GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 14
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 014
 Lượt tr.cập 058805525
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 18.09.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Luật pháp vá»›i tai nạn giao thông

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chuyên mục TÆ° vấn Pháp luật
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chuyên mục TÆ° vấn Pháp luật 
Người đăng Thông điệp
Ls_Lanchi
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 09/10/2009
Bài gửi: 11
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 3 lần trong 3 bài viết

Bài gửigửi: 01.09.2010    Tiêu đề: Luật pháp vá»›i tai nạn giao thông Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào quý Thành Viên diễn đàn và Đọc giả,
Đặc biệt với quý Thành viên dinhkhoi, quangluat, Angel, nguyenhong. Ngoài những thư gửi về Thạc sĩ Luật gia Lan Chi, tôi cũng nhận được thư riêng hỏi về bài viết "Còn cách nào tốt hơn". Kính mời tất cả theo dỏi bài trả lời dưới đây. QTVdangngocan


Kính chào tất cả,
Xin trả lời chung một số thư hỏi cùng một đề tài như sau :

Hỏi: Khi một người gây tai nạn giao thông (TNGT) rồi bỏ chạy thì phạm tội gì?
Xin thưa, đó là vi phạm điều 202 Bộ luật Hình Sự VN. Tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. theo đó các tình tiết và mức xử lý như sau:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b. Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
e. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Do vậy, việc lái xe bỏ chạy sau khi gây tai nạn là tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 202 BLHS.
Cũng xin nói rộng thêm về việc phần Trách nhiệm của của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra TNGT trên đường. Điều này được quy định tại điều 38 Luật giao thông đường bộ. luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Điều 38 Luật giao thông đường bộ quy định về Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a. Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b. Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a. Bảo vệ hiện trường;
b. Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d. Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
e. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Vậy sau khi gây TNGT làm chết người mà người gây tai nạn đã đến viếng và đưa tiền mai táng (một phần hay toàn bộ), trong trường hợp gây tai nạn chết người; hoặc đến thăm và lo tiền chữa bệnh người bị nạn thì được coi là tình tiết giảm nhẹ khi đưa ra xét xử. Trường hợp này luật gọi là “đã khắc phục một phần hậu quả”.

Hỏi: Vậy việc tiến hành xử lý TNGT như thế nào?
Trả lời: Về trình tự xử lý tai nạn giao thông sẽ được tiến hành như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 3 trong quyết định số 768/2006/QĐ- BCA (C11) ngày 20/6/2006 về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết TNGT của Lực lượng Công an nhân dân. Theo quyết định này thì:
1. Cảnh sát giao thông phải có mặt ngay sau khi tai nạn giao thông xảy ra, bất kể là loại nào để giải quyết các sự việc ban đầu như cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông (nếu có) v.v…
2. Khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 3 Quy định này, cơ quan được phân công thụ lý điều tra phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật.
3. Đối với vụ tai nạn giao thông không có người chết tại hiện trường thì lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông; nếu xác định vụ tai nạn có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố vụ án, củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Trường hợp xác định không có dấu hiệu của tội phạm thì tiếp tục điều tra, kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những vụ tai nạn giao thông có người bị thương, cơ quan thụ lý căn cứ Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế , Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật và giấy chứng thương của bệnh viện để sơ bộ đánh giá tỷ lệ % thương tật của người bị nạn.
4. Đối với vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra ngay từ đầu theo phân công trách nhiệm như sau:
a. Đối với vụ tai nạn giao thông có một người chết tại hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết;
b. Đối với vụ tai nạn giao thông có hai người chết trở lên tại hiện trường do Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp tỉnh hoặc những nơi mà Tòa án cấp huyện được thực hiện thẩm quyền xét xử theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết;
c. Trong trường hợp vụ tai nạn giao thông đã ra quyết định không khởi tố hoặc đã khởi tố nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho cơ quan Cảnh sát giao thông cùng cấp để xử lý hành chính.

