GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055693782
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 03.05.2024
5 phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa 16-30/6/2006
25.02.2008

Một đan sĩ

Thứ Sáu 16/06/06

DỨT KHOÁT TẬN CĂN
“Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã thì hãy móc mà ném nó đi, vì thà mất một phần thân thể còn hơn cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục.” (Mt 5,27-32)

Suy niệm: “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Lời Chúa không dạy chúng ta sống cực đoan, nhưng là dạy phải có một thái độ dứt khoát tận căn đối với tội lỗi: Muốn tránh tội phải khử trừ nguyên nhân và phương tiện phạm tội. “Thà mất một phần thân thể còn hơn là cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục.”

Mời Bạn: Nhìn vào thực tế, chưa có lúc nào những giá trị của đời sống hôn nhân gia đình bị xâm thực trầm trọng đến như vậy. Hiện tượng gia đình chia rẽ, bất hoà nhan nhản khắp nơi. Các vụ ly dị ngày càng nhiều, đặc biệt nơi các gia đình trẻ. Các giải pháp của xã hội và cả giáo hội nữa sẽ không có hiệu quả nếu không có thái độ dứt khoát tận căn. Trước tiên đó là thái độ tôn trọng hôn nhân trong chương trình của Thiên Chúa: một vợ một chồng bất khả phân ly. Tiếp đến phải tiêu diệt tận gốc rễ lòng ham muốn hưởng thụ ích kỷ nơi mỗi người. Có lẽ trong đời sống gia đình bạn cũng có những lúc xào xáo, xung đột, thậm chí cả những lần có nguy cơ bị tan vỡ. Những lúc như vậy bạn hãy nhớ lại liệu pháp trị bệnh tận căn này.

Chia sẻ: Khi có những vấn đề mâu thuẫn trong gia đình, bạn có đối thoại trong tinh thần cảm thông tôn trọng lẫn nhau để tìm phương giải quyết không?

Sống Lời Chúa: Xét xem mình có thói xấu nào phương hại đến đời sống gia đình, ví dụ như thói lắm lời, đam mê cờ bạc, thích uống rượu say, đam mê lạc thú… hãy tìm cách dứt khoát với nó, để duy trì và gìn giữ Giáo Hội thu nhỏ của bạn.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Gia Đình với tâm tình sốt sắng.

Thứ Bảy 17/06/06

DỨT KHOÁT “CÓ” HAY “KHÔNG”
“Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5,33-37)

Suy niệm: Đức Giê-su không lập nên một luật luân lý mới nào. Lời nói của con người, ngay trong bản chất, đã có giá trị của nó, bởi sự chân thành nó muốn diễn tả. Thiên Chúa cũng hiện diện bằng tính khách quan và sự chân thành nội tại của lời nói con người. Vì thế, khi diễn tả ý tưởng của mình, những điều người ta không trung thành với sự thật mà đã thêm thắt vào – Đức Giê-su khẳng định với chúng ta – những điều “thêm thắt đó là do ma quỷ”!

Mời Bạn để ra vài phút đọc kỹ để thấm nhuần huấn lệnh của Chúa! Rồi dưới cái nhìn của Chúa, đối diện với lý tưởng đòi hỏi của lời Người dạy trên đây, bạn hãy “xét mình” về cuộc sống và về lời nói của bạn.

Chia sẻ: Bạn có đồng ý là Lời Chúa dạy hôm nay thật đơn giản nhưng lại không dễ thực hành chút nào? Trong lúc “xét mình” vừa rồi, chắc bạn đã thấy rõ là đằng sau những ý tưởng diễn tả bằng lời nói hay bằng hành động giả hình, luôn luôn có sự hiện diện có vẻ rất ngọt ngào mà lại đòi hỏi ráo riết của thứ Ác Thần Dối Trá, kẻ thù số một của ta. Một ngày trên thế giới này, nó cám dỗ được biết bao người phạm tội nói dối!

