GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055582932
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 29.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Chuyện phiếm thằng mõ tháng hoa.

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Phiếm luận - Phiếm đàm 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 23.04.2009    Tiêu đề: Chuyện phiếm thằng mõ tháng hoa. Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Chuyện phiếm thằng mõ

CHUỖI MÂN CÔI… SOS !

Trên chuyến xe khách đường dài, Mõ thấy một già nam cùng một trẻ nữ ngồi chung băng ghế, xe lăn bánh gần một tiếng đồng hồ rồi mà không ai nói chuyện với ai. Chị mở xâu hột đeo ở cổ tay, dùng 2 ngón cái và trỏ bấm từng hột, từng hột…
Xâu hột này bóng loáng, màu nu, hột tròn to bằng đầu ngón tay trỏ, trên dưới độ mươi hột.
Dường như hình ảnh này gây cho Bác già hiếu kỳ, Bác liếc mắt nhìn trân trân vào tay Chị lẩm nhẩm đếm xâu hột có bao nhiêu hột? hẳn là không nén nổi tò mò được nữa, Bác lên tiếng :
- Xin lỗi, Sư Cô trụ trì ở Chùa nào?
Chị không trả lời mà chỉ lắc lắc đầu.
Thế là Bác già tịt ngòi, thinh thít im luôn, nhắm mắt lại làm như ngủ…
Lát sau có tiếng nhà xe thông báo :
đến Chợ… có qúy khách nào xuống không? Có !
Bác già xuống xe.
Xe chạy tiếp, chính vì thắc mắc sao Chị này không trả lời Bác nọ, Mõ chuyển sang ngồi ghế của Bác già gợi chuyện.
- Xin lỗi Chị nhé, không phải tôi nhiều chuyện đâu, lúc nảy sao Chị không trả lời câu hỏi của Bác già?
Chị nghiêng người nhìn tôi với cặp mắt thiện cảm hỏi lại :
- Anh có đạo Công giáo phải không?
- Sao Chị biết?
- Tôi thấy trên cổ Anh có đeo Thánh giá.
- Chị nhạo tôi đeo Thánh giá bằng sợi dây ny lông phải không?
- Không dám, Anh có đạo thì tôi kể cho Anh biết. Tôi cũng theo đạo Công giáo, lúc nãy tôi đang đọc kinh Mân Côi, hơn nữa tôi là Nữ Tu không phải Sư Cô ở Chùa nào đâu.
- Chèn đét, chuỗi Mân Côi là xâu hột Chị đang cầm đó hả. Thế mà tôi không biết,

Mõ mượn xâu hột của Chị quan sát, Có 10 hột giống nhau rất láng và 1 hột có khắc hoa văn sờ sờ nó nhám. Mõ nói :
- Chị xem nè, tôi lần lần từng hột Chị coi có giống mấy Ông Đại Đức, Thượng Tọa niệm kinh không?
- À! à! rất giống.
- Bác già lúc nãy hiểu lầm Chị là Sư Cô, Ni Cô gì đó cũng phải thôi hé!

Xe về đến bến, mọi người xuống xe, Mõ và Chị chào nhau chia tay.

Mỗ cuốc bộ khoảng 3 cây số về nhà, vừa đi vừa suy nghĩ, ngày trước những anh lính có đạo thường hay dùng cái vòng đường kính nữa tấc bằng sắt xi trắng, chung quanh vòng có 10 cài u và một Thánh giá cao 1 phân. Các Anh dùng đọc kinh Mân Côi, rất tiện bỏ túi cũng như không gây phản ứng gì cho ai. Mõ cười một mình, hay! hay vì cái tiện lợi, nhỏ gọn dể cát, mất cũng ít xót, Hay! nhờ có cây Thánh gíá là chứng tá vật dụng của người đạo Công Giáo mà Mõ thường bắt gặp chính các Cha Tuyên Úy Quân Đội thời trước cũng đã dùng nó. Thế là “nó” có lịch sử đôi điều về bản thân của mình.

Công việc của Mõ 24 giờ là rong cùng khắp đầu làng xóm chợ, ai sai bảo, ai nhờ việc, Mõ đều vui vẻ đáp ứng, kể cả chẻ củi, gánh nứớc, giặt đồ… đôi khi người ta cho ăn bữa cơm, cho tí tiền. Có một lần được gia đình nọ mời dự tiệc cưới miễn phí, Mõ xấu hổ không có áo quần tươm tất nên giã bộ lăng xăng trong bữa tiệc như người giúp việc, Mõ được gặp từng khách mời. Ôi chu cha! có nhiều Bà ăn mặc sang trọng, ngực đeo tòn ten xâu hột óng ánh, bên dưới là một cây Thánh giá bằng vàng nạm nhiều hạt kim cương lấp lành. Mỗ thầm nghĩ; Quý Bà tuyên xưng đức tin, cao rao danh Chúa trước mặt thiên hạ, khâm phục! khâm phục sát đất! phải chăng đây là xâu chuổi Mân Côi? do Mõ đứng xa xa không dám lại gần kẻo Quý Bà cho là Mõ âm mưu cướp của. Mõ tự trách mình không thấy rõ xâu hột nầy có bao nhiêu hạt, nhưng Mõ nghe rõ mồn một tiếng xầm xì của các Bà ngồi những bàn bên cạnh rằng : Đồ cái thứ khoe của, loè loẹt, trơ trẻn… Mõ ngớ ra hiểu, xâu hột nầy là đồ trang sức chứ không phải là biểu tượng Chuổi Mân Côi, càng không phải tuyên xưng danh Chúa cả sáng !!! Ôi thôi!

