GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055696315
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 03.05.2024
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa 16-31/01/2007
25.02.2008

Một đan sĩ

Thứ Ba 16/01/07

PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
"Ngày sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát." (Mc 2,23-28)

Suy niệm: Luật thật cần, nhưng luật cũng dễ biến thành ngáo ộp. Ta không cần phải "bảo hoàng hơn vua" hay "rôma hơn cả giáo hoàng" để kèo nài rằng mấy chữ "con người" trong câu trích dẫn Thánh Kinh Việt ngữ trên có chỗ viết thường có chỗ viết hoa " để rồi kết luận rằng chỉ có Đức Giêsu làm chủ ngày sa-bát thôi, còn mọi người khác đều phải ở dưới ách lề luật như thường! Chính Đức Giêsu thì không phân biệt như thế! Điều Người quan tâm là những "con người viết thường", tầm thường nhất, nhỏ nhất, thấp cổ bé miệng nhất, bị khinh miệt nhất… Và Người khẳng định rằng họ cao trọng hơn mọi hệ thống luật (là cái được lập ra để phục vụ họ). Nhà thần học Peter C. Phan có lần bạo miệng khuyên một nhóm sinh viên Việt Nam rằng đừng nên chọn chuyên ngành Giáo Luật, Phụng Vụ…, mà nên học "mission" (sứ mạng) hơn! Đằng sau lời khuyên hơi bức xúc này hẳn có phản ảnh một thực tế nào đó đang diễn ra đó đây!

Mời Bạn: Trong sứ điệp Hòa Bình 01.01.2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẩn thiết kêu gọi các tín hữu "không ngừng đóng góp vào việc phát triển một nền nhân bản toàn diện đích thực," bởi vì "nhân vị là trái tim của hòa bình"!

Chia sẻ: Tại môi trường của bạn, phẩm giá của những người nào, tầng lớp nào xem ra ít được tôn trọng nhất?

Sống Lời Chúa: Tâm niệm: Tôi là hình ảnh của Thiên Chúa, mọi người khác đều cũng vậy!

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con người là con đường của Chúa. Xin cho Giáo Hội Chúa biết hiện thực hóa nhiều hơn định hướng đã được chọn lựa: con người là con đường của Giáo Hội! Amen.

Thứ Tư 17/01/07 Th. Antôn

NGÀY SA-BÁT, LÀM VIỆC LÀNH
Đức Giê-su bảo người bị bại tay: "Anh chỗi dậy, ra giữa đây." Rồi Người nói với họ: "Ngày Sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?" (Mc 3,1-6)

Suy niệm: Để đón nhận và sống sứ điệp Tin Mừng, cần biết nhìn và có một tấm lòng. Khi gọi người bị bại tay ra đứng giữa hội đường, Chúa Giê-su không có ý hạ giá anh, nhưng Ngài kêu gọi chúng ta hãy dám nhìn thẳng vào người anh em đau khổ, bị bỏ rơi, bị lãng quên và lắng nghe lời chất vấn của lương tâm: "Ngày Sa-bát được phép làm điều lành hay điều dữ?" Mệnh lệnh "làm lành lánh dữ" của lương tâm sở dĩ có tính tuyệt đối vô điều kiện bởi vì nó xuất phát từ chính Thiên Chúa. Người ta chỉ chu toàn bổn phận thánh thiêng thờ phượng Chúa khi và chỉ khi "làm điều lành". Mà "điều lành" không gì khác hơn là phục vụ, chia sẻ cách cụ thể với người anh em đau khổ đang ở giữa cộng đoàn đây.

Mời Bạn: Bạn đang làm những "điều lành" nào trong ngày Chúa Nhật, Ngày Của Chúa? Bạn có bận bịu công việc làm ăn đến nỗi không còn thì giờ cho Chúa, cho gia đình, con cái? Bạn mê đắm trong các sòng bài, cuộc nhậu?

Chia sẻ: Ngày Chúa Nhựt của bạn thường diễn ra như thế nào? Có thể sắp xếp cách khác để ngày ấy trở thành ngày của mến Chúa yêu người cách đặc biệt hơn không?

Sống Lời Chúa: Gác lại việc làm ăn thường ngày để đi thăm một người trong khu xóm đang cần sự quan tâm chia sẻ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban thêm cho con nhiệt tâm làm việc lành, biết yêu thương phục vụ những anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung quanh đời mình.

