GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055789224
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 07.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON TRẺ

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ 
Người đăng Thông điệp
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 18.02.2008    Tiêu đề: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON TRẺ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin được gửi tới quý bạn đọc gần xa bài viết của Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM, về vấn đề thực trạng và việc giáo dục đạo đức cho con trẻ hiện nay.
Levitan

*
* *
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
--------------------------------------------------

á»©a bé khoanh tay cúi đầu thÆ°a vị linh mục:
- Thưa Ông, con đi học!
- Ủa, hồi chiều con đi học về rồi, sao giớ tối này lại đi học?

Ông vừa nói xong, bà mẹ gia đình đã đỡ lời cho con:
- Cháu đi học thêm, Chú ạ!
- Sao bắt cháu học thêm làm gì? Mới học lớp Lá có gì mà học thêm?
- Thì cháu nó thích thế!

Ông linh mục quay lại hỏi đứa bé:
- Đi học thêm, con có mệt không?
- Dạ mệt lắm!
- Thế sao không ở nhà?
- Dạ, ở nhà, cô giáo không thương.
- Không thương là sao?
- Các bạn không học thêm, cô bắt ngồi cuối lớp và cô không thèm hỏi gì cả (?).

Trên đây là câu chuyện “sống” của anh bạn linh mục X mới kể cho tôi nghe, sau một dịp về thăm gia đình ở một huyện ngoại thành Tp Hồ Chí Minh. Luôn miệng anh bạn kể tiếp: cũng trong số mấy gia đình bà con của anh ở huyện này, có vài cháu là học sinh giỏi, ngoan được bầu làm trưởng lớp. Hỏi chúng: “Làm trưởng lớp, con phải làm việc gì?” Đáp: “Thưa, bạn nào không tốt, hay nói chuyện, hay quậy phá, thì con ghi tên nộp cô giáo.”

Thực trạng đạo đức học sinh

Những điều như trên là hoàn toàn phản giáo dục nhưng lại rất “bình thường” trong nền giáo dục của chúng ta. Chính người lớn đang vô tình gieo vào tâm trí non nớt của trẻ thơ trong trắng những tư tưởng về sự phân biệt đối xử, sự chia rẽ phân cấp trong xã hội dựa trên giàu nghèo, về thói quen theo dõi kẻ khác để báo cáo cấp trên lấy thành tích (bây giờ có thể chưa xảy ra vì các cháu còn quá nhỏ nhưng nay mai sẽ khó tránh!)…Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy thực trạng đạo đức trong giới học sinh phổ thông – như nhiều người nhận xét- đang có vấn đề đáng báo động, và “chưa bao giờ công tác giáo dục đạo đức học sinh khó khăn như hôm nay” ( Tuổi Trẻ Online, ngày 22/12/2007)!

Để phân tích tình trạng này, ngày 21/12/2007, Sở GD-ĐT tp Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc hội thảo về “Nâng cao chất lương giáo dục đạo đức trong nhà trường”. Theo báo cáo của Sở thì học sinh được đánh giá đạo đức khá tốt, trên 98%. Nhưng các ý kiến phát biểu tại cuộc hội thảo lại không lạc quan như thế. Số học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục chửi thề, gây gỗ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, ham “chat”, mê games, đua đòi… ngày càng nhiều . Một lần nữa ta thấy “báo cáo” khi nào cũng tốt hơn thực tế, lý do là vẫn còn do bệnh “thành tích” chi phối hoặc do tiêu chuẩn đánh giá chưa phù hợp. Tham luận của Phòng GD-ĐT quận Tân Bình bi quan: “Chuyện học sinh cầm xe lấy tiền đi Internet, cầm đồ khắp nơi, trộm cướp tài sản tiêu xài ngày càng nhiều” (Tuổi Trẻ Online số nói trên).

Khó khăn của công tác giáo dục đạo đức

Công tác này đặc biệt khó khăn vì các lý do sau đây.

1. Môi trường đạo đức trong xã hội, và có khi ngay trong gia đình và nơi trường học xuống cấp trầm trọng. Chẳng hạn việc chạy trường chạy lớp, việc gian dối “công khai” trong học hành và thi cử, thái độ sống thiếu trung thực của không ít thầy cô (ví dụ bề ngoài tuyên bố là không dạy thêm hoặc chỉ dạy thêm cho những học sinh yếu kém, nhưng trong thực tế lại làm khó dễ ra mặt cho những học sinh không học thêm lớp mình dạy ở nhà), v.v. là những điều làm cho con em mất tin tưởng vào lời giảng dạy của các bậc mô phạm. Ngoài xã hội, cái tốt cái xấu không còn tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt; dường như cái gì “được việc” hoặc được số đông làm theo là cái tốt, cái đúng. Những giá trị tinh thần xem ra ngày càng “lép vế” trước sức mạnh của vật chất, tiền bạc.

