GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 056099560
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Xin hãy đồng cảm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 10.12.2009    Tiêu đề: Xin hãy đồng cảm Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chuyện đôi vợ chồng ở 'xóm ăn mày'
Ông già mù Hoàng Ngọc Khải ngồi trên cầu Lạc Long xin ăn bên bà Lõm mắt sáng dắt ông đi về mỗi ngày. Ông Khải nói vui, hai ông bà đã sống bất hợp pháp mấy chục năm nay..
Vợ ông Khải sinh năm 1930, năm nay đã 80 tuổi, ông Khải không rõ năm sinh của mình, nhưng ông kém vợ chừng 10 tuổi, do đó, ông khoảng 70 tuổi. Không ai biết tên thật của vợ ông là gì, bản thân vợ ông cũng chẳng biết tên mình. Mọi người đều quen miệng gọi là bà Lõm, vì trán bà có một vết lõm to tướng.


Ông Khải, bà Lõm và tổ ấm rách nát.

Bà Lõm không nhớ quê quán cụ thể ở đâu. Chỉ biết ở Hải Hưng. "Năm 15 tuổi, bố mẹ, anh em tôi chết sạch trong trận đói 1945. Không còn chỗ nương thân, tôi lang thang xin ăn", bà kể.

Hồi đi ăn mày qua phố Khâm Thiên (Hà Nội), đúng lúc máy bay B52 của Mỹ rải thảm, bà bị trúng bom. Mảnh bom đã phạt mất một miếng xương to gần bằng lòng bàn tay ở trán, xé toạc cả da đầu. Bà Lõm vạch đầu cho tôi xem và bảo: “Vẫn còn hai mảnh bom ở trong đầu, nên hôm nào trái gió trở trời, đầu đau như búa bổ, cô lại nổi cơn tam bành đập phá chửi bới linh tinh…”.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông Khải đều ngồi trên cầu Lạc Long xin ăn.

Bị trúng bom, được bộ đội đưa vào Bệnh viện Việt Đức và phải nằm viện 15 tháng trời mới khỏi. Lúc tỉnh dậy, thần kinh không ổn định, bà không nhớ mình tên họ là gì. Mọi người thấy cái đầu lõm kỳ dị, thì gọi luôn là chị Lõm, giờ già thì gọi là bà Lõm.

Ông Hoàng Ngọc Khải, chồng bà Lõm, quê ở xã Quang Thành, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố mẹ mất sớm, ông là con cả trong gia đình có 8 anh chị em.

Người dân gọi là bà Lõm, vì trán bà có vết lõm.

Lên 4 tuổi, ông bị mù. Sau khi bố mẹ mất, anh em tan tác khắp nơi. Người đi ở, người đi làm con nuôi, người lưu lạc ăn xin. Đến giờ ông vẫn không rõ các em của ông còn sống hay đã chết. 12 tuổi, bé Khải đã nhảy lên tàu lưu lạc vào tận Sài Gòn kiếm sống. Khải cứ lang thang một mình xin ăn. Ăn no thì lăn ra vỉa hè, gốc cây, ghế đá, thậm chí chui cả vào nhà vệ sinh công cộng ngủ tránh mưa gió.

Năm 1968, khi lang thang xin ăn ra phía Bắc, gặp bà Lõm ở ga Hải Dương, thế là hai người thành vợ thành chồng. Không đăng ký kết hôn, không tổ chức đám cưới, đôi uyên ương cũng không có nốt phòng cưới, giường ngủ. Bà Lõm kể: “Cô cứ nhớ mãi hôm cưới chồng, khách mời toàn là dân ăn xin ở ga Hải Dương, chỉ có mấy cái kẹo lạc mà nên vợ chồng. Cưới xong, đám ăn xin rước vợ chồng cô ra bờ ruộng, ở đó có căn lều bằng cành tre, lợp lá chuối do đám ăn mày dựng tạm. Nhưng nửa đêm mưa gió ầm ĩ, thổi đổ lều xuống mương, thế là vợ chồng lại dắt nhau vào ga ngủ chung với đám ăn mày”.

Ông Khải nói vui rằng, ông và bà Lõm sống... bất hợp pháp mấy chục năm nay, vì không có đăng ký kết hôn.

