GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 056096415
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Æ°á»›c mong

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 24.09.2009    Tiêu đề: Æ°á»›c mong Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

XÂY DỰNG ĐIỂM TỰA MỚI CHO ĐỜI SỐNG LINH MỤC.

Như mọi người chúng ta đều biết: từ trước tới nay, đời sống linh mục có 2 điểm tựa chính:
Điểm tựa 1: Lời Chúa.
Lời Chúa vừa là mục đích, vừa là điểm tựa tuyệt đối cho linh mục. Linh mục liên tục học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa, tuyên xưng Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa một cách có hiệu quả.
Đối với giáo dân thì Lời Chúa cũng là mục đích và là điểm tựa tuyệt đối, nhưng để rao giảng Lời Chúa thì giáo dân không được đào tạo chuyên sâu như linh mục.
Nhờ có Lời Chúa mà linh mục dễ trở nên thánh thiện hơn, rao giảng và chứng tá cho Chúa một cách hữu hiệu hơn, dễ vượt lên trên những thử thách, những lo toan về đời sống cơm áo gạo tiền, thắng được những áp lực, đam mê xấu, những cám dỗ tội lỗi đến từ một thế giới đầy tính thế tục như hiện nay.
Mời xem:
FP (décret sur la formation des prêtres – Concile oecuménique Vatican II – Editions du Centurion – Paris 1967, trang 445 – 468)
MVP (décret sur le ministère et la vie des prêtres – std. trang 393-444, nhất là số 18, tr.436)
Điểm tựa 2 : Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Giám Mục và Linh mục đoàn của từng địa phận…
Hội Đồng Giám Mục VN và Đức Giám Mục, các linh mục địa phận là những điểm tựa quan trọng, không thể thiếu được cho các linh mục. Các linh mục dòng cũng như triều phải tuyệt đối vâng phục đường lối chung của Hội Đồng Giám Mục VN và đường lối riêng của địa phận mình, dòng tu mình vì đó luôn là điểm tựa vững chắc nhất, khôn ngoan nhất trong tổ chức của Giáo Hội.
Điểm tựa mới: giáo dân của Chúa.
Trong lịch sử giáo hội, chưa có văn bản chính thức nào của Hội Thánh dạy các linh mục phải coi giáo dân là điểm tựa, hay phải lấy giáo dân làm gốc, ngay cả trong lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 gởi các linh mục ngày 16/6/2009 cũng vậy.
Nhưng theo tôi đây là một mục tiêu quan trọng mà chúng ta phải dũng cảm tiến tới.
Tại sao?
Thưa, vì điểm tựa mới này có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của Kinh Thánh, của Công Đồng Vatican II và giải quyết được những vấn đề quan trọng của linh mục ngày nay ở Việt Nam.
Muốn hiểu được tại sao điểm tựa mới, tức là giáo dân, lại có thể giải quyết được những vấn đề nêu trên, chúng ta phải tìm hiểu:
Giáo dân là ai? Giáo dân có vai trò gì?
Giáo dân giúp linh mục giải quyết được gì?
Giáo dân là ai? Giáo dân có vai trò gì trong Giáo Hội?
Giáo dân là dân của Thiên Chúa
Dân Chúa trong Cựu Ước là dân Israel.
Dân Chúa trong Tân Ước là Giáo hội Công giáo, là Hội Thánh, là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, là cộng đồng các tín hữu tin vào Chúa Kitô và vâng phục Đức Giáo Hoàng ở Rôma.
Có đôi khi trong quá khứ, như thời Trung đại ở Pháp (Moyen-Age), trong thực tế, người ta coi giáo dân là hạng thứ cấp còn giáo phẩm là hạng cao cấp .