Hỏi: Thế nào là TNGT nghiêm trọng và TNGT đặc biệt nghiêm trọng?
Trả lời:
Tai nạn giao thông nghiêm trọng
Là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết một người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết ba người trở lên;
b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e khoản 4 Điều này;
g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Hỏi: Nếu gia đình, thân nhân của người bị nạn có mặt tại hiện trường nơi xảy ra TNGT thì có được làm chứng trước tòa không?
Trả lời: Nếu bất kỳ ai có mặt tại hiện trường xảy ra tai nạn đều có quyền làm chứng, tuy nhiên để có thể đảm bảo tư cách khi tham gia tại Tòa thì những người này phải có lời khai tại các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, VKS, Tòa án) trước khi phiên tòa xét xử để khi QĐ đưa vụ án ra xét xử TA sẽ ghi những người tham dự phiên tòa và gửi giấy triệu tập.

Hỏi: Nếu người bị TNGT chết là nguồn thu nhập chính của gia đình và còn có cha mẹ già, có con nhỏ còn đang đi học, thì trong trường hợp này được bồi thường như thế nào?

Trả lời: Trường hợp này áp dụng quy định tại các điều 604, 608 Bộ Luật dân sự thì :
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b. Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Căn cứ vào quy định trên, mức bồi thường cụ thể do hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được do toà án quyết định

Hỏi: trường hợp người thân của tôi bị TNGT bị chấn thương sọ não (được giám định là 34%) mà người gây ra TNGT không chịu bồi thường tiền chữa trị. Vậy tôi có thể khởi kiện ở Tòa án không? Khởi kiện ở Tòa án nào? Hay là chỉ báo công an để giải quyết?
Trả lời: Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: Làm chết một người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên...
Như vậy, trường hợp của bạn, hành vi của người gây tai nạn đã đủ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tội phạm này không thuộc nhóm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy gia đình bạn (người bị hại) không cần phải làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người gây tai nạn. Trách nhiệm khởi tố vụ án thuộc về cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, nếu thấy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can bị kéo dài, người bị hại có quyền làm đơn gửi cơ quan điều tra, viện kiểm sát yêu cầu sớm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ xác định trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) của người gây tai nạn.

Hỏi: Trong trường hợp người gây ra TNGT mà người bị nạn là người có lỗi do đi không đúng phần đường quy định thì xử lý như thế nào? Trường hợp người lái xe không có giấy phép lái xe thì có bị xử lý hình sự không?
Trả lời:
1. Việc xử lý về hình sự
Như câu hỏi đã nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do lỗi của người bị nạn đi không đúng phần đường quy định nên người gây TNGT không phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điều 202 BLHS. Mặc dù người gây ra TNGT chưa có giấy phép lái xe thì đây chỉ là hành vi vi phạm hành chính chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.

Nếu người gây TNGT bị xử lý về hình sự chi khi nguyên nhân dẫn đến tai nạn do người gây TNGT có lỗi (ví dụ như phóng nhanh, vượt ẩu ... dẫn đến tai nạn thì lỗi trong vụ tai nan này là lỗi hỗn hợp thì sẽ bị xử lý về mặt hình sự) có tình tiết định khung không có giấy phép hoặc bằng lái được quy định tại điểm a, khoản 2 điều 202 BLHS.
Lỗi hay không có lỗi dẫn đến tai nạn là phải do Công an kết luận.

2. Về bồi thường dân sự nếu xác định người gây TNGT không có lỗi thì nếu người bị nạn có gởi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì được Tòa án áp dụng điều 617 BLDS có thể xử bác đơn yêu cầu bồi thường, tôi xin trích nguyên văn: Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
“Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.
Trường hợp nếu người gây TNGT có lỗi thì phải bồi thường những khoản sau theo quy định của điều 609 BLDS.
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mức lương tối thiểu hiện tại là 650.000 đồng (phần II mục 1 Nghị quyết Số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của HĐTP)
Hỏi: Việc xác định thiết hại như thế nào?
Trả lời: Việc xác định thiết hại như sau
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
a. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
 Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.
b. Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.
Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.
Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.
Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.
1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
b. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:
 Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
 Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
 Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
 Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.
1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
a. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
b. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
a. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.
b. Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
c. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Theo điều 623 của bộ luật dân sự và điều 32 của luật giao thông,
Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật gia Lan Chi
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
nguyenhong
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 27/05/2009
Bài gửi: 155
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 4 lần trong 3 bài viết

Bài gửigửi: 02.09.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin cám ơn Luật Gia LAN CHI
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chuyên mục TÆ° vấn Pháp luật


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net