GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055571128
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 28.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Hoài niệm Ninh Cường - những ngày Đại Phúc

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 02.03.2010    Tiêu đề: Hoài niệm Ninh Cường - những ngày Đại Phúc Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hoài niệm Ninh Cường - Những ngày Đại Phúc

Những ngày đầu xuân trong cái nắng ấm áp, mang theo hương sắc hoa Đào, hoa Mai và cả không gian đất trời của những ngày đầu năm mới thật thoáng đáng. Lòng người Giáo dân Ninh Cường - thuộc Giáo phận Vinh cũng rạo rực trong những sắc màu cờ hoa, cổng chào cữa yết, băng khẩu hiệu, trong tiếng chuông ngân nga trên ngọn tháp Giáo đường như nhắc lòng Tín Hữu một mùa chay hãm xác hy sinh.
Tuần Đại Phúc được Cha xứ thông báo chỉ độ vài tuần trước đó thôi, chẳng phải được chuẩn bị trước hàng tháng trời như những tuần Chầu Lượt từ trước tới nay, vậy mà mọi sự trong ngoài đều diễn ra thật suôn sẻ. Từng dòng người từ các nẻo đường đổ về Ninh Cường để tham dự một tuần Đại Phúc thật đặc biệt, gặt hái những kết quả thật mỹ mãn, thấm đượm một tinh thần xám hối, đền tạ và hướng tới.
Khác với hình thức Chầu Lượt lâu nay, tuần Đại Phúc này được tiến hành suốt cả tuần: từ Chúa Nhật 1 mùa chay đến sang Chúa Nhật 2 mùa chay C. Dưới sự hướng dẫn của đoàn Linh Mục đến từ Dòng Chúa Cứu Thế, mặc dầu Cha xứ chỉ tham dự thánh lễ khai mạc rồi Ngài có chuyến công du xa, cho đến gần bế mạc mới về. Lịch sinh hoạt tuần Đại Phúc được phân chia khép kín một cách rất hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Giáo dân được tham gia các giờ tĩnh tâm chia sẻ những vấn đề tế nhị và nhạy cảm trong bối cảnh sống đạo ngày nay. Bài giảng trong các Thánh lễ đã thu hút sự chú ý cao độ đặc biệt của giáo dân, bởi cách thuyết trình của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế với những ngôn từ và dẫn giải rất thực tế, gần gủi trong cuộc sống thường nhật, không cao xa hoa mỹ, không trích dẫn trừu tượng xa xôi: kỹ thuật, khoa học, bác học gì cả...làm cho người nghe còn nuối tiếc mãi khi bài giảng được kết trong một khoảng thời gian cố định. Ngoài các giờ lễ, giờ chầu Thánh Thể và các giờ chia sẻ theo từng giới và lứa tuổi, các Cha Dòng Chúa Cứu Thế còn sắp xếp thời gian phù hợp để đến tận từng gia đình trong giáo xứ, thăm hỏi và tặng quà cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời kết hợp trao các bí tích sau cuối cho các trường hợp già nua và yếu liệt. Điều rất đặc biệt của tuần Đại Phúc này so với những tuần Chầu lượt trước đây là mọi thành phẩn trong gia đình Giáo dân đều có đủ thời gian để tham gia, không bị những hình thức sinh hoạt giao tiếp nhiêu khê phiền toái bên ngoài chi phối thời gian và làm mất đi ý nghĩa của tuần Chầu lượt bấy lâu nay.