Ở Việt Nam ta trước đây, nhất là ở cuối tiền bán thế kỷ 20, ở một số nơi, có người coi chức linh mục như một chức quan và giáo dân phải vâng phục các quan đó như vâng phục quan chức của triều đình. Vì thế, mỗi lần có 1 người được thụ phong linh mục thì cả làng xóm họ hàng rước sách linh đình để vinh qui bái tổ, mổ trâu mổ bò để ăn khao. Những người đó không đón nhận tân linh mục như là “đầy tớ” của giáo dân như Chúa Giêsu vẫn coi mình là “đầy tớ” của muôn dân, mà coi việc thụ phong linh mục như là đỗ cụ, đỗ ông nghè, ông cử…
Dần dần, nhờ ảnh hưởng của các nhà thần học tiến bộ trên thế giới, quan niệm phong kiến sai lệch đó ở VN đã được khắc phục; nhưng nhìn chung thì người ta vẫn coi giáo dân “không bằng” linh mục vì linh mục thì độc thân và thuộc hàng giáo phẩm có quyền trên giáo dân, ví dụ: đề nghị lên Giám mục rút phép thông công, không làm lễ cưới cho, không cho rước lễ vv…
Trước đây, trong thế kỷ 20, ở Việt Nam có một nghịch lý: nhiều khi giáo dân nói đúng cũng không ai nghe, còn linh mục dù nói sai nhưng mọi người vẫn nghe. Ngày nay, giáo dân đã giải quyết được nghịch lý đó, vì giáo dân bây giờ tiến bộ hơn ngày xưa nhiều. Dần dần vai trò của giáo dân được mọi người nhận thức đúng đắn hơn.
Muốn hiểu đúng về giáo dân một cách có căn cơ, ta phải tìm hiểu chỗ đứng của giáo dân trong Cựu Ước và Tân Ước.
Giáo dân trong Cựu Ước:
Chúng ta đều biết, dân Israel trong Cựu Ước được Thiên Chúa tuyển chọn giữa nhiều dân khác (Dt7: 7; Is 41: 8), được Thiên Chúa kêu gọi (Is 48: 12) không phải vì là dân đông đúc, dân hùng mạnh, dân có tài cán gì (Dt 7: 7; 8: 17; 9: 4) mà chỉ vì Chúa yêu thương và chọn làm dân riêng của Chúa. Chúa dẫn dắt họ để mặc khải một cách tiệm tiến về Thiên Chúa cho họ, từ thời tạo thiên lập địa cho đến thời Chúa Giêsu. Như thế, giáo dân trong Cựu ước có vai trò , có sứ mạng tiếp nhận, gìn giữ một phần mặc khải của Thiên Chúa và chuẩn bị cho giao ước mới. Còn các vua chúa của Israel là những người tổ chức dân, dìu dắt dân, cai trị dân, đưa dân về đất hứa.
Giáo dân trong Tân Ước:
Từ thời Chúa Giêsu đến nay, dân Chúa là Hội Thánh, gồm hàng giáo phẩm và giáo dân. Giáo phẩm và giáo dân đều có vai trò vĩ đại, cao cả hơn thời Cựu Ước, đó là tuyên xưng đức tin và rao giảng Tin Mừng cho toàn thế giới. Hàng giáo phẩm có chức vụ khác với giáo dân, có quyền hành, trách nhiệm cao hơn giáo dân, nhưng quyền hành, trách nhiệm đó không mang tính cách cai trị như thời Đa-vít hay Mai-sen trong Cựu ước; mà trái lại, quyền hành bây giờ trong Tân Ước là quyền của “người đầy tớ”, như Chúa Giêsu là đầy tớ cho mọi người. Mời xem:: Mt 11: 29; Lc 22: 27; Mc 8: 31. Người đầy tớ này được Chúa Giê-su ủy quyền “tha tội” hay “buộc tội” nhưng phải làm như Chúa, nghĩa là để cứu rỗi toàn thể nhân loại (Ac 3: 13; 18; 4: 27 vv…) chứ không đề linh mục có dịp “ra oai” hoặc lớn tiếng la mắng giáo dân khi người này còn đang quì gối trong tòa giải tội…
