GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 34
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 034
 Lượt tr.cập 055715847
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 04.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lá»… Lá

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 26.03.2010    Tiêu đề: Lá»… Lá Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Với Chúa Nhật Lễ Lá, Giáo Hội mời gọi ta bước vào Tuần Thánh. Tuần Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa Chúng ta đã bắt đầu.
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, mang lại Ơn Cứu Độ cho con người. Nhìn bề ngoài, việc tiến vào thành Giêrusalem giữa đám đông dân chúng nô nức phất cao cành lá, giữa tiếng tung hô vang dội: “Hoan hô Con Vua Đavít”. Điều này có vẻ như là một cuộc vinh quang toàn thắng. Nhưng thực ra đây lại là việc mở màn cho cuộc Thương Khó. Đây cũng là một việc mỉa mai nhất vì hôm nay dân chúng giơ cao tay tung hô chúa, nhưng chỉ mấy ngày sau, cũng chính những cánh tay ấy lại được giơ cao để hò hét lên án Chúa. Và có lẽ đây cũng là giai đoạn bi thương nhất của cuộc Thương Khó. Bởi vì Chúa biết rõ rằng trong niềm phấn khởi chóng qua của dân chúng, đã chất chứa một sức phản bội với những tiếng kêu gào và những bàn tay nắm chặt đưa lên cao: “Đả đảo! đả đảo! Đóng đinh nó vào Thập giá!”

Rước lá đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn lắm. Đi theo Chúa giữa lúc Ngài bị mọi người bỏ rơi và lên án, điều đó còn khó hơn nhiều. Tin Mừng không thấy nói đến một người nào dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu, mà chỉ thấy người ta bênh vực cho Baraba, lên tiếng đòi phóng thích cho tên trộm cướp mà thôi.

Nếu người kitô được định nghĩa là người đi theo Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều cảm nghiệm về những khó khăn vất vả trên đường theo Chúa. Con đường bước đi theo Chúa có lúc vui, lúc buồn. Chắc hẳn ta phải có mặt trong đám đông hoan hô Chúa khi Ngài vào thành Giêrusalem, và cũng không thể vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.
Hãy thử bình tâm để hỏi lại lòng mình: Nếu tôi sống tại Giêrusalem trong thời Chúa Giêsu, tôi sẽ là ai? Sẽ đứng trong nhóm người nào? Tôi sẽ có thái độ nào trước bản án của Giêsu? Tôi sẽ là Simon vác đỡ thánh giá cho Chúa ? Sẽ là Phêrô chối Chúa? Sẽ là Giuda bán Chúa? Sẽ là Philatô dửng dưng rửa tay trước kẻ vô tội? Sẽ là các vị thương tế và kinh sư âm mưu cáo gian để kết án Chúa? Sẽ là những người dân thấp cổ bé miệng, bị thúc dục và lôi kéo vào trong đám đông để hò hét “ Giết! Giết!! Giết nó đi!!! Hãy đóng đinh nó vào thập giá!”

Bạn thân mến! Trong tuần thánh nầy, mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy dành thời giờ để đọc lại một cách chậm rãi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Hãy canh thức với Chúa trong vườn Cây Dầu. Hãy bước đi theo Ngài qua từng chặng đường, từ tòa án đạo đến tòa án đời. Hãy cùng đi với Ngài, cùng vác với Ngài cây thập tự của chính mình để cùng đi với Ngài ra pháp trường, và hãy ở lại thật lâu với Ngài trên Núi Sọ… Đừng theo Chúa như một người xa lạ, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu là vì bạn và tôi. Bởi lẽ Ngài thương yêu ta, hy sinh mạng sống của Ngài vì ta…

Trong cuộc khổ nạn của Chúa, ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của cuộc đời: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết..v..v.. Nhưng trên hết, ta gặp được một tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau trở thành giá trị cứu độ. Vậy ta hãy cảm nếm thật sâu nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng đừng quên nhận ra tình yêu bao la tiềm ẩn trong từng phản ứng, từng lời nói của Ngài.

