GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 33
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 033
 Lượt tr.cập 055697992
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 03.05.2024
Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa 16-30/11/2006
25.02.2008

Một đan sĩ

Thứ Năm 16/11/06 Th. Magarita

BIẾT CHIÊM NGƯỠNG MẦU NHIỆM
‘Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được.” (Lc 17,20-25)

Suy niệm: Từ thời Chúa Giê-su cho đến tận hôm nay, mối quan tâm hàng đầu của người Do Thái vẫn là “Ở đâu và bao giờ thì Triều Đại Thiên Chúa sẽ đến?” Có lẽ chúng ta ít khi đặt một câu hỏi như vậy. Nhưng, ít nhiều chúng ta cũng đã rơi vào cám dỗ này như họ: đặt những mầu nhiệm của Thiên Chúa trước ống kính “như một điều có thể quan sát được”. Chúa Giê-su đã cho biết không ai có thể chỉ ra Triều Đại Thiên Chúa ở đây hay ở kia, bởi vì Triều Đại ấy đang ở giữa họ. Triều Đại Thiên Chúa là một mầu nhiệm, và mầu nhiệm đó thấm nhuần, hàm chứa trong muôn mặt của cuộc sống đời thường. Chúng ta không thể biết Thiên Chúa và những mầu nhiệm của Ngài bằng cách quan sát, mổ xẻ như đối với một sự vật, một đối tượng. Thái độ thích hợp nhất để đạt tới Ngài là khiêm tốn chiêm ngưỡng và cảm nghiệm.

Mời Bạn: Đúng là nguời đời vẫn nói: biết nhiều thì tránh được những bất ngờ không đáng có; nhưng nhớ rằng ai tự cho mình biết hết mọi sự thì đã phạm phải sai lầm lớn. Tại sao? Bởi vì nếu bạn nhìn sự vật – mà bạn nghĩ mình đã biết – trong một bối cảnh khác, bạn sẽ luôn luôn thấy nó thật mới mẻ và bất ngờ đối với bạn. Điều này càng đúng đối với Thiên Chúa và Triều Đại của Ngài.

Chia sẻ: Tại sao Chúa nói mầu nhiệm Nước Trời được tỏ ra trước hết cho những kẻ bé mọn và đơn sơ như con trẻ?

Sống Lời Chúa: Ý thức tính cách linh thánh của mọi tạo vật bởi vì chúng đang chứa đựng những mầu nhiệm của Chúa.

Cầu nguyện: Xin ban cho con một tâm hồn bé mọn trong tương quan với Chúa và với anh chị em của con, để con cảm nghiệm được Triều Đại của Chúa đã bắt đầu ngay ở đây và từ bây giờ.

Thứ Sáu 17/11/06 Th. Elisabét Hungari

NHỚ CHUYỆN VỢ ÔNG LÓT!
“Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay lại. Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót.” (Lc 17,26-37)

Suy niệm: Việc phòng chống cơn bão Xangsane đầu tháng 10 vừa qua được coi là thành công trong việc hạn chế xuống mức thấp nhất sự thiệt hại về nhân mạng, nhờ dự báo chính xác, và nhất là nhờ quyết tâm rất cao của Nhà Nước di tản khẩn cấp hơn 200.000 dân ra khỏi vùng nguy hiểm. “Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót” (x. St 19,1-26). Dù được cảnh báo và được hối thúc hết sức khẩn thiết, bà Lót đã dùng dằng mãi mới có thể cất bước ‘sơ tán’ khỏi thành phố Xô-đôm sắp bị tiêu huỷ. Thế nhưng lòng vẫn tiếc cơ đồ sản nghiệp phải bỏ lại, bà Lót không tuân theo lời của thiên sứ, đã “quay đầu lại” nhìn Xô-đôm và bị hoá thành tượng muối chôn chân nơi hoang địa. Hình ảnh bà Lót là một lời cảnh báo hiện đại cho chúng ta. Lòng ham mê lạc thú, của cải vật chất có thể khiến chúng ta bị “hoá đá”, chôn chân nơi “những sự đời này” và không còn nhạy bén với lời mời gọi của đời sống thiêng liêng nữa.