Mời xem: Lumen gentium, đoạn 10 – 11, std. trang 28-29; Mt 16: 24,
Mt 20: 22; 26: 27; 10: 17; Lc 9: 60; 10: 1-16; Ph 2: 17; 4: 18; Rm 12: 1
Héb. 5: 15; Apoc. 1: 6; 5: 9-10; Act. 2: 42-47; Rom.12: 1; 1 Pierre 3: 15
Jacques 5: 14-16; Rom. 8: 17; Col. 1:24 2 Tim. 2: 11-12; 1Pierre 4: 13
Eph. 5: 32. Vân vân…
Như vậy, trong Cựu Ước và nhất là trong Tân Ước, hàng giáo phẩm và giáo dân đều cộng tác, dựa vào nhau để sống đạo, rao giảng Tin Mừng và ban bí tích. Mời coi Lumen gentium, đoạn 10, câu 4 std. trang 29, đoạn 11- câu 1; đoạn 12 câu 1-3. Nói cách khác, đạo của giáo phẩm và đạo của giáo dân đều duy nhất như nhau vì cùng có nguồn gốc từ Thiên Chúa, từ Chúa Giêsu, nhưng về mặt hành chánh, về tổ chức thì trách nhiệm và quyền hành có khác nhau, vì Hội Thánh cũng là một tổ chức trần gian. Lý thuyết đó được dựa trên những văn kiện, công đồng, Kinh Thánh, vì thế ta thấy dễ chấp nhận sự ủy quyền đó.
Nhưng, nếu dựa trên thực tế, dựa trên lịch sử Giáo Hội ở nhiều nước Âu-Mỹ… thì nhiều khi hàng giáo phẩm phạm sai lầm khi lạm dụng quyền “buộc tội” trong việc “cai trị” Dân Chúa vì không biết dựa vào giáo dân, nghe giáo dân… Ví dụ: vụ Ga-li-lê, vụ Copernic bị Giáo Hội lên án năm 1663. Mãi đến năm 1992 Giáo Hội mới thấy mình sai và phục hồi danh dự cho các nhà khoa học đó.
Ngày nay, ở VN, đôi khi vẫn còn trường hợp linh mục thiếu lương tâm, lạm dụng quá đáng “quyền buộc tội” mà Giáo hội đã trao cho mình để la mắng giáo dân, bắt chẹt giáo dân, và đôi khi còn để che giấu bớt tội lỗi của mình nữa…
Như thế làm sao giáo dân còn tin tưởng thương yêu, che chở, nâng đỡ cho linh mục ?
Vậy giáo dân giúp linh mục được gì?
Trước hết, giáo dân giúp linh mục về tiền xin lễ, tiền đóng góp. Điều đó quá hiển nhiên, ai cũng biết, và linh mục xứng đáng nhận tiền đó, Nhưng giáo dân còn giúp linh mục được một điều rất đáng kể nữa, đó là : tư vấn cho linh mục.
Thật vậy, ngoài nhiệm vụ là lá chắn che chở cho các linh mục khỏi “tà ma” “quỉ dữ” luôn tìm mọi cách hãm hại linh mục, giáo dân còn có vai trò chiến lược là TƯ VẤN CHO LINH MỤC. Điều đó hợp với sự khôn ngoan tự nhiên và siêu nhiên vì, nếu hơn ai hết, linh mục cần tự vấn lương tâm mình hàng ngày trước Lời Chúa, thì linh mục cũng cần được tư vấn cả trong lãnh vực “cai trị” Dân Chúa nữa. Tự vấn cách nghiêm túc và được tư vấn cách khôn ngoan là yêu cầu không thể thiếu của linh mục, “Người tôi tớ Yahvê” . Trong xứ đạo, cần lập ra Ban tư vấn cho cha sở, cha phó, nên để giáo dân trong giáo xứ đề nghị hay bầu ra và được cha sở, cha phó chấp thuận. Như thế mới đem lại nhiều lợi ích khách quan cho cha sở, cha phó.
