GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 056095608
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Những con cừu

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 26.09.2009    Tiêu đề: Những con cừu Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


NHỮNG CON TRỪU PANURGE
Bửu Đồng

Trên một chuyến hải hành, Panurge gặp Dindenault, một người buôn trừu, với cả đàn trừu trên tàu. Hai người có chuyện bất bình, tranh cãi nhau. Panurge rập tâm trả miếng và định cho Dindenault một bài học. Anh cố nài nỉ mua một con trừu và Dindenault thừa dịp yêu sách, kỳ kèo bán với giá thật đắt. Sau khi trả tiền, Panurge lựa một con trừu lớn, đẹp, có tiếng kêu to dội nhất, và có vẻ là con trừu đầu đàn. Anh ôm con trừu vào lòng, vỗ về. Nó kêu lên. Thình lình anh liệng nó xuống biền. Khi nghe thấy con trừu bị quăng xuống biển và kêu lên, cả bầy trừu tức thì cũng nhảy nhào theo xuống nước. Dindenault không cách gì ngăn chặn được.

*

Câu chuyện trên do nhà văn Pháp Francois Rabelais kể trong tác phẩm Pantagruel viết vào thế kỷ 16, đã nói lên bản tính ngây ngô cố hữu của loài trừu. Loài trừu có tính kết đoàn, thích hàng ngũ, khuôn phép, dễ dạy, và nhất là mù quáng làm theo. Trong bầy, khi một con, nhất là con đầu đàn, đi đứng thế nào thì những con khác cũng bắt chước. Người chăn trừu chỉ cần khuất phục, hướng dẫn con đầu đàn thì cả bầy sẽ “nhứt trí” hành động. Từ đó, thành ngữ “les moutons de Panurge” trở nên rất thông dụng trong ngôn ngữ của người Pháp: Tu fais comme les moutons de Panurge (anh hành động như những con trừu của chàng Panurge), sauter comme les moutons de Panurge (nhảy như đàn trừu của anh Panurge)... Thành ngữ này dùng để chỉ những người chỉ thích làm theo, bắt chước, tuân phục người khác mà không suy nghĩ gì cả. Những người này không có cá tính riêng, nhắm mắt hành động theo phong trào, đám đông, thời trang, theo luật đa số. Theo xác tín của họ, đa số là phải đúng, đa số đã nghĩ như vậy rồi thì không thể nào sai trái được, không cần phải suy nghĩ lại. Hoặc người lãnh đạo có rất nhiều tài năng, luôn luôn đúng vì nếu không giỏi, không đúng... sao được đặt để, cất nhắc, đề cử, bổ nhiệm, chỉ định, chọn bầu... ở vai trò lãnh đạo? Hoặc truyền thống đã có từ lâu, đời nọ qua đời kia, phải cố gắng gìn giữ, không bỏ được, cứ thế mà làm, bảo tồn để khỏi mất gốc!

Năm thế kỷ sau, nhân trí, sự hiểu biết của loài người, đã tiến bộ vượt bực bằng đôi hia vạn dặm. Thế nhưng, cái hiện tượng “những con trừu của Panurge” vẫn tiếp tục hiện diện trong mọi sinh hoạt của đời sống hằng ngày. Nhiều người đã không còn gọi hiện tượng đó là “những con trừu của Panurge” nữa mà gọi là “những con người của Panurge” (“humains de Panurge”, “human of Panurge”) vì nếu là những con trừu thì đâu có gì để nói. Loài trừu bản tính như vậy! Đây là những con người thật sự với “lý trí” được Thượng Đế ban cho nhưng mang “mặc cảm Panurge” (complexe de Panurge).

Trong nền kinh tế tiêu thụ, người sản xuất hàng hóa đã biết lợi dụng cái tâm lý “những con trừu Panurge” để quảng cáo sản phẩm của mình, với những hình ảnh thật hấp dẫn khiến cho người tiêu thụ khó khước từ vì sợ mang tiếng là... quê mùa: bạn phải mặc áo quần mode này, hiệu này, dùng thức ăn này, phải lái xe loại này, dùng kem phấn hiệu này, nghe nhạc điệu này... để được bàng nhân thiên hạ đánh giá cao, được xem là biết sống, thuộc thành phần high class (dù phải làm hai jobs và thường xuyên ăn mì gói ở nhà!). Những con trừu Panurge!

