GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 20
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 020
 Lượt tr.cập 055366353
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tại sao phải Ä‘i XÆ°ng Tá»™i?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn 
Người đăng Thông điệp
Hoai_ke_mui
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 13/08/2007
Bài gửi: 202
Số lần cám ơn: 2
Được cám ơn 23 lần trong 22 bài viết

gửi email
Bài gửigửi: 31.08.2007    Tiêu đề: Tại sao phải Ä‘i XÆ°ng Tá»™i? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sau đây là Phần 1 Thư Mục Vụ cho niên khóa 2005-2006 của Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, giáo phận Chieti-Vasto, thành viên của Hội đồng Thần Học Thế Giới về đề mục “Hòa Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.”

Tại sao phải đi Xưng Tội?
Hòa Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa

Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng tìm hiểu Xưng Tội là gì: Nếu chúng ta thật sự hiểu rỏ việc xưng tội, với tất cả lý trí và tâm hồn, thì chúng ta sẽ cảm thấy sự cần thiết và niềm vui trong kinh nghiệm xưng tội. Trong việc xưng tội, Chúa ban cho chúng ta sự tha thứ qua mục vụ của Giáo Hội, tái tạo một quả tim mới mẻ trong chúng ta, ban cho một Tinh Thần mới trong chúng ta hầu giúp chúng ta có thể có một đòi sống hòa giải với Chúa, với chính mình và với người khác, như vậy thì chúng ta mới có khả năng tha thứ và yêu thương, vượt qua mọi cám dỗ của lòng ngờ vực và chán chường.

1.-Tại sao phải đi Xưng Tội?

Giữa nhiều câu hỏi thường xẩy ra trong tâm trí tôi, như là một Gíam mục tôi chọn một câu hỏi mà tôi thường tự hỏi: Tại sao người tín hữu phải đi xưng tội? Một câu hỏi thường được xuất hiện nhiều lần trong tâm trí tôi. Tại sao phải đi dến một linh mục để kể cho ngài nghe tội lỗi của mình và tại sao lại không xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa, Đấng biết rỏ và am hiểu chúng ta hơn tất cả mọi linh mục giải tội?

Và, trong một cách hợp lý hơn, tại sao chúng ta lại nói tất cả mọi điều xấu xa của chúng ta, đặc biệt là những điều mà chính mình cũng hổ thẹn với mình, mà lại xưng với một người mà họ cũng là người tội lỗi như chúng ta, mà còn có thể là ngừời có những kinh nghiệm hoàn toàn khác biệt với chúng ta, và có thể không am tường một chút gì về chúng ta cả? Làm sao mà người giải tội kinh nghiệm tội lỗi đó đối như tôi là như thế nào? Có vài người còn nói thêm: Tội có thực sự hiện hữu không hay là chỉ là sự bịa đặt của các linh mục để chúng ta phải ăn ở ngay lành hơn?

Tôi nghĩ là tôi có thể trả lời ngay câu hỏi cuối cùng mà không một chút sợ hãi hoặc sợ bị bác bỏ: Tội lỗi hiện hữu, không chỉ là những điều sai lầm mà còn là sự xấu. Chúng ta chỉ cần nhìn đến những trạng huống hằng ngày trên thế giới, những bạo lực, những cuộc chiến tranh, những bất công, những lạm dụng, những ích kỷ, những ghen ghét và những thù hận đang xẩy ra. Những điều đó đầy dẩy trong báo chí, trên đài phát thanh, đài truyền hình và trên Mạng luới.

