GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 20
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 020
 Lượt tr.cập 055787615
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 07.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cách làm dầu dừa.

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
Hoai_ke_mui
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 13/08/2007
Bài gửi: 202
Số lần cám ơn: 2
Được cám ơn 23 lần trong 22 bài viết

gửi email
Bài gửigửi: 17.06.2009    Tiêu đề: Cách làm dầu dừa. Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cách làm dầu dừa
Đi ra chợ mua dừa khô về nạo, hoặc mua dừa khô đã được nạo bằng máy xong rồi. Nhớ là chọn mua cơm dừa càng khô, chúng ta càng có nhiều dầu dừa.

Các bạn đã từng nhìn thấy một ai đó, hoặc chính bản thân các bạn cũng từng làm nước cốt dừa, để ăn với bánh chuối – bánh bò – bánh bèo – hoặc ăn với các loại chè, hay chuối xiêm nướng chưa ? Nếu đã có làm rồi thì giai đoạn vắt nước cốt dừa, từ cơm dừa, để chuẩn bị làm nên dầu dừa, cũng giống như vậy !

Nhưng nhớ là nhồi và bóp cơm dừa bằng đôi bàn tay đã được rửa sạch, và nhồi bóp nhiều lần thật mạnh, cho chất dừa trong cơm dừa được tuôn ra. Khi vắt lấy nước cốt, các bạn nên vắt trong miếng vải the màu trắng sạch sẽ, để mảnh nhỏ vụn của cơm dừa không bị rớt xuống nước cốt dừa đã được vắt ra. Ngày nay có bán dụng cụ gạn lọc nước cốt dừa. Nhưng dùng bằng vải the, sẽ dễ dàng trong việc vắt lấy nước cốt dừa, mà cơm dừa còn dính trong miếng vải the.

Tùy trọng lượng cơm dừa khô, mà chúng ta cho ít nước đun sôi để còn ấm ấm vào. Ví dụ 1 ký cơm dừa khô, lúc nhồi bóp cơm dừa, chúng ta chỉ nên cho vào nhiều lắm là khoảng 2/3 chén (dùng ăn cơm ) nước thôi. Chúng ta nên làm từ 4 hay 5 lần như thế, cho đến khi cơm dừa hết sạch phần nước cốt dừa thì thôi.


Kế tiếp, đổ hết nước cốt dừa vừa được vắt vào một cái nồi, rồi đặt nó lên bếp lửa. Chờ cho nước cốt dừa sôi bùng lên một lúc, các bạn từ từ hạ bớt lửa, giữ độ sôi vừa phải. Tuyệt đối tránh trường hợp sôi quá lớn, làm trào nước cốt dừa ra ngoài miệng nồi. Sẽ bị vừa phí công vừa phí của !!

Đặc biệt : Không cho bất cứ thứ gì như muối đường vào nồi nước cốt dừa ! Và, bạn thân mến ! Tiếp theo mới là ‘kỳ công’ của bạn đây ! Vì các bạn bị buộc phải ngồi chờ bên bếp lửa trong một thời gian rất lâu. Có khi mất cả 5-6 tiếng đồng hồ hay lâu hơn thế nữa, cho nồi nước cốt dừa được sôi bốc hết nước , và cạn dần – cạn dần xuống.

Phải kiên nhẫn ngồi chờ đến khi các bạn nhìn thấy dầu dừa là phần nước trong – đặc biệt là không màu vì vừa mới ‘ra lò’ mà , và ngửi nghe mùi thơm lừng của dầu dừa thì tắt bếp, và bê nồi ra khỏi bếp lửa. Tìm cách gạn lọc phần bã dừa đã bị cháy vàng ra khỏi dầu dừa.

Chờ cho dầu dừa thật nguội, rồi rót dầu dừa vô một cái phễu cho dầu dừa chảy vào cái chai bằng sành. Nhiều dầu dừa thì cho vào nhiều chai, và đậy nắp thật kín lại.