Lần khác Mõ đi xem Lễ Mi-sa, vừa đến cổng Nhà thờ thì có mấy Anh Chị Giáo Lý Viên và Ca viên phân phát cho từng người một mảnh giấy con, Mõ cũng có và bỏ vào túi. Tan lễ ra ngoài, Bà Năm gọi :
- Mõ, lát nữa đến giúp bà nhé!
Mõ vâng dạ theo Bà Năm về nhà. Đến nhà Bà nói :
- Cháu giúp coi trong giấy này nói gì? (Bà không biết chữ)
Mõ cầm giấy, thấy trong giấy ghi như vầy : Chục thứ tư Năm Sự Thương.
Bà Năm hỏi :
- Vậy thế là sao?
Mõ không biết, bèn lấy mảnh giấy trong túi ra xem thấy ghi như vầy : Chục thứ nhất Năm Sự Vui.
Mõ nói:
- Thưa bà Năm, mảnh giấy của Bà ghi là Chục thứ tư Năm Sự Thương, còn mảnh giấy của con ghi là Chục thứ nhất Năm Sự Vui.
Bà Năm hỏi :
- Cháu có hiểu gì không?
Mõ nói :
- Thưa Bà, Cháu không hiểu.
Bà Năm nói :
- Ngày mai đi lễ cháu hỏi lại cho rõ nhen.
- Dạ. Bà Năm còn gì làm, con làm luôn?

Bà trao cho Mõ xâu chuổi Mân Côi 50 hạt, nói :
- Cháu xem chuổi này đứt ra làm hai, cháu nối lại dùm.
Tay cầm tràng hạt, Mõ rất kinh ngạc, tràng hạt này có thể đã được giữ hơn năm mươi năm rồi, vì hạt trơn và bóng láng, ít ra Bà đã dùng nó lần hạt kinh Mân Côi, chỉ cần mỗi ngày đọc một lần, một năm 365 lần mà 50 năm, ắt đã có 18.000 lần lần hạt, đến nổi những móc xích từ hạt này với hạt khác bằng bạc bị ốc xi hóa bởi mồ hôi tay mà đứt ra. Mõ không có cái kềm, Mõ dùng răng cắn những mắt nào hở ra cho khép lại, mất thời gian khá lâu, nhưng vui mừng thấy, và được cầm trong tay một tràng hạt đúng với tổ tiên của nó do chính Đức Mẹ truyền lại. Xong việc Mõ trao chuổi lại cho Bà ra về.

Hôm sau đi lễ, đầu tiên Mõ chỉ dám hỏi với những giáo dân về ý nghĩa của tờ giấy phát cho mỗi người ngày hôm qua. Mõ đã hỏi 5 người, cả 5 đều không biết, Mõ đánh bạo đón Thầy Chủng sinh giúp xứ xin Thầy giải thích. Thầy nói :
- Đây là phương thế nhẹ nhàng tạo cho tất cả giáo hữu làm việc đạo đức cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, mỗi người chỉ phải đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh. Năm người đọc gộp lại sẽ thành được 1 chuổi Mân Côi năm mươi kinh.
Mõ ba chân bốn cẳng chạy tìm Bà Năm chuyển lại ý nghĩa của tờ giấy nọ cho Bà hiểu.

Việc này làm Mõ suy nghĩ mãi mà không dám lên tiếng với ai, cho dầu có nói ra thì e rằng cũng không ai chấp nhận lại cho Mõ là khùng điên?
Mỗ lo ngại giáo xứ căn cứ con số giấy đã phát ra, rồi lập thống kê báo cáo đã cầu nguyện kinh Mân Côi được …. chuổi, về Tòa Giám Mục, Toà Giám Mục đúc kết con số của các Giáo xứ gởi Hội Đồng Giám Mục. Hội Đồng Giám Mục trình về Tòa Thánh Vatican, nơi đây tích lũy những việc làm đạo đức của các Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, Đức Thánh Cha sẽ dùng đó mà ban ơn Toàn Xá. Nói theo kiểu dân gian thì trường hợp này sẽ bị “lạm phát” mất, vì con số báo cáo công đức không cụ thể? Do có rất nhiều giáo hữu không hiểu nên không đọc kinh.