2. Trong lúc đó thì các bài học đạo đức ở nhà trường thường xa rời thực tế, không hợp với tâm lý các lứa tuổi và vẫn theo cách nhồi nhét kiến thức như quen làm. Ở bậc tiểu học, mỗi tuần học sinh lớp 3 được dạy bài đạo đức tựa đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 học bài “Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc”! Lên Trung học Cơ sở, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng cho môn giáo dục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong đó số tiết đạo đức chỉ có 12-15 tiết. học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, học sinh lớp 8 về quyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân… Ở bậc Trung học Phổ thông, nghịch lý hơn khi học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức nào. Chương trình giáo dục công dân lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề về kiến thức với hai phấn triết học và đạo đức gồm các nội dung trừu tượng, hàn lâm: các phạm trù đạo đức cơ bản, khái niệm về các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng… (x. Tuổi Trẻ online, số đã dẫn).

3. Qua những ví dụ như trên, chúng ta thấy rằng Bộ GD-ĐT hiểu đạo đức trước tiên là đạo đức chính trị. Ngay 5 điều “nằm lòng” của học sinh cũng mang màu sắc chính trị: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào – Học tập tốt, lao động tốt - Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt – Giữ gìn vệ sinh thật tốt – Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Riêng giáo dục công dân lớp 10 thật ra là những bài triết học Mác-Lênin mà ở cấp này chắc chắn học sinh chẳng thể hiểu gì, và chắc chắn các giáo viên cũng quá biết điều đó nhưng vẫn dạy và lấy làm hài lòng khi học sinh “trả bài” thuộc lòng!

Vậy đạo đức làm người ở đâu mà không thấy nhấn mạnh? Dường như người ta coi đạo đức là đạo đức chính trị trong lúc thực ra đạo đức chính trị cũng phải xây dựng trên đạo đức làm người với những đức tính nền tảng như nhân ái, trung thực, lương thiện, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sự sống, tự do và quyền lợi chính đáng của kẻ khác. Ông Huỳnh Công Minh, giám đốc Sở GD-ĐT tp HCM phát biểu tại cuộc hội thảo hồi tháng 12-2007 nói trên như sau: “Cần xây dựng nội dung chương trình môn đạo đức theo hướng đồng tâm, tập trung vào những phẩm chất cơ bản của nhân cách và có tính liên thông cao” (Tuổi rẻ Online, số đã dẫn)

4. Một lý do nữa giải thích sự khó khăn của công tác giáo dục đạo đức là thiếu nhân sự thích hợp. “Dạy chữ”, dù sao, vẫn dễ vì chủ yếu là truyền đạt những kiến thức, còn đạo đức luân lý đòi hỏi vừa hiểu biết vừa khả năng thuyết phục, mà tư cách của giáo viên là một yếu tố rất quan trọng. Ở bậc trung, tiểu học các thầy cô cũng chỉ “cho” những gì họ đã “nhận” từ một nền giáo dục, một nền sư phạm với một triết lý giáo dục lỗi thời mà ngày nay người ta đang ra sức “chữa cháy” một cách vất vả…

Để kết luận

Bây giờ người ta bắt đầu ý thức rất rõ (và với đầy bức xúc) những yếu kém, những bất cập và cả những sai lầm trong giáo dục đạo đức cho thiếu nhi và học sinh chúng ta. Những điều đã được nói ra tại cuộc hội thảo mà chúng tôi phản ánh trong bài này nói lên điều đó. Và tôi tin rằng trong thực tế đã có nơi bắt đầu tự mình đưa ra những sáng kiến phù hợp hơn trong lãnh vực giáo dục này. Nhưng dù có “suy tư sáng tạo” đến đâu cũng không ai dám đi ra ngoài chính sách chung hiện hành. Cái cần phải cải tổ sâu sắc là chính đường hướng chung, - mà công việc này, một lần nữa đòi hỏi một triết lý giáo dục mới dựa trên một quan niệm về con người toàn diện hơn quan niệm đang thống trị trong xã hội ta cho tới nay.


------------------------------------
Nguồn: NguoiTinHuu.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net