GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 33
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 033
 Lượt tr.cập 055698174
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 03.05.2024
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa 01-15/02/2007
25.02.2008

Một đan sĩ

Thứ Năm đầu tháng 01/02/07

ĐỂ TRỞ THÀNH GIA ĐÌNH TÔNG ĐỒ

“Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một” (Mc 6,7-13)

Suy niệm: Tại trại hè quốc tế với chủ đề loan báo Tin Mừng, cô gái đến từ Phi Châu đã trình bày một phương cách gây ấn tượng nhất cho các tham dự viên qua kinh nghiệm sau đây: “Khi muốn rao giảng Kitô giáo cho một làng ngoại giáo, các Kitô hữu tại nước tôi không gởi đến đó sách báo hay các nhà thừa sai, nhưng cử đến làng một gia đình Kitô hữu tốt lành. Gương sáng của gia đình ấy sẽ cải hoá cả làng”. Đời sống thuận hoà yêu thương giữa vợ-chồng và cha mẹ-con cái, đặc biệt sự hoà hợp giữa hai con tim trong gia đình Kitô giáo luôn là dấu ấn cho các gia đình chung quanh. Nếu mỗi Kitô hữu là một tông đồ với sứ mạng đem Chúa Kitô đến cho người khác, thì mỗi gia đình Công giáo cũng phải là tổ ấm tông đồ tỏa lan ánh sáng Giêsu, là muối, là men Tin Mừng cho các gia đình hàng xóm lân cận.

Mời Bạn: “Hãy truyền đạo đức lại cho con cái bạn, chỉ có đạo đức mới làm chúng sung sướng, chứ không phải tiền bạc” (nhạc sĩ Beethoven). Nền tảng đem lại hạnh phúc cho gia đình là yêu thương quên mình và đạo đức, chứ không phải tiền bạc và tiện nghi hưởng thụ. Đó cũng là phương cách hữu hiệu để loan báo Tin Mừng cho người hôm nay.

Sống Lời Chúa: Gia đình tôi sẽ hoạch định một phương cách cụ thể giới thiệu Chúa Giêsu cho các gia đình lân cận.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin nhìn đến gia đình chúng con, xin biến nó thành nơi sản sinh những người tốt, biết yêu thương tha thứ, biết cầu nguyện và phục vụ. Ước gì xã hội chúng con lành mạnh hơn, Giáo Hội chúng con thánh thiện hơn, nhờ có những con người khỏe mạnh, khôn ngoan và tràn đầy ơn Chúa. Amen (Rabbouni).

Thứ Sáu đầu tháng 02/02/07

Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh

SỐNG TRỌN VẸN SỰ THUỘC VỀ

“Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét” (Lc 2,22-40)

Suy niệm: Tại vài lễ hội ở Việt Nam, khách thập phương có thể “thuê” những heo sữa quay để dâng cúng. Sau khi cúng bái, họ sẽ trả lại cho chủ, để chúng tiếp tục được khách khác “thuê” lại. Thật là giả dối và là thứ nghi lễ nặng tính hình thức, bởi vì việc dâng cúng lúc nào cũng phải bao hàm một ý nghĩa thuộc về, thuộc về thần thánh, thuộc về Trời Phật. Trẻ Giêsu được dâng hiến cho Chúa, và vì thế, thuộc về Thiên Chúa. Thuộc về Thiên Chúa không có nghĩa là luôn sống trong Đền Thánh, bởi vì sau đó, hai ông bà đưa trẻ Giêsu về sống giữa gia đình, với bà con chòm xóm Na-da-rét. Tuy nhiên, điều quan trọng là Đức Giêsu thuộc về Chúa khi luôn để Chúa Cha chiếm hữu và chi phối toàn bộ cuộc sống mình, khi vui vẻ vâng ý Cha mọi đàng.

Mời Bạn: “Con đường của tình yêu chân thật chẳng bao giờ bằng phẳng cả” (Shakespeare). Thuộc về nhau là dấu chứng của một tình yêu chân thật. Nếu sống đời tu, quả tim bạn phải trọn vẹn thuộc về Chúa và người bạn phục vụ. Nếu sống đời gia đình, quả tim bạn phải thuộc về Chúa và người bạn đời. Bậc sống nào cũng đòi bạn phải chiến đấu.

