GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055730976
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - NHAC SĨ HÙNG LÂN LƯU DẤU NGÀN NÄ‚M

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thánh Ca, Thánh Nhạc
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Thánh Ca, Thánh Nhạc 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 24.12.2008    Tiêu đề: NHAC SĨ HÙNG LÂN LƯU DẤU NGÀN NÄ‚M Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


LƯU DÂU NGÀN NĂM
Nhạc sĩ HÙNG LÂN


“Theo nghĩa thông thường của hạn từ “lịch sử”, thì chuyện về Nhạc sĩ Hùng Lân có thể dùng làm Luận án Cử Nhân, Tiến sĩ cho nền văn học loài người và không quá đáng khi nói rằng : Khó mà tìm thấy trong giới Nhạc sĩ Việt Nam có người Nhạc sĩ nào đạo đức, tài ba, đa năng trong mọi phương diện, đặc biệt là tinh thần dấn thân và kỷ luật với chính mình để lại nhiều dấu ấn cho hậu thế.”
Bài viết về Cố Nhạc sĩ Hùng Lân dưói đây là trích đăng lại trong tập san Thánh Nhạc Ngày Nay, số ra ngày 15-12-2005 từ trang 29, 30, 31,32 còn nhiều hạn chế về thành tích và đơn điệu, ước mong Quý Đọc giả trong hoặc ngoài giới Nhạc sĩ bổ sung cho.

Đặng Ngọc Ẩn

HÙNG LÂN sinh ngày 23/6/1922 tại phố Phú Doãn (Hà Nội), là người con thứ tư trong số 11 người con của ông Hoàng văn Thiện và bà Nguyễn thị Nhạ, người Phủ Lý (Hà Nam). Cha Mẹ muốn đặt tên cho Ông là “Cường” nhưng do người nhầm lẫn, giấy khai sinh lại ghi là Hoàng văn Hường. Sau này, vì cái tên đó nghe có vẻ “nữ tính”, không khỏe, nên Ông đã đổi tên là Hoàng văn Hương. Thế nhưng cái tên “Hương” (phương ngữ Nam Bộ) lại tiết lộ một điều ít người biết về thân thế Hùng Lân.

Theo lời kể của Ông Hoàng văn Sự, người em Út trong gia đình Hùng Lân thì tên thật của cha mình là Nguyễn văn Thiện, gốc làng Hương Điền, tỉnh Sa Đéc, ông Nội của các Ông là Cụ Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc chỉ mang theo con nhỏ là ông Thiện. Có phải Hùng Lân muốn gởi gắm nguồn gốc miền Nam của mình trong cách dùng chữ hai nghĩa ở bài hát lừng danh khác của Ông :“Việt Nam Minh Châu Trời Đông”? ](Giải Nhất Sáng tác toàn quốc …..).
Khi hai Ông Bà Minh Châu trở vào Sa Đéc đã để lại người con nhỏ gửi trọ ở Sơn Tây, nơi người bạn thân là ông Hoàng Xuân Khoát. Ông Bà Châu vẫn gửi tiền từ Nam ra để lo lắng cho con mình là cậu bé Nguyễn văn Thiện. Được 6 tháng ông bà Khoát không có con và bắt đầu có ý định “bắt” luôn cậu bé Thiện, nên đã gửi trả lại tiền và loan tin rằng bé Thiện đã bặt tin? từ đó, ông Khoát đổi họ Hoàng cho bé Thiện. Lúc này, bà Minh Châu (tức Nguyễn thị Mùi) qua đời. Ông Châu tục huyền với một phụ nữ tên Sâm. Sau nầy, ông bà Châu – Sâm đã trở ra Hà Nội để đòi lại con, Việc kiện tụng bất lợi cho 2 ông bà. Trong thiệp cưới do phu nhân Cố Nhạc sĩ Hùng Lân đưa cho chúng tôi xem có ghi rõ “Cụ Quả Phụ Nguyễn Minh Châu (tức bà Sâm) ngụ tại số 43 Julien Blanc Hà Nội, đứng ra thông báo tổ chức đám cưới cho Hùng Lân (Hoàng văn Hường), Trưởng Tôn của mình với Nguyễn thị Dung, ái nữ của Ông Bà Nguyễn văn Duyệt vào ngày 26-3-1951”.

