GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055709827
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 04.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Không chắc anh đồng tình, nh­ưng mong anh đồng cảm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 14.09.2009    Tiêu đề: Không chắc anh đồng tình, nh­ưng mong anh đồng c Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MẸ GIÁO HỘI: TỰ HÀO VÀ XÓT XA
Trần Duy Nhiên
Anh,

Bài này là dành cho nhiều độc giả, nhưng tôi muốn viết dưới hình thức một bức thư gởi cho anh, bởi lẽ những gì tôi nói ra đây là lời của một người bạn nói với một người bạn, theo nỗi ưu tư của riêng mình, chứ không đại diện cho bất cứ một ai và cũng không phản ảnh cho đa số của một giới nào...

Nhưng bức thư này không phải là thư thăm hỏi bình thường như tôi vẫn viết cho anh, mà là một lời tâm sự khi bước vào tuổi 60.

60 tuổi đời... Tôi nghĩ đã đến lúc nhìn lại những gì tôi nhận được từ cuộc sống này. Hay nói cách khác, tôi muốn nghĩ đến Mẹ Giáo Hội của tôi, vì cuộc đời tôi có được như ngày hôm nay một phần lớn là thông qua người Mẹ đó.

Là người con bước vào giai đoạn cuối đời, tôi muốn dâng Mẹ Giáo Hội những lời cảm mến kèm với nhiều nỗi xót xa...

Tôi là người Công giáo. Tôi tự hào tuyên xưng điều đó. Tôi xót xa tuyên xưng điều đó. Tôi là con của Giáo Hội từ những ngày đầu tiên khi mới chào đời. Tôi không chọn lựa làm người Công giáo, cũng như không chọn lựa làm người Việt Nam. Mẹ Giáo Hội đón nhận tôi vô điều kiện như Mẹ Việt Nam. Lớn lên, tôi đọc lại lịch sử Giáo Hội và biết được những ngày đen tối bách hại suốt thế kỷ này sang thế kỷ kia của các Kitô hữu tiên khởi, để rồi qua hai ngàn năm, Giáo Hội cắm được thánh giá khắp nơi trên địa cầu. Tôi khâm phục những vị truyền giáo bỏ quê hương xứ sở mình để ra đi, như Abraham, ‘ra đi mà không biết đi về đâu,’ để đem Tin Mừng đến cho mọi dân tộc, và nhờ đó, tôi được biết Chúa Kitô. Không thiếu gì những vị đã hy sinh mạng sống để loan tin mừng cứu độ của Thầy Chí Thánh. Nhưng các chuyện ấy, đối với bản thân tôi, cũng chỉ là những chuyện cổ tích thật hay mà không gần gũi mình nhiều. Những gì Mẹ Giáo Hội đem đến cho tôi thật là cụ thể. Khi còn là một cậu bé con chưa kịp hiểu rằng mình là một người ra đời dưới một ngôi sao xấu, ‘bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,’ thì Giáo Hội đã nuôi dưỡng tôi qua các dì phước Nữ Tử Bác Ái và các linh mục dòng thánh Vinh-Sơn Phao-lô, những người Pháp đã rời xa quê hương mình để đi nuôi những đứa con rơi bản địa. Tình yêu của Thiên Chúa mà Giáo Hội chuyển đến cho tôi đã thông qua những bàn tay cụ thể của con người, những người con ưu tú của Giáo Hội, những người không muốn biết gì ngoài một Đức Kitô chịu đóng đinh thập giá để giải thoát cho từng người bằng cách dạy họ yêu thương. Và khi biết được bản chất bóc lột của thực dân thì tôi cũng không thể nào ghét được người Pháp, vì những bài học yêu thương vô vị lợi đầu tiên trong đời tôi là do những người tu sĩ Pháp dạy bằng chính cuộc sống của họ. Mẹ Giáo Hội có những người con như thế đó. Làm sao tôi không biết ơn, làm sao tôi không tự hào vì Mẹ của tôi. Rồi lớn lên, vì những lý do ‘trí tuệ,’ tôi đã phủ nhận Giáo Hội trong vòng hơn 10 năm trước khi trở về trong vòng tay của Mẹ mà không hề nghe một lời phiền trách. Phải là một con chiên lạc như tôi mới cảm được lòng Chúa qua vòng tay dịu hiền của Mẹ Giáo Hội của mình.