Mời Bạn: Để chẩn đoán xem bạn đang bị “hoá đá” tới đâu, bạn có thể dựa theo những gợi ý sau đây để xét mình: - tôi có nấn ná tham công tiếc việc khiến tôi bỏ bê việc thiêng liêng (cầu nguyện, thánh lễ,…) hoặc làm một cách chiếu lệ, thiếu sót không? - tôi có vì vui bè bạn, mê chầu nhậu… mà bỏ bê việc chăm sóc con cái, kinh nguyện gia đình không?

Sống Lời Chúa: Lập chương trình sống cho gia đình/cộng đoàn của bạn sao cho những công việc hằng ngày được sắp xếp hài hoà với việc thờ phượng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con dù sống giữa cảnh thế sự thăng trầm, vẫn một lòng thiết tha với cõi phúc chân thật. Amen. (Lời nguyện CN 21 TN)

Thứ Bảy 18/11/06 Cung hiến Thánh đường thánh Phêrô và Phaolô

KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
“Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn?” (Lc 18,1-8)

Suy niệm: Có lẽ Chúa Giê-su biết con người “ngại làm phiền Chúa” nên “lười” cầu nguyện chăng? Chẳng vậy mà Ngài không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc này. Lúc thì Ngài quả quyết “Hãy xin thì sẽ được”, lúc thì chính Ngài cầu nguyện làm gương cho chúng ta. Hôm nay, Chúa “đánh” vào óc lý luận của chúng ta bằng câu chuyện một bà goá ‘lì đòn’. Chỉ với vũ khí của kẻ bé mọn là “lòng kiên nhẫn”, bà goá này đã lay chuyển được ông quan toà bất chính “coi trời bằng vung”. Vậy “chẳng lẽ…” Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, lại không lắng nghe những ai cầu nguyện với lòng tín thác nơi Ngài? Vâng, kiên trì cầu nguyện có thể làm thay đổi được cả ý định của Thiên Chúa đấy bạn ạ!

Mời Bạn: Bạn có biết các thánh nói gì về cầu nguyện không? Cầu nguyện! Cầu nguyện! Vâng, cầu nguyện như hơi thở, cầu nguyện là ánh mắt đơn sơ hướng nhìn lên Chúa, là tiếng kêu của lòng biết ơn và của con tim giữa cơn thử thách cũng như giữa niềm hân hoan. Sau cùng, cầu nguyện là cái gì lớn lao, siêu vời làm triển nở tâm hồn và kết hợp ta với Chúa Giê-su. (Th. Têrêxa Hài Đồng Giêsu). Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện, như chúng ta cần hít thở, hãy cảm thấy nhu cầu cầu nguyện trong ngày và hãy cố gắng cầu nguyện. Tôi coi công việc của tôi như một lời cầu nguyện.” Bạn sống và thực hành như vậy nhé!

Chia sẻ: Có lúc bạn thấy chán hoặc khô khan trong khi cầu nguyện? Bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.

Sống Lời Chúa: Đừng bao giờ quên dành ít phút thật riêng để tâm sự với Chúa!

Chúa Nhật XXXIII TN 19/11/06 Kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam

CỦA LỄ TÌNH YÊU
“Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” (Mt 10,16-23)

Suy niệm: “Ham sống sợ chết”ù là bản chất tự nhiên của con người. Cuốn “nhật ký có lửa” của cô bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm lại chứng tỏ rằng người ta có thể vượt ra khỏi cái giới hạn cố hữu đó nhờ khả năng vô hạn của tình yêu. Lật lại từng trang sử của các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cũng sẽ nhận ra ngọn lửa vạn năng ấy được tiếp sức thêm nhờ tình yêu của Chúa Ki-tô. Các Ngài đã can đảm và bình tĩnh đến mức diệu kỳ trước gươm giáo, đòn roi, gông cùm… Sức mạnh nào? Động lực nào? Phải chăng là nhờ tình yêu và đức tin mạnh mẽ vào Đức Ki-tô mà “các ngài đã kiên tâm chịu gian lao đau khổ, quyết một lòng theo Đức Ki-tô trên con đường thập giá, và hy sinh đến giọt máu cuối cùng” (Kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam)?