Sống Lời Chúa: Xem lại những đòi hỏi sự thuộc về của bậc sống mình, và có những từ bỏ thích hợp.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con. Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan, để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt. Amen (Theo Rabbouni).

Thứ Bảy đầu tháng 03/02/07

NHIỆT TÌNH SỨ MẠNG

“’Anh em hãy lánh riêng ra… mà nghỉ ngơi đôi chút’. Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ để ăn uống nữa… Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương… và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.” (Mc 6,30-34)

Suy niệm: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình. Phải đâu may nhờ rủi chịu…” Lời ca khúc ấy nghe nao lòng. Và Tin Mừng hôm nay – nói về nhiệt tình sứ mạng của Đức Giêsu – cũng làm ta nao lòng như vậy. Đức Giêsu là một nhà thừa sai cần mẫn hay lam hay làm, quên mình và chỉ quan tâm lo lắng cho người khác. Dầu không có một thời biểu chặt chẽ, Người vẫn chú ý ‘lên lịch’ cho các môn đệ: sau một đợt làm việc căng thẳng thì cần “nghỉ ngơi đôi chút”. Thế nhưng, ‘lịch’ ấy thường xuyên bị xáo trộn. Thầy trò tránh đám đông để tìm chút nghỉ ngơi, nhưng đám đông nhanh chân hơn, đã ‘đón lỏng’ thầy trò! Thế là lại phải mau mắn đáp ứng, không phải vì ‘may nhờ rủi chịu’, mà bởi vì Đức Giêsu CHẠNH LÒNG THƯƠNG!

Mời Bạn: Hãy chiêm ngắm một Giêsu như bị vắt kiệt bởi nhiệt tình sứ mạng. Chúng ta được khuyến khích có lịch làm việc; nhưng lịch ấy có cứng quá đến nỗi nhiều khi biến ta thành những kẻ vô tâm và bất nhẫn không?

Chia sẻ: Làm sao để học bài học “chạnh lòng thương” của Đức Giêsu để đón nhận những người tìm đến với mình – thay vì là quạu quọ bực bội?

Sống Lời Chúa: Mỗi lần cảm thấy bị quấy rầy và muốn nổi cáu với ai đó, ta nhớ đến Đức-Giêsu-chạnh-lòng-thương!

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an. Xin cho con biết chấp nhận xáo trộn chương trình của mình, vì yêu thương người. Amen.

Chúa Nhật V TN 04/02/07

BÀI HỌC RA KHƠI

“Người bảo ông Simon: ‘Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới bắt cá.’ Ông Simon trả lời: “Vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.”(Lc 5,1-11)

Suy niệm: Ngư dân giàu kinh nghiệm thường nắm rất rõ về khí hậu, con nước, địa điểm, thời gian… Thế mà nhiều khi chẳng bắt được gì! Simon hôm nay tưởng phải nếm một đêm trắng tay như thế, nhưng cuối cùng ông được một mẻ cá thật to. Điều thú vị là thành công này không do kinh nghiệm nghề biển của ông, mà do ông sẵn sàng vâng lời Đức Giêsu – một bác thợ mộc (có lẽ không biết gì nhiều về chuyện đánh cá!) Câu chuyện cho thấy rõ: đành rằng kinh nghiệm là một chìa khóa quan trọng của thành công, nhưng đức tin còn quan trọng hơn kinh nghiệm nhiều. Đức tin có thể làm nên phép lạ!

Mời Bạn: Đời Kitô hữu là một chuyến ra khơi chài lưới người. Những kiến thức, kỹ năng, ‘ngón nghề’ có thể rất ích lợi cho chuyến ra khơi này, và ta được khuyến khích trang bị. Song đừng quên rằng cái ta cần nhất là đức tin. Thiếu một đức tin đủ mạnh, tất cả kiến thức và kinh nghiệm của ta đều trở thành thừa. Chính Đức Giêsu xác nhận: “Không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Chia sẻ: Nền tảng thứ nhất của việc sống đạo là sống với Thiên Chúa Ba Ngôi (x. HĐGMVN, Thư Mục Vụ 2006, số 2). Tại sao?