Tôi đã nói rằng tôi phủ nhận Mẹ. Đúng ra, tôi không bao giờ phủ nhận Mẹ Giáo Hội cả, tôi đi hoang chẳng qua vì một số anh chị tôi trong Giáo Hội đã vẽ một gương mặt hí họa về Mẹ của mình. Họ đã vẽ lên một cơ chế quyền bính, hẹp hòi, và áp bức. Không ít lần tôi có dịp gặp những linh mục đường hoàng là ‘cha’ người ta, với quyền sinh sát thiêng liêng: các ngài ấy sẵn sàng giải tội khi tín đồ xúc phạm đến Chúa, và cũng chóng vánh ‘rút phép thông công’ khi người ta xúc phạm đến bản thân mình, đến uy quyền mình. Tôi đã nhìn thấy những thánh đường nguy nga giữa đám giáo dân nghèo hèn rách nát, và ngày ngày đám dân nghèo ấy phải đến thờ phượng một Thiên Chúa vô tâm, thật cao vời nhưng cũng thật dửng dưng trước cái khốn cùng của con người.

Mãi sau này, tôi mới bắt gặp Thiên Chúa chết treo trên thập giá và dưới chân Chúa là Mẹ Maria im lặng khóc thầm. Tôi hiểu rằng Mẹ Giáo Hội của tôi cũng bị lưỡi đòng đâm thâu, không phải do những người bắt bớ Giáo Hội, mà do những đứa con ưu tuyển của mình. Như Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội luôn đi theo con đường thánh giá của Chúa, trong khi đó những đứa con của Mẹ Giáo Hội lại đặt Mẹ lên bục để củng cố quyền bính của bản thân.

Điều làm tôi nghĩ ngợi là đến giờ này những ‘phản chứng tích’ đó chưa chấm dứt. Kể ra cũng lạ: từng giám mục, từng linh mục tôi gặp gỡ và cộng tác đều đậm nét Tin Mừng, và tôi không thể lên án bất cứ một vị nào, thế nhưng khi nhìn chung thì nỗi chua xót vẫn trào dâng không ngớt. Tại sao tôi vẫn có cảm giác như thể Mẹ Giáo Hội đang bị con cái mình phản bội? Tại sao tình yêu mà Giáo Hội rao giảng hình như chỉ là những từ ngữ thông thái trên các toà cao mà trong cuộc sống hằng ngày ít ai cảm nhận được? Và nếu đó đây người ta bắt gặp được hình ảnh của một Giáo Hội đầy tình mẫu tử thì lại là do những người không bao giờ nói được một lời, những người âm thầm phục vụ kẻ bị quên lãng, bị khinh thường, bị gạt ra bên lề xã hội, những người như Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ Giáo Hội của tôi rốt cục là ai? Là Giáo Hội của kẻ uy quyền, giàu sang, danh tiếng, hay Giáo Hội của người bất lực, nghèo khó, vô danh?

Tôi tự hào là người Công giáo, vì tôi có được một người Mẹ Giáo Hội nhân lành. Nhưng là một người con, tôi xót xa khi hằng ngày vẫn còn nghe lời cảnh tỉnh: “Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.” (Kh 2, 3-5). Anh có nghe xót xa không? Tôi nghe xót xa làm sao ấy anh ạ. Mẹ Giáo Hội ơi, các con của Mẹ đã rơi xuống từ đâu?

Anh,

Viết cho anh vì tôi muốn đánh một cột mốc cho bản thân mình vào tuổi 60, và cũng vì những ngày qua biết bao chuyện khắp nơi dội về khiến tôi ưu tư nhiều về Mẹ Giáo Hội. Hình ảnh Mẹ Giáo Hội cứ mãi chập chờn trong tôi: tôi không rõ Mẹ đang cười hay đang khóc! Những dấu hiệu cho thấy Mẹ đang thể hiện nét vui tươi của mình thì đầy dẫy khắp nơi, nhưng đồng thời những vết thương trên gương mặt Mẹ cũng không phải là ít. Sao lại như vậy? Vì dường như các con của Mẹ đang tranh luận lên án lẫn nhau, và ai cũng cho rằng mình mới là người vẽ đúng gương mặt thật của Mẹ, là người nắm vững chân lý. Ai đúng ai sai? Ai có lý ai không? Trong cơn lốc đấu tranh này, tôi bỗng nhớ lại câu nói của Saint Exupéry:

“Vâng, các anh có lý, tất cả các anh đều có lý. Phép luận lý giải thích được mọi sự ... Nhưng các anh biết đấy, chân lý là điều làm cho thế giới này trở nên đơn giản chứ không phải làm cho nó trở thành hỗn độn...”[1]

Khi chuẩn bị đặt dấu chấm hết cho lá thư gởi anh, tôi bỗng thấy vang lên trong lòng lời mà một cô gái tên Nhất Chi Mai đã từng viết cho các nhà lãnh đạo tinh thần của chị, trước khi tự thiêu để cầu nguyện cho hòa bình, năm 1963: “Con lạy các thầy, danh mà chi, lợi mà chi!”

Không đủ can đảm và nghĩa khí để nói thẳng với những đấng bậc chăn dắt mình như Nhất Chi Mai, tuy cũng xót xa như chị, tôi đành phải trình lên Mẹ Giáo Hội một lời van xin:

Lạy Mẹ của con, dù thế nào con vẫn tin tưởng vào những người mà Mẹ trao phó trách nhiệm lãnh đạo chúng con. Chớ gì đừng bao giờ họ biến Mẹ thành một cái cớ để củng cố quyền lực của chính mình; xin Mẹ hãy thôi thúc họ thực sự yêu thương Mẹ bằng cách hy sinh chính bản thân mình hầu chăm lo cho anh chị em của họ, nghĩa là cho tất cả những người con của Mẹ, không trừ ai. Vì Mẹ biết rằng tiêu chuẩn cho biết một người thực tình thương Mẹ là ở chỗ họ biết hy sinh cho anh chị em mình, chứ không phải ở những mỹ từ mà họ nói ra nhân danh Mẹ.

Nhận lá thư này, tôi không chắc anh đồng tình, nhưng rất mong anh đồng cảm.
Mến,
Trần Duy Nhiên
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 14.09.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính Giáo Sư Trần Duy Nhiên,
Thưa Anh, hầu như không riêng tôi mà nhiều dân Chúa luôn cả quý Đấng bậc chăn dắt Chiên Chúa trong Giáo Hội đều thương tiếc trần thế mất đi một Giáo Dân vững vàng trong Đức Tin thờ phượng Chúa. Bằng chứng rỏ nét Dân Chúa đưa tiển Giáo Sư về với Chúa sáng ngày 11-02-2009, thánh lễ an táng giáo sư Phanxicô Xaviê Trần Duy Nhiên được cử hành tại nhà nguyện Dòng Nữ Tử Bác Ái, quận 3, do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc chủ lễ cùng với 25 linh mục đồng tế, chỉ dành cho người qua đời có họ hàng một đời với Chức Thánh.

Anh! một người can đảm dám đương đầu với thử thách qua bài viết tại Dalat năm 1978 lúc Giáo Sư 38 tuổi. (Đính kèm bài viết ở cuối trang). Tất cả bài viết của Giáo Sư không có sự phải bác bất cứ phía nào, đặc biệt trong bài viết Giáo Sư luôn khai tuổi của mình là mong điều gì đó rất khó hiểu. Nói chung, không chỉ trong nước Giáo sư được đánh giá cao mà trong Ad Limina tôi đã có mặt ở những quốc gia Tây Âu và Đông Âu hơn 2 tháng, Giáo Dân Việt nơi đây cũng đề cao Giáo Sư.

Có một chi tiết nhỏ tôi định khi có dịp gặp Giáo sư để hỏi trong bài tựa đề “Không ổn” Giáo sư có viết rằng : “Không ít lần tôi có dịp gặp những linh mục đường hoàng là ‘cha’ người ta, với quyền sinh sát thiêng liêng: các ngài ấy sẵn sàng giải tội khi tín đồ xúc phạm đến Chúa, và cũng chóng vánh ‘rút phép thông công’ khi người ta xúc phạm đến bản thân mình, đến uy quyền mình. Tôi đã nhìn thấy những thánh đường nguy nga giữa đám giáo dân nghèo hèn rách nát, và ngày ngày đám dân nghèo ấy phải đến thờ phượng một Thiên Chúa vô tâm, thật cao vời nhưng cũng thật dửng dưng trước cái khốn cùng của con người”.
Đoạn này tôi không hiểu là Giáo Sư kể lại chuyện đời xưa hay lúc Giáo Sư 60 tuổi, tính ra khi Giáo Sư 60 tuổi là năm 2000, vào thời Triều Đại Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II thì Đức Ngài nghiêm cấm tất cả việc “Rút phép thông công”, tôi không có duyên gặp Giáo sư nay vẫn còn canh cánh bên lòng.