Ước gì ta có thể đón nhận những gai góc của cuộc đời với thái độ của Chúa Giêsu. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, ta sẽ thấy mình càng yêu thánh giá của Chúa hơn, càng yêu thánh giá của mình hơn và càng kính trọng thánh giá của người khác nhiều hơn. Hãy cảm nghiệm sâu xa tình yêu bao la của Giêsu dành cho đời ta. Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Ngài thấm nhuần và biến đổi đời ta. Bạn nhé!

Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Cây Dầu, xin ban cho con sức mạnh để đối diện với những khó khăn vất vả trong cuộc sống.
Vì Chúa chịu sỉ nhục và bị nhạo báng, xin cho con luôn biết khiêm nhượng và vâng phục.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề , xin cho con biết noi gương bắt chước Chúa, biết can đảm chấp nhận vác lấy thập giá của đời mình.
Vì Chúa bị lột áo, xin cho con biết cởi bỏ những đam mê yếu hèn của kiếp người, biết mặc lấy tâm tình thống hối và yêu thương.
Vì Chúa bị đóng đinh, xin cho con đóng đinh tính xác thịt của con vào thánh giá Chúa.
Vì Chúa đã giang tay chết trên thập giá, xin cho con biết qúy trọng Ơn Cứu Độ vì Chúa đã chết để cho con được sống, để con được hưởng nhờ Ơn Tái Sinh mà Chúa đã hứa ban, Amen .

Tổng hợp từ R. Veritas
Nguồn: Ngonnennho.net
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 26.03.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHIÊM NGẮM CUỘC KHỔ NẠN

R. Veritas


Lễ Lá là một lễ vui mừng, nhưng lại đượm nét buồn. Hôm nay chúng ta được nghe Bài Thương Khó trong thánh lễ. Tuần Thánh đã bắt đầu. Ðức Giêsu bước vào những ngày cuối đời.

Hosana! Hosana! Tiếng hò reo vang vọng một góc trời khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem. Đám đông dân chúng với những cành lá trên tay, với những cánh tay đưa lên cao để tung hô Ngài là Ðấng Mêsia, là Con vua Ðavít. Nhưng một tuần sau, chính những cánh tay đó cũng giơ cao để gào thét, để chửi rủa chế nhạo và để đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Ôi lòng người sao tráo trở, mau đổi trắng thay đen!

Đức Giêsu, Ngài là Con Thiên Chúa và cũng là con người, Ngài không xa lạ với khổ đau của phận người. Ngài biết thế nào là bị vu khống, bất công, phản bội, thế nào là bị nhục nhã, sợ hãi, cô đơn và bị giết chết. Ngài không phân tích mầu nhiệm đau khổ, nhưng Ngài đón lấy đau khổ với tình yêu to lớn, và lập tức đau khổ mang đầy ý nghĩa to lớn.

Qua bài Thương Khó hôm nay, bạn và tôi, chúng ta hãy đi với Ðức Giêsu qua từng chặng đường của cuộc Khổ Nạn, từ vườn Cây Dầu đến tận Núi Sọ… Ðừng theo Chúa như một người xa lạ, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu là vì bạn và tôi, cho bạn và cho tôi. Sau khi đã cảm nghiệm được cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, bạn và tôi sẽ thấy mình yêu thánh giá của Chúa hơn, mến thánh giá của mình hơn, và kính trọng thánh giá của người khác hơn.