Thứ Năm 18/01/07 Bắt đầu tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU
Các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì ... kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa!" Nhưng Người cấm chúng không được tiết lộ Người là ai. (Mc 3,7-12)

Suy niệm: Thiên Chúa là tình yêu. Người muốn trao ban tình yêu ấy cho nhân loại để ai tin và đón nhận Người thì được cứu độ. Nhằm tỏ bày tình yêu, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách, nhưng phương thế cuối cùng và hoàn hảo là qua chính Con Một Người (x. Dt 1,1-2). Từ các việc Chúa Giêsu đã làm, người ta lũ lượt kéo đến với Người; việc tìm đến với Chúa chỉ là bước đầu cho một tiến trình đón nhận ơn cứu độ. Một cách tiệm tiến, Thiên Chúa dẫn đưa họ vào mầu nhiệm tình yêu trọn vẹn nơi cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu, để rồi cùng với Đức Giêsu họ sẽ dâng về cho Thiên Chúa một tình yêu tự do và trọn hiến. Quá trình mạc khải không nhằm cho con người một danh xưng hay một khái niệm, song là một tình yêu. Và tình yêu phải được đáp trả bằng tình yêu, chứ không thể chỉ bằng sự hiểu biết suông hay "tụng kinh" suông trên môi miệng.

Mời Bạn: Tình yêu cần được thể hiện qua việc làm. Một việc làm thiếu tình yêu là sự lừa dối; tình yêu thiếu việc làm thì tình yêu chết. Xã hội ngày càng dạt theo lối sống hưởng thụ, thực dụng, hời hợt thiếu chiều sâu, thành thử con người thường đánh giá và đối xử với nhau qua hình thức bề ngoài. Hậu quả là một xã hội suy thoái về đạo đức. "Anh em chớ uốn mình theo thế gian này!" (Rm 12,2)

Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái với tấm lòng thành, kết hợp cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu.

Cầu nguyện: Hát Kinh Hoà Bình: "Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa."

Thứ Sáu 19/01/07

Ở VỚI CHÚA ĐỂ ĐƯỢC SAI ĐI
Rồi Chúa Giê-su lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. (Mc 3,13-19)

Suy niệm: Có những người không đi theo Chúa Giê-su như các môn đệ nhưng vẫn có thể nhân danh Ngài mà trừ quỷ (x. Lc 9,49). Khả năng trừ quỷ không phải là "độc quyền" của các môn đệ và vì thế cũng không phải là "dấu vết riêng" để xác định căn tính của người môn đệ Đức Ki-tô. Nhân dịp chọn gọi và thiết lập Nhóm Mười Hai, Chúa cho chúng ta biết tiêu chuẩn xác định căn tính người môn đệ là: (1) được Chúa gọi đến; (2) đến để ở với Ngài; (3) ở với Ngài để được sai đi. Để làm môn đệ của Chúa Giê-su thì phải "ở với Ngài" cách trọn vẹn từ khi "được kêu gọi" đến lúc "được sai đi". Nếu không có mối quan hệ thân thiết với Chúa Giê-su thì chưa phải là người môn đệ đích thực của Ngài.

Mời Bạn: Người ta có thể làm điều tốt "cứu trợ nạn nhân bão lụt chẳng hạn " dưới nhiều động cơ và danh nghĩa khác nhau. Việc dấn thân phục vụ của bạn sẽ thiếu "chất ki-tô" nếu bạn chưa "ở với Chúa". Bạn được kêu làm môn đệ Đức Ki-tô, bạn chỉ là tông đồ thực thụ khi bạn trở thành thân thiết hơn với Ngài trước khi đem Ngài đến với người khác qua cuộc sống dấn thân phục vụ.

Sống Lời Chúa: Đầu mỗi ngày, bạn dành ít phút hồi tâm nhớ Chúa và cầu nguyện với Ngài, để nhờ đó mọi việc bạn sắp làm trong ngày sẽ được biến thành một việc tông đồ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã kêu gọi con làm môn đệ Chúa, để con tận hiến cho Chúa ngay ở giữa thế gian này. Xin Chúa ban ơn trợ giúp để con luôn ở với Chúa bằng đời sống cầu nguyện không ngừng.