Cá nhân tôi đồng tình với Giáo Sư về cảnh nghèo đói rách nát của Giáo dân bên cạnh những Giáo đường nguy nga đồ sộ. Nếu có ai đề nghị nên bán đi những cơ ngơi này lấy tiền chẩn bần, tôi sẽ là người đưa tay lên tán thành trước, vì Thánh Lễ có thể dâng ngoài trời mà cái đói thì không chờ đến ngày mai được. Tuy nhiên làm như vậy có phải là hành động ưu việt theo Thánh ý Chúa không?

Đúng! chân lý là điều làm cho thế giới này trở nên đơn giản chứ không phải làm cho nó trở thành hỗn độn...” nhưng nó phải có điều kiện kèm theo là Lời Chúa “…Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích; làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. (Gs 18, 37).
Và khi còn với thân xác chóng qua này, sẽ không một con người trần thế nào nắm vững “chân lý”.

Có một câu nói :"... muốn cho những trí thức độc giả ấy có được đức tin còn phải có sự hỗ trợ của hy sinh và kinh nguyện. Càng nhiều người cầu xin ơn đức tin cho các trí thức, sẽ càng có nhiều trí thức đến với Chúa, cống hiến tài năng, sức lực và kinh nghiệm mình cho Thiên Chúa và Hội Thánh". (Linh mục Trăng Thập Tự Vỏ Tá Khánh, trong bài viết về Tang lễ Giáo Sư Trần Duy Nhiên).
ĐNA

PHỤ BẢN :

Một trường học ngày nọ có Thanh tra đến thăm viếng. Thanh tra còn trẻ tuổi vào một lớp học của Thầy Giáo có tuổi. Thầy Giáo :
- Các em hãy cho Thầy biết cơ thể con người sinh ra phát triển lông mày và râu cái nào có trước?
- Thưa Thầy lông mày có trước ạ!
Thanh Tra biết Thầy Giáo già xỏ xiên mình nhỏ tuổi buộc miệng :
- Các em hãy cho Thầy biết lông mày và râu cái nào dài?
- Thưa Thanh Tra, râu mọc sau nhưng dài hơn lông mày ạ!
Thầy Giáo già cũng không vừa hỏi học sinh :
- Các em cho Thầy biết khi thiếu nhi mọc răng thì răng nào mọc trước, răng nào mọc sau?
- Thưa Thầy răng cửa mọc trước, răng cắm mọc sau ạ!
- Vậy hai loại răng, răng nào rụng trước?
- Thưa Thầy, răng cắm mọc sau nhưng rụng trước ạ!
- !!!
(Câu chuyện cho biết dùng tuổi tác để lưu ý người khác sẽ không phải lúc nào cũng là châm ngôn. Trong đó Tổng Thống Hoa kỳ hiện nay mới hơn bốn mươi tuổi một ít, Giáo Hội Việt Nam có Linh Mục nhiều lần Toà Thánh nâng lên hàng Giám Mục mà từ chối, đến lúc 74 tuổi mới nhận chức Giám Mục là Phao-lô Lê Đắc Trọng).
(Sưu tầm)



