GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 12
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 012
 Lượt tr.cập 058786326
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 14.09.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Xin trả lời má»™t câu hỏi

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn 
Người đăng Thông điệp
hieu16
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 15/09/2008
Bài gửi: 375
Số lần cám ơn: 994
Được cám ơn 21 lần trong 21 bài viết

Bài gửigửi: 29.06.2009    Tiêu đề: Xin trả lời má»™t câu hỏi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin chào cả nhà!
Có một người mail và hỏi con như sau:
Trích dẫn:
Truoc tien goi den ban loi chao than yeu trong danh Chua Jesus! Ban cho hoi mot cau: Giao Hoi trong the ky 15 da ban bùa xá tội. Dieu nay co dung Kinh Thánh khong? Con nguoi nho dau de duoc cứu rỗi linh hồn?

xin được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất để đưa lên: blog
Xin chân thành cảm ơn!

_________________
Nothing...
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
ChuaOi
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 05/07/2009
Bài gửi: 1
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Có ai trả lời hộ câu này sao???
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 10.07.2009    Tiêu đề: re: Xin trả lời má»™t câu hỏi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

1) Giáo Hội ban... "bùa" xá tội!!!???

Trước hết phải minh định một điều: trong Giáo Hội Công giáo không có thuật ngữ "bùa xá tội", ở đây người hỏi có lẽ muốn nói tới vấn đề Ân xá.

Theo Giáo Hội, Ân xá là việc tha thứ tất cả hay một phần hình phạt bởi tội, mà mỗi người phải chịu ở đời này hay đời sau trong Luyện ngục. Nhưng muốn được sự tha thứ này, trước hết phải có ơn nghĩa với Chúa, nếu mang tội nặng phải ăn năn hối cải và xưng tội. Còn các việc lành để lĩnh Ân xá như cầu nguyện, ăn chay, bố thí... là những việc đền tạ theo sau.

Theo Sắc lệnh năm 1476 của Đức Sixtô IV, có thể chỉ Ân xá cho các linh hồn nơi Luyện ngục, rút ngắn những ngày đền tội ở đó. Ban Ân xá, Giáo Hội muốn thúc đẩy giáo hữu làm việc thiện đền tội cho mình và cho các linh hồn. Mỗi kỳ ban ơn Toàn xá là một dịp để các nhà giảng thuyết mở tuần Đại phúc đưa các tội nhân ăn năn trở lại.

Nhưng trong việc ban phát cũng như lĩnh nhận các Ân xá này đã có nhiều ngộ nhận và lạm dụng. Một số nhà giảng thuyết muốn lôi cuốn giáo dân cúng thật nhiều tiền, nên có lối trình bày phóng đại. Kết quả là người ta càng hăng say hưởng Ân xá "chỉ cho" những người đã qua đời. Một thí dụ: người ta bảo rằng trong 12 tháng, tiền cúng vào quỹ của ông hoàng Friedrich tới 127.799 đồng ducats; thế là cứu được nhiều linh hồn bằng dân số cả huyện rồi! Bởi đây là câu châm ngôn của thời đó:

Đồng tiền vừa liệng vào thùng
Linh hồn thoát khỏi lửa hồng bay lên
.

Người ta xầm xì: Kiếm tiền cách này chính là mặt trái của các công trình đồ sộ, tổ chức các cuộc đại lễ tốn kém, v.v.. trong Giáo Hội.

Không hẳn thế. Nhưng cách làm và cách phát ngôn có nhiều phần quá đáng, làm cho người ta lầm tưởng rằng có thể mua bán Ân xá và sự cứu độ!

Như thế chúng ta có thể tạm kết luận: Giáo Hội Công giáo chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương mua bán Ân xá, Ơn Thánh không thể đem ra mua bán đổi chác được. Kể cả những gì đã xảy ra trong thế kỷ XV cũng chỉ là sự ngộ nhận hay lạm dụng của một số cá nhân, một số cá nhân đó không phải là Giáo Hội.

2) Con người nhờ đâu để được cứu rỗi linh hồn?