Sống Lời Chúa: Từ giờ phút này, vì yêu Chúa và muốn trung thành với Lời Ngài, bạn cố gắng sống đúng điều Chúa dạy: ý thức, cẩn thận để lời nói của mình được tinh tuyền trong sáng: “có thì nói có, không thì nói không”. Như vậy là bạn chiến thắng được kẻ thù số một rồi!

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về điều Chúa dạy con hôm nay: Ma Quỷ là Dối Trá, chỉ có CHÚA là Sự Thật!

Chúa Nhật XI TN 18/06/06 Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô

THAY MÁU
Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước đổ ra vì muôn người.” (Mc 14,12-16.22-26)

Suy niệm: Máu là chất liệu của sự sống. Mất máu cũng đồng nghĩa với mất sự sống. Khi một cơ thể bị nhiễm độc trầm trọng, người ta phải thay máu để tẩy sạch chất độc khỏi cơ thể, và nhờ máu mới, cơ thể đó sẽ “thay da đổi thịt” và được cứu sống. Do tội lỗi, nhân loại đã bị nhiễm độc thiêng liêng sâu đến tận “xương tuỷ” của bản tính con người đến độ vô phương cứu chữa. Để cứu sống nhân loại, Thiên Chúa đã thực hiện cuộc “đại phẫu” thay máu thay thịt linh hồn chúng ta bằng chính Máu Thịt của Con Duy Nhất của Ngài, Đức Giê-su Ki-tô. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể và trên thập giá Ngài đã hiến mình làm hy lễ cứu độ để trao ban thịt máu mình cho chúng ta.

Mời Bạn: Bạn có thể dửng dưng trước Đấng đã hiến Máu Thịt mình để cứu sống bạn chăng? Khi bạn rước Thánh Thể, dòng máu Ki-tô chảy trong con người bạn. Bạn có tiếp nhận Ngài để máu thịt mình được biến đổi thành máu thịt Đức Ki-tô và để sống sự sống mới của người Ki-tô hữu không?

Sống Lời Chúa: Siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ mỗi khi có thể.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con muốn sống luôn khăng khít với Thánh Thể Chúa và tiếp nhận sức sống từ nơi Chúa, để tâm hồn con luôn là tâm hồn của Chúa, một tâm hồn luôn hướng về tha nhân, luôn quan tâm đem ơn cứu rỗi đến cho họ.

Thứ Hai 19/06/06 Th. Rômoanđô

PHƯƠNG CÁCH SỐNG BÌNH AN
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác.” (Mt 5,38-42)

Suy niệm: Chúa Giê-su có dạy những bài học “không tưởng” chăng, khi cách ứng xử “ăn miếng trả miếng” dường như đã trở thành quy luật trong cách ứng xử tự nhiên của con người? Quả thật, có ai đủ can đảm đưa cả má bên trái nếu đã bị vả má bên phải? Thế nhưng Chúa Giê-su không dạy lý thuyết suông, Ngài dạy chúng ta bài học mà chính Ngài đã sống. Còn nỗi nhục nhã và đau đớn nào cho bằng hành trình Thập giá, nhưng Ngài đã đón nhận tất cả trong tình YÊU THƯƠNG và THA THỨ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Mời Bạn: Chắc chắn đã hơn một lần chúng ta đã từng chạm trán với những sự ác nơi công ty, nhà máy, trường học, các đoàn thể, thậm chí cả những cộng đoàn tu trì… Biết bao lần chúng ta đã từng nỗ lực sống tốt, làm lành, nhưng vẫn bị dèm pha và vu khống… biết bao lần bạn bức xúc vì sự ác vẫn cứ hoành hành dưới nhiều hình thức khác nhau… Nuôi lòng oán hận, tìm cách trả đũa báo thù… có giải quyết được vấn đề sự ác và đem lại bình an cho bạn không? Bạn đã áp dụng biện pháp của Chúa chiến thắng sự ác là cầu nguyện cho những người làm phiền, làm hại bạn chưa?