Trong sinh hoạt chính trị ở các nước dân chủ, các cơ quan truyền thông như truyền hình, truyền thanh, báo chí... đã suy nghĩ giúp bạn, chọn lựa giúp bạn trong các cuộc bầu cử. Không tin ư? Bạn nghĩ rằng bạn có quyền tự do lựa chọn ứng cử viên xứng đáng để bầu, nhưng thật sự bạn đã bị “hướng dẫn,” “lèo lái” bởi các quảng cáo thường xuyên (có trả tiền) và những quảng cáo này đã đi vào tiềm thức, chi phối quyết định của bạn. Trừ phi bạn nhắm mắt, bịt tai, không thấy, không nghe, không đọc các quảng cáo trong mùa bầu cử, nhưng điều đó thật khó xảy ra trong thế giới tin học ngày nay. Bởi đó, ở các nước tư bản hầu như các ứng cử viên đắc cử đều là những người có thật nhiều tiền để mua giờ quảng cáo trên các hệ thống truyền hình, truyền thanh, và báo chí. Những con trừu Panurge!

Ở các nước có truyền thống vâng phục quyền bính hay các chế độ chánh trị độc tài toàn trị, tình trạng mới thật thê thảm. Nhà nước độc quyền nắm giữ các phương tiện truyền thông. Cảnh sát công an canh gác các thùng phiếu để bảo vệ an ninh cho cử tri. Trước đó, các tổ dân phố có những buổi học tập giúp người dân tìm hiểu các ứng cử viên do đảng cầm quyền tổ chức, và người dân được “khuyên bảo” phải chọn ai và loại bỏ người nào khi vào thùng phiếu. Cái tâm lý an phận, cầu an, ai đắc cử thì cuộc sống của cá nhân mình vẫn không có gì thay đổi, cũng không khá hơn... đã giúp cho “những con trừu Panurge” tồn tại và bén rể. Cứ nhứt trí đi để được về sớm, nghỉ sớm, để ngày mai tiếp tục cuộc sống trần ai tay làm hàm nhai, lấy lao động làm vinh quang. Người cầm quyền thấu hiểu điều đó nên lúc nào cũng tìm cách “bồi dưỡng” để những con trừu đầu đàn luôn được mạnh khỏe hầu làm mồi nhử, dụ dỗ những con trừu khác. Bởi đó, tự do thay vì là quyền tự nhiên, đã trở thành ơn huệ ban phát, xin cho có điều kiện. Vì là ơn huệ, tự do có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, nếu người xin không “biết điều” với người cho. Nhiều người tưởng mình khôn ngoan, biết mềm dẽo, dùng nhu thắng cương, đã trở thành nhu nhược lúc nào không hay. Nhu nhược dẫn đưa con người tới tâm trạng sợ hãi, sợ mất những gì đang hưởng, đang có, đang được ban phát, rồi cầu an, rồi nhắm mắt biến thành... những con trừu Panurge!