Điều này rất hợp với Công Đồng Vatican II. Mời xem: décret sur la formation des prêtres, mục số 10, std. trang 458.
Và hợp với tình hình thực tế của Giáo hội VN. vì ngày nay có nhiều giáo dân rất tiến bộ. Vì thế việc giáo dân làm điểm tựa tư vấn cho linh mục chính-phó xứ là rất có lợi. Nếu linh mục lấy giáo dân làm điểm tựa hợp lý thì có lợi cho cả giáo xứ và Giáo hội.
Ở xứ đạo B. Sàigòn 3, cha sở đã cầu nguyện, suy nghĩ, tham khảo nhiều ý kiến và đã thành lập được Ban tư vấn mục vụ của giáo xứ. Từ đó Cha sở và Ban tư vấn đã chung sức nâng cao đời sống đạo của giáo xứ một cách rõ rệt, như kêu gọi mọi người trong xứ đóng góp để xây dựng nhà giáo lý. Cha đã xung phong đóng góp 100 triệu đồng là số tiền gia đình vừa cho cha, và cha còn đóng góp thêm nhiều đợt cùng với giáo dân nữa. Sổ thu chi rất minh bạch nên giáo dân rất phấn khởi chung tay đóng góp. Vì thế, xứ đạo đó đã xây dựng được không phải một nhà giáo lý mà là một dãy nhà đẹp đẽ khang trang để tổ chức nhiều sinh hoạt cho giáo xứ. Lòng quảng đại hy sinh của cha sở như men làm dậy bột để xứ đạo đó thành công ngoài sự mong đợi. Như thế, cha đã tin vào giáo dân và lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa, làm mục đích phát triển đời sống đạo cho toàn giáo xứ.
Một hình thức khác của việc lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa, đó là cha sở đi đến nhà thăm giáo dân, tham khảo ý kiến giáo dân. Phương pháp này cũng rất hữu hiệu. Tôi từng chứng kiến một cha sở ở vùng cao, thường khi ăn bữa tối xong là cha khoác áo, chống gậy đi thăm nhà giáo dân. Từ đó, cha nắm được hết những khó khăn vật chất, tinh thần cũng như tiềm năng của giáo dân. Cha đã kêu gọi được những giáo dân có kinh nghiệm, có lòng quảng đại hy sinh cùng cha tổ chức những lớp học giáo lý thần học, và phát triển kinh tế cho giáo xứ, sửa sang nhà thờ đẹp đẽ khang trang, nhà giáo lý, mở công ty, mở nhà nội trú cho học sinh nghèo. Vì thế, xứ đạo ngày càng tin tưởng cha, sống đạo trong tin yêu, đoàn kết, và xứ đạo không ngừng phát triển cả về đạo lẫn về đời.
Nói tóm lại, để trở thành linh mục hữu ích cho giáo hội công giáo VN ngày nay, linh mục phải thấm nhuần một nền thần học mục vụ dấn thân (Théologie pastorale engagée…), tiến bộ và mang đậm nét văn hóa Việt. Như thế, trong bài giảng, linh mục mới chỉ ra được cho giáo dân thấy cái cốt yếu của Mặc khải: Thiên Chúa là Tình Yêu thay vì chỉ nêu ra nguyên lý đạo đức học như vẫn thường làm; ngoài ra linh mục còn phải được đào tạo kỹ về hai môn học : môn Giáo dân học và môn lịch sử công giáo VN, để ý thức được vai trò, trách nhiệm, khả năng của giáo dân trong việc đóng góp công sức, tài năng, điểm tựa cho linh mục, cho giáo xứ và giáo hội.