Sống Lời Chúa: Năng tâm niệm: “Lạy Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con như Rất Thánh Trái Tim Chúa.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa bóng đêm sự dữ đang hoành hành, giữa những thất bại, hiểu lầm, bất công, xin cho con luôn tìm được niềm PHÓ THÁC VÀ BÌNH AN trong một cõi rất riêng với Ngài, để con cùng Ngài chiến thắng sự ác bằng chính vũ khí của Ngài là YÊU THƯƠNG và THA THỨ.

Thứ Ba 20/06/06

YÊU THƯƠNG THEO TIN MỪNG
“Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu?” (Mt 5,46-47)

Suy niệm: Sống yêu thương theo Tin Mừng là một “chuyện lạ” chứ không phải chỉ là một chuyện bình thường. Ta thường được vây quanh bằng một số người “dễ thương, dễ mến”: những người đồng hương, đồng đạo, đồng chính kiến, những người giống mình, nghĩ như mình, đồng ý với mình… Hôm nay, Đức Giêsu kêu mời chúng ta đừng chỉ dừng lại ở chuyện thường tình: yêu thương kẻ yêu thương mình. Như vậy không đủ! Nhưng phải mở rộng con tim, sống cái “lạ thường” của Tin Mừng: Yêu cả những người suy nghĩ khác hay ngược lại với ta, những người chống đối ta, hành động xúc phạm đến ta, những người làm hại, gây đau khổ, thiệt hại cho ta…, những người mà ta “dễ ghét” nhất, những kẻ thù của ta! Tình yêu theo Tin Mừng Đức Giêsu là thế đó: Một tình yêu dám đi xa đến thế! Một Tình yêu dám mở rộng vượt xa mọi ranh giới!

Chia sẻ: Bạn nghĩ sẽ làm gì để có thể yêu thương một người đang ghét bạn? Chúa có yêu thương người ấy không nhỉ? Và Ngài yêu thương người ấy thế nào?

Sống Lời Chúa: ngay bây giờ bạn hãy bình tĩnh lại và nhớ đến một người đã làm hại bạn mà bạn ghét nhất. Gọi tên người ấy ra: …………… Giới thiệu người ấy với Chúa đi và cầu nguyện rất chân thành cho người ấy, rồi hãy cầu nguyện cho chính mình!

Cầu nguyện: Giê-su ơi, xin Ngài mở rộng tim con ra để con có thể yêu thương mọi người không trừ một ai, ngay cả ………… Vì con khao khát được sống tình yêu trọn hảo như Chúa Cha !

Thứ Tư 21/06/06 Th. Luy Gondaga

PHẦN THƯỞNG LỚN NHẤT TỪ CHÚA
Đức Giê-su nói: “Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.” (Mt 6,1-6.16-18)

Suy niệm: Kết thúc mùa World Cup, những đội tuyển giành được huy chương vàng, bạc, đồng sẽ được thưởng những món tiền hậu hĩnh. Ngoài ra, các cầu thủ xuất sắc sẽ nhận được những lời khen tặng từ báo chí và người ham mộ. Đây cũng là một phần thưởng không kém quan trọng đối với họ. Người con cái Chúa cũng vậy, trong “90 phút thi đấu của cuộc đời”, họ cũng phải tỏ ra là những vận động viên xuất sắc, qua ba “môn điền kinh phối hợp” truyền thống là cầu nguyện, ăn chay và bác ái (bố thí). Nếu có ý làm để khoe khoang, nhằm cho khán giả thấy, thì phần thưởng của họ là lời khen tiếng phục và rồi chấm hết! Còn nếu thực hiện cách âm thầm, chỉ qui hướng về Chúa, được Đức Giê-su diễn tả qua kiểu nói “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” hay “vào phòng, đóng cửa lại”, thì chính Thiên Chúa sẽ là Đấng trả công bội hậu cho họ.

Mời Bạn: “Sau một ngày làm được nhiều việc, giấc ngủ sẽ ngon lành. Sau một đời làm được nhiều việc, cái chết sẽ bình thản” (L. Da Vinci). Đối với người Ki-tô hữu, “nhiều việc” vẫn chưa đủ, vì còn phải kể đến ý hướng khi làm các việc đó. Ý hướng trong sáng, quy hướng về Chúa, thì các việc lành phúc đức của bạn mới được chúc lành và ghi nhận.