Mời Bạn: Dòng máu của các thánh tử đạo đổ ra trên quê hương hơn ba thế kỷ nay đã trở thành hạt giống “trổ sinh mùa lúa dồi dào” là Hội Thánh Việt Nam hôm nay. Liệu dòng máu đó có còn tiếp tục chảy trong tâm hồn và khơi dậy trong chúng ta một quyết tâm sống đời chứng tá không? Nơi công sở, trường học, khi kinh doanh, buôn bán… bạn có dám mạnh dạn tuyên xưng đức tin bằng cách trung thành sống đạo?

Sống Lời Chúa: Quyết tâm: - sống công bằng, trung thực dù người đời vì ham lợi mà sống bất công; - sống khiết tịnh dù người đời chạy theo lạc thú thác loạn; - sống bác ái dù người đời ích kỷ.

Cầu nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của các thánh tử đạo Việt nam, xin Chúa ban cho chúng con TÌNH YÊU và ĐỨC TIN mạnh mẽ, để chúng con luôn dám sống tinh thần tử đạo hằng ngày. Amen.

Thứ Hai 20/11/06

SÁNG VIỆC MÌNH
“Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được.” (Lc 18,35-43)

Suy niệm: Một nhà trí thức đãng trí cỡi lừa đi thăm bạn, vừa đi vừa đọc sách. Ông buông lỏng dây cương nên con lừa chở ông đi một đoạn xong quay lại nhà mình mà chủ nó cứ tưởng là đến nhà người bạn. Quan sát kỹ lưỡng ngôi nhà xong ông nói: “Bạn của ta cẩu thả quá, nhà hư gần sập tới nơi mà không sửa sang gì cả.” Nghe vậy, vợ ông trong nhà nói ra: “Ông nói đúng đó. Nhưng đây là nhà của ông.” Chúng ta nhiều khi như ‘nhà trí thức’ này, không nhìn ra sai lầm hay những việc cần làm của mình, đúng như câu ngạn ngữ: “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.” Thái độ của anh mù thật đáng cho ta học hỏi: Anh biết mình không thấy và anh xin Chúa ban cho điều anh đang thiếu: “Lạy Thầy, xin cho tôi thấy được.”

Mời Bạn: Báo chí đang nói nhiều về ‘bệnh thành tích’ đang làm ô nhiễm môi trường đạo đức của xã hội chúng ta. Nó che đậy thực tế bằng những từ hoa mỹ “đạt và vượt chỉ tiêu,” “hoàn thành xuất sắc kế hoạch,” “tỉ lệ đậu trên 90%,” khiến chúng ta mù lòa không thấy rõ hư thực để biết đường phải đi hay lối phải tránh.

Chia sẻ: Thói quen báo cáo “láo,” “đánh bóng thực tế,” phỉnh nịnh cấp trên có phổ biến trong cộng đoàn chúng ta không? Nếu có, cần làm gì để chấn chỉnh?

Sống Lời Chúa: Tôi quí trọng đức khiêm tốn nhờ đó tôi chấp nhận con người thật của tôi với những lỗi lầm và khuyết điểm, đồng thời biết cố gắng vươn lên dưới tác động của ơn Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin cho con sáng con mắt thiêng liêng để con nhận ra kỳ công của Chúa và con người thật của mình để luôn trông cậy và tin tưởng nơi Chúa.

Thứ Ba 21/11/06 Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

TÌNH MẪU TỬ THIÊNG LIÊNG
“Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi và là mẹ tôi.” (Mt 12,46-50)

Suy niệm: “Dâng mình,” hai tiếng ấy nhắc ta hình dung đến động tác chuyển giao; và điều gì đã chuyển giao rồi thì không rút lại được mà người chuyển giao cũng chẳng còn quyền gì nữa. Đức Ma-ri-a dâng chính mình cho Chúa, Ngài không mất mà còn “được”: được làm mẹ, làm anh chị em với Chúa. Tình mẫu tử, huynh đệ không chỉ tồn tại trong quan hệ huyết tộc, nhưng còn chuyển sang bình diện thiêng liêng cho những ai làm theo ý Chúa. Nhờ hành vi đạo đức này, Đức Ma-ri-a xứng đáng cho ta bắt chước đểụ trở thành con cái yêu dấu của Chúa và của chính Ngài, như chúng ta vẫn hằng kêu khấn: Mẹ là mẹ, là Từ mẫu của chúng con!