Mách các bạn nhé !

*Muốn cho bã dầu dừa không bị cháy khét, trong quá trình làm dầu dừa chưa hoàn tất, khoảng 10 phút chúng ta lấy đũa hay muỗng có cán dài để trộn đều bã dầu lên một lần.

*Bã dầu dừa đã được lấy hết chất dầu ra rồi, đem trộn với cơm nóng, ăn ngon tuyệt vời !!!

*Dầu dừa được chứa vào chai hay lọ bằng sành ; được bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo, dầu dừa sẽ bảo đảm chất lượng trong thời gian ít nhất là nửa năm. Muốn cho dầu dừa được bảo quản bền lâu, không nên cho ánh nắng mặt trời bao phủ quanh chai, hay lọ chứa dầu dừa.

***Hiện nay dầu dừa cũng được bày bán ngoài thị trường, như người ta bày bán các loại dầu ăn. Nhưng để chữa bệnh, chúng ta nên tự làm lấy dầu dừa, sẽ được yên tâm hơn ! Những ai không hội đủ điều kiện tự làm lấy dầu dừa, thì nên đi tìm chia lại ở các nơi làm công tác chữa bệnh từ thiện bằng dầu dừa. Dầu dừa ở các nơi này được bảo đảm là dầu dừa thứ thiệt 100%.

Têrêsa Hồng Nhung
Sài Gòn 25/05/2009
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 17.06.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bàn về "cách làm dầu dừa", gần như đồng bào khắp Miền Tây và một phần của Miền Đông Nam Bộ nước ta, gia đình nào cũng biết cách "làm ra dầu dừa" do có ưu thế cây dừa là chủ đạo kinh tế.
Đôi khi vẫn có gia đình không tự mình làm ra dầu dừa, công việc của họ nhàn hạ tưỡng chừng nói dóc, như các Cô gái xã Vĩnh Thành (Cái Mơn) huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre thảnh thơi, nhẫn nha, chờ nước nỗi đến lúc hạ xuống, cứ ngồi trên ụ đất, miệng hát nghêu ngao, tay cầm sào, khiều những trái dừa trôi ra, là có một đống trái hằng ngày trên dưới 50, bán đi, dùng tiền mua mỹ phẫm, mua dầu ăn...

Bài "Cách làm dầu dừa" của tác giả Têrêsa Hồng Nhung trên đây giúp cho ai cần có dầu dừa an toàn thì biết cách tự làm ra, bài có tính khả thi cao.

Có những chi tiết cần lưu ý :
- May mắn mua được những trái dừa rụng do các cô Gái lượm thì vững bụng, cơm dừa chắc chắn sẽ cho dầu nhiều. Do công nghiệp đòi hỏi số lượng cao, Nhà vườn cho hái đồng loạt từ dừa xanh lắc nước đã hái rồi. Trường họp này, khi mua cần chọn những trái có "màu vàng đất" là những trái đã khô.
- Lần nhồi cơm dừa thứ nhất, chỉ đổ vào ít nước, chừng nửa chén ăn cơm, vắt lấy nước cốt để "riêng", (nước "cốt" có hinh dáng "đặc, trắng đục) Nhồi kỹ, thì chỉ cần nhồi thêm 2 lần là hết cốt dừa. Để tự nhiên, nước sẽ lắng xuống, phần cốt dừa nổi lên trên, dùng muổng hớt gạn trên mặt lấy nước cốt ra đựng chung với nước cốt lần đầu. Do nước cốt là dầu, nhẹ hơn nước, khi thấy nước cốt không còn nổi trên mặt nước là xong. Cách làm này giúp cho khi nấu không phải tốn nhiều thì giờ ngồi chờ, và ít tốn hao nhiên liệu.
- Đổ nước cốt dừa vào chảo để nấu tiện hơn nồi, bỏ đi phân nước, cho lửa nhỏ, khi cốt dừa bắt đầu cho ra dầu là lúc cơm dừa oánh đặc và đổi thành màu vàng, dùng xạn khuấy, trỡ, ép, và khiều lên khỏi mặt dầu (khâu này dùng nồi không làm được) để đó cho dầu nhiễu xuống. Khi cơm dừa gần có màu vàng sậm thì tắt lửa. Phần "Cách làm dầu dừa" đến đây là hoàn thành.