Người nào tin vào tình yêu của Thiên Chúa, hơn nữa, cảm nhận rằng tội lỗi là một thứ tình yêu vị kỷ (“amor curvus,” tình yêu khép kín), đó chính là sự bội bạc của người tỏ ra thờ ơ, dửng dưng xua đuổi, không đáp lại tình yêu. Sự từ chối này không những taọ ra điều tai hại cho người sống ích kỷ, nhưng còn tai hại đến cho toàn thể xã hội, tạo nên những điều kiện và những hệ thống chằng chịt những vị kỷ và bạo lực để trở thành những thực tại có thật, đó là “những cơ cấu của tội lỗi”( hãy nhìn đến những bất công trong xã hội, những khoảng cách giữa giàu và nghèo trong các nước nghèo chậm tiến, và những ô nhục về đói kém trên thế giới)

Do những điều nêu trên, không một ai có thể do dự từ chối nhấn mạnh đến sự tai hại lớn lao và thảm họa của tội lỗi. Tội lỗi làm mất đi lý trí để nhận thức thế nào là tội - rất khác biệt với căn bệnh của linh hồn mà chúng ta thường gọi là “cảm giác tội lỗi”, tội lỗi làm suy yếu con tim trước quang cảnh của sự xấu và sự mệ hoặc của Satan, một kẻ thù luôn muốn tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa.

2. Kinh nghiệm của sự Tha Thứ

Mặc dù tất cả những điều kể trên, tôi cũng không thể nói là thế giới chúng ta là xấu xa và làm sự lành là vô ích. Trái lại, tôi quả quyết là sự tốt vẫn hiện hữu và còn lớn lao hơn sự xấu, đời sống thật là tốt đẹp và đem lại một cuộc sống ngay chính cho tình yêu và với tình yêu thì rất là đáng ca tụng.

Lý do sâu xa hướng dẫn tôi suy nghĩ như thế vì với kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa mà tôi cảm nhận, cùng một lúc tôi nhìn thấy tỏa ra nơi những người khiêm tốn và đơn sơ: Đó là kinh nghiệm mà tôi đã gặp được nhiều lần, khi tha tôi cho người xưng tội như là một linh mục của Giáo Hội, cũng như khi tôi nhận được sự tha tội từ một linh mục khác. Tôi đã đi xưng tội đều đặn trong nhiều năm, nhiều lần trong một tháng, và tôi cảm thấy được niềm an vui sau khi đi xưng tôi.

Niềm vui tỏa ra trong tôi vì tôi cảm thấy được Chúa yêu thương, mỗi lần sự tha thứ của Chúa được ban phát qua vị linh mục khi ngài ban cho tôi nhân danh Chúa. Đó cũng là niềm vui mà tôi đã nhận thấy trên nét mặt của những người đi Xưng Tội: không chỉ là cảm thấy nhẹ nhỏm của người đã “trút được gánh nặng” (Xưng tội không phải là sự giải tỏa tâm lý hay là một buổi hướng dẫn tâm lý), nhưng xưng tội đem lại sự an bình trong tâm hồn, cảm xúc thấu đến trong tim bởi một tình yêu cao cả làm cho lành mạnh, một tình yêu đến từ trời cao và biến đổi chúng ta.

Cầu xin sự tha thứ với lòng xác tín, đón nhận sự tha thứ với lòng biết ơn và tha thứ cho kẻ khác một cách rộng lượng là nguồn bình an vô tận: bởi vì đi Xưng Tội là làm đúng với lẽ phải và là điều rất tốt đẹp. Tôi muốn san sẻ những lý do đã đem lại niềm vui cho tôi với những ai khi đọc thư mục vụ này.

3. Xưng tội với một linh mục?

Chúng ta tự hỏi: Tại sao phải xưng tội lỗi của mình với một linh mục và không xưng tội trực tiếp với Chúa? Dĩ nhiên, ai cũng phải xưng tội lỗi của mình với Chúa. Tuy vậy, nhưng chúng ta cũng cần phải xưng tội với vị linh mục mà chính Thiên Chúa muốn chúng ta hiểu rằng: Khi Thiên Chúa gởi Chúa Con đến thế gian mang lấy thân xác loài người là Thiên Chúa muốn có sự tiếp xúc trực tiếp với loài người qua những dấu hiệu ngôn ngữ và qua thân phận con người.