Mời Bạn: Bạn dâng gì cho Chúa khi đến với Ngài? Phải chăng là vàng bạc hay chiên bò? Chắc là không! Bạn dâng lên Ngài đời mình với tất cả vui buồn sướng khổ. Với lễ dâng ấy, Ngài sẽ nhận bạn vào hàng thân thuộc: bạn trở nên con cái yêu dấu của Ngài. Một khi ý thức và làm như thế, bạn cũng làm như Đức Mẹ ngày xưa.

Chia sẻ: Bạn hãy chia sẻ một kinh nghiệm “dâng mình” và những kết quả của hành vi này cho nhóm, gia đình của bạn.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin tiếp tục giúp con biết chuyển giao đời con để làm theo ý Chúa như Mẹ. Con tin chắc rằng khi làm như thế con chẳng mất gì mà lại được Chúa nhận làm con cái của Ngài, và còn gì an ủi hơn cho con khi con có cùng một lúc hai mối thâm giao, đó là gia đình con và con thuộc về gia đình của Chúa nữa. Amen.

Thứ Tư 22/11/06 Th. Xêxilia

LÀM GIÀU ƠN PHÚC
“Hãy lo làm ăn sinh lợi cho đến khi tôi đến.” (Lc 19,11-28)

Suy niệm: Dụ ngôn những người đầy tớ và các nén bạc đã kết thúc với một quang cảnh vui buồn lẫn lộn. Vui vì những người đầy tớ nhận được hai nén, ba nén và năm nén bạc đã sinh lời gấp đôi, và được chủ thưởng công bội hậu. Nhưng lại buồn vì một người có tài ăn nói, biết đối đáp, lí luận, rất nhiều triển vọng thành công trên thương trường, thì lại không làm nên tích sự gì cả. Dù chỉ cần làm lợi một nén thôi, nhưng anh đã không làm, mà đem nén bạc chủ giao đi chôn giấu dưới đất và trao lại cũng một nén đó cho chủ mình. Khi chôn nén bạc xuống đất, một cách nào đó người đầy tớ cũng đã chôn một phần bản thân mình, cuộc sống anh khựng lại với những suy nghĩ rất tiêu cực và mông lung, vì không tập trung vào những chủ đích nhất định. Anh sống với nhiều phỏng đoán, đi từ nghi ngại này đến do dự khác.

Mời Bạn: Nếu không gắng sức phát huy những ơn huệ Chúa ban, bất chấp mọi khó khăn, mọi thách đố, đời sống của ta sẽ nghèo nàn đi mỗi ngày; nó mất đi tính phiêu lưu và sự hào hứng của những giao tế mới, nhũng đầu tư, hay khám phá thành bại thật bất ngờ ở đời.

Chia sẻ: Não trạng nào đang chi phối sinh hoạt nhóm chúng ta: tích cực dấn thân, hăng hái năng động hay thụ động, bàng quan như kẻ ngoài cuộc, đứng bên lề xã hội, trốn tránh thực tại?

Kiểm điểm: Tôi có biết tạ ơn Chúa vì những “nén bạc” Chúa trao cho tôi không? Và tôi đã làm gì để tạ ơn Chúa?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã trao cho con những nén bạc ơn phúc tự nhiên và siêu nhiên. Xin cho con tận dụng mọi cơ hội có được để làm sinh lợi những ơn phúc đó vì vinh quang của Chúa và niềm hạnh phúc của tha nhân. Amen.

Thứ Năm 23/11/06 Th. Clêmentê I

HỮU DANH VÔ THỰC
Trông thấy thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi!” (Lc 19,41-44)

Suy niệm: Thành Giê-ru-sa-lem thời Chúa Giê-su do vua Hê-rô-đê Cả – người đã giết các hài nhi ở Bê-lem – khởi công xây dựng từ năm 20 tr. CN mãi đến năm 64 s. CN. mới hoàn thành, chỉ tồn tại được 6 năm thì bị tướng Ti-tô phá bình địa, chỉ còn lại vài “bức tường than khóc” như hiện nay. Dù thành thánh còn dang dở sau “46 năm” xây dựng (x. Ga 2,20), và dù rất mực căm ghét Hê-rô-đê, người Do thái cũng rất tự hào về ngôi đền thờ nguy nga lộng lẫy này. Thế nhưng, đứng từ trên cao nhìn xuống, Chúa Giê-su đã than khóc nó vì Ngài thấy trước sẽ tới ngày “không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” bởi vì thánh đô đã không đón nhận Tin Mừng bình an đến với mình.