Sống Lời Chúa: Tập buông ‘khí giới’ của mình xuống - đó là những chống chế dựa trên kinh nghiệm và khôn ngoan thuần túy con người - để mau mắn đáp trả các gợi ý của Chúa trong đức tin.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết rõ lòng tin nơi con yếu nhược. Xin rứt con ra khỏi thái độ tự mãn và cứng cỏi. Xin cho con biết tin vào tình yêu và quyền năng của Chúa nhiều hơn. Amen.

Thứ Hai 05/02/07 Th. Agata

ĐƯỢC CHẠM VÀO CHÚA

“Người ta […] xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (Mc 6,53-56)

Suy niệm: Sau hội nghị APEC mới đây, những chiếc xe do các yếu nhân sử dụng đã được niêm phong rồi đem bán đấu giá với giá đặc biệt cao. Bởi vì nhiều người ước mong được ngồi vào chỗ mà Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Nhật, Thủ tướng Úc… đã ngồi! Chắc hẳn còn có nhiều người hơn nữa muốn được đụng chạm trực tiếp đến các vị ấy. Nhưng nói cho cùng, dù ngồi vào chiếc ghế của một ông lớn, hay được đụng chạm vào người ông, thì cũng chẳng bổ béo thêm chút gì. Tin Mừng hôm nay kể chuyện nhiều người muốn được đụng chạm đến Đức Giêsu, với một động lực và niềm xác tín khác hẳn: Họ biết mình có bệnh, họ cần được chữa lành, và họ tin rằng sự đụng chạm ấy sẽ đem lại sự chữa lành cho họ. Họ tin Đức Giêsu là vị Thần Y. Và họ đã nhận được sự chữa trị mà họ cần. Thật hạnh phúc, vì cuộc đời họ biến đổi từ đây. Họ như đã chết mà nay được sống lại. Đây đúng là một sự đụng chạm của đức tin, đụng chạm chính tình yêu và ân sủng.

Mời Bạn: Đức Giêsu có thể được đụng chạm đến không chỉ bởi những người đương thời của Người, mà cả bởi chính bạn hôm nay. Người vẫn có mặt đó, đặc biệt trong Lời của Người và trong Thánh Thể. Ta không chỉ chạm vào Người, mà ta thực sự ăn và uống Người. Phải chăng chỉ vì ta chưa đủ tin yêu, nên chưa được năng lực của Người biến đổi?

Chia sẻ: một kinh nghiệm được biến đổi do ‘đụng chạm’ đến Chúa Giêsu.

Sống Lời Chúa: Ta sẽ đến với Chúa Giêsu, trong Lời Chúa và trong Thánh Thể, với một đức tin chân thành.

Cầu nguyện: Chúa ơi, xin Chúa củng cố đức tin cho con, để con nhận được năng lực chữa trị của Chúa. Amen.

Thứ Ba 06/02/07

Th. Phaolô Miki và các bạn tử đạo

GIỮ ĐIỀU CỐT YẾU

“’Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta’ … Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm.” (Mc 7, 1-13)

Suy niệm: Lời Chúa Giêsu hôm nay đặt ta trước câu hỏi hết sức quan trọng nhưng cũng rất dễ bị lãng quên: Đâu là điều cốt yếu nhất? Điều cốt yếu nhất là dáng vẻ bên ngoài hay thái độ bên trong? Đọc thật nhiều kinh và dâng cúng nhà thờ thật nhiều tiền hay một đời sống yêu thương đích thực và chân thành chia sẻ? Lễ hội hoành tráng và kiệu rước, hành hương linh đình hay một tấm lòng dành trọn cho Chúa và cho tha nhân? Những người Pharisêu và nhóm kinh sư chăm chú giữ những tập tục truyền thống (rất rườm rà) do con người đặt ra, mà quên mất chính lời Thiên Chúa dạy. Đức Giêsu đã tuyên bố rõ ràng rằng như vậy là VÔ ÍCH!