Thứ Bảy 20/01/07 Th. Phabianô

NÓI VỀ CHÚA VỚI NGƯỜI THÂN
Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nghĩ rằng Người mất trí. (Mc 3,20-21)

Suy niệm: Đáng lý ra trong khi thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu được sự hỗ trợ trước tiên của những người trong gia tộc mình, thế nhưng ngược lại, Người gặp một lực cản từ phía họ. Trong khi đám đông tuôn đến với Chúa Giêsu và nhiều người tin vào quyền năng của Người biểu lộ qua những phép lạ và những lời giáo huấn có uy quyền thì những người thân nhân của Chúa Giêsu lại cho rằng Người đã mất trí và đi tìm bắt Người.

Mời Bạn: Tinh thần gia tộc là một nét văn hóa Việt Nam. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Truyền thống bao đời của chúng ta đề cao việc tôn trọng lễ nghĩa gia phong, sống yêu thương đùm bọc, giữ gìn danh thơm tiếng tốt cho nhau, tối kỵ chuyện xung đột trong nội bộ gia đình. Ngoài ra, là Kitô hữu, chúng ta có bổn phận sống và truyền đạt đức tin để những người trong gia tộc biết Chúa và tin theo Ngài. Việc cổ vũ người nhà dấn thân tông đồ hay theo đuổi ơn gọi tu trì cũng cần được quan tâm.

Chia sẻ: Tinh thần gia tộc, với những thực hành truyền thống đặc trưng của nó, có còn tồn tại trong gia đình của bạn không? Bạn tham dự thế nào? Bạn đã làm sứ mạng Kitô hữu của mình trong gia đình, gia tộc như thế nào?

Sống Lời Chúa: Hưởng ứng Thư Mục Vụ năm nay của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thúc đẩy gia đình sống đạo cách thiết thực hơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã từng bị chính những người thân mình hiểu lầm và chống đối. Xin giúp con làm nhịp cầu nối kết Chúa với những người thân trong gia đình con.

Chúa Nhật III TN 21/01/07

CÒN CHỜ ĐỢI AI ĐÂY?
"Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn." (Lc 1,1-4; 4,14-21)

Suy niệm: Lời Chúa hôm nay xua tan những nghi ngờ còn ẩn khuất trong tâm trí người Do thái: ai sẽ cứu chúng ta? Lời ấy tiếp tục được chứng nghiệm trong sứ vụ rao giảng và chữa trị của Đức Giêsu. Người đã toàn tâm toàn trí rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, đến với người nghèo, người tội lỗi, người bị bỏ rơi. Người đã lên án những bất công trong tôn giáo và xã hội. Nhưng cuối cùng dường như Đức Giêsu thất bại vì sự cứng cỏi của người đương thời.

Mời Bạn: Các sách Tin Mừng khắc họa một Đức Giêsu là Đấng chữa trị và giải phóng, Đấng ưu tiên chọn lựa người nghèo, người bất hạnh, và trở thành một giữa họ. Đức Giêsu mãi mãi là nguồn hy vọng không những hiện diện qua Giáo Hội Nhiệm Thể của Người mà còn hiện diện trong các tôn giáo, trong các nền văn hóa nữa. Giữa tất cả những gãy đổ của con người và thế giới hôm nay, Người vẫn không ngừng khích lệ chúng ta "Đừng sợ, Ta đây!" Trong sứ mạng chữa trị và giải phóng, Người là khởi điểm và cũng là điểm tới của nền văn minh tình thương mà chúng ta được mời gọi dấn thân phụng sự.

Chia sẻ: Phần bạn, bạn cảm nghiệm được gì nơi Đấng "loan Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" sau hơn 2000 năm? Bạn còn chờ ai nữa sẽ đến cứu thế giới và con người đang bị đe dọa sự sống còn từng ngày vì hận thù, chiến tranh, khủng bố, bệnh tật?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con ngay từ lúc này biết bắt tay vào "thắp lên một ngọn nến", chứ không "ngồi nguyền rủa bóng đêm" " biết làm một cái gì đó cho người nghèo bớt nghèo và người khổ bớt khổ hơn. Amen.