Mời Bạn: Với thái độ tự mãn và vụ hình thức người Do Thái đã dừng lại ở đền thờ hoành tráng, lễ nghi trọng thể; vì thế họ đã khước từ Chúa Giê-su lẫn Tin Mừng của Ngài. Cũng thế, nếu mang danh là tín hữu mà dừng lại ở đền thờ và những lễ nghi thì niềm tin đó chỉ là hữu danh vô thực, và tôn giáo chỉ còn là cái xác không hồn. Đón nhận Tin Mừng bình an của Đức Ki-tô không chỉ là “đi lễ, đọc kinh”, mà còn là hoán cải và phục vụ trong cả cuộc sống.

Sống Lời Chúa: Khi nhận lời chúc bình an trong thánh lễ, bạn hãy nhớ đem bình an đó đến cho người khác bằng những hành vi bác ái.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, nhiều khi chúng con tạo nên cảm giác an toàn giả tạo bằng việc chu toàn một số công việc đạo đức bên ngoài cho yên lương tâm. Xin Chúa giúp con thay đổi nếp nghĩ của mình mỗi ngày bằng cách sống đức tin bằng những việc bác ái thiết thực.

Thứ Sáu 24/11/06 Các Thánh Tử Đạo VN

LƯU DANH MUÔN THƯỞ
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13)

Suy niệm: Chim có tổ, người có tông. Chúng ta ai cũng có họ và có tên. Xúc phạm đến dòng họ của ai, là xúc phạm đến chính người đó. Làm vẻ vang dòng họ gia tộc, vừa là bổn phận vừa là mơ ước của mỗi người. Các thánh tử đạo Việt Nam không hổ danh, trái lại còn làm vinh danh “dòng họ” ki-tô hữu của mình: “Thà tôi bị lưu đày và phải chết vì Chúa, chứ tôi không chối đạo” (Thánh An-rê Kim Thông). Các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống để tuyên xưng niềm tin đó, “lấy tình yêu đáp lại tình yêu” (Chân phước An-rê Phú Yên), và để lưu danh muôn thuở một dòng họ, dòng họ những người công giáo, giữa nhân loại và thế giới hôm nay. Anh hùng thay, vinh quang thay.

Mời Bạn: Là người Ki-tô hữu Việt Nam, đức tin chúng ta được trổ sinh từ hạt giống là “máu” của các Thánh Tử Đạo, chúng ta thuộc dòng họ anh hùng và vinh quang với các ngài. Bạn có ý thức và tự hào về điều này không? Bạn đã, đang và sẽ làm gì để không làm “ô danh”, ngược lại làm “vinh danh” dòng họ? Khi có một ai xúc phạm đến Thiên Chúa và Hội Thánh, bạn phản ứng ra sao? Lẩn tránh? Dửng dưng hay bảo vệ làm chứng?

Chia sẻ: Cuộc sống của bạn, của chúng ta có thể nói gì về Chúa Giê-su cho những anh em lương dân sống chung quanh chúng ta?

Sống Lời Chúa: Ý thức rõ rằng chỉ có thể truyền giáo bằng đời sống bác ái, mỗi ngày bạn làm một việc bác ái cụ thể cho đồng bào lương dân chung quanh, thực hiện tình làng nghĩa xóm một cách thiết thực hơn.