Trước hết, cần nhắc lại về lý do khiến Chúa Giêsu Kitô đã nhập thể cũng như thực trạng của con người sau khi Chúa đã hoàn tất công trình cứu chuộc qua sự chết và phục sinh của Người.

Như chúng ta đã biết: vì tội lỗi của con người mà Chúa Kitô, tức Đấng Thiên Sai (Messiah) đã xuống thế làm người đền tội cho toàn thể nhân loại như thánh Gioan đã viết:

“Chính Chúa Giêsu-Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta
Không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi
Nhưng còn vì tội lỗi của cả thế gian nữa.” (1Ga 2,2)

Mặt khác, Chúa hy sinh chịu chết như vậy cũng vì Thiên Chúa quá yêu thương loài người nên đã “sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Chính nhờ sự hy sinh cao cả này mà chúng ta được tha thứ tội lỗi, được giao hòa lại với Thiên Chúa và được hy vọng sống hạnh phúc đời đời với Ngài trên Thiên Quốc.

Phải nói là được hy vọng thôi chứ chưa chắc chắn đạt được hạnh phúc ấy bao lâu chúng ta còn sống trên trần thế và trong thân xác có ngày phải chết này.

Thật vậy, Phép Rửa mà Chúa Giêsu ban, dù đã tẩy sạch mọi tội cá nhân cũng như tội nguyên tổ và hình phạt của tội này, nhưng không trả lại cho con người “tình trạng ngây thơ, công chính ban đầu” (original justice or innocence), một tình trạng ơn phúc mà Adam và Eva đã được hưởng trước khi phạm tội bất phục tùng. Sự sa ngã của hai người không những đã mang tội và sự chết vào trần gian mà còn phá hủy nặng nề bản chất thiện hảo ban đầu mà Thiên Chúa đã ban tặng khi tạo dựng lên họ. Vì thế, con người vẫn hoàn toàn yếu đuối và dễ sa ngã sau khi đã được rửa tội như giáo lý của Giáo Hội đã dạy sau đây:

“Tuy nhiên, nơi người đã được rửa tội, một số những hậu quả của tội vẫn còn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết, hoặc những yếu đuối gắn liền với sự sống, như yếu đuối trong tính tình… nhất là khuynh hướng nghiêng chiều về tội lỗi mà truyền thống quen gọi là nhục dục, hay nói cách ẩn dụ, là ‘lò phát sinh tội lỗi’ (fomes peccati) được để lại cho ta phải chiến đấu với nó. Nhục dục không có khả năng làm hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ơn sủng của Chúa Kitô...” (x SGLGHCG, số 1264).

Đây là thực trạng không ai chối cãi được. Nói rõ hơn, dù Chúa Kitô đã chết để chuộc tội cho cả loài người, dù phép rửa có tác dụng tẩy sạch mọi tội lỗi – gồm tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân – (x. Sđd, số 1263), nhưng con người vẫn còn nguyên những yếu đuối kể trên sau khi đã được rửa tội. Nghĩa là vẫn có nhiều nguy cơ khiến con người rơi vào vòng tội lỗi vì bản chất yếu đuối, vì gương xấu của thế gian và nhất là vì những cám dỗ của ma quỉ ví “như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” (1Pr 5,8-9).

Đó là lời khuyên của Thánh Phêrô xưa kia nhưng vẫn còn nguyên giá trị thực tế cho chúng ta sống ngày nay. Chính vì thực trạng này mà Thánh Phaolô cũng đã phải thú nhận như sau: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn thì không phải chính tôi làm điều đó nhưng là tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7,19-20).

Như vậy, muốn được cứu độ để sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng, con người phải chiến đấu không ngừng để chống lại những khuynh hướng xấu còn tồn tại nơi bản chất của mình, chống lại những cám dỗ của ma quỉ luôn dùng gương xấu của thế gian và triệt để khai thác bản chất yếu đuối nơi con người để mong đẩy xa con người ra khỏi tình thương và kính sợ Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối.