Như Chúa đã đến với chúng ta trong tình yêu và đến với thân xác để gần gủi “tiếp xúc” với chúng ta thì chúng ta cũng được mời gọi vượt ra ngoài chúng ta để yêu thương Chúa và bước theo Chúa trong khiêm tốn và tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta cũng phải tin tưởng vào vị linh mục là người có quyền tha tội cho chúng ta bằng cách nhân danh Chúa với cử chỉ và lời tha tội. Chỉ có sự tha tội mà vị linh mục ban trong phép bí tích giải tội mới có thể đi sâu vào nội tâm và thực sự được tha tội, và cũng được Cha trên trời tha tội, bởi vì Chúa Kitô đã uỷ thác công tác tha tội cho Giáo Hội, quyền tha tội và buộc tôi, quyền khai trừ và thâu nhận trong Giao Ước của Cọng đồng. (Mat 18:17-18)

Chúa Kitô đã sống lại từ cỏi chết, đã nói với các Tông đồ: Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Nếu anh em tha tội cho ai thì người ấy đuợc tha, nếu anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ (Gioan 20:22-23). Bởi vậy khi đi Xưng Tội với một linh mục thì rất khác biệt với việc tự thú kín đáo trong tâm khảm của chính mình, vì tự thú kín đáo thì sẽ gặp rất nhiều trở ngại vì không được rỏ ràng và sự nghi ngờ luôn đầy dẩy trong đời sống và trong lịch sử.

Chúng ta không bao giờ biết rỏ ràng điều làm cho chúng ta cảm xúc là ân sủng của Thiên Chúa hay là cảm xúc của chính mình, là chúng ta tự tha tội cho mình hay Chúa đã tha tội cho mình theo cách thức mà Chúa đã lựa chọn. Được tha tội bởi một người mà Chúa đã chọn và đã uỷ thác như là linh mục để tha tội, chúng ta sẽ nhận biết được kinh nghiệm của tự do mà chỉ có Chúa ban phát và am tường, bởi vậy đi Xưng tội với một linh mục là đi tìm nguồn bình an thật sự.

4. Một Thiên Chúa rất gần gũi với sự yếu đuối của chúng ta

Xưng tội dĩ nhiên là tiếp xúc vơí sự tha thứ thiêng liêng, được ban cho chúng ta nhờ Chúa Giêsu và được chuyển đến cho chúng ta qua mục vụ của Giáo Hội. Trong ân sủng rất hiệu lực, chúng ta được gặp gỡ lòng thương xót vô bờ bến, chúng ta được nhìn thấy dung nhan của Thiên Chúa, Đấng am hiểu sâu xa mà không có ai có thể hiểu nỗi thân phận con người và đã đến với chúng ta với một tình yêu dịu hiền.

Nhiều giai đoạn trong cuộc đời của Chúa Giêsu đã chứng minh cho chúng ta thấy lòng thương xót của Chúa: lúc Chúa gặp gỡ người đàn bà Samaritan cho đến việc chữa lành người bất toại, từ việc tha tội cho người đàn bà ngoại tình đến những giọt nước mắt khóc cái chết của người bạn Lazarus. Chúng ta cần rất nhiều đến sự dịu hiền và lòng thương xót để được gần gũi với Thiên Chúa, như một thoáng nhìn của cuộc sống của chúng ta thường phơi bày: Mỗi người chúng ta sống với những yếu đuối của mình, qua những cơn bệnh tật, đi lần đến sự chết, là một thách đố cho những câu hỏi mà ai cũng lo âu đặt ra.

Mặc dù chúng ta cố gắng làm điều tốt lành, vì bản chất mềm yếu của chúng ta, chúng ta thường xuyên sa ngã trước những cám dỗ. Thánh Phao lồ Tông đồ miêu tả điều đó rất chính xác: “Tôi muốn làm điều phải điều tốt nhưng tôi không làm điều đó. Bởi vì tôi không làm điều thiện tôi mong muốn, mà làm điều xấu mà tôi không muốn” (Rom 7:24)

Đó là cuộc chiến nội tâm nên từ đó phát ra lời than vãn: “Ai là người giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Rom 7:24). Bí tích giải tội được đáp ứng lời than đó một cách đặc biệt, Bí tích giải tội luôn đến để giải thoát chúng ta khỏi tình trạng tội lỗi của chúng ta, đến với uy quyền thiêng liêng có năng lực chữa lành và biến cải tâm hồn và hanh vi của chúng ta

