GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055817696
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 08.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Vài nét về Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 01.10.2009    Tiêu đề: Vài nét về Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

(Trích: Lm.Steph. Nguyễn văn Đậu)

Trong đời sống Giáo Hội, có lẽ ai cũng đã một lần nghe biết về Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Hồi mới 9 tuổi ở làng quê, tôi cũng đã sớm biết Têrêsa, qua một pho tượng do một ông thợ đắp tại nhà ông ngoại tôi. Khi vào Chủng viện năm 1953, thì tôi biết nhiều hơn về Người, nhưng cũng chỉ biết Têrêsa là một vị Thánh nữ trẻ, Dòng kín … có nhiều nét dễ thương! Và rồi dần dần biết người nhiều hơn, cho đến ngày nay, Người là vị Thánh nữ Tiến sĩ thứ ba trong Giáo Hội. Tôi biết, khi tôn phong Đấng nào lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh, thì Hội Thánh muốn cho các tín hữu của mình học đòi Chúa Giêsu, qua học thuyết Tu Đức của vị Thánh ấy.

1. Ghi nhận lịch sử và phụng vụ
Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu qua đời tại Tu viện Carmel ở Lisieux (Pháp), ngày 30 tháng 9 năm 1897, được phong Thánh năm 1925, từ đó lễ kính Thánh nữ được mừng vào ngày 01 tháng 10 hàng năm. Người được chọn làm vị Thánh bổn mạng thứ hai của nước Pháp, cùng với Thánh nữ Jean d’arc, và bổn mạng các xứ truyền giáo (trong đó có Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam) cùng với Thánh Phanxicô Xaviê. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Tiến sĩ Hội Thánh, vị “Tiến Sĩ Tình Yêu” vào ngày 19/10/1997.

Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tên thật là Marie Françoise Thérèse Martin, sinh tại Alençon (Normandie, Pháp) ngày 02/01/1873, là con gái út của một gia đình đã có 4 cô con gái. Mẹ của Têrêsa qua đời khi Têrêsa chưa đầy 5 tuổi. Bé Têrêsa trở nên cô bé tính khí thất thường, bối rối và hay dằn vặt, lại được cha và các chị nuông chiều. Lễ Giáng Sinh năm 1886, một cuộc “hoán cải” diễn ra nơi cô: Những thái độ trẻ con và bối rối nơi cô biến mất! Cô đạt tới sự trưởng thành lúc mới 14 tuổi. Cô xin vào sống trong Tu viện Carmel tại Lisieux, tại đây đã có 2 chị của mình đã là nữ tu. Cô được nhận vào Dòng năm 15 tuổi với tên gọi là Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan (Thérèse de l’Enfant – Jésus et de la sainte - Face). Têrêsa sống trong Tu viện Carmel ở Lisieux được 2 năm, cho tới khi qua đời; Tu viện này có 25 nữ tu, tất cả đều già hơn chị rất nhiều, trừ hai người. Kinh Thánh - đặc biệt là sách Diễm Ca và các sách Tin Mừng, và các thi ca thần bí của Thánh Gioan Thánh Giá nuôi dưỡng linh đạo của chị nữ tu trẻ, bây giờ đã đạt tới một mức thánh thiện rất cao. Năm 1893, chị Têrêsa được cử trông coi việc đào luyện các tập sinh, và năm 1894, mẹ Agnes (Bề trên nhà Carmel Lisieux, cũng là chị ruột của Têrêsa) yêu cầu chị viết hồi ký tuổi thơ của chị ; một năm sau, tập hồi ký này được xuất bản cùng với các bài viết khác trong cuốn Tiểu Sử Một Tâm Hồn. Tác phẩm này vạch cho toàn thế giới một phương pháp nên thánh đơn sơ nhưng anh hùng, “con đường nhỏ”.