Qua bài Thương Khó hôm nay, Ðức Giêsu đã xuống tận cùng vực thẳm của phận người. Ngài muốn gieo hy vọng cho những ai thất vọng. Ngài đem lại ý nghĩa cho những khổ đau vô lý. Ngài đã đón nhận tất cả với tình yêu thứ tha, nhờ đó thánh giá nở hoa, vực thẳm tràn trề sức sống.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, tôi không cảm thấy đó là chuyện xa lạ. Vì trên thế giới chúng ta đang sống hôm nay, mỗi ngày vẫn còn biết bao Giêsu vô tội bị kết án bất công, bị làm nhục, bị khinh khi, bị hành hạ và đối xử tàn tệ cho đến chết.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, và nhất là đi đàng thánh giá với Ngài, giúp tôi bình an hơn với thánh giá của chính mình, nhậy cảm hơn với thánh giá của tha nhân, và nhận ra mình có trách nhiệm trước những cuộc khổ nạn đang diễn ra trên thế giới hôm nay.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, tôi thấy mình không phải là kẻ đứng ngoài cuộc. Tôi thấy mình có nét của Giuđa: Một người được chọn, được yêu, được theo Thầy rất gần, bao phép lạ đã chứng kiến, bao lời vàng ngọc đã được nghe... Tất cả đã vỡ tan khi Giuđa phản bội Thầy bằng nụ hôn giả dối.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, tôi thấy mình có nét giống Phêrô: Ông tự hào về tình yêu của mình đối với Thầy để rồi dễ dàng chối Thầy trước một cô đầy tớ. Tiếng gà nào khiến Phêrô chợt tỉnh. Ánh mắt tha thứ nào của Thầy khiến Phêrô òa khóc. Ngày hôm nay vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gà gáy trong đêm và ánh mắt của Chúa trong đời tôi...

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, tôi thấy mình có nét giống Philatô. Ông bị trói chặt bởi nỗi sợ: sợ dân nổi loạn, sợ mất chức. Ông bị mất tự do vì áp lực của đám đông gào thét. Ông không đủ bản lãnh để tha một người vô tội. Tôi cũng thấy mình có nét giống Hêrôđê: tò mò, háo hức, trông chờ Ðức Giêsu làm phép lạ... Nhưng ông mau chóng thất vọng khi thấy Ngài lặng thinh. Ông buồn vì không gặp một Giêsu như ông mong ước.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Giêsu, tôi nhìn thấy những điểm sáng ngời. Điểm sáng đó từ nơi Simon: ông vác đỡ thập giá Ðức Giêsu trên đường lên núi Sọ. Điểm sáng khác từ nơi các phụ nữ theo sau Thánh Giá Chúa Giêsu, họ vừa đi vừa than khóc. Điểm sáng rực rỡ hơn cả từ nơi người trộm lành. Một người bị đóng đinh tin vào một người bị đóng đinh khác. Anh tin Ðức Giêsu vô tội và anh xin Ngài nhớ đến anh. Lòng tin khiến anh trở nên người đầu tiên được hưởng ơn cứu độ. "Hôm nay, anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng".
***
Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được no đủ.
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu, xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
Vì Chúa bị kết án bất công, xin cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng, xin cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề, xin cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh, xin cho sự hiền hoà thắng được bạo lực.
Vì Chúa giang tay chết trên thập giá, xin cho đất nối lại với trời, con người nối lại mối dây liên kiết với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui oà vỡ, xin cho chúng con biết đón lấy đời thường với tâm hồn thanh thản bình an. Amen.


Trích từ R. Veritas
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 27.03.2010    Tiêu đề: re: Lá»… Lá Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

VỤ ÁN TÌNH NGƯỜI



Thánh Giá. Tình người trao nhau là như vậy đó, người muốn sống tình yêu đau khổ nhìn người vô tội chịu đóng đinh, tay chỉ biết cào cấu đất, miệng chỉ biết kêu than, người người sống với nhau, đối xử nhau như thế được sao?

Bản thương khó của Chúa Giêsu, có lẽ là bản án sầu thương nhất trong lịch sử loài người, được đọc đi viết lại với bao nhiêu dạng thức mà vẫn chưa kể hết nỗi lòng khổ đau: Nụ hôn trao nộp; bản án quyền lực; hành xử dã man; đóng đinh người vô tội.

Bằng đó sự việc kể thôi vẫn chưa đủ, vẫn còn ngẫm nghĩ vẫn còn nhiều suy tư.