Mõ càng bức xúc hơn về từ “thay thế”. Thông thường muốn được vay tiền thì bên vay phải “thế chấp” cái gì đó tương đương giá trị với số tiền vay, nộp bên cho vay làm bằng. Theo đó, việc cầu nguyện bằng cách đọc kinh Mân Côi gồm kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh hôm nay chính là sự “thay thế” cho 150 câu Thánh Vịnh của thời xưa mà ít người thuộc lòng bằng 150 kinh Kính Mừng. Như vậy, khi lần hạt kinh Mân Côi chẻ ra phân phối người nấy một ít, người kia một ít thì có còn là sự tương tác với “Thánh Vịnh” không? Hơn nữa, hiện các Thánh Đường vẫn còn trưng báy hình ảnh Đức Mẹ trao tràng hạt Mân Côi cho Thánh Martino… cũng như tại Lộ Đức , Đức Mẹ Vô Nhiễm hiện ra với cô bé Bernadette : Mẹ đang lần hạt và tại Fatima Đức Mẹ cầm trên tay xâu chuổi Mân Côi, nhằm cho mọi người suy niệm,
Mõ nghĩ lại xâu chuổi của Bà Năm nếu bứt ra từ chục hạt thì chia được cho 5 giáo dân thích nghi biết chừng nào ??? !!!
Mà như không có tràng 10 hạt, thì cứ dùng mấy lóng ngón tay mà đếm, có luật nào cấm đâu !!!

Mõ lại không khỏi không lo lắng, cái kiểu này, vào thời điểm nào đó của thế hệ mai sau sẽ không còn ai biết hình dáng của “xâu chuổi Mân Côi” ra sao nữa, S. O. S. !!! lại cho rằng ảnh vẽ tràng hạt Mân Côi mà Đức Mẹ trao ban là do họa sĩ vẽ sai ? !!! S. O. S. !!!

thằng mõ


Lời dẫn :

Trên đây là chuyện phiếm thằng mõ, chỉ cái tên tác giả và không viết “hoa” thôi, đã cho ta một cái gì đó chua xót. Thiếu gì tên đẹp không chọn, lại lấy cái tên ám chỉ tương quan với Thằng Mõ ngày xưa thuộc giới hạ đẳng, cùn đinh, rốt đáy xã hội.
Chuyện phiếm luôn luôn gắn liền với “trà dư tửu hậu”, hết chuyện trên trời dưới biển, những chuyện tưởng chừng không ai biết trong thâm cung bí sử, đến chuyện bâng quơ, chuyện dèm xiểm, chuyện xách khóe, chuyện móc lò, chuyện châm biếm trộn theo một chút tiếu lâm, nhưng không bao giờ đi quá giới hạn của đạo đức cho phép, cho thấy đương sự có nhiều kỷ năng, câu chuyện nhiều kịch tính góp phần không ít cải thiện con người.
Để rỏ hơn về “chuyện phiếm Xâu Chuỗi Mân Côi… SOS này, tôi xin trích một ít tài liệu về “CHUỖI MÂN CÔI" dưới đây :



Lịch sử kinh mân côi

Tràng hạt mân côi phiên dịch từ chữ latinh rosarium, có nghĩa là vườn hoa hồng. Đây là những kinh Kính Mừng liên tiếp như vòng hoa hồng dâng kính Mẹ Maria. Theo truyền thống chuỗi Kinh Mân Côi gồm 150 kinh Kính Mừng chia thành 15 chục suy niệm về các mầu nhiệm ghi lại trong Kinh Thánh và Thánh Truyền, gồm 5 mầu nhiệm Vui,Thương, và Mừng. Mỗi chục khởi đầu bằng kinh Lạy Cha và kết thúc bằng kinh Sáng Danh. Tràng chuỗi Mân Côi là ba tràng chuỗi 50.
Người ta thường nói thánh Đa Minh (1170-1221) sáng lập dòng Đa Minh là người nghĩ ra kinh Mân Côi. Thật ra việc lần chuỗi Mân Côi có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của giáo hội, các vị ẩn tu, đặc biệt những vị trong vùng sa mạc Ai Cập, có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh. Những kinh họ quen đếm là kinh Lạy Cha. Tùy lòng sốt sắng, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày và bỏ vào trong chiếc mũ lúp đeo lòng thòng sau lưng đủ số hạt cây hay hòn sỏi. Sau mỗi kinh Lạy Cha, họ cho tay vào túi mũ lúp lấy ra hạt cây hay một hạt sỏi bỏ đi.
Qua thời trung cổ, trong nhiều tu viện, nhất là ở Ái Nhĩ Lan, các tu sỹ có thói quen đọc 150 Thánh Vịnh vua David mỗi ngày trong giờ kinh phụng vụ. Nhưng có nhiều Thầy không biết đọc biết viết tiếng Latinh lại càng mù tịt. Họ vẫn tham gia giờ kinh phụng vụ, nhưng chỉ đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, các Thầy dòng dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây. Thánh Bênađô dùng cỗ tràng hạt bằng dây đó cho các Thầy Trợ sỹ tu viện Clairveaux do ngài thành lập, năm 1115. Họ gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha.
Thế kỷ xii là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các Thầy đọc 150 kinh Kính Mừng thay vì 150 kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh này là đọc "Sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ.