Thứ Hai 22/01/07 Th. Vinh Sơn

CẢM NHẬN THIÊN CHÚA
Các kinh sư từ Giêrusalem xuống, nói về Chúa Giêsu rằng Người bị quỉ vương Bêendêbun ám và Người dựa vào thế quỉ vương mà trừ quỉ. (Mc 3,22-30)

Suy niệm: Học giả Léopold Cadière (Lê-ô-pôn Ka-đi-e) đã nhận xét: "Phải thừa nhận rằng người Việt, nói cho đúng, sống trong thế giới siêu nhiên… cho dù ở giai cấp nào, … [họ] đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên." Tuy nhiên, từ chỗ cảm nhận sự hiện diện của thần thánh tới chỗ tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi còn là một bước dài mà không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được. Những người kinh sư Do Thái, tức là những người trí thức bấy giờ, mặc dù đã chứng kiến phép lạ của Chúa Giêsu, nhưng thay vì nhìn nhận uy quyền và tin vào Chúa Giêsu thì họ lại xuyên tạc, cho rằng: Chúa Giêsu đã bị quỉ ám và dùng quyền lực của tướng quỉ để trừ quỉ. Họ trở thành những người chống lại Chúa Thánh Thần.

Mời Bạn: Một ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế là xã hội bị tục hóa, cảm thức thần thiêng và tâm tình tín ngưỡng sút giảm. Người tín hữu cần tỉnh thức để mình khỏi bị lung lạc bởi xu hướng quá đề cao hưởng thụ vật chất. Cần biết trân trọng giữ gìn ơn đức tin để luôn gắn bó với Thiên Chúa.

Chia sẻ: Đã có lần nào tôi trao đổi với một người lương dân về Thiên Chúa chưa? Đâu là những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho một cuộc trao đổi như vậy?

Sống Lời Chúa: Tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi được ơn nhận biết và tin vào Chúa Giêsu. Tôi sẽ tích cực chăm lo vun xới đức tin của mình.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Tin " Cậy " Mến.

Thứ Ba 23/01/2007

TỜ KHAI NHÂN KHẨU
"Ai là Mẹ Ta và là anh em Ta. Những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là Mẹ Ta và là anh em Ta." (Lc 19,41-49)

Suy niệm:Thoạt nghe câu nói của Chúa Giêsu với đám đông về Mẹ Maria, chúng ta dễ nghĩ rằng: sao mà bất kính với Đức Mẹ quá vậy. Dầu gì Mẹ cũng đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu mà. Nhưng thực ra không ai rõ Mẹ bằng chính Chúa. Với tình mẫu tử và đặc biệt với quyền năng và tình yêu Thiên Chúa nơi Người, Chúa Giêsu biết rõ Mẹ là người đã lắng nghe và thực hành Lời Chúa hơn ai hết. Như vậy câu nói này là một lời khẳng định gấp hai lần vai trò làm Mẹ của Đức Maria.

Mời Bạn: Hôm nay chúng ta cũng có thể trở thành người nhà của Đức Giêsu, với chỉ một điều kiện: đó là, thi hành ý muốn của Thiên Chúa!

Chia sẻ: Hãy tưởng tượng bạn đang cầm trên tay một tờ khai nhân khẩu, trong đó danh sách những người trong hộ bao gồm tên "Giêsu", tên của nhiều người khác, và có cả tên của bạn nữa. Bạn cảm xúc thế nào? Bạn có cách nào để thực sự cảm nếm niềm vui ấy không?

Sống Lời Chúa: Luôn luôn tự hỏi "Chúa muốn con làm gì?" để khép mình khít khao hơn vào thánh ý Chúa, và để trở thành thực sự là anh chị em của Đức Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa trong bí tích rửa tội chúng con trở thành con cái Chúa, thuộc về gia đình của Chúa, Nhưng để trở thành con cái Chúa thực sự chúng con biết đó là cả một quá trình. Xin Chúa gia tăng giúp sức cho chúng con mỗi ngày để chúng con trung thành với việc đem lời Chúa ra thực hành hầu chúng con trở thành con cái Chúa mỗi ngày một hơn.