Mời Bạn: Nhìn người lại ngẫm đến ta. Lối sống đạo của ta hôm nay có nhiễm men Pharisêu không? Ta tập trung nhiều quan tâm nhất cho những điều gì? Đó có thực sự là những điều cốt yếu nhất không? Hội Đồng Giám Mục VN định hướng ‘sống đạo hôm nay’ là sống yêu thương và phục vụ. Ta đang dành bao nhiêu quan tâm cho việc thực hành yêu thương và phục vụ?

Chia sẻ: Theo bạn, những cái bên ngoài nào đang thu hút nhiều năng lực và sự quan tâm của chúng ta, làm cho ta lạc ra khỏi những điều cốt yếu nhất?

Sống Lời Chúa: Tập đưa vào những phút xét mình hằng ngày câu tự vấn sau đây: Ngày hôm nay tôi đã yêu thương và phục vụ như thế nào?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Amen.

Thứ Tư 07/02/07

BỐI CẢNH MỚI, CON NGƯỜI MỚI

“Từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngọai tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng”. (Mc 7,14-23)

Suy niệm: Sau một thời gian gia nhập WTO, không ít quốc gia ghi nhận rằng mức sống của nhiều người dân vẫn không tiến triển, có khi còn sa sút hơn. Một lý do được ghi nhận, đó là thiếu sự chuẩn bị về con người. Từ năng lực cho đến cung cách làm việc đều bất cập, không ráp được vào với môi trường mới ấy. Quả thực, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Nhìn vào đời sống của Giáo Hội địa phương, nhiều người tự hỏi khi Việt Nam vào WTO, liệu bối cảnh kinh tế xã hội mới – đặc trưng bởi trào lưu thực dụng, hưởng thụ và duy vật thực tiễn – có sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm thức sứ mạng của người Kitô hữu không. Và ở đây, việc chuẩn bị con người cũng là yếu tố quyết định. Hội Thánh cần những cá nhân và những gia đình ngôn sứ trước đợt sóng mới này. Việc đào tạo người Kitô hữu cho bối cảnh mới, vì thế, thật hết sức khẩn cấp. Bối cảnh mới cần những con người mới.

Mời Bạn: Lượng định tình hình đời sống đạo trong xã hội Việt Nam vào những năm sắp tới, bạn có những chuẩn bị cụ thể ngay từ bây giờ để không chỉ đứng được mà còn làm sứ mạng được trong bối cảnh mới.

Chia sẻ: Giáo xứ và gia đình của bạn đã có chương trình nào để đào tạo người Kitô hữu cho bối cảnh mới chưa?

Sống Lời Chúa: Thúc đẩy mọi người trong xứ đạo của bạn quan tâm đến việc đào tạo Kitô hữu trưởng thành.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa giao Hội Thánh cho chúng con như thể tùy thuộc chúng con. Xin cho con biết rằng, con chỉ làm được việc khi tùy thuộc vào Chúa.

Thứ Năm 08/02/07

TOÀN CẦU HÓA SỨ MẠNG

“Một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Chúa Giêsu, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy-Lạp, gốc Phê-ni-xi thuộc xứ Xy-ri. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà.” (Mc 7, 24-30)

Suy niệm: Chia sẻ tâm thức chung của người Do Thái, ban đầu Đức Giêsu dường như nghĩ rằng sứ mạng thừa sai của Người chỉ giới hạn nơi dân tộc Ít-ra-en thôi. Nhưng rồi trong thực tế Người đã nhận ra rằng sứ mạng của Người không biên giới. Câu chuyện Đức Giêsu trừ quỉ cho con gái người đàn bà xứ Phê-ni-xi hôm nay là một câu chuyện kinh điển minh họa điều nói trên. Đức Giêsu có một sứ mạng phổ quát, vì ơn cứu độ mà Người mang đến là dành cho hết mọi người. Người ‘tòan cầu hóa’ sứ mạng, bởi ở đâu cũng có nghèo túng, bệnh tật, khổ đau và bế tắc. Một người con gái đang bị quỷ ám; một người mẹ đang cần Vị Cứu Tinh cho con mình, cũng là Đấng cất khỏi mình những khổ đau năm tháng; một người trí thức đang bên bờ tuyệt vọng khi nhìn về tương lai; một người giàu có đang đứng trước ngõ cụt khi khám phá rằng vật chất và quyền thế không phải là tất cả; một người nghèo đang vật lộn với cuộc sống; một gia đình đang khốn đốn vì nguy cơ tan vỡ rình rập; một bệnh nhân đang mất dần niềm tin vì cơn bệnh dai dẳng, vv. Tất cả đang cần được cứu.