(Bài còn dài, sẽ tiếp nối lần sau, xin tạm ngưng ở đây).

Đặng Ngọc Ẳn


Được sửa chữa bởi dangngocan ngày 28.09.2014, sửa lần 1
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 24.04.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


(Ảnh Thánh Đa-Minh)
Thế kỷ xii là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các Thầy đọc 150 Kinh Kính Mừng thay vì 150 Kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh này là đọc "Sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ”.
Đầu thế kỷ xiii, Thánh Đa-minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens.
Theo tục truyền, năm 1213, gần Toulouse miền nam Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa minh dạy phải dùng hai phương tiện luân chuyển : giảng dạy và cầu nguyện đặc biệt là cầu Kinh Mân Côi.
Thực ra, kinh mân côi chỉ là phần đầu "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ và Con lòng bà gồm phúc lạ", lấy từ sự kiện Tổng lãnh thiên thần Gabriel truyển tin cho Đức Mẹ và bà Elisabeth chúc mừng Mẹ trong cuộc thăm viếng như tường thuật trong phúc âm. Phần tên Chúa Giêsu trước "Con lòng Bà gồm phúc lạ" là phần hai Kinh Kính Mừng là "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen", được thêm vào khoảng 1493.
Lúc đầu chuỗi kinh Kính Mừng không gồm việc suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Khoảng từ 1410 đến 1439, một Thầy Dòng Carthusian tên Dominique ở Gologne, bên Đức, đề nghị tín hữu hãy đọc Thánh vịnh Đức Mẹ theo một hình thức mới. Chỉ có 50 kinh kính mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn phúc âm.
Ý tưởng này của Thầy là thành công lớn và những sách Thánh vịnh Đức Mẹ theo hình thức này được tăng lên trong thế kỷ 15. Các đoạn phúc âm dùng suy niệm trước mỗi kinh Kính Mừng rất nhiều có lúc lên đến khoảng 300 chỗ, tùy theo vùng và sự sốt sắng của người tín hữu.
Chân phước Alain de la Roche (1428-1478) dòng Đa-minh có công lớn trong việc cổ võ Thánh vịnh Đức Mẹ mà lúc này được bắt đầu gọi "Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria" nhờ sự giảng dạy của Ngài và các Hội Viên Mân Côi do Ngài thành lập.
Năm 1521 cha Alberto da Castello cũng dòng Đa-minh đã đơn giản đơn hóa Kinh Mân Côi bằng cách chọn ra 15 đoạn phúc âm để suy niệm. Đến thời Đức Pio v (1566-1572) vốn là một giáo sỹ Đa-minh, ấn định hình thức chuỗi kinh mân côì như hiện nay qua sắc chỉ "Consueverunt Romani Pontifices" vào năm 1569. Chính Đức Pio v cũng khuyến khích và phát động việc lần chuỗi mân côi vào năm 1572 để đặc biệt cám ơn Mẹ Maria vì đã giúp đạo quân Thập Tự chiến thắng quân Hồi giáo xâm lăng trong trận chiến Lepanto vào 7-1571. Ngài thiết lập trong lịch phụng vụ lễ Đức mẹ chiến thắng vào 7-10-1573, sau này Đức Grégoire xiii đổi lại tên lễ Đức Mẹ Mân Côi mà giáo hội vẫn giữ cho đến nay.
(Ä‘mhcg 196,11-2002)

(Bài còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 06.05.2009    Tiêu đề: re: Chuyện phiếm thằng mõ tháng hoa. Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.10.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chào Tringu,
Thời gian qua Diễn Đàn thiết kế thêm trang có tên là "Phiếm luận - Phiếm đàm" bài viết về "Phiếm" ở các trang được gở xuống tập trung vào trang mới, vì vậy bạn đọc không tìm thấy.
Nay việc đã ổn định, mời Tringu và quý Bạn đọc tiếp tục tham khảo.-
Kính,