KHÔNG ỔN
Chia sẻ của Trần Duy Nhiên, năm 38 tuổi

I. ĐỐI VỚI TÔI, ĐỨC KITÔ LÀ AI?
Anh K.
Khi nhận được bản câu hỏi của anh, mình không thấy gì lạ, vì chúng ta đã hội ý trước rồi mà và câu hỏi: “Đối với bạn, Đức Kitô là ai?” mình có cảm giác là quen thuộc. Mình đã đọc cả hai cuốn Fêtes et Saisons về đề tài ấy, mình đã trả lời nhiều về câu hỏi ấy. Mình có sẵn một lô câu trả lời… và mình nghĩ chỉ ngồi viết lại cho anh những tư tuởng ấy, độ nửa giờ là xong, không có gì khó cả. Nhưng khi ngồi vào bàn mình bỗng giật mình và thấy không dễ dàng như mình tưởng. Câu hỏi không phải là “Kiến thức của bạn về Đức Kitô như thế nào?”, mà là: “ĐỐI VỚI BẠN, Đức Kitô là ai?”. Mình bỗng thấy mình khôi hài, mình từng có cái cảm giác rằng: Đức Kitô ư? Trong túi tôi này, để tôi lấy ra cho mà xem… Rồi mình khám phá rằng mình từng tìm ra Đức Kitô cho người khác còn đối với mình thì chưa bỏ đủ thì giờ để trả lời cho chính mình.
(Tình anh em, chia sẻ thật sự, anh thử đọc xem)
Đức Kitô là ai?

- Là một người sinh ra ở Do Thái cách đây độ 2000 năm, sống dưới hai thời hoàng đế Hêrôđê, lúc đó Ponce Pilate làm tổng trấn, lớn lên ơ Nazareth, chết ở Giêrusalem, bị tử hình thập giá…
- Không ổn, đó là Đức Kitô đối với lịch sử.
Đức Kitô là Con Thiên Chúa, chấp nhận làm người để thi hành ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa trong chương trình yêu thương vô tiền khoáng hậu của Ngài.
Không ổn, đó là Đức Kitô đối với Giáo Hội Công Giáo.
- Có gì không ổn? Anh là người Công Giáo thế thì Đức Kitô đối với Giáo Hội cũng là Đức Kitô đối với anh chứ gì nữa!
- Không ổn là chỗ đó, vì tôi tin Đức Kitô nên tôi thuộc về Giáo Hội Công Giáo chứ không phải vì tôi thuộc về Giáo Hội Công Giáo nên tôi phải tin vào Đức Kitô.
Lẽ dĩ nhiên lịch sử không sai, Giáo Hội không sai, nhưng vấn để đặt ra hôm nay là Đức Kitô đối với tôi.
Đức Kitô đối với mình là người mà mình đã gặp cách đây gần 10 năm. Đúng vào ngày 1-11-1969. Ngày hôm ấy là ngày thứ nhì trong khóa Cursillo 2 tổ chức tại Cần Thơ. Trưa hôm đó là giờ viếng Thánh Thể. Mình vào quỳ gần bàn thờ như bao anh em khác và nhắm mắt cầu nguyện. Rồi thì CHUYỆN ẤY xảy ra. Không còn một chút nghi ngờ gì nữa, NGÀI Ở ĐÓ, hiện diện, mình không dám mở mắt ra, sợ rằng gặp Ngài đứng ngay đây. Rồi nước mắt mình trào ra. Năm ấy mình 28 tuổi. Từ ngày mình có trí khôn đến ngày ấy, không có gì làm cho mình chảy nước mắt nổi. Mình coi thuờng cái sướt mướt “đàn bà” ấy. Hèn. Thế mà ngày hôm ấy mình khóc rống như một thằng con nít. Không phải vì hối hận, không phải vì cảm động nhưng trong giây phút đó mình cảm thấy tất cả mọi sự trở nên đơn giản, tràn đầy. NGÀI ĐÓ. Chắc anh muốn hỏi: Ngài thế nào, tả nghe.
Làm sao mà tả được một cái gì không tuỳ thuộc vào ngôn ngữ? Ngài không âu yếm, không hiền lành, không vĩ đại, không gì cả, tất cả những chữ dùng về Ngài đều sai bét.
Ngài đó, thế thôi. Trước khi mình lấy vợ mình đã gặp bao nhiêu cô gái làm mình xiêu lòng, lần đầu tiên gặp vợ mình, mình cũng chới với, nhưng không nhằm nhò gì so với tiếng “sét” ngày hôm ấy. Mình biết rằng kể từ giây phút ấy mình không còn bình thường nữa. Đức Kitô đối với mình là gì nhỉ? Một cơn gió lốc, một khối nam châm, một ông chủ giam mình như nô lệ? Mình không cần biết. Hỏi thử Matthêô, đối với ông, Đức Kitô là ai? Ông sẽ câm miệng, và ông đã câm miệng. Ông không biết. Nhưng Đấng ấy nói với ông chỉ mấy tiếng vỏn vẹn là ông bỏ nhà bỏ cửa, bỏ bạc bỏ tiền, bỏ nghề bỏ nghiệp đi theo mà không biết đi đến đâu. Đức Kitô đối với mình là Đấng làm cho mình trở nên điên dại, ngu si, hèn hạ. Vì Đức Kitô đó, mà mình học hỏi Phúc âm, mình cầu nguyện, chịu Bí tích. Mình nghe giảng giải về Ngài, nhưng thú thật, mình biết, mười cuốn Phúc âm, một trăm cuốn thần học, một ngàn bài giảng cũng không cho mình “biết” (connaitre) gì thêm về Ngài. Dĩ nhiên, kiến thức thì thêm đấy, nhưng tự thâm sâu, mình vẫn mù tịt như ngày đầu. Và ngược lại, hằng vạn câu hỏi vấn nạn, hằng trăm ngàn thử thách, hằng triệu “thực tế” cũng không đụng chạm gì đến Ngài.
Rốt cuộc, Đức Kitô đối với mình là ai nhỉ?
Đối với mình Đức Kitô là Đấng đã đến làm hỏng cuộc đời mình, để mình theo Ngài là chuốc lấy khổ đau. Nhưng đổi lấy một trăm cuộc đời không có Ngài đánh hỏng thì mình cũng không thèm đổi. Mà khi nói hỏng là hỏng thật đấy. Đây không phải là vấn đề “khiêm nhường thánh thiện” đâu. Vì đời sống trần thế chẳng thành công, mà đời sống thuộc linh cũng chẳng ra gì cả.
Viết đến nay mình vẫn thấy rằng trả lời như thế cũng chưa ổn. Đáng ra thì phải trả lời bằng một tờ giấy trắng. Nói gì về Đức Kitô của mình cũng là làm cho Ngài thành tầm thường đi. Ngài là sự IM LẶNG. Trong một cuốn phim, có những cảnh không có một tiếng động, làm cho khán giả khám phá ra đuợc ý nghĩa của cảnh mình xem, cái im lặng đó, không một nhạc sĩ nào, không một dàn nhạc nào có thể lột hết được, sánh bì đuợc. Và trong cuốn phim của đời mình, Đức Kitô chính là sự IM LẶNG đó.