Từ năm 8 tuổi, Hùng Lân học trường tiểu học Gendreau (năm 1950 đổi tên thành Dũng Lạc, hiện nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung Hà nội) và trường các Sư Huynh Dòng La-san Puginier. Ở đó, Ông bắt đầu học nhạc với linh mục P. Dépaulis và được tuyển vào Ban Hợp xướng của nhà thờ Lớn Hà Nội, (một cách tiếp xúc ban đầu với âm nhạc thường gặp ở các Nhà Soạn nhạc của âm nhạc cổ điển trên thế giới). Từ 1934 đến 1945, Hùng Lân tiếp tục học nhạc với Lm J. bouis tại Chủng viện Hoàng Nguyên, rồi sau đó là Đại Chủng Viện Xuân Bích (Saint Sulpice). Liên tiếp trong 2 năm1945 – 1946, Thân Mẫu rồi đến Thân Sinh của Hùng Lân qua đời. Đây là nguyên nhân chính khiến Hùng Lân rời bỏ việc học ở Đại Chủng Viện để có điều kiện lo lắng cho cả nhà vì Ông là chổ dựa cho gia đình lúc bấy giờ, khi các em còn nhỏ. Bút hiệu Hùng Lân được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của Ông cho thấy Hùng Lân rất thương yêu các em mình. Ngoài bút hiệu nầy, trong lãnh vực thánh ca Ông còn dùng tên hiệu : “NAM HOA”, “LÂM THANH” cho các sáng tác của mình.

Khoảng 1930 – 1940, trong các nhà thờ chỉ hát những bài La-tinh trong sách Paroissien Romain và các bài hát tiếng Pháp trong Cantique de la Jeunesse. Họa may một số bài được dịch sang tiếng Việt, nhưng vẫn theo nốt nhạc Tây.

Đã đến lúc phải sáng tác những bài Việt Nam, Hùng Lân và nhóm sinh viên Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do Ông làm Đoàn Trưởng. Tính đến năm 1974, Nhạc Đoàn nầy đã xuất bản 16 tuyển tập Thánh ca của nhiều tác giả, mang nhan đề “Cung Thánh”. Riêng Hùng Lân còn cho xuất bản 3 tập Thánh ca “Ca vang lời Chúa 1,2,3”. Đặc biệt những Thánh ca đi sâu vào lòng người của Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh cùng vang lên "TRỜI Cao của Duy Tân, NÀY DÂN SION của Nguyễn Khắc Xuyên, CAO CUNG LÊN của Hoài Đức, CÙNG ĐI BÊ-LEM của Hoài Đức - Vĩnh Phước.v.v...
Hùng Lân dạy học ở trường Kẻ Giảng (Kẻ Sở tức Ninh Phủ, cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số). Trong nhà thờ vùng đó, có một cây quản cầm (Harmonium) rất tốt, đó chính là người bạn thân của Hùng Lân trong suốt 2 năm 1945 – 1946 và là nơi Ông khai sinh ra nhiều bài hát nổi tiếng khác. Có lẽ hoàn cảnh lúc nầy của Hùng Lân có nhiều điểm giống thầy giáo Nhạc Sĩ Franz Xaver Gruber (1787 – 1863, người Áo), đồng tác giả với Cha xứ Joseph Mohr của bài hát Giáng sinh nổi tiếng nhất thế giới. Stille Nacht, Heilige Nacht (Silent Night, Holly Night), nên Ông đã là người đầu tiên viết lời Việt cho bài ca Giáng sinh đó, dưới tên gọi “Đêm Thánh Vô Cùng”. Đây cũng là bài Thánh ca tiếng Việt được nhiều người ngoại quốc hát, đặc biệt vào mỗi mùa Giáng sinh. Năm 1948, Hùng lân dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An (Hà Nội).