2. Thông điệp của Têrêsa:
a. Vị tiến sĩ Tình yêu: Ngay từ 3 tuổi (!), Têrêsa đã nhận thức được sự cao cả của tình yêu, nên đã hứa một cách hết sức đơn sơ rằng: Không bao giờ từ chối Chúa Giêsu điều gì; cho nên khi vào Dòng Carmel, lại có cơ hội và điều kiện, để dẫn chị tới chỗ dâng hiến đời sống mình làm lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa tình thương, qua sự từ bỏ mình và phó thác hoàn toàn: “Con là tạo vật hèn mọn nhất, con biết sự khốn nạn và yếu hèn của con, nhưng con cũng biết các tâm hồn cao quý và quảng đại yêu thích làm điều thiện biết bao. Vì vậy, con nài xin Chúa, Đấng Toàn Phúc ở trên trời, xin nhận con là con Chúa …. Ôi người yêu của con, con nài xin Ngài đoái mắt ghé nhìn vô số những tâm hồn bé mọn. Con nài xin Ngài thương chọn trong thế giới này một đạo binh những nạn nhân bé mọn đang được Ngài yêu thương”. Tâm hồn của chị Têrêsa là một tâm hồn thanh tịnh và mạnh mẽ phi thường, hoàn toàn phó thác cho sự tác động của Chúa Thánh Thần và dâng hiến cho tình yêu nhân từ của Chúa, như một trẻ thơ nép mình vào lòng mẹ (Tv 130): “Ôi, con yêu Chua…lạy Chúa, con yêu Chúa”. Đó là lời cuối cùng của chị trước khi chị tắt hơi thở cuối cùng; nhưng đó lại là lời gồm tóm tất cả lý tưởng, việc làm và cuộc sống của chị, đặc biệt là trong 9 năm tại Tu viện. Có gì đơn giản hơn là hai từ tình yêu, và cũng không có gì đơn giản hơn là sống cho tình yêu, vì tình yêu!

b. Đơn sơ, nhưng anh hùng: Hồi trước, tôi hiểu biết đời sống nên thánh của chị nữ tu từ Carmel khá hời hợt, và bề ngoài với hai từ “đơn sơ – bé nhỏ”. Bởi lẽ, tôi chưa hiểu được ý sâu của phụng vụ, khi cho đọc bài Tin Mừng của Thánh Matthêu 19,14 “cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng”. Đối với Têrêsa, cách sống yêu thương không phải dễ dãi như “con nít vô lo” đối với Chúa, mà cần phải có một thái độ anh hùng. Têrêsa nhận lấy cho mình bé nhỏ như Hài Đồng Giêsu, nhưng lại có kèm theo “Thánh nhan”. Tôi hiểu, khi chị Têrêsa chọn cho mình hai tước hiệu này của Chúa Giêsu, là để chị yêu như Giêsu yêu, thụ nạn như Giêsu thụ nạn! Dường như Têrêsa muốn nói với chúng ta rằng: Khuôn mặt (thánh nhan) của Chúa Giêsu như phải được nhìn thấy trong cuộc khổ nạn (thụ nạn) của Ngài. Đó là cái thu hút chị Têrêsa. Trước đây khuôn mặt của Chúa Giêsu mà chị Têrêsa đã nhìn thấy, đó là Chúa Giêsu đang ngồi nói chuyện với người phụ nữ xứ Samaria: Khuôn mặt của sự dịu hiền của tình yêu vô biên của Người.

Nhưng hơn nữa, và cách tuyệt đỉnh của Đức Giêsu vào chính giờ phút thụ nạn của Người. Trước hết, khi Đức Giêsu mặt mày bị bầm dập bởi chịu đánh đòn, phỉ nhổ, chịu đội vòng gai quấn quanh đầu, y phục tả tơi đẫm máu, thì ông Philatô giới thiệu với đám người đang đòi đóng đinh Ngài. Ông Philatô đem Chúa Giêsu ra, nói cho dân chúng thấy mà thương “Đây là Người” (Ecce Homo). Đây là lúc Đức Giêsu chứng minh tình yêu của Ngài! Têrêsa như muốn nói rằng: Tôi muốn ở lại với Đức Giêsu, tôi muốn để Ngài chia sẻ với tôi tất cả tình yêu Ngài dành trọn cho nhân loại, kể cả khi nhân loại không thừa nhận Ngài. Tôi muốn ở lại với Ngài, vì Ngài chỉ có một mình trong cuộc khổ nạn. Tình cảm của tôi đối với “thánh nhan” Ngài, không phải là một sự si mê bệnh hoạn. Tôi nhớ rằng trên núi Tabor, Đức Giêsu đã cho phép ba môn đệ, được thấy thánh nhan sáng chói rực rỡ như mặt trời, y phục Ngài trắng tinh như tuyết. Tình yêu thật, thì không bao giờ già đi và đổi thay theo cuộc đời. Nó thâm nhập bên dưới bề mặt, để khám phá vẻ đẹp không thay đổi bên trong.