Thật vậy, đã nhiều năm trở lại đây hầu như những hình thức bên ngoài mang tính vật chất đối xử nhiêu khê đã trở thành như một hủ tục, len lỏi rồi dần dà lẫn át làm mờ đi ý nghĩa của tuần đền tạ mà lâu nay chúng ta quen gọi là Chầu lượt, đăc biệt là khi đời sống Giáo dân có phần khấm khá. Mỗi dịp Giáo xứ nhà mình đến phiên Chầu lượt là mọi nhà đều có thêm những nỗi lo mà đáng tiếc là những nỗi lo này lại do tự mỗi nhà tạo ra cho chính mình, xuất phát từ một tập quán không hiểu tự nó sinh ra từ hồi nào. Người ta lo chủ trọng đến sắm sửa cỗ bàn, tiện nghi nội thất cho sang trọng, cả đến trang phục cũng phải bắt mắt ấn tượng hơn, thậm chí còn muốn hơn ai một chút, làm đẹp lại và sắm thêm sợi dây chuyền vàng, con xe đời mới đắt tiền để trình làng trình huyện trong mấy ngày lễ lạt. Mọi người trong gia đình lo nhắc nhở nhau mời mọc khách khứa sao cho chu đáo, kẻo để quên sót thì áy náy hay lại còn gây trách móc, mất quan hệ nay mai đồng thời cũng là cái nợ mồm phải trả. Nhà giàu có khấm khá, ăn nên làm ra có của ăn của để thì cũng là dịp để phô trương với bạn bè gần xa trong Nam ngoài Bắc về Chầu lượt. Kẻ nghèo thiếu thì cũng đâu tránh khỏi cái tâm lý mặc cảm, tuy vậy cũng cố gắng chút xíu với những gì đã sẵn có trong gia đình dù rất đơn sơ, còn thiếu nữa để trang trải cho có phần dễ coi một chút thì đành ký sổ ngoài hàng, đợi đến mùa màng thu về đem gàn trả. Đó là những chuyện tiêu biểu dưới Giáo dân, còn ở trên HDMV Giáo xứ, Giáo họ cũng phải lo toan biết bao nhiêu là công việc: Thật đau đầu với họp hành bàn bạc phân chia lịch việc cho Họ này Họ khác, chu đáo ban ẩm thực, ban tiếp tân để tiếp đón các Cha cùng khách quý. Ban thánh ca lo tập luyện những bài hát thật mới, thật lạ tai, thật hoành tráng, chú ý luyện riêng cho những giọng ca vàng bay bướm ướt át để trình làng, có ý phô trương cho các ca đoàn xứ bạn phải lác mắt. Ban trật tự cũng họp hành tính kế tinh vi lấy độc trị độc bằng cách đưa mấy đứa được coi là Làng tặc vào cả trong ban, thật diệu kế vì cả đám này hoạt động rất hiệu quả vì khi họ giơ "thẻ" ra là mọi người đều "phải nể".v.v.
Nêu lên những thực trạng này là bởi ước mong sao các phiên thứ Chầu lượt của các Giáo xứ sẽ được cử hành theo như tuần Đại Phúc vừa qua tại Giáo xứ Ninh Cường - Giáo phận Vinh và một vài Giáo xứ khác cũng đã thực hiện. Tuần Đại Phúc đã kết thúc trong sự quyến luyến của toàn thể Giáo dân không chỉ tại Ninh Cường mà khắp toàn Giáo hạt. Tuy vẫn còn những vấn đề chưa gặt hái được (cả biệt tại Ninh Cường) nhưng tuần Đại Phúc đặc biệt này đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng thật khó phai.