Nụ hôn trao nộp

Từ bữa ăn huynh đệ, người môn đệ ra đi lúc trời ập tối. Cơn mê Adam, cơn mê của dục vọng, những cơn mê vẩn đục làm lu mờ tất cả tình yêu. Có lẽ vào thời điểm ra đi đó, Giuđa đã được rửa chân mà lòng không chịu rửa, vẫn tham quyền bính cai trị bằng bạo lực, đàn áp để bắt tuân phục. Chẳng nhớ lời Thầy bảo: “quyền bính để phục vụ hết lòng cho tha nhân”, vẫn cố chấp “quyền bính để thống trị”. Ra bên ngoài cầu cứu kẻ có thể giúp mình giữ được vai tròng quyền bính để thống trị, với giá ba mươi đồng để nạp con người hòa bình. Giuđa trong bóng đêm nên chẳng nhận ra trong số đông cầm quân đi bắt một người phải bắt trong đêm. Mỗi con người đi bắt là một bóng đêm, nhiều con người đi bắt, nhiều bóng đêm cộng lại, mỗi người theo dự kiến bóng đêm của mình sẽ bao phủ, làm thành một đêm tai ương cho nhiều số phận.

Nụ hôn biểu hiện tình yêu trao nhau, nhưng vì là tình yêu của dục vọng nụ hôn trở thành trao nộp. Có biết bao người trao nhau nụ hôn, và trao nhau những mảnh đời nghiệt ngã cùng giết chết đời nhau: Phá thai, ly dị, dâm dục, lừa đảo, oán hận, bội phản… Nụ hôn của đêm tối lòng ở bờ ảo vọng, con người mang những nụ hôn tử thần trao nhau, để rồi tự vẫn, kết thúc đời nhau bằng những đau thương. Nụ hôn oan nghiệt cuộc đời của Giuđa nói đến bao điều bất hạnh trong cuộc đời đang xảy ra, người ta dùng nụ hôn làm tan nát bao cuộc đời con người, từ trẻ con đến thanh nam thiếu nữ. Nụ hôn tử thần vẫn còn trao nộp.

Cũng những nụ hôn trên chân của các môn đệ, nụ hôn của tình yêu tôn trọng sự sống của mỗi con người, dù đó là Giuđa đang âm mưu bán Chúa. Chúa hôn trên chân từng con người và con người tội lỗi trở về cũng đã hôn lên chân Chúa. Nụ hôn tình người trao đi, khi phẩm giá con người được nâng lên: “con người là chi mà Chúa thương đến, phàm nhân là gì Chúa lại bận tâm”. Vì yêu thương rất đơn giản vì Chúa yêu thương một cách tuyệt đối, không kể là ai, chỉ cần là những người sám hối về lại hôn chân Chúa để được tha thứ và được sống trong tình yêu.

Bản án của quyền lực

Để tôn trọng luật pháp, không kết án một ai khi chưa xét xử. Nhưng luật pháp dưới quyền của con người làm ra nó, nên luật pháp xét xử ngay trong đêm, vào những giờ không công khai với mọi người. Luật giống như là thứ trang sức cho bản án bất công, mang chiếc áo đỏ khoác lên thân tội nhân đã bị đánh nhừ tử, màu máu được trang hoàng với màu áo đỏ như nghi thức phong vương quyền của con người. Vẫn được tôn trọng nhân quyền khi đem ra tòa án công khai, với chiếc áo trang phục của ngày công khai vào thành. Không thể dùng bộ luật của mình để tự tố cáo mình, cần có một quyết định của bộ luật khác, có khung hình phạt khác: thay vì ném đá thì đóng đinh. Vậy phải sửa lại bản án trong đêm đã làm vội vã, kết cấu một thứ tội khác để dùng bộ luật của Đế Quốc Roma, với khung hình phạt đóng đinh. Kỳ lão, thượng tế, kinh sư là những người đã quen đổi trắng ra đen, dùng nhóm côn đồ, kinh nghiệm quá nhiều vụ, chuyện này không khó. Họ đã rửa tay không vì thiếu trách nhiệm mà sợ trách nhiệm. Họ rửa tay, một bàn tay vẫn sạch để cầm quyền thống trị.