Đức Giêsu yêu chúng ta vô cùng, đến vô cùng. Tôi nghĩ về Ngài trong cơn hấp hối của Ngài, khi tình yêu của Ngài đối với chúng ta, bị chúng ta khinh dể, từ chối. Nhưng Têrêsa lại muốn ở lại với Đức Giêsu.

Chính vì vậy, không lạ gì khi chúng ta đọc thấy trong cuộc đời của mình, chị không bao giờ từ chối Chúa, mà bỏ qua những cơ hội sống hy sinh, hãm mình. Những chấp nhận ấy tuy bé nhỏ, lại âm thầm trong đời tu sĩ Carmel thường xuyên có đó. Dù tất cả như cành gai nhọn của hoa hồng mà chị muốn hái lấy.

Têrêsa hiểu rõ tình yêu của chị đối với Chúa Kitô, phải được thực hiện trong việc theo Chúa trên con đường khổ nạn, vì thế, chị đã không để rơi mất, không bỏ qua một hy sinh nào, để chị trở nên lễ hy sinh dâng lên cho Đấng là tình yêu thương xót. Chị nói: “tôi không tin là mình có thể chịu đau khổ được đến như vậy!”. Đó là nếp sống nên thánh “đơn sơ nhưng anh hùng” của Têrêsa.

Chúng ta nên học hỏi tường tận lại cuộc đời nên thánh của Thánh nữ Têrêsa, để không nhìn cái dáng vẻ bề ngoài hời hợt về Têrêsa, mà cái tình yêu sâu đậm, đậm chất “thánh nhan” của ngài ẩn kín sâu bên trong tâm hồn người nữ đan sĩ Carmel.

Têrêsa trút hơi thở cuối cùng thứ 5 ngày 30 tháng 9 năm 1897, lúc 7 giờ 20 tối, sau một cơn hấp hối kéo dài 2 ngày.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
phancongduyet
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 11/11/2008
Bài gửi: 40
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 02.10.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TẤT CẢ CHO TÌNH YÊU
Lễ thánh Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt



Tại Dòng Kín ở Li-di-ơ, nơi thánh nữ Tê-rê-xa sống đời tu trì, có một căn phòng lưu niệm. Trong căn phòng này còn lưu giữ nhiều di tích về thánh nữ Tê-rê-xa như: Bộ tóc vàng óng ả mà thánh nữ cắt ra trong ngày tuyên khấn dâng mình cho Chúa ;Những trang nhật ký ghi lại hành trình thiêng liêng của thánh nữ trên con đường nhân đức; Những đồ dùng của thánh nữ lúc sinh thời; Những bức tranh mà thánh nữ đã vẽ, đặc biệt là chiếc áo lễ vẽ khuôn mặt Đức Giê-su khổ nạn rất sinh động.
Qua tất cả những di tích ấy, ta thấy thánh nữ có một tâm hồn nghệ sĩ yêu say mê, sống say mê. Viện nghiên cứu chữ viết, khi xem nét chữ viết đã nhận xét thánh nữ là một người lãng mạn có tình cảm dạt dào, nếu không được uốn nắn có thể trở thành nguy hiểm.
Lời nhận xét này có cơ sở. Trong nhật ký, thánh nữ có ghi lại một kỷ niệm nhỏ thời thơ ấu. Một hôm chị thánh nữ đem đến một rổ đồ chơi và cho phép thánh nữ lựa chọn một món, hoặc là con búp-bê, hoặc là những cuộn chỉ xanh đỏ. Thánh nữ suy nghĩ một lúc rồi trả lời : Em chọn tất cả.
Với tính tham lam và với trái tim lãng mạn say mê, thánh nữ đã có thể trở thành một thiếu nữ hư hỏng. Nhưng thánh nữ đã biết điều khiển những khuynh hướng tự nhiên, biến chúng thành phương tiện tiến lên trên con đường thánh thiện.
Thánh nữ đã biết biến tính tham lam thành ước muốn nên thánh mãnh liệt. Khi suy nghĩ để lựa chọn con đường nên thánh, thánh nữ băn khoăn vì thấy mình mơ ước làm mọi thứ: vừa muốn làm tông đồ, vừa muốn làm tiên tri, vừa muốn làm nhà chiêm niệm, vừa muốn được tử đạo.
Nhưng trong thân thể mầu nhiệm của Giáo hội, mỗi người chỉ có thể là một chi thể, hoặc là tay, hoặc là chân, hoặc là tai, hoặc là mắt. Thánh nữ tiếp tục suy nghĩ và thấy rằng trong thân thể Giáo hội, trái tim là quan trọng nhất. Thật vậy, nếu không có tình yêu thì tiên tri sẽ không rao giảng, tông đồ sẽ không bôn ba loan Tin mừng, các vị tử đạo sẽ không đổ máu làm chứng cho Chúa nữa. Nên thánh nữ tự nguyện làm trái tim tình yêu trong thân thể Giáo hội.
Thánh nữ đã chuyển hoá nhữn ham muốn mãnh liệt thành tình yêu say mê Thiên chúa. Từ đó, thánh nữ hướng tất cả sức lực, tâm tư, trí tuệ , hướng cả linh hồn vào việc yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em. Vì yêu mến, Người không bao giờ từ chối Chúa điều gì. Người từ bỏ mọi thứ tình cảm riêng tư để dồn tất cả tình cảm vào việc yêu mến Chúa. Vì yêu mến, Người sẵn sàng chịu mọi đau khổ. Bị bệnh tật hành hạ, nhưng lúc nào Người cũng vui tươi vì được chịu khổ vì Chúa, được thông cảm với những đau khổ của Chúa. Vì yêu mến, Người ước mong được kết hiệp trọn vẹn với Chúa, nên Người không sợ bệnh tật, trái lại, khi bệnh trở nặng, Người càng vui mừng vì sắp được về với Chúa. Người không yêu mến nửa vời. Người chọn tất cả, dù vui, dù buồn,dù sướng, dù khổ. Tất cả vì lòng yêu mến Chúa. Người sánh ví mình với quả bóng, khi vui thì Chúa lấy ra sân chơi. Nhưng khi Chúa quên, Chúa để trong xó nhà cho bụi bặm
Với tâm tình yêu mến, Người chu toàn mọi bổn phận hèn mọn một cách hoàn hảo. Dù quét nhà, dù giặt giũ, dù làm vườn, dù dọn áo lễ, Người làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa. Người thường nói : “Hãy nhìn hạt sương buổi sáng. Hạt sương tầm thường chẳng có giá trị gì. Nhưng khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, hạt sương toả sáng lóng lánh như hạt ngọc quí giá. Những việc chúng ta làm chỉ là những hạt sương tầm thường. Nhưng tình yêu là ánh sáng mặt trời làm cho những việc tầm thường trở nên giá trị”.
Chúng ta hãy bắt chước Người biết chấp nhận tất cả, không từ chối Chúa điều gì. Dù vui, dù buồn, dù sướng, dù khổ, ta vẫn vui lòng theo ý Chúa. Dù nắm giữ những chức vụ quan trọng hay làm những việc tầm thường, dù được trọng vọng hay bị quên lãng, ta vẫn trung thành với việc Chúa giao.
Nhưng quan trọng nhất là ta hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Yêu Chúa hơn mạng sống của ta. Yêu Chúa hơn lợi lộc của ta. Yêu Chúa hơn danh dự của ta. Yêu Chúa đến dám chấp nhận những thiệt thòi, mất mát vì Chúa. Và vì yêu Chúa mà yêu anh em, sãn sàng giúp đỡ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, nhất là sẵn sàng tha thứ cho nhau.
Lạy Thánh Nữ Tê-rê-xa, xin dạy chúng con biết yêu mến Chúa.Amen.
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net