Sống Lời Chúa: Điều chỉnh lại ý hướng khi làm các việc cầu nguyện, ăn chay và bác ái cho đúng thánh ý Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con thường thích được người khác khen ngợi. Xu hướng này thâm nhập cả vào các việc đạo đức và làm hỏng các việc đạo đức ấy. Xin cho chúng con biết điều chỉnh lại ý hướng là chỉ biết làm vì lòng yêu mến Chúa mà thôi. Amen.

Thứ Năm 22/06/06 Th. Paolinô

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI KI-TÔ
“Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,7-15)

Suy niệm: Có thể nói rằng niềm tin vào “Ông Trời” là tín ngưỡng bình dân của người Việt Nam. Những câu ca dao như: “lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày,..” cho thấy việc tưởng nhớ, thở than với “Ông Trời” không phải là thái độ xa lạ với tâm hồn người Việt nói chung. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý: việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu rất khác biệt với việc “cầu Trời” trên đây. Chúa Giê-su dạy ta cầu nguyện với Chúa như người con thân thưa với Cha. Trước hết, với tấm lòng tin tưởng và yêu mến Cha, chúng ta xin những gì tốt đẹp nhất, thánh thiện nhất cho Cha, và sau đó, chúng ta xin cho cuộc sống của chúng ta được am hợp theo điều Cha mong muốn.

Mời Bạn: Như vậy, chúng ta thấy rõ: cần phải học để biết cầu nguyện theo cách thức Chúa dạy; làm sao để mỗi người có thể nói: lời kinh của Chúa là lời nguyện của tôi. Cha mẹ và các giáo lý viên cần quan tâm dạy cho trẻ em biết và yêu mến việc cầu nguyện. Muốn thế, chính họ phải là những người siêng năng cầu nguyện với lòng xác tín nơi hiệu quả của lời cầu xin.

Chia sẻ: “Đọc kinh” là một trong những cách cầu nguyện chung rất phổ biến. Thử xét lại cung cách đọc kinh của chúng ta: có điểm nào chúng ta cần chỉnh đốn để việc đọc kinh trở thành một giờ cầu nguyện ấm cúng, tràn đầy tình Chúa tình người.

Sống Lời Chúa: Gia đình tôi cố gắng duy trì giờ kinh tối trong gia đình. Cần có những thích nghi cần thiết (ví dụ: thay đổi kinh hay giờ đọc kinh) để giờ kinh được sốt sắng, sống động.

Cầu nguyện: Hát Kinh Lạy Cha.

Thứ Sáu 23/06/06 Thánh Tâm Chúa Giê-su

CHIÊM NGẮM TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU
Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19,31-37)

Suy niệm: Để nói lên sự hằn học, oán hận của người bị tình yêu phản bội, người ta thường vẽ hình một trái tim rướm máu với một lưỡi dao đâm thâu qua. Có khi sợ như thế chưa đủ, người ta còn chua thêm dòng chữ “Hận Kẻ Bạc Tình”. Đức Giê-su chịu chết trên thập giá với trái tim bị mũi giáo đâm thâu. Ngài cũng bị phản bội, không phải chỉ bởi Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, mà bởi cả nhân loại tội lỗi. Thế nhưng trái tim trào máu và nước của Ngài không nói lên sự hằn học oán hận mà là bóc trần ra cho chúng ta thấy tình yêu vô cùng lớn, tình yêu tự hiến đến cùng của Ngài dành cho chúng ta và để cứu độ chúng ta.

Mời Bạn: Dù bạn có trái tim bọc thép đi nữa, nhưng đứng trước một tình yêu lớn lao, tha thiết như thế, mà bạn là người thụ hưởng, liệu bạn có thể dửng dưng chăng? Một sự lạnh lùng vô cảm trước một tình yêu như thế cũng có thể tương đương một sự phản bội phũ phàng rồi. Huống nữa là nếu bạn tay này đón nhận những ơn huệ của tình yêu đó, còn tay kia đâm thủng trái tim của Ngài thì còn phũ phàng hơn biết mấy! Xin bạn hãy nhìn lên “Đấng đã bị đâm thâu trái tim”, không phải bằng cặp mắt lạnh băng mà là chiêm ngắm với tất cả tâm tình trìu mến biết ơn và xin Ngài “uốn lòng” bạn “nên như Rất Thánh Trái Tim Chúa”.