Bienluu
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 02.03.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MÙA CHAY
TRỞ VỀ VỚI AI?


Tất cả những tên nhân vật trong câu chuyện này hòan toàn hư cấu, nếu có trùng tên vị nào, xin vui lòng lượng thứ cho.

Chúng tôi lại có cuộc chia sẻ bỏ túi trong khi nhâm nhi café. Lần này tôi khai mào trước:
-Trong mùa chay, chúng ta trở về với ai?
Anh Phúc mỉm cười :
-Thế mà cũng hỏi!! Đứa con nít ranh cũng biết là trở về với Chúa.
-Hòan tòan đúng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chúng ta trở về bằng cách nào?

Cả bọn bỗng trở nên đăm chiêu và suy tư…vì trong đầu của mỗi người dường như có những hình ảnh rất khác nhau về Chúa.
Anh Tiến – một tay kinh doanh có tiếng - chậm rãi tâm sự:
-Mỗi mùa chay là một dịp tớ kiểm thảo bản thân xem mình có gây thiệt hại cho ai không. Tớ quyết tâm bồi thường xứng đáng cho họ.
-Vậy sau mùa chay thì sao?
-Có lẽ tớ từ từ lấy lại phong độ như trước. Có như thế mới lời nhiều chứ. Kinh doanh mà thật thà như đếm thì chỉ còn nước “bán thóc giống mà ăn”.
Anh Thiện – một người thường được cho là đạo đức – lên tiếng:
-Theo tớ, mùa chay là mùa mình siêng năng làm những viêc đạo đức nhiều hơn nữa như: Đi lễ, Rước lễ, chầu Phép Lành, viếng Thánh Thể, lần hạt mỗi ngày một chuỗi, đặc biệt là tham gia ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu…
-Vậy sau mùa chay thì sao?
-Có lẽ tớ từ từ giảm bớt, chứ tiếp tục mãi thì căng lắm. Không có thời gian..
Anh Thế tuyên bố:
-Tớ thực tế hơn nhiều, hàng ngày tớ uống 3 xị, hút một gói thuốc. Mùa chay tới, tớ uống một xị thôi và chỉ hút nửa gói mà thôi.
-Vậy sau mùa chay thì sao?
-Tớ lại uống 3 xị, hút một gói thuốc để mừng Chúa Phục Sinh chứ!!
Anh Hùng hùa theo:
-Đúng vậy, tớ hay la hét vợ con, văng tục bừa bãi, sẵn sàng dạy cho tên nào dám động đến tớ một bài học nhớ đời. Nhưng vào mùa Chay, tớ cũng sẽ bớt đi chút đỉnh hiền hòa hơn, bình tĩnh hơn..
-Vậy sau mùa chay thì sao?
-Có lẽ tớ từ từ lấy lại phong độ như trước (la hét, văng tục, trả đũa đến nơi đến chốn cho nó biết thế nào là lễ độ!!)
Anh Ân chậm rãi chia sẻ:
-Mùa chay này, cộng đòan tớ sẽ lên chương trình thực thi bác ái với nhiều kế hoạch như: Đi thăm người già yếu, cô độc; thăm các cha hưu dưỡng, phân phát quà cho những gia đình nghèo khó…
Bạn Minh Khoa – chúng tôi gọi đùa là nhà thần học – lúc này mới nghiêm trang chia sẻ:
-Tớ đọc sách lễ Rôma ngay lời nguyện nhập lễ đã minh định mục đích của việc ăn chay, kiêng thịt.
“Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay, hãm mình, để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần”.
-Các cậu lắng nghe cho kỹ lời Tiền tụng Chúa nhật thứ III Mùa Chay:
“Cha muốn chúng con dùng việc hãm mình để cảm tạ Cha. Nhờ đó, chúng con là những người tội lỗi, giảm bớt được tính kiêu căng và khi giúp nuôi dưỡng những người thiếu thốn, chúng con biết noi theo lòng nhân hậu của Cha”.

-Thú thật với các bạn, tớ cũng đã từng cố gắng hãm mình, từ bỏ, tập tành các nhân đức y như vậy suốt hơn hai mươi năm. Nhưng chẳng ăn thua gì. Tớ cũng đã từng hùng hồn tuyên bố – tuyên bố y như các đấng bề trên dạy – “sám hối là trở về với Chúa..” Nhưng than ôi! Kết quả của những cố gắng dụng công đó chỉ khiến cho tớ có cảm giác đạo đức hơn với những việc thuộc loại lập công đền tội trong tâm tình của kẻ làm thuê mong được Chúa thẩm phán chí công giảm bớt phần phạt... khi lê lết tấm linh hồn nhơ nhớp tới trước tòa Chúa Phán xét. Tớ có cảm tưởng những việc thực hiện trong mùa Chay giống như những trái bong bóng được bơm căng lên nhưng chẳng mấy chốc sẽ xẹp lép khi mùa Phục Sinh tới. Nó giống như những ánh lửa được thổi bùng lên làm ấm lòng người trong chốc lát, rồi từ từ lịm tắt trong cuộc sống thường ngày đều đặn..
‘Nhà thần học’ Minh Khoa nói có sách, mách có chứng khiến người nghe phải thán phục. Nhưng..
Nhưng.. nếu đọc kỹ thì chúng ta sẽ thấy thấp thoáng một khung trời đen tối ở trong hậu trường.