Lịch sử kinh mân côi
Tràng hạt mân côi phiên dịch từ chữ latinh rosarium, có nghĩa là vườn hoa hồng. Đây là những kinh kính mừng liên tiếp như vòng hoa hồng dâng kính mẹ maria. Theo truyền thống chuỗi kinh mân côi gồm 150 kinh kính mừng chia thành 15 chục suy niệm về các mầu nhiệm ghi lại trong kinh thánh và thánh truyền, gồm 5 mầu nhiệm vui, thương, và mừng. Mỗi chục khởi đầu bằng kinh lạy cha và kết thúc bằng kinh sáng danh. Tràng chuỗi mân côi là ba tràng chuỗi 50.
Người ta thường nói thánh đa minh (1170-1221) sáng lập dòng đa minh là người nghĩ ra kinh mân côi. Thật ra việc lần chuỗi mân côi có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của giáo hội, các vị ẩn tu, đặc biệt những vị trong vùng sa mạc ai cập, có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh. Những kinh họ quen đếm là kinh lạy cha. Tùy lòng sốt sắng, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày và bỏ vào trong chiếc mũ lúp đeo lòng thòng sau lưng đủ số hạt cây hay hòn sỏi. Sau mỗi kinh lạy cha, họ cho tay vào túi mũ lúp lấy ra hạt cây hay một hạt sỏi bỏ đi.
Qua thời trung cổ, trong nhiều tu viện, nhất là ở ái nhĩ lan, các tu sỹ có thói quen đọc 150 thánh vịnh vua david mỗi ngày trong giờ kinh phụng vụ. Nhưng có nhiều thầy không biết đọc biết viết tiếng latinh lại càng mù tịt. Họ vẫn tham gia giờ kinh phụng vụ, nhưng chỉ đọc 150 kinh lạy cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, các thầy dòng dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây. Thánh bênađô dùng cỗ tràng hạt bằng dây đó cho các thầy trợ sỹ tu viện clairveaux do ngài thành lập, năm 1115. Họ gọi đây là tràng hạt kinh lạy cha.
Thế kỷ xii là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các Thầy đọc 150 Kinh Kính Mừng thay vì 150 Kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh này là đọc "Sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ.
Đầu thế kỷ xiii, Thánh Đa-minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens.
Theo tục truyền, năm 1213, gần Toulouse miền nam Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa minh dạy phải dùng hai phương tiện luân chuyển : giảng dạy và cầu nguyện đặc biệt là cầu Kinh Mân Côi.
Thực ra, kinh mân côi chỉ là phần đầu "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ và Con lòng bà gồm phúc lạ", lấy từ sự kiện Tổng lãnh thiên thần Gabriel truyển tin cho Đức Mẹ và bà Elisabeth chúc mừng mẹ trong cuộc thăm viếng như tường thuật trong phúc âm. Phần tên chúa giêsu trước "con lòng bà gồm phúc lạ" là phần hai kinh kính mừng là "thánh maria đức mẹ chúa trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen", được thêm vào khoảng 1493.
Lúc đầu chuỗi kinh kính mừng không gồm việc suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời chúa giêsu. Khoảng từ 1410 đến 1439, một thầy dòng carthusian tên dominique ở gologne, bên đức, đề nghị tín hữu hãy đọc thánh vịnh đức mẹ theo một hình thức mới. Chỉ có 50 kinh kính mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn phúc âm.
Ý tưởng này của thầy là thành công lớn và những sách thánh vịnh đức mẹ theo hình thức này được tăng lên trong thế kỷ 15. Các đoạn phúc âm dùng suy niệm trước mỗi kinh kính mừng rất nhiều có lúc lên đến khoảng 300 chỗ, tùy theo vùng và sự sốt sắng của người tín hữu.
Chân phước alain de la roche (1428-1478) dòng đa minh có công lớn trong việc cổ võ thánh vịnh đức mẹ mà lúc này được bắt đầu gọi "kinh mân côi của đức trinh nữ maria" nhờ sự giảng dạy của ngài và các hội viên mân côi do ngài thành lập.
Năm 1521 cha alberto da castello cũng dòng đa minh đã đơn giản đơn hóa kinh mân côi bằng cách chọn ra 15 đoạn phúc âm để suy niệm. Đến thời đtc pio v (1566-1572) vốn là một giáo sỹ đa minh, ấn định hình thức chuỗi kinh mân côì như hiện nay qua sắc chỉ "consueverunt romani pontifices" vào năm 1569. Chính đức pio v cũng khuyến khích và phát động việc lần chuỗi mân côi vào năm 1572 để đặc biệt cám ơn mẹ maria vì đã giúp đạo quân thập tự chiến thắng quân hồi giáo xâm lăng trong trận chiến lepanto vào 7-1571. Ngài thiết lập trong lịch phụng vụ lễ đức mẹ chiến thắng vào 7-10-1573, sau này đức grégoire xiii đổi lại tên lễ đức mẹ mân côi mà giáo hội vẫn giữ cho đến nay. (đmhcg 196,11-2002)
Kinh mân côi xưa và nay
________________________________________Kinh mân côi trong lịch sử