Philatô, người kết án, đóng triện cuối cùng để kết thúc vụ án. Thấy vấn đề “Chúa Giêsu bị vu khống” nhưng lại sợ vấn đề khác “náo loạn trong dân” do nhóm ngưới tố cáo xách động. Ứng nghiệm câu nói của Caipha, vị thượng tế năm ấy: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. (Ga 11, 50). Quá hoàn hảo cho một bản án, chẳng ai có thể nói thượng kế, kinh sư, kỳ lão, những kẻ ra tay sát hại vấy máu được. Philatô, một con người trong quyền cao chức trọng của mình lại bị lợi dụng. Xét ra, cũng chẳng phải vì ông dại khờ nhưng vì cái ghế, cương vị ông đang giữ và có thể thăng tiến. “Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy! "” (Mt 27, 24).

Quyền lực có sức hút lạ kỳ, người chưa có thì tìm mọi cách để cho có, luồn cúi, mua chuộc, bán rẻ lương tâm, cái gì bán được để có nó thì cứ bán. Kẻ có nó rồi thì tìm cách lèo lái cách nào lấy lại những gì đã mất, bẩn thì đổ lỗi để sạch tay còn có cơ hội đi lên. Vô phương ngàn kế, cứ đổ tội hết cho dân hoặc cho cái gì đó chung chung là xong. Bản án oan trái và vẫn tuân thủ theo pháp luật, đó là nghệ thuật lãnh đạo bằng quyền lực, bạo hành.

Hành xử dã man

Làm sao khuấy động được người vô tội này trở thành tên tội phạm nghiêm trọng, để cho họ xét xử. Như vậy, cần có quá trình lăng mạ, phỉ báng, khép mọi thứ tội dân ghét nhất. Nó là quá trình, nhốt giam kín đáo, nhưng cung cấp thông tin bên ngoài thì báng bổ. Giai đoạn chuẩn bị dư luận, giai đoạn công khai, khích lòng oán ghét của dân lên càng đông người hưởng ứng càng hay, như vết dầu loang, người chưa kịp hiểu chuyện ngọn ngành cũng ủng hộ, “tương kế tựu kế”. Đám dân reo hò “ đóng đinh nó vào thập giá” là sướng lòng nhà chức trách, ủng hộ như thế thì thành công đã gần kề, đó là thành quả của công việc dân vận.

Chỉ còn chờ quyết định, dân chúng sẽ hả dạ cùng với quân lính đánh đập dã man con người vác thập giá kia. Một người la lên “đánh chết nó đi” nhiều tiếng say máu cũng hô to lên “đánh chết nó đi” lao vào cứ thế mà đánh, đánh mãi một người, nên người vác thập tự đứng lên ngã xuống, bước đi không được. Đường đến núi sọ tuy gần mà xa, xa bởi vì con người lấy thù oán riêng mình, chẳng can chi đến người vô tội, cứ vậy nhân cơ hội trút bầu hờn giận.

Đám đông bị khích động thật sự, bởi tiếng la hét của quân lính, bởi những người đã được kích thích bằng rượu hay bằng thuốc, bởi nhà chức trách khoanh tay đứng nhìn khích lệ, tưởng thưởng những người tự phát. Nhìn đám đông ấy, Chúa không khỏi ngậm ngùi, không phải vì vết thương trên thân xác Ngài mà vì những vết thương con người đang ung loét trong lòng họ. Đám đông càng điên cuồng, tâm thần Chúa càng thổn thức, không gì có thể đau hơn, chính những con người Chúa đang yêu thương cứu vớt lại đang hành hạ Ngài.