Trong lãnh vực đức tin, tôn giáo, những con trừu Panurge mang lại những thảm trạng mà hậu quả tiêu cực đối với xã hội thật khó lường. Thảm trạng vì nó thể hiện sự cuồng tín không phù hợp với một đức tin chân chính, trưởng thành, vì nó nhơn danh Đấng Tối Cao để bịt miệng người khác, để không còn ai dám có ý kiến trái ngược, nói chi đến chống đối. Người lãnh đạo tinh thần, tâm linh tự đồng hóa mình với Thượng Đế và do đó, trái ý họ là phản nghịch với Đấng Tối Cao. Còn ai dám? Trong cuộc khủng bố bằng phi cơ ở thành phố New York ngày 11 tháng 9 năm 2001, những con trừu Panurge tuyệt đối nghĩ mình đã hy sinh cho Đấng Tối Cao, và tin rằng sau khi chết sẽ được lên Trời với phần thưởng “72 cô gái đồng trinh xinh dẹp” đang chờ sẵn. Con người vốn là tạo vật bất toàn, nếu được sinh ra, dạy dỗ, uốn nắn trong khuôn phép sợ hãi, sẽ mang mặc cảm phạm tội từ thuở bé thơ, rồi lớn lên trong xã hội trọng sợ quyền bính, dễ dàng trở thành những con trừu Panurge. Bởi thế, có người quan niệm để hiệp thông với giáo hội trong sứ mệnh truyền giáo, người tín hữu giáo dân phải có đức tin trưởng thành, không những phải ý thức rõ mà còn hoan hỉ chấp hành mệnh lệnh, không nên thắc mắc, đặt vấn đề đúng sai. Một định nghĩa về “trưởng thành” thật ngộ nghĩnh và rất... trưởng thành! Tuân phục, tuyệt đối tuân phục những “người tự nhận là đại diện Đấng Tối Cao ở trần thế,” cũng là tạo vật bất toàn như mình, để có cuộc sống tốt đẹp đời sau. Những con trừu Panurge!

Con người là con vật có lý trí, biết suy nghĩ. Điều đó quá hiển nhiên. Khi tạo dựng con người, Thượng Đế đã ban cho con người khả năng trổi vượt hơn mọi loài: suy nghĩ! Nhưng sử dụng khả năng này như thế nào lại hoàn toàn tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống, xưa cũng như nay, vẫn có nhiều người thích để cho người khác suy nghĩ thế mình, rồi nhất trí 100%. rồi nhận mệnh lệnh thi hành không thắc mắc. Thép đã tôi thế ấy! Bởi thế, đến thế kỷ 17, nhà toán học kiêm triết gia Pháp, René Descartes, đã phải lên tiếng xác định: Je pense donc je suis – Cogito Ergo Sum – Tôi suy nghĩ vậy thì tôi hiện hữu, tôi có mặt ở đời này với tư cách là một con người. Hơn thế nữa, tôi còn suy nghĩ thì tôi còn là con người tự do. Điều đó không làm hài lòng các người lãnh đạo, đời cũng như đạo, vì đa số họ luôn muốn người khác -- thần dân, nhân dân, giáo dân, người tiêu thụ -- nhắm mắt tuân phục, nghe theo. Ở bất cứ xã hội, tổ chức nào, ở đâu và thời nào, cũng có nhiều người vì quyền lợi riêng tư cá nhân, gia đình hay phe nhóm, luôn muốn sự nhứt trí từ người khác, muốn hướng dẫn, chăn dắt những con trừu Panurge thay vì lãnh đạo những con người tự do, trưởng thành, biết suy nghĩ.

Cuộc sống tiện nghi của xã hội tiêu thụ đã cống hiến những loại “thực phẩm ăn liền” (instant foods), cả về mặt vật chất lẫn tinh thần và tâm linh, khiến cho nhiều người ngày nay mất dần thói quen suy nghĩ trước khi hành động. Tư bản và các chủ nghĩa độc tài toàn trị tuy khác nhau về phương cách uốn nắn -- một đàng nhẹ nhàng, êm ái, dễ chịu, thoải mái, một đàng dùng bạo lực, đe dọa, đàn áp, khủng bố -- cũng đều nhằm tạo nên những con người càng ít chịu suy nghĩ càng tốt, nói khác, những con người Panurge vong thân, tha hóa...

Con người chỉ là một cây sậy. Cây sậy yếu nhất trong vũ trụ trời đất, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ (Pascal). Và qua hành động suy nghĩ, con người hiện hữu như một “linh ư vạn vật.” Ước gì mọi người trong cuộc sống luôn luôn suy nghĩ trước khi hành động, đừng mù quáng làm theo như những con trừu Panurge.

Sưu tầm
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net