vào buổi chiều ảm đạm, thánh đaminh buồn rầu đi vào một thánh đường để cầu nguyện. Lời kinh của đaminh có vẻ trách móc, vì bao công lao giảng thuyết không làm cho ngườ nào trở lại hết! Giữa lúc buồn bã và thất vọng như vậy, thì mẹ maria hiện ra, tay bồng chúa giêsu, và trao tràng hạt mân côi cho đaminh, với lời hứa là tràng chuỗi này sẽ trở nên khí giới hữu hiệu để dẹp tan lạc giáo albigense.
Có lẽ quí vị đã nghe thuật câu chuyện ấy nhiều lần rồi, và không thấy nghi vấn gì đặt ra! Nhưng không hiểu quí vị có thắc mắc gì khi thấy trong một vài bức tranh diễn tả giây phút "lịch sử" ấy người ta đặt thêm thánh nữ catarina siena, một người ra đời sau thánh đaminh gần 200 năm (1170-1347)? Và không hiểu quí vị có lần nào thắc mắc vì thấy anh em phật tử cũng "lần chuỗi". Họ bắt chước mình? Hay mình bắt chước họ? Hay đã có ơn trên nào soi sáng cho họ?

Viết lại lịch sử kinh mân côi, chúng tôi không nhằm thỏa mãn óc tò mò cho bằng làm sống lại tâm tình hiếu thảo của người kitô giáo đới với mẹ thiên chúa. Thực vậy, như quí vị sẽ thấy, kinh mân côi không phải là một "của trời rơi" đã hoàn tất, nhưng đã được kiện toàn lần lần, như em bé từ khi bặp bẹ biết nói: "má - má..." cho đến lúc diễn tả nên lời: "má ơi, con thương má lắm".
Một trong những hình thức người kitô giáo tỏ lòng ngưỡng mộ với mẹ maria là lặp lại lời chúc tụng trước là của sứ thần gabriel, sau là của bà ysave. Tục lệ ấy xem ra đã có từ lâu đời, vì đã được du nhập vào phụng vụ từ thế kỷ 6, như chúng ta còn thấy ở ca dâng lễ chủ nhật thứ iv mùa vọng.

Nhưng cho đến thế kỷ 14, kinh "kính mừng maria" kết thúc với lời chúc của bà ysave "qủa phúc của lòng bà gồm phúc lạ (benedictus fructus ventris tui) không có danh thánh giêsu. Đến cuối thế kỷ 14, người ta mới thêm danh "giêsu" vào. Như thế, chúng ta thấy kinh kính mừng lúc ra đời chỉ dài bằng nửa kinh chúng ta đọc ngày nay!

Kinh mân côi ra đời lúc nào? Thực là khó trả lời, bởi vì nó trải qua rất nhiều chặng trước khi tiến tới hình thức hiện tại. Nhưng chặng chính có thể tóm lại như sau:

kinh mân côi gắn liền với tràng chuỗi. Nhiều tôn giáo đã dùng tràng chuỗi với một mục đích hoàn toàn thực tiễn, nghĩa là để đếm nhẩm, cũng như thời đại kỹ thuật ngày nay dùng máy tính vậy! Nguồn gốc kinh mân côi như thế này: vào quãng thế kỷ thứ 11, một số giáo dân sống gần các dan viện muốn tham dự kinh nguyện với các đan sĩ, nhưng khổ nỗi là họ không biết latinh. Vì vậy, để thay thế 150 thánh vịnh - nòng cốt của kinh nhật tụng - các giáo dân đọc 150 kinh lạy cha. Lần lần những tín hữu có lòng sùng kính mẹ maria cũng áp dụng thói thục ấy bằng cách thay kinh lạy cha bằng kinh kính mừng. Xin nhắc lại là vào thời nay (thế kỷ 11-12), kinh kính mừng kết thúc với lời của bà ysave "benedictus fructus ventris tui".
Không nói quí vị cũng đoán dược, nếu đọc liền 150 kinh một lúc thì thấy mau mỏi và chán. Vì vậy mà ở nhiều nơi người ta chia ra từng phần: lúc đầu 3 phần 50 kinh; sau đó 15 phần 10 kinh, với một kinh lạy cha ở đầu mỗi chục. Còn kinh sáng danh chỉ được thêm vào hồi đầu thế kỷ 17 (năm 1613). Cũng vào thế kỷ 16 hay 17, kinh kính mừng mới được thêm phần thứ hai: "thánh maria, đức mẹ chúa trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử"
Cho đến nay, ta chỉ mới thấy kinh mân côi là một kinh lặp đi lặp lại các lời chào kính mẹ maria. Đối với tâm tình một người con thảo, hay đối với một người đã biết yêu là gì, thì việc lặp đi lặp lại những lời chúc khen như vậy không bao giờ nhàm chán! Tuy nhiên, con tim không luôn luôn ở một nhiệt độ bất biến! Đàng khác, đời sống đạo không phải chỉ thuần túy tâm tình hay thuần túy lý luận, nhưng phải biết dung hòa cả hai phương diện. Vì vậy mà bên cạnh việc lặp đi lặp lại các lời chúc khen mẹ maria, lần lần được gắn liền một nội dung đạo lý với mục tiêu huấn giáo. Các sử gia cho rằng thánh đaminh, hoặc những tu sĩ đầu tiên của dòng tỉ như thánh phêrô verona, đã góp phần không nhỏ trong kế hoạch đó. Nói khác đi, bên cạnh việc lặp đi lặp lại kinh kính mừng, họ thêm vào việc suy ngắm các mầu nhiệm cứu chuộc nữa. Việc xen lẫn các mầu nhiệm được thực hiện bằng hai cách chính như sau:

- hoặc sau danh thánh "giêsu", người ta thêm một đoạn kinh thánh, hoặc một tước hiệu của ngài. Thí dụ: giêsu đấng cứu thế; giêsu con đavid, giêsu đấng đã chết trên thập giá. Vào thế kỷ 15, người ta đếm được gần 300 các danh hiệu được thêm như vậy.

- hoặc là nhắc nhớ một mầu nhiệm ở đầu mỗi .... Vị 50 hay 10 kinh. Cũng có thể là người ta đọc một kinh kính mừng sau khi nhắc nhớ một mầu nhiệm, tỉ như cách ngắm 7 sự đau đớn đức bà, lưu hành ở vài họ đạo việt nam.

Nên biết rằng việc suy gẫm các mầu nhiệm đau thương thực hiện muộn hơn. Lúc đầu khi đọc kinh kính mừng, người ta nghĩ trước tiên đến các niềm vui của mẹ maria: "hãy vui lên, maria. Thiên chúa ở cùng mẹ!" các niềm vui ấy được lấy từ các lễ kính chúa và mẹ: truyền tin, giáng sinh, phục sinh, thăng thiên, mông triệu. Việc suy niệm các mầu nhiệm đau thương được phát triển cùng lúc với sự phát triển lòng sùng kính cuộc tử nạn của chúa cứu thế.

Kinh mân côi theo hình thức chúng ta đọc hiện nay có thể nói được là do tu sĩ alano de la roche (1428-1478) dòng đaminh, xác định. Cha alano chia tràng chuỗi kính đức mẹ thành 3 chu kỷ đều nhau, mỗi chu kỷ dành cho việc suy niệm các mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và vinh hiển của đức kitô và mẹ maria. Chúng ta thấy có sự tiến triển đáng kể của kinh mân côi: từ một chuỗi kinh tán dương đức mẹ, nó lồng thêm việc suy niệm ác mầu nhiệm cứu chuộc do đức kitô thực hiện với sự hợp tác của mẹ maria. Việc phổ biến hình thức đọc kinh mân côi được bành trướng nhờ các hội đoàn mân côi do chính cha alano lập ở douai (bắc pháp) năm 1470, và
cha jacopo sprenger, cũng dòng đaminh, lập ở colonia (đức) năm 1474.

Với đức thánh cha piô v, người cải tổ các sách phụng vụ theo lệnh của công đồng tridentinô, kinh mân côi mang một hình thức cố định. Thực vậy, trong thông điệp "consueverunt romani pontifices" (17/9/1569), đức piô v đã cố định những thành phần cốt yếu của kinh ấy, tức là: 150 kinh kính mừng chia ra 15 chục; mỗi chục suy ngắm một mầu nhiệm của cuộc đời đức kitô; trước mỗi chục kinh kính mừng, thêm kinh lạy cha. Sau cùng, vào năm 1613, người ta thêm vào cuối mỗi chục một kinh sáng danh.
Kinh mân côi ngày nay

phải chăng thánh đaminh đã là người sáng lập kinh mân côi? Các sử gia ngày nay cho rằng danh dự gắn cho thánh đaminh đúng ra là một sự tưởng thưởng tập thể cho các con cái dòng ấy vì đã cổ động việc đọc kinh mân côi, nhất là kể từ cha alano de la roche. Nhưng kinh mân côi không phải do một cá nhân sáng lập ra, cũng như nó không thành hình một sáng một chiều, hoặc được ban từ trời với một hình thức bất di bất dịch!

Những nhận xét về lịch sử có những hậu quả mục vụ quan trọng cho hiện tại và tương lai.

Chúng tôi không muốn nhắc lại ở đây bao nhiêu lời ca ngợi, khuyến khích đọc kinh mân côi từ phía các đức thánh cha suốt 5 thế kỷ nay, nhất là trong thời đại chúng ta, thêm vào nhũng lời nhắn nhủ của chính mẹ maria tại lourdes và fatima.
Điều chúng tôi muốn quí vị lưu ý là tính cách linh động của kinh mân côi. Việc đọc kinh mân côi không giới hạn vào việc lặp đi lặp lại 150 kinh kính mừng cách máy móc, như đọc thần chủ! Kinh mân côi chỉ có ý nghĩa sùng kính khi nó đi kèm với tinh thần thảo hiếu của người con hướng về người mẹ với lòng thán phục biết ơn, và nhất là khi kèm theo việc suy gẫm các mầu nhiệm cứu chuộc mà mẹ maria đã tham gia với đức kitô.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều sáng kiến để giúp các tín hữu đọc kinh mân côi cách có ý thức hơn, bằng việc cung cấp thêm nhiều chất liệu cho việc suy niệm. Thí dụ:

giữ 15 mầu nhiệm như hiện nay, nhưng ở phần xướng mỗi mầu nhiệm, sẽ đọc một đoạn văn dài hơn, trích từ phúc âm, hoặc một tư tưởng thiêng liêng nào đó.