Chia sẻ: Tình yêu của bạn có thể phong phú hơn nhờ sống yêu thương như Thánh Tâm Chúa Giê-su không?

Sống Lời Chúa: Năng dâng lên Chúa lời nguyện với Thánh Tâm Ngài: “Lạy Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng chúng con nên như Rất Thánh Trái Tim Chúa.”

Thứ Bảy 24/06/06 Th. Gioan Tẩy giả

LỚN LÊN VỮNG MẠNH
Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em. (Lc 1,57-66.80)

Suy niệm: Một đứa bé chào đời, nhân loại tăng số: thêm một miệng ăn, một chỗ ở… và thêm một cuộc đời. Niềm vui pha lẫn nỗi lo: Đứa trẻ này rồi sẽ ra sao? Sẽ là vinh dự cho gia đình, gia tộc; hữu ích cho xã hội; là tín hữu tốt hay ngược lại? Vui mừng và hy vọng, trăn trở và âu lo tự mọi phía. Có một trăn trở bức xúc hơn: gia đình, xã hội, giáo hội đón nhận hay loại trừ em? Và đón nhận với thái độ nào? Ở góc độ kinh tế và nhân bản, người ta sẽ nỗ lực gia tăng và chia sẻ của ăn trên bàn tiệc cuộc đời cho tất cả mọi người hay giảm bớt, loại trừ số thực khách trên bàn tiệc đó (Thông Điệp Sự Sống Con Người). Đàng khác, cuộc sống đâu chỉ có “cơm ăn và áo mặc…”. Một đứa trẻ chào đời là có một ơn gọi, một sứ mạng. “Nó sẽ trở nên như thế nào đây” là còn tùy ở gia đình, xã hội và giáo hội đảm nhận nuôi dưỡng giáo dục ra sao.

Mời Bạn: Vì “trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, bạn hãy tự vấn: Bạn đã, đang và sẽ làm gì cho con cái bạn, và các trẻ em khác? Bạn có gây ra gương mù gương xấu nào khiến bạn đáng “bị cột cối đá và quăng xuống biển không?

Sống Lời Chúa: - Là phụ huynh, bạn phải loại bỏ những ảnh hưởng xấu cho con cái (sách báo, phim ảnh…), và tạo cho chúng một môi trường sống lành mạnh, một sân chơi trong sáng – là con cái, bạn tập sống lịch sự, văn minh, qua việc sống Lời Chúa mỗi ngày.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã yêu mến và đã để các trẻ nhỏ đến với Chúa. Xin cho chúng con biết quảng đại chấp nhận hy sinh, nêu gương sáng bằng chính đời sống vì lợi ích của trẻ em, và đặc biệt của con em chúng con.

Chúa Nhật XII TN 25/06/06

NIỀM TIN: MỘT PHÉP LẠ
Chúa Giê-su ngăm đe gió và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Anh em chưa có lòng tin sao? (Mc 4,35-41)

Suy niệm: Chúa Giê-su trách các tông đồ nhát gan và kém lòng tin cũng phải thôi, bởi vì nếu quả thực niềm tin của các ông thực sự vững mạnh thì có Chúa đồng thuyền với các ông, các ông còn sợ gì sóng gió? Đằng này, các ông đã hoảng kinh, phải đợi đến lúc Chúa ra oai quát nạt cho gió yên biển lặng, các ông mới bàng hoàng hỏi nhau: “Người này là ai mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?” Từ phép lạ chế ngự sóng gió này, Chúa Giê-su khởi đầu một phép lạ lớn hơn: mở ra cho các tông đồ niềm tin rằng Ngài chính là Đấng Cứu Thế.