II. MỘT KINH NGHIỆM ĐÊM TỐI
Ngày tôi đậu tú tài xong, tôi bỗng thấy một lô vấn đề nảy ra làm đức tin tôi bị giao động. Vấn đề đầu tiên là vấn đề quan phòng. Thiên Chúa không thể đồng thời vừa biết trước mọi sự, yêu thương vô cùng và công bình vô cùng được. Nếu Ngài biết trước một ai đó sẽ bị chết đời đời mà vẫn dựng nên nó, thì Ngài còn thương yêu vô cùng ở chỗ nào? Vấn đề thứ hai là vấn đề tội nguyên tổ. Tôi tự nhủ: Tôi xuất hiện trên thế giới thật vô lý. Loài người chỉ ăn có một quả cây mà bị án phạt đến muôn ngàn đời sau, rồi đến ngày nào đó Con Thiên Chúa tới, để cho người ta đánh đập, sỉ vả, giết chết thế là Thiên Chúa vui vẻ tha thứ cho mọi người. Hoặc là Thiên Chúa không công bình hoặc là Thiên Chúa đành hanh, dù áp dụng cho Ngài hình dung từ nào thì Ngài cũng không xứng đáng là Đấng tôi tôn thờ. Từ đó tôi đi đến kết luận là Thiên Chúa chỉ là hậu quả của suy tư và sợ hãi của con người. Sở dĩ người ta không dám phủ nhận là vì người ta sợ. Nếu Thiên Chúa yêu thương thì lý giải thế nào về những đau khổ trên thế giới? Đặc biệt là những người vô tội nhất lại bị khổ sở nhất! Tôi thấy rằng vì danh dự của Thiên Chúa, không nên có Ngài.
Nhưng sau bao nhiêu năm từ chối Chúa mà không tìm ra hạnh phúc, và khi thân thế đã mệt nhoài, tôi ngồi tính sổ lại với linh hồn tôi, tôi thấy một lỗ hổng dễ sợ, và tôi nghĩ một người nữ sẽ lấp đầy được lỗ hổng đó. Tôi lập gia đình. Tôi lập gia đình khá sớm. Vợ tôi không phải là người công giáo. Tôi không thắc mắc gì cả. Tôi bỏ Thiên Chúa từ lâu rồi nhưng gia đình tôi cũng trống vắng hạnh phúc. Chẳng những thế nó còn đưa tôi đến bờ vực thẳm, đến độ có lần tôi muốn tự tử.
Khi tôi bắt đầu đi dạy, tôi sống xa vợ tôi, và vì không thể sa đà mất uy tín giáo sư, tôi vào một hội nhỏ có nam nữ để sinh hoạt cho vui và để giết những thì giờ trống rỗng. Đoàn thể đó lại là đoàn Thanh Sinh Công. Nhập gia thì tuỳ tục, tôi cũng nghe đọc Kinh Thánh, suy niệm, bàn thảo về thánh hóa môi trường, nhưng mục tiêu của tôi chỉ là để vui chơi mà không ai có quyền nói tôi thiếu tư cách của một giáo sư. Nhưng rồi một hôm tôi được phân công suy niệm. Bài tôi suy niệm là bài thương khó đoạn đầu, Đức Giêsu ở Giêtsêmani. Không hiểu sao tôi có cảm giác tôi thông cảm Ngài rõ ràng, thông cảm sự bất công đè nặng trên Ngài, sự cô đơn của Ngài, mà trên cao thì Thiên Chúa im lặng. Tôi khám phá nỗi dằn vặt của tôi rõ ràng, thì ra, từ bao năm qua tôi chống đối một Thiên Chúa mà tôi tự vẽ ra, hay người ta đã vẽ ra cho tôi, một Thiên Chúa hung ác, cầm một cái búa trên tay sẵn sàng trừng phạt. Và tôi chống đối Thiên Chúa đó. Nhưng tôi vẫn bị Ngài làm dao động. Nói cho cùng, hình như tôi vật lộn với Ngài và tôi đã ở trong tình trạng của Đức Giêsu ở Giêtsêmani, cô đơn, tuyệt vọng. Và câu hỏi dứt khoát được đặt ra: Có Thiên Chúa hay không? Tôi tự hỏi tôi như thế và không hiểu vì sao tôi không thể bảo rằng không có Thiên Chúa. Tôi không có lý do nào để xác quyết điều đó một cách logic, nhưng tôi thấy không thể nào nói “không” mà không đồng thời thấy mình tự dối lòng mình. Nếu có Chúa thì tôi phải tuân phục. Và khởi từ ngày ấy tôi bắt đầu trở lại một cách tiệm tiến. Cho đến ngày tôi suy gẫm về đứa con hoang đàng, tôi thấy thấm thía, vì tôi thấy rằng mình không để ý đủ đến người Cha trong Thiên Chúa mà chỉ đề ý đến những vấn đề làm mình nản lòng.
Và tôi quyết định trở về. Tôi khuyên nhủ vợ tôi. Và sau một năm, vợ tôi chịu phép rửa, chúng tôi hợp thức hóa hôn nhân trong Giáo Hội, sau 10 năm chống đối và chối bỏ.