Thứ Tư 24/01/2007 Th. Phanxicô đờ Xan

NGHE NHÃŒN
"Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì nói gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu" (Mc 4,1-20)

Suy niệm: Thính thị (nghe nhìn) là một phương tiện "cửa ngõ" để thế giới bên ngòai có thể đi vào trong tâm trí con người. Nhưng nghe gì, nhìn gì, thì tùy thuộc vào thái độ chủ động hay thụ động của mỗi người. Sự chọn lọc để lưu giữ hình ảnh hoặc âm thanh nào sẽ quyết định trách nhiệm luân lý của cá nhân. Vậy ta thường thích nhìn và nghe gì? Câu trả lời sẽ là: "Kho tàng ngươi ở đâu, lòng trí của ngươi ở đó". Phần chúng ta đã được ban cho mầu nhiệm Nước Thiên Chúa (ơn đức tin). Đó là một hồng ân nhưng không, một kho tàng vô giá, còn những "kẻ ở ngoài" thì không được như vậy. Tuy nhiên, chúng ta là ai, để được như vậy? Còn những "kẻ ở ngoài" kia là ai? Sự khác biệt căn bản giữa ta và họ là gì?

Mời Bạn: Bạn được kêu mời để trở nên "kẻ ở trong", để đón nhận kho tàng Nước Trời; nhưng tâm trí bạn đang ở đâu? Kho tàng của bạn là gì? Hay bạn đang là "kẻ ở ngoài", "kẻ ngoại đạo" ngay trong chính gia đình và giáo xứ?

Chia sẻ: Tâm trạng của bạn khi đứng bên lề, đứng ở ngoài, bạn nghe gì và nhìn gì?

Sống Lời Chúa: Hãy tích cực và trung thành mỗi ngày đọc, suy niệm và áp dụng Lời Chúa như một tiêu chuẩn cho thái độ nghe nhìn của bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong mọi lúc, để con biết qui hướng khả năng nghe nhìn của con vào kho tàng "mối mọt rỉ sét không phá hủy" được, nhờ đó con không bao giờ trở nên "kẻ ở ngoài" trước mầu nhiệm Nước Trời Chúa ban.

Thứ Năm 25/01/07 Th. Phaolô trở lại

CẦN ƠN CỨU ĐỘ
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ." (Mc 16,15-18)

Suy niệm: Sự sống của Giáo Hội nằm ở sứ mạng loan báo Tin Mừng. Ngày nay thách đố đối với sứ mạng này không chỉ ở chỗ bị một số thế lực cản trở, hay thiếu những thừa sai nhiệt thành, mà đáng kể trước hết là thách đố do sự kiện rằng người ta không mấy cảm thấy cần được cứu độ. Ơn cứu độ mà Đức Giêsu đem đến cho nhân loại dường như ngày càng trở nên như cái gì "thừa", như một "vật thể lạ" không ăn nhập gì với cuộc sống duy vật vô thần thực tiễn đang tràn lan. Ngay cả những xứ sở một thời được mệnh danh là xứ sở của "nền văn hóa Kitô giáo" nay cũng đang bật rễ. Chúng ta phải làm gì để sứ mạng Kitô giáo trở thành một món "hợp khẩu vị" với con người hôm nay?

Mời Bạn: Trước hết, hãy "rà soát" lại cảm thức về nhu cầu cần được cứu độ nơi chính mình. Dù bạn là ai, đang làm gì, bạn có thể thốt lên với 100% lòng chân thành rằng "Tôi bị kẹt, tôi lún lầy, và tôi cần được cứu" không? Nhiều khi người khác không bắt được "tần số" của nhu cầu cần được cứu độ chỉ vì không có "đài" nào ở xung quanh phát "sóng" đó, hoặc giả có mà "sóng" quá yếu !

Chia sẻ: Kinh nghiệm một lần thấy cần Chúa, đó là khoảnh khắc mà bạn phải luôn ghi nhớ để củng cố niềm tin vào ơn cứu độ mà Đức Giêsu mang lại.

Sống Lời Chúa: Loan báo Tin Mừng trước hết bằng việc loan báo - qua đời sống mình - nhu cầu cần được Chúa thương cứu độ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trần gian để đem ơn cứu độ cho con người. Xin cho con nhận ra con cần được cứu. Amen.