Nói cách khác, giáo dân xứng đáng là điểm tựa cho linh mục, vì giáo dân, trên thực tế, có “trăm mắt, trăm tai, trăm tay”, dám nói, dám làm, rất tiến bộ, và nhất là không ngừng biết tự tu luyện, học hỏi về giáo lý thần học, thường xuyên tiếp xúc, tham khảo kinh nghiệm sống đạo trên toàn cầu…trong khi đó một số linh mục ngày nay thiếu căn bản về nhiều mặt, nhất là về giá trị nhân văn, về thần học mới, về kinh nghiệm lấy giáo dân làm điểm tựa, nên đã gây ra nhiều điều đáng tiếc, vv…Mời xem thư của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô 16 gửi các linh mục trong ngày khai trương năm linh mục, Vatican ngày 16/6/2009, trong đó có câu: “Bất hạnh thay, cũng tồn tại những hoàn cảnh, không bao giờ lấy làm tiếc đủ, mà chính Giáo hội phải chịu vì sự bất trung của một số thừa tác viên của mình. Và đối với thế giới, đó là một cái cớ gương mù và khước từ, …vân vân…”(Võ xuân Tiến chuyển ngữ).
Đó là chưa kể những linh mục “làm công” (Gioan 10:1-16), những linh mục “tiên tri giả” (Mat.7:15-20; Giê-rê-mi 23:11-15), những linh mục “chăn chiên giả” (Giê-rê-mi 23:1-6) vẫn đôi khi còn xuất hiện đây đó trên đời thường, trên Internet….
“Trăm mắt, trăm tay, trăm tai” của giáo dân sẽ giúp linh mục tự làm chủ được đời mình một cách hữu hiệu hơn trước những thách thức, khủng hoàng về đức tin, đức ái, đức cậy…

Đôi lời kết luận
Để kết luận bài này, tôi thấy rằng nếu hàng giáo phẩm VN. không đi sâu đi sát với giáo dân, không lấy giáo dân làm gốc, làm điểm tựa thì e rằng sau này giáo dân cũng sẽ xa rời hàng giáo phẩm và chỉ còn sống đạo “vật vờ” như đa số giáo dân ở châu Âu, châu Mỹ hiện nay. Họ sẽ bỏ Nhà thờ, bỏ các linh mục. Họ vẫn còn tin vào Sứ điệp Tình Yêu của Chúa Giê-su, nhưng không còn tin vào những giáo huấn của giáo hội nữa. Họ cho rằng nhiều giáo huấn đã lỗi thời, lạc hậu, phản tiến bộ mà giáo hội không chịu sửa đổi lại. Vì thế, họ cũng không tin vào hàng giáo phẩm nữa và lúc đó thì hàng giáo phẩm cũng sẽ lao đao.
Một nguyên nhân khác khiến giáo dân sẽ bỏ nhà thờ là: Như chúng ta đều biết, từ xưa đến nay, từ thời Cựu ước đến thời Tân ước và cho đến cuối thế kỷ 20, nguyên nhân đầu tiên làm cho giáo dân, không kể những trẻ em, theo đạo là vì muốn tìm được cơ hội để thỏa mãn một nhu cầu vật chất, tinh thần hay tâm linh nào đó, ví dụ nhu cầu được hạnh phúc. Họ theo đạo, giữ những điều răn của đạo là để được hạnh phúc. Họ được linh mục cho biết rằng hạnh phúc đó là hạnh phúc ở đời sau, tức là thiên đàng. Và họ tin như vậy. Họ ráng chịu mọi sự đau khổ đời này để được lên thiên đàng ở đời sau. Nhưng từ nhũng thập niên cuối thế kỷ 20, ở những nước phát triển như Pháp, Mỹ, đa số người dân không còn tin ở hạnh phúc đời sau nữa, vì họ lý luận như thế này: nguyên nhân của sự đau khổ là vì có ý niệm về sự hạnh phúc đời sau. Theo họ, hạnh phúc là ngay bây giờ, chứ không có ở đời sau. Hạnh phúc là niềm vui sống chan hòa trong vũ trụ, là sự hưởng thụ một đời sống an bình, phát triển, là ước gì được nấy ngay bây giờ.
