tiệc: Miếng giữa làng bằng sàng xó bếp. Những người cao tuổi và cả những người dù nghèo, trẻ tuổi nhưng có công trạng đối với làng xã, gia tộc thì trong những bữa tiệc được mời ngồi ở mâm danh dự. Những ai vi phạm điều cấm kỵ nào đó mới bị truất quyền tham dự những bữa tiệc của làng xã, gia tộc. Đó tuy chỉ là hình phạt tinh thần nhưng nặng nề đến nỗi có thể làm khuynh gia bại sản. Với tâm thức đó, ta có thể cảm nghiệm được nỗi tủi nhục khi bị Chúa gạt ra ngoài bữa tiệc cùng với lời nói phũ phàng: Ta không biết các anh từ đâu đến. Và thật hạnh phúc và vinh dự biết bao, khi bạn dù chỉ là người xa lạ, từ đông, tây, nam bắc, được mời đến tham dự bữa tiệc của Ngài; điều đó có nghĩa là bạn đã trở thành người thân thiết với Thiên Chúa.

Mời Bạn: Ở đời này, mọi thứ đều tương đối, nhưng thời gian lại có giá trị tuyệt đối, bởi vì nó qua đi mà không lấy lại được. Nếu bạn lề mề đứng ở ngoài cửa nghĩa là gạt Thiên Chúa ra bên ngoài cuộc sống của bạn, thì khi cánh cửa thời gian đã khép lại, bạn không thể mở nó ra để vào dự tiệc với Thiên Chúa được nữa. Bạn thử xét xem, Thiên Chúa đã có mặt trong những sinh hoạt hằng ngày của bạn chưa?

Chia sẻ: Bạn làm gì khi trong giáo xứ bạn, có những người thờ ơ đứng ngoài cuộc trước những vấn đề của giáo hội?

Sống Lời Chúa: Nghiền ngẫm lời Chúa: Dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa (1 Cr 10,31).

Cầu nguyện trước khi làm bất cứ việc gì: Lạy Chúa, xin thánh hoá công việc con sắp làm để Chúa được tin yêu và anh chị em con được ơn cứu độ.





  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net