Cầu nguyện: Đọc kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Thứ Bảy 25/06/11 Th. Catarina Alexanri

ƯỚC VỌNG BẤT TỬ
“Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là Thiên Chúa của kẻ sống.” (Lc 20,27-40)

Suy niệm: Tần Thuỷ Hoàng (221-210 tr. CN.), quyền uy tối cao trên cả đế quốc Trung Hoa rộng lớn mà vẫn tham sống sợ chết. Ông truyền xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 5.000 km để bảo vệ đế chế, sai người đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Biết mình có kéo dài sự sống mấy rồi cũng có lúc phải chết, ông lo xây lăng tẩm cho mình như một cung điện nguy nga đồ sộ, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thuỷ tinh làm sống Ngân Hà, lấy vàng bạc dát tường, chôn sống hàng trăm cung nữ để phục vụ ông ở kiếp sau. Chối bỏ sự sống đời sau bằng cách cố gắng kéo dài sự sống đời nay, hay coi sự sống bên kia thế giới cũng ăn ăn uống uống, cũng dựng vợ gả chồng như ở thế giới này đều phản ánh một cái nhìn bất cập về sự sống cả đời này lẫn đời sau. Lời Chúa dạy chúng ta rằng “sự sống thay đổi chứ không mất đi”. Có sự sống đời sau nhưng không giống cuộc sống đời này như người đời vẫn nghĩ. Đối với những ai được kêu gọi vào cuộc sống đời đời đó thì Thiên Chúa thế nào, họ cũng sẽ nên như thế (x. 1Ga 3,2). Vì Thiên Chúa là chủ của sự sống.

Mời Bạn: Chúng ta biến nỗi sợ chết thành lòng ham sống một cách mãnh liệt mà là sống cuộc sống đời đời với Chúa. Vì thế, dù đang phải bon chen với chuyện “cơm áo gạo tiền”, chúng ta quyết không để những sự đời này cản trở bước chân chúng ta trên con đường tiến về cõi sống vĩnh hằng.

Chia sẻ: Chúng ta đã biểu lộ niềm tin vào Đấng Phục sinh thế nào khi có người thân qua đời?

Sống Lời Chúa: Lần hạt và dâng hy sinh để cầu cho các đẳng linh hồn.

Cầu nguyện: Chúa ơi, xin Chúa sống trong con để con luôn sống cho Chúa.

Chúa Nhật XXXIV TN 26/11/06 Chúa Giê-su Ki-tô Vua Vũ Trụ

PHI-LA-TÔ TUYÊN TÍN ĐỨC GIÊ-SU LÀ VUA?
“Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã đã nói với ngài về tôi?” (Ga 18,33-37)

Mời Bạn hình dung lại bối cảnh vụ án có một không hai trong lịch sử nhân loại này, để chiêm ngắém cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và Phi-la-tô: một bên là Phi-la-tô, vị tổng trấn đầy uy lực của đế quốc Rô-ma bá chủ cả thế giới bấy giờ, nắm toàn quyền sinh sát trên bao sinh mạng, bên kia là tên tội phạm Giê-su, người thợ mộc vô danh làng Na-da-rét, bị cáo buộc như một “tên xách động” nổi loạn chống lại hoàng đế Xê-da (x. Lc 22,2). Bạn nhìn ngắm hai nhân vật đang đối mặt nhau: quan tòa và tội nhân! Mời bạn lắng nghe và đi sâu vào cuộc đối thoại của hai nhân vật! Phi-la-tô, giọng ‘khách quan’ của một quan toà đang hỏi cung tội phạm: “Ông có phải là Vua dân Do Thái?” Đức Giê-su dành cho Phi-la-tô một cơ may tuyệt vời để nói lên nếu không phải là lời tuyên tín thì ít ra cũng là chính kiến cá nhân của mình: “Ông tự ý nói điều ấy?”

Chia sẻ: Bạn có cảm nghiệm được tâm ý của Đức Giê-su chăng? Ngài đang mời gọi bạn lột bỏ ‘mặt nạ quan án’ để đáp lời Ngài trong tương quan “người với người”, lấy một lập trường cá nhân để trả lời cách chân thành: Bạn ơi, hãy nói thật điều bạn nghĩ về tôi đi. Bạn có lặp lại ý tưởng của người khác đi nữa, bạn hãy nói với sự xác tín, với tất cả tấm lòng; chính bản thân bạn có trách nhiệm về lời tuyên tín của bạn!...........

Cầu nguyện: Ôi, qua việc chiêm niệm Hoạt cảnh vụ án này, Chúa ơi, con xin phủ phục để tuyên xưng niềm TIN của con: GIÊ-SU, CHÚA LÀ VUA, LÀ VUA CỦA LÒNG CON!