Điều đó muốn nói lên rằng mọi sự ngày nay đã thay đổi hoàn toàn khác xưa. Thực tế đó đòi hỏi linh mục, giáo hội phải thay đổi cách dạy giáo lý, cách cắt nghĩa, giảng giải Tin Mừng, Thần học kinh thánh, luân lý, vv…vì chúng quá xưa rồi. Nếu giáo hội VN.không thay đổi cái nhìn thần học lỗi thời đó thì trong vài ba thập niên nữa, giáo dân cũng sẽ bỏ đạo như bên các nước Mỹ, Pháp…
Mời xem: Le Figaro, Magazine , 27 mars 2004, trang 50.
Hơn nữa, nếu hàng giáo phẩm VN không xây dựng được một nền thần học mục vụ dấn thân mang đậm nét văn hóa Việt thì những lời giảng của linh mục sẽ mất tính sâu sắc và mau chóng bị bị lãng quên.Và lúc đó giáo dân chỉ còn sống đạo theo tôn chỉ của đạo đức học để đời sống được thoải mái, dễ dàng hơn, chứ không còn sống theo Lời Chúa đòi hỏi hy sinh tối đa cho tha nhân.
Ngoài ra, nếu Giáo hội đưa ra những phán quyết độc đoán, thiếu tính đối thoại và bác ái, thì sẽ dễ đi đến đổ vỡ, giáo dân sẽ bỏ đạo, Giáo hội sẽ bị cô lập, sẽ bị suy thoái trầm trọng. Bài học quá khứ của nước Pháp thời vua Clovis vẫn còn đó, tuy ít ai biết tới, nhưng theo tôi, lại thật đáng để chúng ta suy gẫm và điều chỉnh phương pháp tuyên xưng và rao giảng Lời Chúa tại VN ngày nay.
Xin nhắc lại để mọi người hiểu rõ hơn : Năm 482, vua Clovis của nước Pháp (thời đó gọi là La Gaule) lên ngôi, thấy nước Pháp vừa yếu, vừa nghèo, dân cư thưa thớt, lãnh thổ nhỏ hẹp, đã biết khôn khéo lợi dụng đúng lúc đạo công giáo La Mã. Ông đã xin theo đạo, cưới Clotilde là công chúa dòng họ Burgondes là người có đạo công giáo, vì thế được người đại diện của Đức giáo hoàng là Thánh Grégoire, Tổng Giám mục thành Tours chúc phúc, được Thánh Rémi rửa tội ở Reims năm 498 và được viện trợ về thực phẩm, quân sự rất nhiều. Nhờ đó, Ông đã biến nước Pháp thành một vương quốc giàu có, mạnh về quân sự, lãnh thổ thênh thang. Mời xem Histoire de France. Tác giả Jean Mathiex- Hachette Paris, 2001- trang 19-20, vv…Nhưng sau nhiều thế kỷ phát triển vượt trội hơn các nước khác, nước Pháp dần dần xa lánh giáo hội công giáo, để rồi ngày nay, như chúng ta thấy, nhà thờ của họ thì trở thành điểm tham quan du lịch, giáo dân chỉ còn mấy ông bà già đi lễ…Họ đã bỏ đạo gần hết rồi. Vì sao ? Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính là giáo dân Pháp, từ thế kỷ 18 (thế kỷ Ánh Sáng) đến nay, không còn chịu nổi sự độc đoán của hàng giáo phẩm. Ngoài ra, vì Giáo hội Pháp không chịu canh tân thần học quá cổ xưa của Saint Thomas d’Aquin cho kịp với thời đại, ù lì không chịu xây dựng một nền thần học mới lấy mục vụ dấn thân đậm nét dân tộc là chủ yếu, không chịu canh tân và chấp nhận quan điểm tiến bộ lấy giáo dân làm điểm tựa, làm gốc cho đời sống của linh mục, của Giáo hội. Mời xem: Histoire de France, std.,trang 56-64.
Ước mong sao Giáo Hội Công giáo VN sẽ mãi mãi phát triển bền vững đúng với thánh ý Chúa….

Trịnh Nhất Định
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net