Còn những vấn nạn kia? Thú thật, tới bây giờ tôi cũng chưa thấy có câu trả lời logic. Thật ra tôi đã được học và biết những câu trả lời làm tôi thỏa mãn, nhưng xét cho cùng, tôi tin nơi Ngài, mà những câu trả lời ấy tôi thấy là thỏa đáng. Trước kia cũng những câu trả lời ấy người ta trình bày cho tôi, tôi thấy nó ngây ngô, khờ khạo, thiếu logic thế nào ấy. Vì vậy tôi không nhắc lại những câu trả lời làm gì. Điều tôi muốn nói, là trong Ngài tôi đã tìm được hạnh phúc, và trên đường đi của Ngài, tôi càng ngày càng khám phá ra Chúa là TÌNH YÊU. (Tôi không ghi lại những chặng đường khám phá đó). Tôi chỉ muốn nói một điều: Trong tình yêu, một ngàn lý lẽ cũng không thêm được gì, và một triệu phản chứng cũng không làm cho mình lay chuyển. Với cặp mắt tình yêu, mọi sự trở nên rõ ràng, vì suy tư làm cho con người khôn ngoan nhưng yêu thương làm cho con người sống và phát sinh sự sống.
Trần Duy Nhiên


(Đà Lạt, 1978
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net