Thứ Sáu 26/01/07 Th. Timôthê và Titô

THIẾU VIỆC HAY THIẾU THỢ?
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về." (Lc 10,1-9)

Suy niệm: Đức Giêsu dùng hình ảnh một đồng lúa chín để cho cho thấy tính khẩn trương của sứ mạng. Khi ngày mùa đến thì bao nhiêu nhân công cũng hầu như không đủ " vì lúa chín rộ, phải cấp tốc thu hoạch, kẻo mưa dập gió vùi làm lúa rụng, nứt mộng và thất thu, sẽ toi công cả mấy tháng trời trồng cấy và chăm bón. Cánh đồng của sứ mạng cũng thế, thật bát ngát mênh mông, và bao nhiêu thợ gặt cũng không vừa! Người môn đệ Chúa phải luôn đặt mình trong tình trạng khẩn cấp công cuộc xây dựng Nước Trời vốn đã được khai mạc rồi cách đây hai ngàn năm. Sứ mạng, đó không phải chỉ là chuyện của Nhóm 12 hay nhóm 72 của ngày ấy " cũng không phải chỉ là chuyện của các cha, các thầy, các xơ hôm nay. Sứ mạng là chuyện của toàn Giáo Hội, nghĩa là của mọi Kitô hữu "như Công Đồng Vatican II đã mạnh mẽ xác quyết (x. Ad Gentes số 2).

Mời Bạn: Thử hình dung, nếu hơn một tỉ Kitô hữu của chúng ta hôm nay đều là những người thợ gặt lành nghề, thì Nước Trời đã hiện lộ nhiều hơn biết mấy. Thế giới chắc hẳn có nhiều yêu thương hơn, nhiều bình an hơn và nhiều niềm vui hơn. Như vậy, ở đây câu nói "quí hồ tinh bất quí hồ đa" lại được kiểm chứng!

Chia sẻ: Bạn nghĩ gì và bạn sẽ làm gì?

Sống Lời Chúa: Dù tôi làm nghề gì trong xã hội, tôi cũng ý thức mình trước hết là thợ gặt của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin Thánh Thần của Cha thổi bùng lên nhiệt tình sứ mạng trong toàn Giáo Hội của Chúa Kitô, Con Cha "để Danh Cha được tỏa sáng và Nước Cha hiển trị nhiều hơn giữa thế giới còn nhiều thương tích này. Amen.

Thứ Bảy 27/01/07 Th. Angiêla Mêrisi

CÓ CHÚA Ở CÙNG
"Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Người thức dậy truyền cho gió và biển: "Im đi" gió liền tắt và biển lặng như tờ. (Mc 4,35-41)

Suy niệm: Chúa Giêsu luôn ở với ta, trong Thánh Thần của Người, trong Lời của Người, và nhất là trong Thánh Thể. Chính Người muốn hiện diện với ta như vậy, mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28, 20). Nhưng rất thường, ta hay lãng quên Người, nhất là những khi gặp khó khăn thử thách. Thật sự Người luôn đồng hành và nâng đỡ đời người môn đệ từng giây phút, như Tagore diễn tả trong bài thơ Dấu chân trên cát. Chúa nói: "Nếu trên nền cát trắng con chỉ thấy một dấu chân thôi, thì đó là dấu chân của Ta đó, vì chính lúc ấy Ta đang bồng bế con trên vai..." Các môn đệ đã khiếp sợ sóng gió, dù đang ở bên cạnh Thầy. Và Thầy đã nhắc họ "Đừng sợ!"

Mời Bạn: Giữ cái tâm thế của người môn đệ Thầy Giêsu, đó là không bao giờ sợ hãi đến nao núng trước bất cứ thử thách hay nghịch cảnh nào của cuộc đời. Vì ta vẫn luôn có Thầy đó, ngay cả dù Thầy có vẻ như đang ngủ và không quan tâm! Thật ra, Thầy vẫn quan tâm từng giây phút, và chỉ có sự sợ hãi nơi ta mới làm cho tình hình trở nên đáng sợ!

Chia sẻ: Bạn có tin rằng thế giới và bản thân ta sẽ được bình an nếu như ta nhận ra sự hiện diện của Chúa?

Sống Lời Chúa: Trong mọi hoàn cảnh gay go của cuộc đời, luôn vững tin vào Chúa, Đấng không ngừng nhắc ta "Đừng sợ!"

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi con cảm thấy vắng Chúa là lúc đời con trở nên vô nghĩa. Xin cho con ý thức rằng Chúa luôn hiện diện với con " dẫu một cách vô hình " và luôn đưa tay nâng đỡ con mỗi lúc con cần đến Ngài. Amen.