Thứ Hai 27/11/06

HIẾN DÂNG TẤT CẢ VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐÒI LẠI
“Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà bỏ vào dâng cúng. Còn bà goá này thì rút ra từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.” (Lc 21,1-4)

Suy niệm: Những chuyến hàng, những món tiền cứu trợ nạn nhân cơn bão số 6 vừa qua thật chỉ như “muối bỏ bể” bởi vì hậu quả nó để lại quá lớn. Thế nhưng “của ít lòng nhiều”, những con người hảo tâm kia đã cho thật nhiều khi họ chia sẻ bằng cả tấm lòng nhân ái. “Của cho không bằng cách cho”, chắc chắn người đón nhận sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều khi họ nhận được tình thương yêu ấy. Người đàn bà goá nghèo trong Tin Mừng dâng “hết những gì bà có để nuôi sống mình”, hành động của bà có một cái gì đó liều lĩnh, sự liều lĩnh của lòng phó thác vượt qua mọi lo lắng về ngày mai lấy gì mà ăn, lấy gì để mặc. Bà đã hiến dâng tất cả, và không bao giờ đòi lại. Chúa Giê-su khen hành động dâng hiến của bà phải chăng vì nó loan báo lễ hiến dâng của Ngài trên thập giá cho Chúa Cha và vì chúng ta?

Mời Bạn: Chúa luôn đặt để trong ta lòng nhân từ và sự thánh thiện của Ngài nhờ đó một hành vi dâng hiến nhỏ bé của ta cũng có thể mặc lấy một giá trị cao cả lớn lao. Bạn có dám theo bước chân bà goá nghèo ấy, hiến dâng chính mình để tình yêu và sự thánh thiện của Chúa được tỏ hiện nơi bạn không?

Sống Lời Chúa: Bạn tâm niệm mỗi khi làm bất cứ việc gì phục vụ tha nhân, bạn làm với tất cả sự sẵn lòng, tận tâm và vui tươi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin hãy biến đổi con nên khí cụ bình an của Chúa, biết cho đi mà không tính toán, biết hy sinh mà không mong được đáp đền.

Thứ Ba 28/11/06

TẠM BỢ VÀ VĨNH CỬU
“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21,5-11)

Suy niệm: Bão Xangsane chỉ quét qua các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam ngày 01/10 vừa rồi có vài tiếng đồng hồ nhưng đã để lại hậu quả thật khủng khiếp. Chỉ riêng thành phố Đà Nẵng, nơi tâm bão đi qua trong chỉ có 30 phút, đã có hơn 51.000 căn nhà bị sụp đổ hoặc tốc mái, chưa kể hàng ngàn ghe tàu đậu neo trong cảng cũng bị nhấn chìm hoặc hư hại. Những công trình sự nghiệp được xây dựng, dành dụm từ bao năm với bao công sức, sao quá tạm bợ mong manh, trong phút chốc đã trở thành một đống đổ nát!!! Hình ảnh thành Giê-ru-sa-lem “bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào” – ứng nghiệm Lời Chúa phán hôm nay – là dấu chỉ hướng chúng ta về ý nghĩa, và cùng đích của thế giới này: Vũ trụ này sẽ qua đi, nhưng Đức Ki-tô “sẽ đến trong quyền năng và vinh quang” để hoàn tất công trình cứu chuộc của Ngài và đưa chúng ta vào cõi phúc vĩnh hằng (x. Lc 21,25-31).

Mời Bạn: Những của cải vật chất chỉ là phương tiện, là đầy tớ chứ không là mục đích, là ông chủ. Ai biết lượng định đúng bậc thang giá trị của của cải, của công việc… trong cuộc sống, người đó sẽ sống một cuộc sống đúng nghĩa.

Sống Lời Chúa: Không vì lo toan công việc mà quên mất đời sống thiêng liêng. Không vì lợi lộc đời này mà nhúng tay vào tham ô hối lộ, trộm cắp, giam tham. Không vì ham mê hưởng thụ ích kỷ mà đánh mất đức công bằng, lòng bác ái.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, của cải vật chất là đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu. Xin cho con biết cách xử dụng nhưng đừng bị lệ thuộc mà quên mất Chúa, quên mất anh chị em con. Amen.