Mời Bạn: Vẫn biết phép lạ củng cố cho niềm tin của bạn vào Chúa. Nhưng đức tin không thể có nếu chỉ dựa vào việc chứng kiến những hiện tượng lạ lùng hay nhờ cầu xin được ơn này ơn khác. Đức tin đích thực hệ tại ở chỗ con người dám đặt hết vận mạng của mình trong tay Thiên Chúa, ngay cả khi mọi phương thế nhân loại đã trở nên tuyệt vọng. Bạn có đang sống đạo theo công thức “xin-cho” nghĩa là chỉ cầu cho được ơn này ơn nọ thay vì gắn bó vào Thiên Chúa với tất cả niềm tin-yêu-phó thác?

Chia sẻ: Sống trong thời đại mà người ta “tin” rằng nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật người ta không cần phải “xin” Thiên Chúa điều gì nữa, liệu bạn có cần đến niềm tin nữa không?

Sống Lời Chúa: Dành một phút thật riêng tư dể nhớ Chúa đang hiện diện và dâng Chúa một cử chỉ tôn thờ sốt sắng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho con để con thấy đó chính là phép lạ cả thể mà Chúa đã thực hiện cho con. Amen.

Thứ Hai 26/06/06

ĐỪNG XÉT ĐOÁN, CHỚ LÊN ÁN
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7,1-5)

Suy niệm: Một linh mục chia sẻ kinh nghiệm về việc xét đoán như sau: Có lần ngài dâng lễ với một vị chủ tế. Trong buổi lễ, mỗi khi ngồi, vị chủ tế này lại ung dung rung đùi làm linh mục này hơi khó chịu. Sau lễ, vị chủ tế xin lỗi và cho biết ngài mới đi học tập cải tạo về, bị mắc chứng bệnh Parkinson (pác-kin-xơn), nên chân run lên mỗi khi ngồi. Lúc đó, linh mục kia mới vỡ lẽ và ân hận vì đã nhận định sai về người khác, dù sự việc xảy ra rành rành trước mắt. Đức Giê-su dạy ta không được xét đoán người khác, một trong những lý do là vì ta thường xét sai, vấp nhiều lầm lẫn. Chỉ có Chúa là Đấng mới thấu suốt lòng dạ con người. Ta không được xét đoán người khác, vì chỉ có Chúa và các người có trách nhiệm mới có quyền này.

Mời Bạn: “Đừng bao giờ ném bùn vào kẻ khác. Anh có thể ném trật, mà tay của anh nhất định bẩn” (J.Parker). Xét đoán anh em còn nặng hơn là ném bùn vào mặt nhau! Thế nhưng, nói gì đi nữa, hằng ngày bạn vẫn thường xét đoán người khác. Để khử trừ một tật xấu đã thâm căn cố đế như thế, cần có phương thế tích cực: thay vì xét đoán những sai sót khuyết điểm, bạn hãy nhận ra những ưu điểm nơi người anh em, nói tốt và cắt nghĩa lành cho hành động của họ.

Sống Lời Chúa: Tập nhận ra một đức tính, một nét tích cực nơi những người tôi thường có ác cảm.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin hãy dẫn dắt chúng con, từ cõi chết đến cõi sống, từ lầm lạc đến chân lý. Xin dẫn dắt chúng con, đi từ thất vọng đến hy vọng, từ sợ hãi đến tín thác. Xin hãy dẫn dắt chúng con, đi từ ghen ghét đến yêu thương, từ chiến tranh đến hoà bình. Amen.

Thứ Ba 27/06/06 Th. Syrilô

DÁM LÀM ĐIỀU TỐT ĐẸP CHO NHAU
“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta.” (Mt 7,6.12-14)

Suy niệm: Theo lẽ thường, ai cũng yêu bản thân mình và muốn người khác dành cho mình những điều tốt đẹp, chứ không muốn bị bạc đãi hay bị xúc phạm. Đức Giê-su biến ước muốn chính đáng đó của con người thành một động cơ tích cực cho lòng nhân ái: Làm cho người ta những gì muốn họ làm cho mình. Giáo huấn này của Đức Giê-su thách đố chúng ta từ bỏ cái tôi ích kỷ, thậm chí chấp nhận cả những mất mát, thiệt thòi có khi rất chính đáng và lớn lao. Điều này không bao giờ dễ, nhưng nếu chúng ta dám, chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui và niềm an bình sâu thẳm trong tâm hồn.