Dầu dừa có một mùi đặc trưng, công nghiệp hôm nay đã dùng chất khử mùi, theo đó nó không còn là món đặc sản của địa phương. Với những con cá lòng tong lăn bột chiêng với dầu dừa nguyên thủy, một hương vị phất vào mũi là đã chảy nước cổ họng thèm ăn...

Công dụng của dầu dừa.

Hiện nay sách báo và các phương tiện truyền thông đề cao dầu dừa chữa được các bệnh tật. Xin để cho Quý Nhà Y khoa lên tiếng. Công dụng dầu dừa truyền thống gôm:
- Làm nguyên liệu đốt thắp sáng. Ngày xưa khi chưa có dầu hỏa, con nguòi nhờ dầu dừa thâp sáng ban đêm, đặc biệt đến hôm nay Nhà thờ vẫn còn dùng cho đèn Chầu Mình Thánh Chúa nơi Nhà Tạm
- Làm mỹ phẫm. Người Nữ có mái tóc dài dùng dầu bôi lên sẽ có mái tóc mịn màng, mượt mà, bóng sáng, mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào, quyến rủ, suôt ngày đêm. Tăng thêm vẻ đẹp kín đáo, tự tin. Không bị rối tóc cũng như hóa chất làm sói mòn hư tóc. Quần áo cũ, giặt sạch phun sương dầu, ủi lên (bàn là) sẽ được như mới.
- Ẫm thực. Dầu dùng chiên xào trong các món ăn cơm. Dầu trộn xà lách với gia vị làm món đưa cơm. Dầu làm món cua biển rang muối, tôm rim, gà gói giấy, chuối chiêng, chà quải, bánh tiêu...
- Làm thuốc. Dầu dùng làm phụ gia cho các loại thuốc tán Đông, Tây, Nam, Bắc y khoa " thuốc tránh nắng, thuốc đẹn lưỡi, thuốc nha chu, thuốc lác, thuốc ghẻ...
- Nông nghiệp. Dầu pha chế có công thức với một số rể: cây thuốc cá, cây nhào, củ nưa, củ tỏi, củ riềng, củ gừng, ớt cay, cho ra thuốc xịt chống rầy, côn trùng có hại hoa màu..
- Y tế. Dầu dừa là nguyên liệu chính làm ra xà phồng. Nếu có 90 đến 100 phần dầu, xà phồng này dùng tiệt trùng trong Y tế. Từ 85 phần dầu trở xuông dùng tắm gôi, giặt đồ...
- Mẹo. Khi gói bánh tét, bánh ich, bánh xu xê, vân vân, dùng dầu thoa lên lá rồi bỏ gạo vào sau. Bánh chín mở ra không dính lá, da bánh bóng loáng nhìn thấy đẹp, khéo thèm ăn...

Với thời đại tiến bộ công nghiệp, cái gì cũng do máy móc làm ra, những thứ thực phẩm có dầu làm phụ gia đa phần do dầu dừa kết hợp nhưng không còn mùi vị, con nguòi sẽ không còn được thưởng thức đặc trưng mùi dầu dừa nguyên thủy nữa.

Ở đâu đó có Bà Cụ nhiều tuổi bưng rổ bánh xếp, bánh lá, ra ngồi xuông góc Chợ nông thôn chờ đợi những người khách xa xưa...Rồi thời gian dần trôi, thế hệ sau không biết trước đây có những món ăn đặc sản nhờ gia vị là dầu dừa.!!!
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net