Thứ Tư 29/11/06

PHÚC CHO NGƯỜI BỊ BÁCH HẠI
“Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.” (Lc 21,12-19)

Suy niệm: Lời Chúa hứa hôm nay thêm sức mạnh cho các ki-tô hữu, giúp họ can đảm và kiên nhẫn chịu đựng mọi thử thách gian nan vì đức tin. Kiên nhẫn là khía cạnh nổi bật của lòng can đảm: dám đứng vững đến cùng. Họ chấp nhận mọi khổ hình, vì biết rằng: “Chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr 4,17); và: “Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện trong Đức Ki-tô Giê-su” (Rm 8,39). Họ chấp nhận mất mạng sống - bây giờ - để được sống - đời đời, một nghịch lý mà chỉ có thể hiểu và chấp nhận dưới lăng kính đức tin. Thiên Chúa che chở người công chính đến độ “một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu”. Thế thì việc gì mà sợ hãi?

Mời Bạn: Chúng ta vừa mừng lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam. Hãy giúp nhau sống lời cầu chúc của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong dịp lễ Phong Thánh Tử Đạo (19/06/1988): “Sống xứng đáng là con cháu các thánh Tử Đạo Việt Nam”. Để dám liều mạng sống minh chứng đức tin như các thánh tử đạo trước tiên phải dám kiên trì sống tinh thần tử đạo suốt cuộc đời. Trong mỗi ngày sống không thiếu dịp để ta tập kiên trì: một sự từ bỏ nho nhỏ, một sự chịu đựng điều trái ý, một thái độ vui vẻ trong cảnh thiếu thốn...

Sống Lời Chúa: Vui vẻ đón nhận những sự cố xảy ra trái với ý mình và dâng việc hy sinh đó để cầu cho các đẳng linh hồn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn kiên nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh khó khăn, trái ý con, trong ý thức rằng “chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời”. Amen.

Thứ Năm 30/11/06 Th. Anrê

ƯỚC MƠ THĂNG TIẾN
“Ta sẽ làm cho ngươi trở thành tay đánh lưới người.” (Mt 4,18-22)

Suy niệm: Một chú bé say mê thả diều, các sinh viên miệt mài học tập, các công nhân, kỹ sư cặm cụi làm việc,… mọi người đều đang… ước mơ: ước mơ đạt tới một cái gì đó hơn cái đang có trong hiện tại này, theo đuổi nó, và biến nó thành hiện thực. Đó chính là ước mơ thăng tiến bản thân, động cơ cho mọi chọn lựa và nỗ lực trong cuộc sống. Hẳn An-rê và các bạn không chấp nhận an phận nhưng đã mơ ước một cuộc sống nào đó hơn cuộc sống ngư phủ tầm thường. Lời mời gọi đi theo thầy Giê-su để trở thành những người thợ “lưới người như lưới cá” mở ra cho các ông một triển vọng thăng tiến mới mẻ, nhưng cũng thật bấp bênh, mạo hiểm. Chỉ vì say mê thầy Giê-su mà các ông dám bỏ thuyền bỏ lưới đi theo Ngài để thực hiện ước mơ.

Mời Bạn: Là Ki-tô hữu, bạn đang ước mơ cái gì? Phải chăng là một cuộc sống ấm êm với những thành đạt mà theo lẽ thường người ta vẫn hằng mơ ước? Điều đó không có gì sai. Thế nhưng phải chăng chỉ có bấy nhiêu? Lời Chúa nhắc bạn rằng dù sống giữa những sự đời thường, bạn vẫn có thể mơ ước một cái gì đó hơn nữa, đó là ước mơ nên thánh như “Cha chúng ta trên trời là Đấng Thánh”; đó là niềm say mê Thầy Giê-su đến độ dám liều bỏ mọi sự để bước theo thật sát những bước chân của Ngài.

Sống Lời Chúa: Say mê Đức Ki-tô, tôi quyết tâm dù làm một việc nhỏ, không làm một cách tầm thường xoàng xĩnh mà làm với tất cả sự tận tâm và yêu mến.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con ước mơ trở nên những tay thợ lành nghề cho cánh đồng truyền giáo Chúa, xin Chúa giúp con vượt qua tất cả những thách đố để đáp lại tiếng gọi trở nên tông đồ nhiệt thành của Chúa. Amen.





  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net