CHÚA NHẬT IV TN 28/01/07

SỐ PHẬN CỦA NGÔN SỨ
"Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành." (Lc 4,21-30)

Suy niệm: Số phận chung của các ngôn sứ là bị chống đối, bị loại trừ. Làm ơn mắc oán! Chính những người mà các ngài muốn giúp uốn nắn, cải hóa lại thường là những kẻ ra tay "giải quyết" các ngài. Không hẳn vì người ta phán đoán sai lầm và không nhận ra giá trị chân thực của lời các ngôn sứ, mà sâu xa hơn, về mặt tâm lý, đây là diễn biến của căn bệnh "đề kháng thay đổi". Người ta ngại thay đổi nên tìm cách làm câm tiếng nói thúc giục họ đổi thay. Một cách thế dễ dãi để yên ổn lương tâm và, dĩ nhiên, lương tâm họ chẳng thể nào yên ổn! Đó là số phận của các ngôn sứ xưa, của Gioan Tẩy Giả, và của chính Đức Giêsu. Hôm nay người ta nhỡ hụt Người ở Nadarét, nhưng mai mốt đây họ sẽ không hụt Người ở Giêrusalem, trên đồi Gôngôtha.

Mời Bạn: Tìm về với lương tri ngay thẳng, phán đoán công bằng, và nhất là lòng dũng cảm đón nhận sự thật, sẵn sàng thay đổi - để chính mình được giải phóng và để khỏi gây thêm oan khiên cho bao "số phận ngôn sứ" Chúa gửi đến cho mình.

Chia sẻ: Theo bạn, nói "tôi sai, anh đúng" dễ hay khó? Và thực sự bước ra khỏi cái sai của mình để dấn thân theo cái đúng của người kia thì dễ hơn hay khó hơn?

Sống Lời Chúa: Tập điềm tĩnh lắng nghe những ý kiến đóng góp (từ bất cứ ai) dễ làm mình bực bội khó chịu, và tập DÁM HÀNH ĐỘNG cũng trong chính tinh thần điềm tĩnh và khách quan này.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con dám "uống thuốc đắng" để được "đã tật", và biết chân thành tri ân bất cứ "y sĩ" nào ân cần trao "thuốc đắng" để giúp chữa lành con. Amen.

Thứ Hai 29/01/07

CHỨNG TÁ CHO NGƯỜI THÂN
"Hãy thuật lại cho người thân những gì Thiên Chúa đã làm cho anh." (Mc 5,1-20)

Suy niệm: Một phép lạ vĩ đại. Một "quái vật" trần truồng, hung tợn, không ai và không gì chế ngự được, bỗng trở nên ngoan ngùy trước mặt Chúa, quỳ gối tuyên xưng "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa tối cao". Mọi người ngạc nhiên quá đỗi ! Càng ngạc nhiên hơn, khi anh ta sau khi được khỏi quỷ ám, tha thiết xin đi theo Chúa, nhưng Chúa lại bảo: "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương xót anh như thế nào". Ngạc nhiên bởi thường thì Chúa truyền ra đi rao giảng Tin Mừng, đàng này Chúa lại muốn khác. Thì ra ở đây, Chúa cho biết muốn truyền giáo cho tha nhân, thì đừng quên làm việc ấy tiên vàn cho thân nhân của mình, và rao giảng bằng chứng tá cá nhân mình. Thật thế, mọi chứng tá phải xuất phát từ chính xác tín cá nhân về lòng thương Chúa đối với mình; và sống chứng tá đó trước tiên với người "ở gần", với người thân cận của mình, trước khi đến với người "ở xa", với muôn dân. Nếu không, chứng tá đó không có sức thuyết phục.

Chia sẻ: Nhiều người có thể "thoái thác" việc làm chứng cho người ở xa, nhưng không ai có thể trốn tránh được nghĩa vụ làm chứng cho người ở gần. Tại sao?

Sống Lời Chúa: Sống sắc nét niềm tin ngay chính trong đời sống hằng ngày ở gia đình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, như người bị quỷ ám trong Tin Mừng hôm nay, con cũng ước ao đi nói cho người khác biết về tình thương Chúa đã dành cho con người và cho riêng con. Xin cho con vượt lên những ngại ngùng để mạnh dạn làm chứng cho Chúa. Xin cho chứng tá đó được tô điểm bằng chính đời sống Kitô hữu tốt lành và xác tín của con. Amen.