Lý do: Chúng ta BƯỚC VÀO mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng hàm ý rằng khi Mùa Phục Sinh đến cũng là mùa chúng ta BƯỚC RA KHỎI mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Đúng là “đánh trống bỏ dùi”!! Hẹn năm sau chúng ta sẽ lại BƯỚC VÀO rồi lại BƯỚC RA cứ thế mà trở về rồi lại đi hoang ... rồi lại trở về rồi lại đi hoang ... suốt cả đời!!

Câu thứ hai đưa ra mục đích của việc hãm mình cho chúng ta thấy rõ mình là người tội lỗi. Thật đáng tiếc!! như thế lại rơi vào tư tưởng cực kỳ tiêu cực. Đã phàm hèn, tội lỗi, yếu đuối thì chắc chắn là tha hồ sa đi ngã lại. Giỏi lắm cũng chỉ giảm bớt được một chút. Rồi mùa chay qua đi, CÁI TÔI lại bung mạnh hơn xưa sau một thời gian kìm nén!! Xôi hỏng, bỏng không!!! CÁI TÔI ngày càng vĩ đại theo thời gian...
Tóm lại, ý tưởng mùa chay là mùa trở về với Chúa dường như chỉ để rao giảng trong nhà thờ, để huấn đức cho oai, để hô hào, để tạo thành một chiến dịch rầm rộ nhằm trở về với Chúa cho bằng được ..nhưng thực tế rất là đáng tiếc. Dù có đốt đuốc đi tìm cũng chẳng thấy bóng dáng Chúa đâu trong nhưng việc làm cụ thể trên...Tất cả những phương thế và tư tưởng trên không giúp chúng ta sống trong Chúa..mà chỉ khiến cho cái tôi phàm hèn ngày càng phàm hèn hơn và khoảng cách giữa Chúa và tôi càng xa xôi diệu vợi hơn.

-Nói nghe hay lắm, vậy làm cách nào chúng ta có thể trở về với Chúa?
-Dễ hơn ăn cơm sườn, trước hết tôi xin hỏi các bạn một câu rất đơn giản: Chúa ở đâu?


