GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 20
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 020
 Lượt tr.cập 055578014
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 28.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tá»± sá»± của má»™t giáo lý viên

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Tâm sá»±
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Tâm sá»± 
Người đăng Thông điệp
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 24.10.2009    Tiêu đề: Tá»± sá»± của má»™t giáo lý viên Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tá»± sá»±
của một giáo lý viên



Mặc dù năm nào tôi cũng được vinh dự đứng trong hàng ngũ giáo lý viên dạy giỏi cấp giáo xứ, giáo hạt, nhưng tôi thật sự xấu hổ khi đọc bài viết : "Gà …giáo lý" của tác giả Chân Tâm đăng trên giaophanvinh.net.

Mặc dù tôi vẫn biết : giáo lý viên là người thi hành một sứ mệnh quan trọng và siêu nhiên, được Chúa Kitô uỷ thác qua Giáo Hội. Giáo lý Viên không chỉ là người dạy, nhưng trước hết là một chứng nhân (GLCG 9.66), một chứng nhân tình yêu.

Nhưng suốt mấy năm qua, tôi đâu có mục đích như thế, đối với tôi cốt làm sao học sinh trong lớp của tôi có trong danh sách khen thưởng của giáo họ, giáo xứ, giáo hạt và thậm chí là của giáo phận và như thế là đã đạt được mục tiêu của tôi rồi. Chính vì vậy, trong tổng số trên 30 học sinh trong lớp, tôi chỉ nhắm tới vài ba em (những em này khá hơn, nhanh nhẹn hơn so với nhiều em trong lớp), rồi từ đó tôi chỉ tập trung cho những em này (nào là thời gian, động viên, sách vở… và truyền đạt kiến thức). Chính nhờ vậy, mà năm nào học sinh của tôi cũng đạt giải cao trong các kỳ thi, thậm chí có những năm đạt giải nhất, nhì, ba của giáo hạt, kể cả giáo phận. Còn các em khác thì hầu như tôi không màng tới, có chăng thấy các em đến lớp đúng giờ, ra về đúng hẹn thế là được rồi. Lý do này đã khiến không ít em trong lớp của tôi (mặc dù đã học Kinh Thánh III) nhưng vẫn chưa biết đọc kinh... Ăn Năn Tội.

Việc làm của tôi ở trên, cũng vì tôi chỉ nhằm vào thành tích phần thưởng của cha xứ, của Ban Giáo Lý Hạt và hơn nữa là phần thưởng của giáo phận, nên đã đẩy phần đông học sinh về sự hiểu biết giáo lý vào tình trạng (kẻ ăn không hết, người lần không ra) như trên.

Tôi biết, việc làm của tôi như vậy là trái với Lời Chúa, trái với lương tâm… Tôi biết vậy, nhưng tôi phải làm vậy, vì phong trào dạy và học giáo lý buộc tôi làm vậy.

Nhiều lần, tôi thử đặt câu hỏi : Lý do nào đã khiến tôi và học sinh rơi vào tình trạng ở trên.

Có nhiều nguyên do, nhưng xin kể ra đây một ít:

Trước hết, lấy danh sách học sinh dự thi.

Việc này, theo tôi không nên để cho thầy cô giáo chủ nhiệm hay là do lớp bầu chọn học sinh dự thi, mà việc này phải do bề trên (vì đây không phải là chọn học sinh giỏi mà là kiểm tra kiến thức giáo lý của các em). Do đó, khi đến kỳ thi, cha xứ, cha hạt buộc thầy cô giáo lý viên của từng lớp, từng xứ nạp danh sách học sinh của lớp mình cho cha xứ, cha hạt, cha đặc trách. Danh sách này (danh sách lớp) trong số thứ tự của các em 1,2,3,4,5,… cha xứ, cha hạt, cha đặc trách tuỳ chọn lấy tên, tuổi của các em, có thể lấy 1,7 hay 5,9… trong số thứ tự, sau đó thông báo cho các thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo xứ và các em có danh sách mà bề trên đã lấy để dự thi trước 1 tuần, hay 10 ngày gì đó để họ có sự chuẩn bị cho kỳ thi.

Thứ đến, cũng vì khi dùng từ ngữ trong các kỳ thi, chúng ta dùng từ chưa thuyết phục. Chẳng hạn, cụm từ : “Thi học sinh giỏi”, “Giỏi” hay không thì mình Chúa mới biết được. Việc đánh giá chính xác, đúng mực trong việc dạy và học giáo lý còn nằm ở thái độ, tinh thần học tập và nhất là mức độ áp dụng thực tế.

Đồng thời, khi dùng từ “giỏi” vô hình chung buộc giáo lý viên phải chọn lọc học sinh và khi đã chọn lọc thì sinh ra những vấn đề ở trên. Do vây, chỉ nên dùng từ : Kiểm tra kiến thức giáo lý của các em lớp …(xứ… hat…giáo phân.) kỳ thi…năm 200…

Thiết tưởng, nếu làm được như thế, thầy cô giáo chủ nhiệm mới quan tâm đến tất cả các em trong lớp, và chính tất cả học sinh mới có thái độ nghiêm túc trong học tập (vì không ai biết được mình có bị nằm trong danh sách dự thi của lớp hay không, nên tất cả đều phải học).

Mấy dòng suy nghĩ như trên, xin góp ý với Ban Giáo Lý các cấp để hy vọng phần nào Lời Chúa trở thành hiện thực : “Ta đến để cứu chữa những gì đã hư mất”. Nói khác đi, những em yếu kém trong lớp, phần nào được sự quan tâm dạy bảo của giáo lý viên một cách đúng mức.


Má»™t GLV
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 27.10.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin cảm ơn thầy nhiều về những tâm sự rất thật của Thầy!
Tuy nhiên con có mấy ý kiên như sau!
Thứ nhất: Đã gọi là học thì bắt buộc phải có kiểm tra, có thi! Đây là điều không thể sai khác được!
Bởi chỉ từ kiểm tra, từ việc thi đó ta mới biết được học trò mình học được những gì? nhớ được những gì? Qua đó đánh gia được phần nào ý thức học tập của các em? Tuy nhiên, mục đích tối hậu của học hỏi giáo lý lại không phải chỉ ở các con điểm kiểm tra hay cái bằng mà là sự thông hiểu giáo lý để có thể làm cho mình vững mạnh hơn trong đức tin để sống đạo tốt hơn cho ngày sau đuược lên Thiên đàng.
Con đồng ý với thầy về thực trạng hiện nay của đội ngũ giáo lý viên! Ngay cả cha của con cũng từng là giáo lý viên song Ông vẫn thuộc thế hệ mà chưa học hết tiểu học được!
Cũng vậy, phần nhiều giáo lý viên lấy tấm lòng nhiệt thành và đời sống đức tin ra để dạy mà thôi!
Phải nói là họ rất can đảm dẫn thân và đáng để lớp lớp học trò và cộng đoàn cầu nguyện cho!
Về việc này thì theo con cần có nhiều hơn nữa những đợt tập huấn riêng dành cho giáo lý viên! Không những đào sâu nghiên cứu về đức tin mà theo con cần bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, về tâm lý lứa tuổi sư phạm phạm nữa! Vì có như thế các giáo lý viên có lẽ sẽ dạy tốt hơn, truyền đạt tốt hơn!
Trên đây chỉ là ý kiến của con thôi!
Xin ACE góp ý thêm cho

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Tâm sá»±


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net