Mời Bạn: Nhìn xa hơn hàng rào nhà bạn để thấy người hàng xóm đang cần đến Chúa.

Sống Lời Chúa: Bước đến tận nhà một người khốn khổ để thi hành sứ mạng.

Chia sẻ: Kinh nghiệm của bạn về việc ‘bước đến tận nhà’.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con dám nhìn xa hơn và dám bước đến với những người đang cần Chúa. Con là người của Chúa, xin cứ sai con đi.

Thứ Sáu 09/02/07

ĐẾN VỚI CHÚA

“Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh…Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: Ép-pha-tha, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lai. Anh ta nói được rõ ràng.” (Mc 7,31-37)

Suy niệm: Một người vừa điếc vừa ngọng nhiều năm, nay được chữa lành cả tai lẫn miệng: Thật tuyệt vời và sung sướng! Từ đây, anh ta có thể giao tiếp dễ dàng với mọi người – và nhất là anh có thể nghe Lời Chúa và loan báo điều kỳ diệu Chúa đã làm cho anh. Nhưng trước hết, để nhận được món quà tuyệt vời ấy, anh đã cần có những người tốt bụng giúp đưa anh đến gặp Đức Giêsu.

Mời Bạn: Nhớ lại lời Mẹ Têrêxa Cancutta: “Nếu bạn cho người nghèo tất cả, mà chưa ‘cho’ họ chính Chúa, thì kể như bạn chưa cho chi cả.” Rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta không thể tự mình đứng dậy đến với Chúa được; ta cần một bàn tay dìu dắt, một lời nói khích lệ, một cú ‘hích’ cách nào đó. Đến lượt mình, ta cũng được mời gọi đưa ra một bàn tay, trao một lời nói thúc đẩy anh em mình đến với Chúa để được chữa lành.

Chia sẻ: Trong kinh nghiệm thực tế của mình, bạn thấy nhờ ai bạn đã đến gần Chúa hơn? Nhờ bạn ai đã đến gần Chúa hơn?

Sống Lời Chúa: Ta đừng rao giảng Lời Chúa bằng lời nói suông, nhưng hãy giúp mang người khác đến với Chúa bằng chính hành động yêu thương cụ thể của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, mang Chúa đến cho người khác không phải dễ, mang người khác đến với Chúa càng khó khăn hơn. Nhưng xin Chúa giúp con không ngại khó, để luôn nhiệt tình làm nhịp cầu kết nối Chúa và anh chị em.

Thứ Bảy 10/02/07 Th. Côláttica

PHÉP LẠ DO LÒNG YÊU THƯƠNG

“Thầy chạnh lòng thương dân chúng” (Mc 8,1-10)

Suy niệm: “Cháu thương các bạn nghèo”. “Bé Kin Kin gửi quà đến các bạn nghèo”. “Là sinh viên nghèo, nhưng cũng có thể ủng hộ một chút cho người nghèo”. “Mong Tết này nhà nào cũng có bánh chưng”. “Một chút tiền. Một chút tình”. “Sống là để yêu thương”. “Tôi ước mơ về một nước Việt không còn ai nghèo khó”... Đó là một vài thông điệp yêu thương, gửi kèm với mỗi thông điệp là 15 ngàn đồng, như những “chiếc bánh, con cá nhỏ” của hơn 448.000 tin nhắn (tương đương gần 7 tỉ đồng) dành cho người nghèo, trong chương trình “Nối vòng tay lớn”, tối 31/12/2006, đã góp phần làm nên “phép lạ” do lòng yêu thương giữa cuộc sống hôm nay. Sự kiện này nhắc nhớ chúng ta về phép lạ trong Tin Mừng hôm nay: do lòng chạnh thương, Chúa Giêsu đã biến bảy chiếc bánh và mấy con cá nhỏ của các môn đệ cho khoảng bốn ngàn người ăn no nê mà còn thừa được bảy giỏ đầy.