Chiều thập giá buồn, Chúa ơi, con người vẫn hành xử như thế với con người ở đâu đó trên trái đất. Con người của khổ nạn bởi những lòng tham chất ngất, con người đóng đinh con người.

Đóng đinh người vô tội

Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá. Đây là giờ khắc, con người đi đến kết cục của lòng hận thù. Máu đã sôi, lửa lòng đã thiêu đốt, còn lại sự thinh lặng của con người chịu đóng đinh.

Chiều nắng vừa ngả, bóng cây thập giá treo Người Công Chính trải trên đất, ở gần đấy, nhiều người đấm ngực ăn năn trở về. Họ trở về vì biết rằng số phận người công chính là thế đó, nhìn lại mình, đón nhận bao ơn lành từ đôi tay đang bị treo trên thập giá kia. Lắng nghe bao nhiêu lời nhân lành từ Người trên kia. Khuôn mặt đầm đìa máu, máu đổ toàn thân, lòng người trở về nhói đau, cái đau khổ bởi tội lỗi mình và do đám đông say máu đang tụ tập được chia tiền, chia áo kia. Đấm ngực tội mình và cùng với tội con người.

Những người đang ở lại nhìn lên cây thập giá, tay bấu chặt vào đất đá, gục đầu khóc, khóc cho người vô tội mà phải chết và chính đôi tay của họ, sức lực của họ cũng chẳng làm gì được. Họ đã được dạy: “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho người bách hại họ”. Họ chỉ biết cầu nguyện bằng nước mắt, bằng nỗ lực hết sức thực hiện tha thứ. Khó quá, tay bấu chặt đất để xin tha thứ mà đón nhận, bài học đổi bằng nước mắt, đổi bằng tang thương, đổi bằng xâu xé ruột gan.

Mẹ Maria và người môn đệ dấu yêu, cận kề dưới chân thập giá, đứng đó, một tư thế xin vâng tất cả, không khóc than bởi lòng đã chết lặng cùng người con yêu dấu. Không thù hận, không lên án, đau cái đau của người đón nhận tất cả, chịu đựng tất cả, hiến tế tất cả, để chỉ một điều tốn tại: Tha thứ tất cả và yêu thương tất cả.

Viên sỹ quan, đội trưởng đội hành hình, quỳ gối, gỡ mũ, cúi đầu xin tha thứ và xác tín: “Người này là Con Thiên Chúa” (Lc 23, 47). Hiệu quả của tình yêu tha thứ đã tuôn chảy và từng người một sám hối trở về để xây lại tình người.

Sống lại tình người

Trong cuộc khổ giá, Chúa Giêsu là nhân vật chịu nạn chính trong vụ án, Người đã đạt đến bậc tôn sư của các bậc hiền nhân bằng bốn điều cơ bản:

Tha thứ cho kẻ lên án, vu oan, sát hại mình: “ Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Luca 23,34). Dù họ làm gì đến mình chăng nữa vẫn nuôi dưỡng tình yêu tha thứ cho họ, đó là đạt đến độ bậc thầy của “quán từ bi”.

Tha thứ cho tội nhân sám hối trở về “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Luca 23, 43). Luôn thương yêu đến những tội nhân và cầu nguyện cho họ.

Có một gia đình thánh và luôn nuôi dưỡng tình yêu gia đình trong thánh thiện dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là động lực để vượt qua mọi thử thách. “Chúa Giêsu nói với mẹ rằng: thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nói với môn đệ: đây là Mẹ của anh”. (Gioan 19, 26-27).

Sau cùng mới nghĩ đến khát vọng của bản thân, một khát vọng hướng về chân, thiện, mỹ, bằng mọi nỗ lực thực hiện trên trần gian. Người nói: "Tôi khát! (Ga 19, 28).

Vụ án tình người sẽ không còn oan khiên, bất công, bạo loạn khi kết án. Sẽ là một chân trời bình an rộng mở đón nhận Chúa Phục Sinh.


L.m Giuse Hoàng Kim Toan
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net