Lại một phen thừ mặt ra.. Ai chẳng biết Chúa ở trên trời, trong nhà thờ, đặc biệt qua hình bánh. Nhưng để trả lời câu hỏi đơn giản này không dễ chút nào.
Chúa ở trên trời ư? Thế thì chỉ khi nào chết đi tôi mới may ra có thể trở về với Ngài. Nhưng không được hưởng tôn nhan Ngài ngay lập tức..mà thường là chịu khó ngồi “bóc lịch” ở nơi Luyện ngục một thời gian rất ư lâu dài – nghe đâu một phút của Chúa bằng cả ngàn năm ở thế gian!!!
Chúa ở trong nhà thờ ư? Thế thì sau khi tan lễ, chúng ta sẽ bái bai Ngài. Ngài vui lòng ở lại trong nhà thờ, còn chúng ta đi vào dòng đời với tất cả những lo toan chồng chất..
Chúa ở trong lòng ư? Nếu Ngài thực sự trong lòng mình, sau khi rước Chúa, sao cả ngày không thể nhớ và sống với Ngài được một giây!!
Chính vì điều căn bản này khiến cho chúng ta cứ như những chú lính trong đèn kéo quân. “Ta chạy vòng vòng, ta chạy vòng quanh” hết mùa Chay này tới mùa Chay khác mà vẫn không đi đến đâu.
Chúa ở ngay trong lòng mình mà Ngài dường như vẫn xa tít mù khơi!!!
Lý do nào khiến cho mình luôn cảm thấy ngăn cách với Ngài như vậy? Nó khiến cho cuộc trở về của chúng ta trở thành không tưởng??!!
Xin thưa rằng: Nguyên nhân căn bản nhất: chính là mặc cảm: “Lạy chúa, con chỉ tạo vật phàm hèn, yếu đuối, tội lỗi, xấu xa..”
Chính cái mặc cảm đáng thương này đã như bức tường ô nhục ngăn cách tôi không thể tới gần Ngài. Nói chi tới chuyện kết hiệp nên một với Ngài.
-Làm sao hết mặc cảm tự ti đáng thương này?
-Chẳng có chi là khó. Trước hết, mở lòng đón nhận Lời Chúa trong Kinh Thánh – Những lời mang lại cho ta những tư tưởng tích cực, mạnh mẽ.. thí dụ như những câu sau đây...còn cả trăm câu khác, tùy mỗi người lựa chọn cho riêng mình.
‘Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.’ (Ga 1;13)
‘Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :
Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
-mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.’ (1Ga 3:1)
‘Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta,
nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta’. (Rm 5:5)
‘Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.’ (2Tm 1:7)
Nếu chúng ta suy đi nghĩ lại trong lòng bốn câu nền tảng này nhiều ngày, nhiều tháng, liên tục liên tục, rồi tập sống trong cuộc sống hàng ngày với tâm tình tích cực trên, chắc chắn chúng ta sẽ dần dần thấy mình quả thực là con yêu dấu của Chúa, tràn đầy Thần Khí của Ngài..
Từ đó, đương nhiên sẽ thóat khỏi cảnh “Bao nhiêu năm rồi mà vẫn loanh quanh… Ta đi loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
-Vậy mỗi mùa chay tới thì bạn làm gì?
-Xin bạn đừng tưởng rằng sau khi tôi nhận ra mình là con yêu của Chúa, tràn đầy Thần Khí của Ngài, tôi sẽ thành Thánh sống. Luôn sống trong Chúa trăm phần trăm, không còn lỗi phạm..
Không phải như vậy.. vì suốt hơn ba mươi năm đi trong tối tăm, con ngựa chứng của con người cũ vẫn cứ muốn quay về chốn xưa..Tuy nhiên, mỗi lần vấp phạm, tôi trỗi dậy rất nhanh và tương đối đễ dàng nhờ tôi xác tín sức mạnh Thần Khí Thiên Chúa tràn đầy trong mình..
Nói cách khác, trước kia mỗi buổi tối, tôi xét mình xem tôi đã lỗi phạm những gì..
Nhưng từ khi nhận ra Ngài trong tâm mình, tôi xét xem một ngày qua tôi sống với Ngài bao nhiêu phút rồi tìm cách để tăng thời gian lên.
Nói cho cùng, dù mùa nào đi nữa cũng đều giúp tôi sống với Chúa trọn vẹn hơn. Đặc biệt mỗi Mùa Chay tới chính là dịp tôi xác tín con đường của mình hơn nữa: Đó chính là TRỞ VỀ VỚI CHÚA CỦA LÒNG Mình – Chúa sống ngay trong lòng mình - và TẬP SỐNG KẾT HIỆP NÊN MỘT VỚI NGÀI ngày càng nhuần nhuyễn hơn./.

Người viết : Lung Linh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 03.03.2010    Tiêu đề: re: Hoài niệm Ninh Cường - những ngày Đại Phúc Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Trổ sinh hoa trái thiêng liêng

Sáng hôm ấy, Thầy giáo cho các em học sinh một trò chơi luyện trí: Thầy chia học sinh thành hai nhóm. Mỗi nhóm phải lần lượt đưa ra đáp án cho câu hỏi của thầy. Nhóm nào bí, xem như thua cuộc. Câu hỏi được ghi lên bảng như sau: Em hãy cho biết công dụng của viên gạch.