Mời Bạn: Đức Giêsu vẫn tiếp tục nuôi chúng ta hằng ngày hôm nay trong Thánh Thể. Một chút bánh và rượu, kết quả từ lao công của con người, được Chúa Giêsu biến thành Mình Máu Người để nên nguồn sức sống cho ta.

Chia sẻ: Có thể bạn là một trong những người đã gửi tin nhắn nói trên? Bạn có thể nghĩ ra một vài sáng kiến khác để thể hiện yêu thương và chia sẻ không?

Sống Lời Chúa: Trong cuộc sống mỗi ngày, Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống Mầu Nhiệm Thánh Thể là hy sinh, góp phần để cho cơm bánh được nhân lên chia sẻ cho mọi người.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con dâng lời cảm tạ Chúa đã nuôi con mỗi ngày. Xin Chúa ban cho con quả tim biết xót thương trước những thiếu thốn của anh chị em. Amen.

Chúa Nhật VI TN 11/02/07

“NGHÈO KHÓ” HAY “KHÓ NGHÈO”

“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của anh em.” (Lc 6,17.20-26)

Suy niệm: Thiên Chúa đâu muốn cho con cái của mình phải nghèo khổ thiếu thốn. Bằng chứng là chính Đức Giêsu đã dạy chúng ta cầu xin cho có lương thực hằng ngày; Người còn xác nhận: “Ta đến cho chiên được sống dồi dào!” (Ga 10,10). Tuy nhiên, Người cũng cho chúng ta biết rằng: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền tài được” (Mt 6,24). Mối phúc ‘nghèo khó’, vì thế, nhằm tuyên bố sự thực rằng Chúa ưu tiên đứng về phía người nghèo, để bênh vực và nâng đỡ họ. Nghèo mà siêu thoát và biết tín thác vào Chúa, thì đó là mối phúc. Và thật sự ‘vô phúc’ cho những ai dành hết tâm lực của cuộc sống này chỉ để chuyên chăm chạy theo tiền của.

Mời Bạn: Nhớ rằng đời này hữu hạn, và ta không thể mang bất cứ gì vào đời sống vĩnh cửu, ngoại trừ tình yêu. Chúng ta đừng chỉ cố thêm một con số KHÔNG vào tài khoản ngân hàng (tức tăng nó lên gấp 10 lần, song vẫn chỉ là một số KHÔNG), mà quên tích lũy một kho tàng vĩnh cữu ở trên trời.

Chia sẻ: Trong xã hội tiêu thụ và thực dụng của chúng ta hôm nay, chứng tá khó nghèo theo Tin Mừng có tầm quan trọng như thế nào?

Sống Lời Chúa: Hãy biết bằng lòng với những gì mình có, để có được một cuộc sống vui vẻ thảnh thơi. Hãy nhìn xuống để thấy rằng biết bao người còn thiếu thốn hơn mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đấng giàu có nhưng đã tự nguyện trở nên nghèo khó, để làm cho chúng con nên giàu có. Xin dạy chúng con tinh thần siêu thoát, yêu thương và chia sẻ của Chúa. Amen.

Thứ Hai 12/02/07

DẤU LẠ Ở ĐÂU?

“Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả…”(Mc 8, 11-13)