Mời Bạn: Chúng ta có thể bàng hoàng và động lòng trắc ẩn trước một thảm hoạ xảy đến cho người khác, như trong dịp bão Chanchu vừa qua chẳng hạn. Thế nhưng, trong đời thường chúng ta vẫn thường dửng dưng hoặc đối xử với nhau thiếu công bằng, thiếu bác ái. Trong xã hội hôm nay, chủ nghĩa cá nhân, trào lưu hưởng thụ… đang càng đẩy ta sâu hơn vào mối bận tâm trau chuốt cung phụng bản thân, đồng thời lãnh đạm, vô tâm trước nỗi đau của bao anh chị em xung quanh đời mình. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu. Nếu ta dám trao cho nhau những điều tốt đẹp, thì ta sẽ nhận lại từ cuộc sống những điều tốt đẹp.

Chia sẻ: Bạn có kinh nghiệm gì khi vui tươi phục vụ người khác ?

Sống Lời Chúa: Hãy trao cho nhau những điều tốt đẹp, dẫu rất đơn sơ như một nụ cười, một lời thăm hỏi chân thành, một thái độ ân cần quan tâm…

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thương và luôn tận tình vui tươi phục vụ mọi người.

Thứ Tư 28/06/06 Th. Irênê

TRỒNG CÂY LÀNH, ĂN TRÁI NGỌT
“Anh em hãy coi chừng những ngôn sứ giả… Vậy cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.” (Mt 7,15-20)

Suy niệm: Mùa hè tới được đánh dấu bằng những buổi tổng kết cuối năm của các trường học. Thầy cô giáo hài lòng, phụ huynh hãnh diện, học sinh cũng vui mừng vì biết bao công sức, tiền bạc và tâm huyết đầu tư suốt một năm trời nay kết thành trái ngọt được đúc kết qua những bản báo cáo thành tích, kết quả học tập cuối năm, những tờ giấy khen, những món phần thưởng. “Xem quả thì biết cây”, Lời Chúa áp dụng một kinh nghiệm dân gian ai nghe cũng hiểu. Thế nhưng những điều xem ra là trái ngọt đó có thể lại tiềm ẩn những con sâu của bệnh chạy theo thành tích, của nạn dịch “bằng thật chất lượng ảo”, mà hậu quả di hại đến cả xã hội, đến nhiều thế hệ.

Mời Bạn: Là Ki-tô hữu, bạn có sứ mạng là những ngôn sứ thật ươm trồng cây lành để sinh trái ngọt cho Thiên Chúa. Trước tiên, bạn đã tháp nhập chính mình vào cây nho tươi tốt là Đức Ki-tô chưa? Tiếp đến mời bạn nhổ sạch những bụi cỏ dại, bứng tận gốc những loài cây độc tức là loại bỏ những gian dối, bất công, hận thù, những thú vui ích kỷ bất chính ra khỏi tâm hồn mình. Và mời bạn mạnh dạn nhân rộng những hành động tốt đẹp, mời gọi các bạn cùng với mình thực thi sứ mạng ngôn sứ thật: trên một khu đất mà các loại cây tốt mọc lớn mạnh thì các loài cây độc không có cơ phát triển nữa.

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc lành để xây dựng Nước Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhắc con biết sử dụng ơn Chúa Thánh Thần để con biết nhận định đâu là những hoa quả xấu của những ngôn sứ giả và con mạnh dạn làm những việc lành để sinh hoa trái tốt cho nước Chúa.

Thứ Năm 29/06/06 Th. Phêrô và Phaolô

HAI TRỤ CỘT CỦA HỘI THÁNH
Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,13-19)

Suy niệm: Mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô trong năm Lời Chúa, chúng ta cùng suy nghĩ về vị trí của Lời Chúa trong đời sống hai vị thánh tông đồ trụ cột của Giáo Hội.

