GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055828213
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 09.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Chúa Thăng Thiên nghÄ©a là gì?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 12.05.2010    Tiêu đề: Chúa Thăng Thiên nghÄ©a là gì? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chúa Thăng Thiên


- Chúa Thăng Thiên nghĩa là gì?
- Biến cố này liên hệ đến đời sống Kitô hữu ra sao?

Cha Domergue, SJ
, sẽ giúp chúng ta suy ngẫm mầu nhiệm này.

Thăng Thiên đã có đó khi Đức Giêsu sống lại: quả thật, Người không sống lại để mà trở lại với nếp sống trước đây, nhưng để vào trong cái mà ta có thể gọi là đời sống của Thiên Chúa. Chính vì thế các Tin Mừng cho chúng ta thấy là Người không sao nắm bắt được. Người tỏ mình ra khi Người muốn, nhưng chỉ để giúp các môn đệ hiểu rằng Người thật đang sống, cho dù đời sống mới ấy hoàn toàn khác. Đối với thánh Gioan và Máccô, không hề có quãng cách nào giữa Phục Sinh và Thăng Thiên. Chỉ có sách Công vụ mới nói đến bốn mươi ngày; đây là con số biểu tượng được coi như tượng trưng một thế hệ, tức một cuộc đời. Dù sao, Đức Giêsu lại biến mất. Nếu Người ở với họ cho « đến ngày tận thế » (Mt 28,20), thì cũng sẽ không phải như cách thức trước đây. Chúng ta ghi nhận kiểu nói lạ lùng ở Lc 24,44 : « Đây là những điều Thầy đã nói khi còn ở với anh em… » Vậy Người không còn ở với các ông theo nghĩa thông thường nữa. Thánh Máccô và Gioan bảo chúng ta rằng Người biến mất khi đang lên trời, như ngôn sứ Êlia xưa kia (2 V 2). Dĩ nhiên đấy là một hình ảnh, nhưng đầy ắp ý nghĩa. Quả vậy, « trời » không được hiểu theo nghĩa vũ trụ học, y như thể Thiên Chúa, dù là Thần Khí, tức không có thể xác định nơi cho Người, vẫn có một miền đất để cư ngụ. Vậy Thăng Thiên không phải là một sự di chuyển xuyên qua không gian. Thế thì đây là chuyện gì? Trước khi trả lời, nên ghi nhận rằng ngay trong ngôn ngữ thông dụng, phần ở dưới và phần ở trên, ngoài ý nghĩa về nơi chốn, còn đầy ắp một tầm mức biểu tượng.

Trọng lượng của « trời »

Từ ngữ này thật nặng. Trước tiên nó diễn tả cái « ở bên trên », cái đang thống trị chúng ta. Từ ngữ này cũng là hình ảnh của điều không thể cạn kiệt : cho dù chúng ta có thể thăm dò nó, chúng ta biết rằng chúng ta vẫn có thể đi xa hơn; nó tượng trưng cho điều không thể múc cạn. Không phải là vô biên nhưng ít ra là không thể xác định đường biên. Nó bao quát tất cả vũ trụ trần thế của chúng ta; không có gì vuột khỏi nó, điều này gợi ra ý tưởng về một khả năng hiểu biết hoàn hảo. Cũng là năng lực tuyệt đối : chính là từ trời, từ trên cao, mà sét giáng xuống và sấm gầm lên. Đôi khi có cả những trận mưa như trút, không thể kiểm soát được, thường gây chết chóc. Nhưng cũng có nét thanh thản của những bầu trời xanh và các tính tú nhấp nháy. Có sự bình an của trời cao và niềm vui hưởng ánh sáng. Trong Kinh Thánh, ở bên kia các lớp hoặc các tầng trời, có Thiên Chúa. Cả Người lẫn « nơi Người cư ngụ » đều không thuộc về vũ trụ này, nên người ta có thể nói là « bầu trời thần học » ở khắp mọi nơi, ở dưới cũng như ở trên ; ta không thể định vị được nó và nếu như nhất định muốn định vị được nó, thì phải nói rằng nó ở rất gần. Trời của Thiên Chúa cách nào đó chính là bộ mặt ẩn giấu của vũ trụ chúng ta và chính vì thế mà các « bài tường thuật » về các cuộc hiện ra của Chúa Kitô Phục sinh cho thấy Người bất chợt có mặt ở bất cứ nơi nào, y như thể bất chợt bầu trời làm thủng mặt trái đất. Cũng thế, những người chết gần kề chúng ta cũng như Chúa Kitô Phục sinh.

Các tầng trời, nơi Đức Giêsu đi lên

Theo một nghĩa nào đó, đối với chúng ta, trời đã có đó. Chưa được vén mở ra, nhưng đang hiện diện. Đó chính là sự gần gũi bao trùm của tình yêu. Còn hơn là bao trùm nữa: là đi xuyên thấu. Các tầng trời, nơi Đức Giêsu đi lên, thật ra chính là nhân loại, tất cả chúng ta. Chúng ta không còn thấy Người nữa, là bởi vì Người đã thôi ở bên ngoài chúng ta. Tuy nhiên, Người chỉ đến ở với chúng ta trong mức độ chúng ta kết hợp với nhau trong một tương quan tình yêu, ân cần khả ái : « Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ » (Mt 18,20). Nơi Thiên Chúa cư ngụ, Đền Thờ Thánh Thần, chính là nên một với chúng ta. Có thể nói đã xảy ra một sự thay đồi thị lực. Thân thể của Đức Giêsu Nadarét đã trở nên bất khả thị đối với chúng ta, và đây chính là một trong các ý nghĩa của Thăng Thiên. « Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu » : các lời này của bà Maria Mácđala trong Ga 20,13 vẫn còn giá trị. Nhưng đây, Đức Giêsu lại cho mình có một thân thể khác thấy được, đó là Hội thánh. Vậy chính là tất cả chúng ta cùng với nhau làm cho Chúa Kitô trở nên thấy được đối với thế giới. Chính vì thế, chúng ta đọc được ở Ga 17,22-23 : « Xin cho họ nên một như chúng ta là một (Chúa Cha và Chúa Kitô), con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một ; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con... ». Vậy, bây giờ chính sự hợp nhất của chúng ta lại là lời duy nhất Thiên Chúa dùng để nói về Người cho thế giới. Đôi khi điều này có thể làm chúng ta phải sợ, nhưng điều này cũng nói cho chúng ta biết chúng ta phải tiến đi theo hướng nào để trời có thể đến ở với đất.
-------------------
Nguồn: kinhthanhvn.org
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net