Bởi vậy, Giáo Hội không bao giờ chấm đứt vời Bí tích này trong hành trình cuộc sống của chúng ta: Nhờ Chúa Giêsu, là thầy thuốc thiên quốc, gánh lấy tội lỗi của chúng ta và luôn đi bên cạnh chúng ta, luôn tiếp tục công việc chữa lành và cứu độ. Cũng như trong mọi cuộc tình sử, cũng như trong Giao Ước với Thiên Chúa luôn luôn được đổi mới: lòng trung tín là một ước muốn luôn luôn mới mẻ của con tim là hiến dâng và tiếp nhận tình yêu, cho đến ngày Thiên Chúa hoàn tất mọi sự.

5. Các giai đoạn diển tiến trong việc tha tội
Đung thế, bởi vì đó là sự ước muốn sâu xa của Thiên Chúa “nhập thể”, mà Chúa Giêsu ban phát cho chúng ta qua lòng thương xót của Chúa với nhiều giai đoạn tùy theo thời gian của đời sống và của nhịp con tim. Trước tiên, là lắng nghe Tin Mừng, lắng nghe lời kêu gọi của Đấng rất nhân lành: “Thời gian đã viên mãn, và nước Thiên Chúa đã gần kề, hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm” (Mac 1:15)

Qua tiếng nói của Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, cho chúng ta lòng vâng phục và tin vào Chân Lý. Khi chúng ta vâng phục tiếng mời gọi này và quyết định đáp lại với tất cả lòng nhiệt thành, chúng ta cam kết tiến tới đón nhận một món quà lớn lao, một món quà quý giá mà thánh Phao lồ đã thốt lên: “Chúng tôi cầu xin anh em nhân danh Chúa Kitô, hãy làm hòa lại với Thiên Chúa (2 Cor 5:20)

Hòa giải, lẽ đương nhiên là một nhiệm tích để được gần gũi lại với Chúa Kitô qua mục vụ của Giáo Hội, Chúa đến để giúp đỡ người yếu đuối đã phản bội hoặc đã từ bỏ giao ước với Thiên Chúa; Chúa Kitô đem người đó trở về làm hoà lại với Chúa Cha và với Giáo Hội, Chúa Kitô tái tạo người đó thành một tạo vật mới với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Bí tích này còn được gọi là phép giải tội, bởi vì giúp đỡ cho người tội lỗi quay trở lại, theo đường lối của lòng ăn năn hối cải và cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa.

Danh từ xưng tội, thường đưọc dùng như là một hành động bày tỏ, xưng ra các tội lỗi của mình với vị linh mục nhưng cũng còn nhắc nhở đến việc tuyên xưng với ba ý nghĩa để được đầy đủ trong nghi thức xưng tội: “tuyên xưng tán tụng” (confessio laudis), điều này nhắc nhở đến tình yêu thiêng liêng của Thiên Chúa có từ thuở đời đời và luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, nhận biết những dấu hiệu trong cuộc sống của chúng ta và để cho chúng ta nhận biết sự năng nề của tội lỗi chúng ta; “tuyên xưng tội lỗi” (confession peccati),là nhận biết tội lỗi của chính mình cùng bày tỏ lòng khiêm nhường và ăn năn sám hối với Thiên Chúa Cha; cuối cùng là “tuyên xưng đức tin” (confession fidei), đức tin giúp chúng ta mở lòng ra để nhận sư tha tội để đưọc giải phóng và được cứu độ.

Đến lượt, trong cử chỉ và lời nói mà chúng ta bày tỏ và nhận biết về món quà mà chúng ta nhận được trong cuôc sống thật là lạ lùng đã xẩy ra trong chúng ta, tất cả đều do lòng thương xót của Thiên Chúa.