Thay đổi các đề tài mầu nhiệm, bớt đi những đề tài gần như trùng nhập (thí dụ mầu nhiệm 1-3 mùa thương; mầu nhiệm 1-5 mùa mừng), để thêm vào đó các mầu nhiệm khác: thí dụ chúa giêsu thành lập bí tích thánh thể trong mùa thương và mầu nhiệm cánh chung trong mùa mừng.

Không giới hạn vào số 15 hiện tại, nhưng tăng thêm số để có thể bao trùm tất cả cuộc đời chúa cứu thế. Như vậy tránh khỏi lặp lại trong vòng một tuần lễ. Dĩ nhiên, đề nghị này xem ra quá táo bạo!

Trở lại với hình thức cổ truyền của kinh mân côi, nghĩ là sau danh thánh giêsu ("và giêsu, con lòng bà gồm phúc lạ"), thêm vào một lời tuyên xưng, tỉ như: giêsu, đấng muôn dân đợi trông; con thiên chúa, hòab bình của nhân loại; giêsu, đấng trở nên khó nghèo vì chúng tôi...

Ngoài ra, có những nơi chủ trương quý phẩm hơn lượng: thà đọc ít mà đọc sốt sắng còn hơn đọc nhiều mà đọc hấp tấp. Vì vậy, mỗi ngày chỉ đọc một chục kinh. Nhưng mỗi lần đọc kinh mân côi là một lần cử hành lời chúa: với việc đọc sách thánh, giảng huấn, suy niệm, lời nguyện giáo dân. Kinh mân côi phải là dịp để tín hữu đào sâu thêm kinh thánh và đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày.
Trước khi kết luận bài này, thiết tưởng cũng nên đề cập qua đến những hiệp hội được lập để cổ động việc đọc kinh mân côi, nhờ đó tạo ra những mối dây liên kết vô hình trong dân chúa.

Hội mân côi do cha alano de la roche lập từ năm 1470. Mỗi hội viên hứa đọc một tràng chuỗi (15 mầu nhiệm) hằng tuần.

Hội mân côi vĩnh viễn, do cha timoteo de ricci lập từ năm 1630. Mỗi hội viên tình nguyện mỗi tháng đọc 1 tràng vào một "giờ trực". Ban giám đốc sẽ liệu phân phối các "giờ trực" ấy sao cho ngày đêm lúc nào cũng có người "canh gác" đọc kinh!

Hội mân côi sống do bà pauline jaricot lập năm 1820. Hội được tổ chức thành các tiểu tổ, mỗi tiểu tổ gồm 15 người, và mỗi người tình nguyện mỗi ngày đọc 1 chục kinh kính mừng và suy gẫm một mầu nhiệm. Từ hội mân côi sống, nhiều hiệp hội tương tự cũng được khai sinh, như là:

- hội mân côi sống dành cho thiếu nhi.
- hội mân côi (equipes du rosaire), ngoài việc bảo đảm sự liên tục tràng chuỗi mỗi ngày, họ còn tụ họp nhau hàng tháng trong giờ cầu nguyện và cử hành lời chúa, trong đó họ sẽ tìm hiểu, suy niệm lời chúa và không quên mời gọi các bạn bè, bà con, láng giềng, kể cả người vô thần, để đối thoại về đức tin và tôn giáo.

Qua những giòng trên, hy vọng quí vị có thể đoán ra tại sao các đức thánh cha trong những thế kỷ gần đây đã không nhừng cổ động việc đọc kinh mân côi. Chúng ta đừng bao giờ coi các việc đạo đức như món hàng bày ra giữa chợ để cạnh tranh nhau, nhất là bảng quảng cáo! Thực là buồn khi có người đem đối chọi một hình thức đạo đức này với hình thức khác: đức bà lourdes, đức bà fatima, đức bà carmelô, đức bà hằng cứu giúp, v.v....mà quên rằng tất cả các danh hiệu ấy chung quy đều hướng về một chủ thể: maria, mẹ thiên chúa, mẹ giáo hội.

Như vậy khi khuyến khích chúng ta đọc kinh mân côi có lẽ các vị chủ chăn giáo hội và chính mẹ maria không nhằm gì khác hơn

là khuyên chúng ta: "hãy sống trọn ơn gọi của người tín hữu kitô giáo, trong tin yêu, trong ca ngợi biết ơn, và trong chia sẻ những vui thương của đức kitô và của nhiệm thể người!"

(Còn tiếp xin đón xem)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net