Suy niệm: Một giảng viên triết hỏi một sinh viên Kitô giáo: “Bạn tin Thiên Chúa sáng tạo mọi sự, làm được mọi điều. Vậy Người có thể tạo một khối đá cực lớn mà Người không thể nhấc nổi không?” Cậu sinh viên ấp úng không trả lời được, vì anh không nhận ra ngay đó là một ngụy biện (fallacy). Nhiều người trẻ hôm nay bị lúng túng trong những trường hợp tương tự như thế. Con người đã chinh phục vũ trụ, và những nhà du hành hô lên: “Chúng tôi không thấy Chúa, không thấy Thiên Đàng.” Nhiều khi ta thấy mình quá lớn, nghĩ rằng mình đã nắm hiểu hết và kiểm soát hết tất cả! Thật ra, hoàn toàn không phải thế. Những thảm họa thiên nhiên thỉnh thoảng ập đến, nhắc ta rằng mình quá bé nhỏ. Năm rồi, ta thấy trước những cơn bão như Xangsane, Durian… và dự báo được về đường đi của chúng, về ngày giờ và nơi chốn chúng đổ bộ, nhưng ta bất lực không thể đánh tan, chặn đường, hay bẻ hướng chúng, để cứu cho hàng vạn ngôi nhà khỏi sụp đổ và hàng mấy trăm con người khỏi thiệt mạng. Chúng ta thực sự rất bé nhỏ!

Mời Bạn: Thay vì tìm cách lập luận chứng minh cho người khác rằng có Thiên Chúa, bạn hãy chỉ cho họ thấy Chúa qua đời sống và công việc mình làm: yêu thương, chia sẻ, cảm thông, nhẫn nại, tha thứ…

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, bạn có thể cung cấp cho những người bất hạnh xung quanh một dấu lạ nho nhỏ của tình yêu không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở thành chứng nhân đích thực của tình yêu Chúa, để giúp cho anh chị em xung quanh đời mình nhận ra Chúa nhiều hơn. Amen.

Thứ Ba 13/02/07

THIÊN CHÚA, ĐẤNG THI ÂN

“Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu, chưa thấu sao.” (Mc 8, 14-21)

Suy niệm: Một cuộc điều tra của UNESCO nhằm tìm hiểu xem dân chúng thế giới khao khát những gì ngoài những cái họ đang có. Các bảng câu hỏi được gởi đến mọi thành phần, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, địa vị. Khi tổng kết, người ta nhận thấy rằng chính những người giàu cũng mơ ước mức sống của mình tăng 20%! Xem ra con người không bao giờ hài lòng với những gì đang có. Chắc hẳn 20 năm sau, khi mức sống (theo dự báo) tăng 50% nữa, thì con người sẽ vẫn lo, vẫn thấy mình thiếu thốn.

Tin Mừng hôm nay là lời Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hãy tin tưởng vào Người, và tránh men nghi ngờ, cứng tin của những người Pharisêu.

Mời Bạn: Bao điều tốt đẹp Chúa làm cho ta, nhiều khi sờ sờ ra đó. Thế nhưng cũng rất nhiều khi chúng ta không nhìn, không thấy, không nhận ra, hay không nhớ. Và vì thế ta vẫn cứ lo lắng, nghi nan, không chắc về tình thương và sự quan phòng săn sóc của Chúa. Lời Chúa hôm nay nhắc nhở ta cần biết nhìn lại phía sau để hiểu điều phía trước: Chúa đã làm việc trên cuộc đời ta, trên thế giới này, Ngài vẫn đang làm việc và Ngài sẽ vẫn tiếp tục làm việc như thế.

Chia sẻ: Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa thi ân, nhưng lại luôn ẩn mình. Vậy chúng ta phải làm gì để danh Thiên Chúa được rạng sáng và được mọi người biết đến?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giữ lòng con cho khỏi sự cứng cỏi và kém tin, xin cho con luôn biết nhìn thấy bàn tay Chúa hành động trong cuộc đời con, qua những con người, qua những biến cố hằng ngày, để con luôn vững tin vào Chúa. Amen.

Thứ Tư 14/02/07 Th. Syrilô và Th. Mêtôđiô

CHÚA CHỮA MỘT NGƯỜI MÙ

“Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn.” (Mc 8. 22-26)