Thứ Ba 30/01/07

NIỀM TIN HÔM NAY
"Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con." (Mc 5,21-43)

Suy niệm: Kinh nghiệm sống đông tây kim cổ dạy ta về sức mạnh kỳ diệu của ý chí, tức năng lực của lòng muốn, lòng tự tin: "where there"s a will there"s a way" (hễ muốn ắt sẽ có cách); "vouloir, c"est pouvoir" (muốn là được); "có chí thì nên"; "mài sắt, nên kim"; "đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Thật là những bài học đáng trân trọng. Tuy nhiên, chung qui đó chỉ mới là kinh nghiệm về kiên trì và tự tín: lòng tin nơi chính mình!

Nhiều nhân vật Thánh Kinh và rất nhiều thánh nhân trong lịch sử Giáo Hội cho ta một "chiếc đũa thần" có quyền lực còn kỳ diệu hơn: lòng tin mãnh liệt đặt vào Thiên Chúa, hiện thân nơi Đức Giêsu, nhờ sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Câu chuyện người đàn bà bị băng huyết 12 năm hôm nay là một minh họa hùng hồn như vậy.

Mời Bạn: Ghi nhận rằng thật bất ngờ, Chúa lại không muốn nhận Ngài là tác nhân của phép lạ. Ngài qui gán công phu ấy cho ta kìa! Rất thường xuyên trong Tin Mừng, sau khi chữa lành bệnh nhân, Đức Giêsu nói: "Lòng tin của bạn đã cứu bạn." Người không nói: "Tôi đã cứu bạn"! Có vẻ như Chúa cũng tích cực ủng hộ lòng tự tín nói trên kia của con người chúng ta!

Chia sẻ: Đâu là những thách đố của đời sống hiện đại đối với lòng tin vào quyền năng và tình yêu của Chúa?

Sống Lời Chúa: Không ngừng vun xới niềm tin bằng cách tập nhìn thấy Chúa ngày càng rõ hơn đàng sau những thực tại của cuộc sống hằng ngày.

Cầu nguyện: "Lạy Chúa, con tin Chúa. Nếu không có Chúa thì điều đó Chúa phải chịu trách nhiệm, chứ không phải con. Con vẫn cứ tin Chúa, bởi Chúa là Tình Yêu." (Triết gia Jean Guitton)

Thứ Tư 31/01/07 Th. Gioan Bốtcô

HÃY ĐÓN NHẬN CHÚA
Đức Giê-su đã không thể làm phép lạ nào tại Na-da-rét; Người lấy làm lạ vì họ không tin. (Mc 6,1-6)

Suy niệm: Đức Giê-su không thể làm phép lạ tại Na-da-rét vì những người đồng hương không tin. Thái độ từ khước này là kết quả của cả một diễn biến phức tạp. Đầu tiên, người ta đã hết sức "thán phục" về "những lời hay ý đẹp" và những phép lạ Người làm (x. Lc 4,22; Mt 14,54). Nhưng sự thán phục sớm biến thành ghen tỵ và hồ nghi. Có người "độc miệng" phao tin lên rằng Người bị mất trí và quỉ ám (x. Mc 3,21; Ga 7,20; 8,48). Thậm chí họ còn tức giận đến độ đòi "xô Người xuống vực" để giết đi (Lc 4,29). Thái độ chối bỏ này của những người đồng hương báo trước sự chối bỏ dứt khoát của giới lãnh đạo và dân chúng Do Thái sau này. "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà không chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận… thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa" (Ga 1,11-12).

Mời Bạn: Chúa nhập thể để trở nên "người nhà" với ta, để ta dễ dàng sống thân mật với Ngài. Sống đức tin không phải là chỉ chấp nhận một số tín điều trừu tượng mà trước hết là sống tương giao với Chúa như với một người nhà. Chúa nhập thể không còn thuần siêu việt nữa, nhưng Người rất nội tại. Ta có thể khóc cười, chia ngọt sẻ bùi với Người, một cách sống động và hiện thực sát mặt đất!

Chia sẻ: Theo bạn, những gì nơi ta thường cản trở ta sống thân mật với Chúa? Sống thân mật với Chúa có luôn luôn dẫn tới thái độ xem thường Ngài không?

Sống Lời Chúa: Tập lấp đầy ngày sống bằng những lời thủ thỉ với Chúa trong lòng, một cách chân tình, cởi mở, tự nhiên để vun xới mối tương giao thân mật với Chúa.

Cầu nguyện: [Một lời nguyện tự phát]





  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net