* Thánh Phêrô không đích thân viết sách Tin Mừng. Tuy vậy, những lời rao giảng của Ngài được Mác-cô viết lại thành cuốn Tin Mừng thứ nhất. Ngài lại còn để lại hai bức thư khuyên chúng ta “khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa” (1Pr 2,1). Điều đó chứng tỏ ngài ghi nhớ kỹ những lời giảng dạy và việc làm của Thầy.

* Thánh Phaolô được ơn linh hứng để viết những bức thư, được liệt kê vào qui điển Tân Ước, đó chính là Lời Chúa vẫn được công bố trong các cử hành phụng vụ. Đọc sách Công vụ Tông đồ và các thư của ngài, ta thấy ngài gắn bó và nhiệt tâm rao giảng Lời Chúa như thế nào.

Mời Bạn: Trong năm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống gắn bó với Lời Chúa qua việc đọc, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Mong sao bạn không để lời mời gọi này trở thành tiếng kêu trong hoang địa. Mời bạn nhìn vào tấm gương của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và cố gắng để cho Lời Chúa sinh hoa kết quả nơi bạn. Mỗi ngày thân xác ta cần tới ba bữa ăn để sống, bạn đã làm gì để linh hồn bạn được nuôi dưỡng đúng mức bằng Lời Hằng Sống?

Sống Lời Chúa: Trung thành với việc suy niệm Lời Chúa ít là 5 phút mỗi ngày và sau đó thực hành điều bạn quyết tâm.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Lời Hằng Sống. Xin cho chúng con biết ái mộ Lời Chúa, để Lời Chúa trở thành nguồn sức sống và nguồn vui cho chúng con. Amen.

Thứ Sáu 30/06/06 Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi giáo đoàn Rôma

MUỐN ĐƯỢC CHỮA LÀNH
Ngài giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy sạch.” (Mt 8,1-4)

Suy niệm: Bệnh phong được coi như tiêu biểu cho sức tác hại của tội lỗi, ngay trong thân xác người ta. Như người bệnh phong mất dần cảm giác đau đớn khi vi trùng Hansen ăn dần ăn mòn các đốt ngón tay, ngón chân của họ, con người tội lỗi cũng sẽ mất dần ý thức về tội đến mức họ chai lỳ sống hoài trong tội lỗi mà vẫn bình chân như vại khi họ để cho vi trùng tội lỗi càng ngày càng xâm nhập sâu vào linh hồn. Đức Giê-su đã làm cho người phong được sạch, và Ngài còn yêu cầu người được chữa lành đi trình diện tư tế để chứng nhận sự lành sạch của mình. Cũng thế, Đức Giê-su chứng tỏ Ngài có quyền giải thoát người ta khỏi tội lỗi, nhưng Ngài muốn chúng ta đến với bí tích hoà giải chẳng những để được tẩy sạch tội lỗi mà còn để phục hồi ý thức về sự thánh thiện qua thái độ thành thực sám hối ăn năn.

Mời Bạn: Để phòng tránh bệnh phong của linh hồn là mất đi sự nhạy cảm thiêng liêng trước tội lỗi đó, bạn hãy để Chúa Giê-su đụng đến bạn bằng Lời Hằng Sống của Ngài mà mỗi ngày bạn nghe, bạn suy niệm.

Chia sẻ: Có tình trạng mất ý thức về tội lỗi nơi con người ngày nay không? Mời bạn thảo luận về đề tài đó.

Sống Lời Chúa: Để ngăn chăn mọi mầm mống tội lỗi, mỗi tối dành ít phút xét mình dưới ánh sáng của Lời Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con không thể lành sạch nếu Chúa không chạnh lòng thương, đụng đến và chữa lành. Xin cho con luôn ý thức hơn trước những lỗi lầm con đã vấp ngã và sẵn sàng để Chúa giáo huấn bằng mọi biến cố đời con hầu con được thanh luyện và trở nên tốt hơn. Amen.





  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net