Suy niệm: Khi làm phép lạ, thường Chúa chỉ phán một lời hay chỉ chạm đến bệnh nhân một lần, thì người ấy được khỏi. Tại sao lần này phải hai lần như thế, anh mù mới được trông thấy rõ ràng? Chúng ta nghĩ đến sự tiệm tiến của cái nhìn đức tin. Thế giới và con người thay đổi luôn luôn. Hôm nay chúng ta khác với hôm qua. Có lúc ta "hụt hẫng" khi đức tin bị thử thách, hoặc "chưng hửng" về cách xử sự của một linh mục chẳng hạn, hay "thất vọng" vì Giáo Hội không như ta tưởng. Ta đặt lại vấn đề. Đó chẳng khác nào anh mù mới nhìn thấy sự vật cách lờ mờ. Đến khi xem xét mọi sự dưới ánh sáng mầu nhiệm mạc khải: THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU, ta mới thấy mọi sự rõ hơn. Khi biết nhìn các "thời điềm" dưới ánh mắt đức tin (vd. vai trò của giáo dân được đề cao, sự bình đẳng nam nữ, sự hội nhập của Giáo Hội trong xã hội, quyền lợi của tín hữu được tôn trọng...), ta sẽ hiểu và chấp nhận mọi "trái khoáy". Đức tin không biến đổi, nhưng được đào sâu và kiên vững hơn. Đó cũng như thể anh mù được thấy rõ rệt mọi sự sau khi Chúa đặt tay lên mắt anh một lần nữa.

Chia sẻ: Mời bạn ngồi lại với nhau, mổ xẻ một vấn đề thời sự của Giáo Hội dưới ánh sáng đức tin, để nhận ra Thiên Chúa Tình Yêu vẫn đang hoạt động và dẫn dắt Giáo Hội.

Sống Lời Chúa: "Lời Chúa đến sáng thế, đất trời muôn trăng sao… Lời Chúa tạo thế giới, sáng soi khắp muôn dân, đưa dẫn văn minh sử xanh loài người" (lời một bài thánh ca)

Cầu nguyện: Bàn tay Chúa vẫn luôn làm việc trong mỗi biến cố. Xin cho chúng con biết để Chúa thực hiện nơi chúng con điều Chúa muốn, như anh mù trong Tin Mừng hôm nay. Amen.

Thứ Năm 15/02/07

ĐỐI VỚI BẠN ĐỨC GIÊSU LÀ AI?

“Người ta nói Thầy là ai?”- “Thầy là Đấng Kitô… Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục cùng kinh sư loại bỏ, giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại.” (Mc. 8,27-33)

Suy niệm: Anh em bảo Thầy là ai? Đối với chúng ta ngày hôm nay, câu hỏi ấy của Chúa xem ra không khó trả lời lắm. Nhưng nội dung của nó vẫn mãi còn thách đố, cho bạn và tôi. Thật vậy, để đưa ra một câu trả lời trọn vẹn, chúng ta phải trả giá, không phải bằng tiền bạc mà là bằng một cuộc sống đóng ấn những hy sinh, gian khổ – vì chính Thầy của chúng ta đã đi con đường “đau khổ nhiều, bị các kỳ mục cùng kinh sư loại bỏ, giết chết…” Lịch sử sứ mạng thừa sai của Hội thánh tại Việt Nam là một minh chứng hùng hồn: hàng trăm ngàn Kitô hữu phải chịu đau đớn và chết vì đức tin vào Chúa Kitô và vào Tin mừng của Ngài.

Mời Bạn: Nói chuyện đau thương và chết chóc giữa thời buổi toàn cầu hóa và kinh tế thị trường hôm nay có thể sẽ không hợp thời chăng? Phải chăng thời cấm cách đã qua rồi? Thế nhưng vẫn còn đó những rào cản mà khi giũ bỏ nó để sống cho Đức Kitô ta vẫn phải đau như “cắt ruột.” Đó là những đam mê bất chính, những tội lỗi trong ta và quanh ta nhiều khi trở thành một “cái mốt!”

Chia sẻ: Bạn có thực sự muốn đi theo Chúa trên con đường thập giá không? Hình ảnh Chúa Giêsu chịu đau khổ có nhắc bạn giũ bỏ những việc làm và tư tưởng đen tối để thực sự sống cho Tin Mừng của Ngài không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết luôn tâm niệm một điều là muốn sống cho Chúa và cho anh chị em mình, thì con phải chịu phải chấp nhận từ bỏ những nhỏ nhen, ích kỷ, cũng như phải mang vào thân những phiền toái do sức nặng của thập giá mà Chúa gởi đến cho con.





  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net