Hai nhóm lần lượt đưa ra các câu đáp như sau: gạch được dùng trong xây dựng – để kê chân bàn, tủ, giường – chặn cửa – chận bánh xe – chặn giấy - kê thành bếp nấu ăn (khi đi trại) – kê ngồi tạm thay ghế - làm gối kê đầu khi dã ngoại - giã lương thực (hạt điều) thay cho chày – dùng thay búa trong một số trường hợp – tự vệ khi bị đe dọa - tấn công đối thủ, ném chó – làm xiếc – làm thớt – vân vân…

Không ngờ viên gạch xem ra quá đỗi tầm thường mà có thể mang lại nhiều công dụng như thế.

Tiếp đến, Thầy giáo đề nghị nêu lên công dụng của cây xương rồng bà, loại cây nầy có nhiều gai tua tủa trên hai mặt lá, thân cao từ một đến hai mét, mọc dày trên những phần đất khô cằn tại những vùng đồi núi ở Phan Rang-Ninh Thuận.

Hai nhóm lại lần lượt nêu lên những công dụng sau: trồng làm hàng rào bảo vệ nương rẫy - thức ăn cho dê cừu (sau khi dùng rơm rạ đốt cho cháy xém) - che chắn gió - phủ xanh đồi trọc - chống xói mòn - cung cấp trái cho chim chóc (người cũng ăn được) - lấy mủ làm thuốc - ủ làm phân xanh, vân vân…

Cũng không ai ngờ cái thứ xương rồng đầy gai góc, tưởng là vô tích sự đáng chặt bỏ kia lại cống hiến cho đời nhiều công dụng tốt lành như thế.

Sau cùng, Thầy giáo nêu lên câu hỏi thứ ba: Em hãy cho biết lợi ích mà những kẻ chây lười chỉ lo hưởng thụ (tỉ như những tay rượu chè be bét, bài bạc tối ngày…) mang lại cho đời.

Đến đây, nhiều khuôn mặt hồn nhiên trở nên đăm chiêu tư lự, một số em vò đầu, nhiều em cắn bút suy nghĩ hồi lâu mà không ai tìm được bất kỳ một cống hiến nào của nhóm người nầy cho nhân quần xã hội.

Thế là những người thuộc diện nầy, vốn chẳng sinh được hoa trái vật chất hay tinh thần để cống hiến cho đời, thật đáng tủi thẹn với những viên gạch vô tri cũng như với cả những cụm cây xương rồng mọc hoang ở những nơi cằn cỗi!

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy sám hối và một trong những lý do khiến người ta phải sám hối là vì đã không dùng thời giờ và năng lực Chúa ban để sinh nhiều “hoa trái” vật chất hay tinh thần.

Chúa Giê-su ví những người thuộc diện nầy như cây vả không sinh trái mà Chủ Vườn muốn chặt bỏ đi. Người nói:

"Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?” Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” (Lc 13, 6-9)

Trổ sinh những loại hoa trái nào đây?

Cây nào phải sinh trái đó. Chúa trao cho mỗi người một nhiệm vụ khác nhau nên cũng phải trổ sinh những hoa trái khác nhau.

Nâng cao phẩm chất của mình, làm gương sáng, làm tròn bổn phận đối với Chúa, chu toàn bổn phận đối với cha mẹ vợ chồng anh chị em trong gia đình, tham gia xây dựng phúc lợi cộng đồng, chăm lo phục vụ những người gặp khó khăn bệnh tật túng thiếu đang sống chung quanh ta… là những hoa trái tốt lành mà mọi người có thể cống hiến, mà nếu ta không cống hiến được thì thực đáng buồn.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa như người làm vườn nhân hậu đã nài xin Chúa Cha hoãn lại cho chúng con thêm một thời gian nữa để Chúa chăm sóc thêm cho chúng con, hầu mong chúng con sinh hoa trái tốt.

Xin đừng để chúng con làm cho Chúa thất vọng vì không sinh trái mà lại sinh toàn gai góc.

Xin cho chúng con biết tận dụng thời giờ còn lại để lập thêm công đức, để sinh nhiều hoa trái tốt, hoa trái vật chất cũng như hoa trái thiêng liêng, nhờ đó cuộc đời chúng con thêm tươi đẹp và chúng con sẽ làm vinh danh Chúa bằng đời sống cao đẹp của mình.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net