6. Cử hành cuộc trở lại

Trong lịch sử của Giáo Hội, Bí Tích giải tội dược tồn tại dưới nhiều hình thức, cọng đồng hay cá nhân, tuy nhiên vẫn giữ lại tất cả mọi cơ cấu căn bản của cá nhân là sự tiếp xúc giữa người phạm tội với Thiên Chúa hằng sống, qua sự trung gian mục vụ của Giám mục hay của linh mục.

Qua lời tha tội, được đọc lên bởi một người dù là có tội, tuy vậy người đó là người đã được chọn và tận hiến cho mục vụ, thật chính là Chúa Kitô đón nhận người tôi phạm ăn năn và làm hòa lại với Chúa Cha và với món quà của Chúa Thánh Thần, làm đổi mmới thành một chi thể sống động của Giáo Hội.

Làm hòa lại với Chúa, chúng ta được hiệp thông một cách sống động với Thiên Chúa Ba Ngôi và nhận lãnh một đời sống mới đầy ơn sủng trong chúng ta, một tình yêu thương chỉ có Chúa mới đổ tràn đầy trong tim của chúng ta: Bí Tích Giải Tội làm mới lại mối liện hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và chúng ta được tha sạch mọi tội lỗi của chúng ta.

Trong dụ ngôn về người Cha và hai người con trình bày quang cảnh làm hòa đat ở mức cao độ là bữa tiệc, ở đó người con hoang đàng được mang một chiếc áo mới, một chiếc nhẫn mới và một đôi giày mới (Luke 15: 22): hình ảnh trình bày tất cả niềm vui và vẻ đẹp của món quà được trao ban và nhận lãnh. Thật vậy, lời của người Cha trong dụ ngôn,” chúng ta hãy ăn myừng; vì con ta đây đã chết, nay sống lại; đã mất mà nay lại tìm thấy” (Luca 15:24)

7. Trở về lại nhà Cha

Trong mối liên hệ với Thiên Chúa, Đức Chúa Cha, việc tha tôị được xem như là sự đi trở lại về nhà” (đó là nghĩa của chữ “teshuva” tiếng Do thái là “sự trở lại”) Khi nhận biết được tội lỗi của mình, mình cảm thấy như là một cuộc đi lưu đày, xa nơi xứ sở quê hương yêu dấu: Chúng ta cảm thấy khó chịu, không thoải mái, buồn tủi, bởi vì chúng ta nhận biết tội là sự gảy đỗ với Giao Ước của Thiên Chúa, cắt đứt tình yêu với Thiên Chúa, đó là một mối tình bị đứt quảng không còn được yêu thương nữa, cũng chính vì đó mà cảm thấy bị lạc loài, vì tội lỗi làm tha hóa xa nơi chốn trú ẩn của chúng ta là con tim của Đức Chúa Cha.

Như vậy chúng ta cấn nhớ lại ngôi nhà mà chúng ta hằng mong đợi: Nếu không có nhớ lại tình yêu thương ở đó thì chúng ta sẽ không có lòng tin tưởng mạnh mẽ và hy vọng để quyết định trở lại cùng Thiên Chúa. Với lòng khiêm nhường và tự hạ xuống nhận biết mình không xứng đáng được gọi là “con”, chúng ta quyết định đứng trước cửa của nhà Cha mà kêu van. Thật là một điều rất lạ lùng là Chúa đang đứng nơi cửa sổ nhìn hướng về nơi chân trời xa xăm mong nhớ và chờ đợi đứa con trở về!

Chúng ta hãy dang tay ra, với lòng khiêm nhường và sám hối để đón nhận Đức Chúa Cha, Ngài luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta và được làm hòa với Ngài, để được thay đổi một cách nào đó với chính mình: “Dù khi vẫn còn rất xa, cha của nó vừa thấy nó đã động lòng thướng xót, liền chạy lại và ôm và hôn nó” (Luca 15:20) Với tình thương dịu dàng, Thiên Chúa làm mơí lại thân phận của những người con, đưọc thực hiện bởi Giao Ước trong Chúa Giêsu.

Phó Tế Huỳnh Mai Trác dịch
Vietcatholic News
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net