Lấy nhau, lang thang xin ăn suốt 10 năm trời dọc các ga tàu Hải Phòng – Hà Nội, bến đỗ cuối cùng của cặp vợ chồng ăn mày này là “bãi ma” ngoài đê sông Cấm. Những người ăn mày cùng kéo nhau về đây bởi ở đây không bị xua đuổi, và hơn nữa họ tìm thấy ở nhau sự thông cảm, chia sẻ của những người cùng cảnh ngộ. 10 năm trước, chính quyền “giải tán” những hộ dân lấn chiếm trái phép đất ngoài đê, “xóm ăn mày” lại gỡ nhà dựng vào phía trong đê. Từ ngày ở trong đê, cuộc sống ổn định hơn vì đỡ phải chịu cảnh lụt lội mỗi khi nước sông Cấm dâng cao trong mùa lũ, hoặc thủy triều lên chảy ngược vào sông.

Căn nhà xiêu vẹo của ông Khải, bà Lõm.


Sống với nhau 40 năm nay, song vợ chồng ông Khải, bà Lõm cũng không có được mụn con. Ông Khải bảo: “Chả bao giờ có tiền, nên chả đến bệnh viện, nên chả biết vì sao không đẻ được”. Bà Lõm thêm lời: “Cũng may mà không đẻ được, chứ có đẻ ra cũng lại thêm một đứa ăn mày. Bố mẹ ăn mày, thì con cũng ăn mày thôi, không khá hơn được đâu”. Vì suy nghĩ đó, nên ông Khải, bà Lõm chẳng muốn xin một đứa con nuôi. Vợ chồng cứ dắt díu xin ăn kiếm sống, khi nào chết thì nhờ mấy người trong xóm đào hố chôn là xong, chẳng cần quan tài với đám ma linh đình như người đời. Sống bằng nghề ăn xin, nên mọi thứ trong nhà đều là xin được. Từ cây tre mục làm cột, bạt rách làm mái, cửa sổ gỗ vỡ nham nhở, đến cái giường không chân cũng là đồ xin được. Trong nhà ông Khải thứ mới mẻ nhất mà tôi nhìn thấy là cái bàn thờ, đẹp, to và hoành tráng. Bà Lõm kể, thi thoảng, hết củi đun, bà lại ra bờ sông Cấm vớt củi. Mới hôm trước, bà vớt được cái bàn thờ này, do người dân vứt xuống. Thấy chiếc bàn thờ còn mới, nên bà đội về dùng. Cứ đến ngày rằm, ông bà lại thắp hương cúng vái...

Điều mong mỏi lớn nhất của người đàn ông này là... chết sau vợ.

Cuộc sống của vợ chồng ông Khải chỉ là đắp đổi qua ngày, xin được ngày nào thì ăn ngày đó, ốm đau nằm một chỗ thì cũng nhịn ăn luôn. Khốn khổ ở chỗ, ngày nào xin được ít tiền thì có miếng ăn, xin được nhiều có khi mất trắng với mấy thằng nghiện. Ông Khải ngồi giữa cái nắng chang chang trên cầu Lạc Long để người đời thương hại bố thí, còn bọn nghiện thì ngồi hóng mát dưới gầm cầu chích choác. Ông thì mù, người đời cho bao nhiêu tiền cũng chả rõ, nhưng bọn nghiện thì thằng nào cũng mắt sáng tai thính. Thấy khách sộp, cho nhiều tiền là chúng xông ra trấn lột của ông. Tôi hỏi ông Khải: “Điều mong mỏi lớn nhất của ông là gì?”. Mong ước của ông già ăn mày thật lạ: “Tôi chỉ mong mình chết sau vợ!”. Ông giải thích, dù ít hơn vợ 10 tuổi, song ông ốm yếu hơn vợ nhiều. Vợ ông tuy còn khỏe, nhưng mỗi lúc trái gió trở trời, vết thương trên đầu lại hành hạ, khiến bà lên cơn điên khùng, khổ thân lắm. Ông lo mai này chết trước, không biết ai sẽ chăm sóc cho vợ ông mỗi khi bà bị mảnh bom trong đầu hành hạ.
Ước chi những viên gạch vừa mới bị đập ra từ một cửa cổng "Kia" cũng đủ cho đôi vợ chồng nghèo này làm chỗ nấu, mỗi khi họ kiếm được chút ăn. Còn cửa cổng "Kia" bây giờ người ta lại chỉ cần 200.000000VND làm lại là khang trang hoành tráng "hơn ai" hết.[b]
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net