Thiên Chúa rất yêu thương loài người và mong muốn “cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,4). Nhưng nếu con người không cộng tác với Chúa trong ơn cứu độ này thì Chúa không thể cứu ai được. Lý do là Thiên Chúa phải tôn trọng tự do của con người. Ngài không ép buộc ai phải yêu mến Ngài và nhận ơn cứu độ. Ngài chỉ mời gọi chúng ta giống như Vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử và sai gia nhân đi mời khách đến dự cho thật đông đủ. Nhưng những người được mời đã viện mọi lý do để từ chối tham dự tiệc vui này. (x. Mt 22,1-14; Lc 14,15-24).

Nói khác đi, nếu con người sử dụng quyền tự do lựa chọn của mình để khước từ, không muốn vào dự “Bàn Tiệc Nước Trời” thì Thiên Chúa đành phải tôn trọng thôi. Như thế ơn cứu độ không đương nhiên đến với ai sau khi lãnh bí tích rửa tội, mà chỉ đến với những người thực tâm muốn thi hành những cam kết của bí tích này mà thôi.

Những cam kết đó là tin và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và cương quyết từ bỏ ma quỉ là kẻ xúi dục và gây ra mọi tội lỗi. Đó là cách cụ thể con người muốn cộng tác vào ơn cứu độ để được sống muôn đời. Không có sự cộng tác này, Thiên Chúa không thể cứu ai được.

Cứ nhìn vào thực tế ngày nay ở khắp mọi nơi, người ta sẽ thấy rõ lằn ranh giữa những người muốn đáp lời mời gọi của Chúa để tham dự “Bàn Tiệc Nước Trời” và những người đang từ chối với nhiều lý do. Đó là những người đang chối bỏ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống của họ, đang ngụp lặn trong “văn hóa sự chết” để đi tìm tiền bạc, danh vọng, chức quyền và vui thú vật chất bất chính hơn là đi tìm Chúa là nguồn hạnh phúc và giầu sang đích thực. Có thể nhiều người trong họ trước kia đã chịu phép Rửa tội, đã thực hành đức tin một thời gian. Nhưng nay vì hấp lực của đồng tiền và lạc thú vô luân, họ đang chối bỏ Thiên Chúa cách hùng hồn bằng chính đời sống của họ. Nếu cứ tiếp tục chối bỏ Thiên Chúa như thế cho đến hơi thở cuối cùng thì dù Chúa Kitô có chết thêm nhiều lần nữa cũng vô ích cho những người này mà thôi.

Tóm lại, dù Thiên Chúa yêu thương con người đến tuyệt vời trong Chúa Kitô Giêsu và dù cho Chúa Kitô đã hy sinh chịu chết thay cho mọi người thì vẫn không ai được cứu độ nếu không cộng tác với Chúa trong ơn này như đã trình bày ở trên. Và đây mới là điều đáng lo ngại cho những ai đang từ chối phần đóng góp của mình vào ơn cứu độ.

Tình thương của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô được tạm ví như dòng suối vô tận tuôn chảy ngày đêm xuống vực sâu thẳm. Nhưng nếu người ta không cúi xuống để múc lấy mà uống thì sẽ chết khát bên dòng suối ngập nước kia, vì nước không có nhiệm vụ phải nhảy vọt lên khỏi dòng suối để chảy vào miệng những ai đang khát nằm đợi bên bờ.

Vậy để khỏi chết khát, thì trước tiên phải có nước uống. Nhưng cũng phải có công đi tìm nguồn nước này và phải múc lấy mà uống cho khỏi chết khát, vì nước không có chức năng đi tìm và tự động chảy vào miệng ai được.

Do đó, cần thiết phải cậy nhờ lòng thương xót của Chúa, nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô như dòng suối cứu sống nói trên. Nhưng cũng phải nỗ lực cộng tác vào ơn cứu độ này bằng quyết tâm yêu mến Chúa, yêu thương anh chị em đồng loại và xa lánh mọi tội lỗi bao lâu còn sống trên trần thế này.

Không thể khoán trắng cho lòng thương xót của Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô để không làm gì cả, hay tệ hại hơn nữa, là sống ngược lại với lòng thương xót và công nghiệp ấy để mặc sức hành động theo những đòi hỏi của nhục dục, lôi cuốn của thế gian và mưu chước của ma quỉ.


.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net