Năm 1949, sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên “Cây Đàn Sống” được NXB Thế Giới Hà Nội ấn hành. “Bộ Sách Giáo Khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ (tức các lớp phổ thông cấp II ngày nay), cũng được NXB nầy cho ra đời trong năm 1952, 1953. Có thể nói Ông là người đầu tiên soạn Sách Giáo Khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.

Sau khi vào miền Nam, quê hương gốc của Ông, năm 1956, Hùng lân là một trong những người tham gia sáng lập Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon (Hiện nay là Nhạc Viện Tp. Hồ Chí Minh). Ở đó, năm 1957, Ông được bổ nhiệm dạy về “Nhạc Pháp” tức “Ký-xướng âm”.

Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Văn Chương Pháp ở đại học Văn Khoa Sài Gòn (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) vào năm 1963, Hùng Lân về làm việc tại Trung Tâm Học Liệu (trên đường Trần Bình Trọng). Năm 1965, Ông được đề cử phụ trách khâu Phát Thanh Học Đường và đi tu nghiệp về Giáo Dục và Truyền Thanh tại Đại Học Syracuse, Tiểu Ban New York (Hoa kỳ) vào năm 1967 – 1968.

Sau khi trở về Việt Nam, Ông chính là tác giả của chương trình “Đố Vui Để Học” đầu tiên do Trung Tâm Học Liệu phát hình năm 1969 đến ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Hùng Lân còn đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam qua công trình “Tìm hiểu dân ca Việt Nam” được dùng để giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt từ niên khóa 1972 – 1973. Trong đó có phần nghiên cứu độc đáo về “Âm nhạc trong tiếng rao hàng”

Cũng trong thời gian nầy, Ông soạn cuốn “Sư phạm âm nhạc thực hành” dùng cho chương trình đào tạo các Giáo viên Tiểu học (Cấp I) Ở miền Nam Ông còn thành lập “Trường Âm Nhạc BACH” để đào tạo các Nhạc sĩ trẻ tuổi tại Sài Gòn. Những sáng tác của Ông lúc nầy thắm nhuần âm điệu Việt Nam. Sau ngảy 30-4-1975, Hùng Lân dạy nhạc tại tư gia, trên đường Nguyễn văn Thụ, QI Tp. HCM. Với tâm huyết của một Nhà giáo, với lòng nhiệt thành và say mê âm nhạc của một Nhạc sĩ - Nghệ sĩ, Ông vẫn âm thầm cống hiến cho nền giáo dục âm nhạc và âm nhạc dân tộc của đất nước.

Báo Thanh Niên số cuối năm 1989, tuần lễ từ 31-12-1989 đến 7-1-1990 đã ghi nhận như sau trong mục “Giunness Việt Nam, ở trang 2 “Người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý, một trong những người đó là Nhạc sĩ Hùng Lân Tp.HCM đã tham khảo 77 tài liệu âm nhạc trong và ngoài nước (Liên Xô, Pháp, Bỉ, Mỹ, Úc, Philippine,…) để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979”.

Hùng Lân qua đời vào ngày 17-9-1986 vì trọng bệnh và tuổi già sức yếu trong niềm thương tiếc của gia đình, bạn hữu và nhiều thế hệ học trò. Ông để lại trên 900 tác phẩm âm nhạc bao gồm các sáng tác và biên soạn. Ông là một trong những Nhà Sư Phạm về Âm nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.
Quả thật đã có khá nhiều nghệ sĩ, Nhạc sĩ nổi tiếng đã từng học với Thầy Hùng Lân.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thánh Ca, Thánh Nhạc


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net