GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 19
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 019
 Lượt tr.cập 056106113
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Luôn luôn phải "Cập nhật"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 24.04.2010    Tiêu đề: Luôn luôn phải "Cập nhật" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

LUÔN LUÔN PHẢI CẬP NHẬT

Vì những lo toan bôn ba trong cuộc sống dầy răn đe cặm bẩy, con người vô tình hay cố ý bỏ qua hoặc xem nhẹ những tiện ích nội tâm, một việc không đòi hỏi nhiều công sức và tiền của nhưng thành tựu thay đổi trật tự bộ mặt địa cầu.

Tất cả phương diện từ vật chất đến con người ở trái đất luôn thay đổi không ngừng, không theo một định luật nào, cái thấy, cái chứng minh, cái học hôm nay liền đó lạc hậu ngay hôm sau. Khiến các quốc gia Âu - Mỷ họ chủ trương tự hủy những văn bằng đã cấp phát nếu sau hai năm người có bằng không hành nghề, cũng như không công nhận văn bằng của các nước khác, là không nằm ngoài mục tiêu thường xuyên cập nhật tiếp nhận cái mới.

Theo đó, rất khó nhận biết “thiện – ác” khi chưa tiếp cận sự việc cũng như khách quan nhận định, rồi từng thời gian qua đi nhìn lại điều gọi là “thiện” chưa hẳn “thiện” và điều gọi là “ác” chưa hẳn luôn là “ác”.

- Điều thiện : Theo định nghĩa Tự điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội 1997 là : điều tốt, điều lành, điều thiện, việc thiện, hợp với đạo đức.

Trong thực tế mọi dự án, chiến lược, chánh sách, công ích, viện trợ, vân vân gọi là “thiện” luôn có mặt trái :
- Để có quảng trường, công viên, đường sá, trường học, thì trước đó với mọi thủ đoạn quyền lực áp đặt trưng dụng đất đai của mọi thành phần.
- Đàng sau công việc “tình thương, bác ái, viện trợ” là hành vi chia chác hoặc tống khứ vật phẫm dư thừa.

- Điều ác : Điều dở, điều dữ.
Nhìn lại nhân loại hôm nay tương đối không còn quốc gia nào lạc hậu man rợ như đầu thế kỷ XIX,
- Nước họ bị các nước mạnh xâm chiếm sống trong ách nô lệ bên cạnh có đèn điện, tàu xe, trường học.
- Thế chiến thứ hai tàn bạo dã man lại là bài học lớn lao cho những quốc gia ngủ mê trong chủ quan.
- Hai trái bom nguyên tữ trút xuống Nhật Bản làm chết hằng trăm nghìn sinh mạng, để lại di chứng hàng thế kỷ sau, bên cạnh con người phát giác được siêu dược phẫm “Pénéciline” và 20 năm sau quốc gia này kinh tế hạng nhì thế giới.

VỀ TÔN GIÁO :

Có những câu chuyện sống động có thật cả hai mặt “trái và phải” như sau :
Trong một quyển chuyện đề tựa “Quyền lực và vinh quang”, nhà văn Graham Greene kể lại câu chuyện sau đây xảy ra tại một nước ở nam Mỹ: Khi ấy một chính phủ ghét đạo lên nắm quyền và ra lệnh trục xuất tất cả các linh mục ra khỏi nước. Linh mục nào còn lén lút ở lại hoạt động thì bị bắt đem xử tử. Đa số các linh mục đã phải tuân lệnh ra khỏi nước, một số nhỏ can đảm ở lại cũng bị xử. Nhưng không ai ngờ là vẫn còn sót lại một linh mục. Ông này ở lại được vì không ai thèm để ý tới ông, bởi vì ông là một linh mục tội lỗi bê bối đã hồi tục. Ông không coi sóc họ đạo nào cả, cũng không lưu ý tới sự thiếu thốn của các con chiên. Hằng ngày ông lang thang đây đó để kiếm tiền và nhậu nhẹt. Về phần giáo dân, trước đây họ vẫn khinh rẻ ông, nhưng trong lúc thiếu linh mục thì họ lại cần đến ông. Người ta xin ông rửa tội, giải tội, dâng thánh lễ và xức dầu. Ông cũng sẵn sàng nhận với một điều kiện là phải có tiền: rửa tội một em bé là mấy đồng, giải tội một người lớn là mấy đồng, xức dầu một người là mấy đồng, mỗi người dự lễ là mấy đồng… tất cả đều có giá hẳn hoi. Dĩ nhiên, như ai trong chúng ta cũng biết, ông càng làm các bí tích thì càng thêm tội bởi vì ông đang sống trong tình trạng tội lỗi. Nhưng ai ngờ con người tội lỗi ấy lại là phương tiện Chúa dùng để nuôi dưỡng đàn chiên Chúa trong lúc gian nan. Nhờ còn có ông mà giáo dân còn tiếp tục lãnh nhận được các bí tích và duy trì được đức tin của mình. Thế rồi dần dần nhà cầm quyền bắt đầu để ý đến tới những hoạt động của ông và ra lệnh truy nã ông. Ông cũng sợ bị xử tử nên lén vượt biên giới trốn sang xứ khác. Nhưng đang lúc ông sắp qua biên giới thì người ta chạy theo năn nỉ ông trở lại để giúp cho một người hấp hối. Không nỡ để một người chết không có bí tích nên ông linh mục này đã trở lại, và đã bị bắt, rồi bị đem ra pháp trường.
Trước lúc bị bắt, ông đã ăn năn xin Chúa thứ tha hết mọi tội lỗi của ông và dâng linh hồn trong tay Chúa, rồi bình thản ngước đầu chờ đợi. Và ông đã trông thấy có một người lẫn trong đám đông đang đưa bàn tay ban phép giải tội cho ông, đó là một linh mục khác vừa trốn về để tiếp tục công việc của ông, công việc của một chủ chăn đối với đàn chiên đang đói khát.

Câu chuyện cảm động trên cho chúng ta thấy hai điều:

Thứ nhất: Linh mục rất cần cho đời sống đạo của giáo dân. Dĩ nhiên tín đồ của tôn giáo nào cũng cần vị lãnh đạo tinh thần của mình, nhưng người công giáo còn cần tới linh mục gấp bội. Có thể nói, cả cuộc đời người công giáo được bàn tay linh mục dẫn dắt nuôi dưỡng: Khi ta vừa mới sinh ra, bàn tay ấy đã đổ nước rửa tội cho ta; lớn lên bàn tay ấy đưa Mình thánh Chúa cho ta rước lễ; khi ta sa ngã phạm tội, bàn tay ấy giơ lên thay quyền Chúa mà tha tội cho ta; khi ta lập gia đình, bàn tay ấy lại giơ lên chúc lành cho cuộc hôn phối của ta; và trước lúc ta nhắm mắt lìa đời, cũng bàn tay ấy xức dầu thánh chuẩn bị cho cuộc hành trình của ta về nhà Chúa. Nếu thiếu bàn tay ấy thì ta sẽ ra sao? Những người giáo dân trong câu chuyện trên mặc dù coi thường vị linh mục tội lỗi nọ nhưng họ vẫn phải cần tới ông, vẫn van xin năn nỉ ông, bởi vì trong lúc gian truân thiếu thốn ấy, chỉ có ông là có thể ban các bí tích cho họ.

Thứ hai: Linh mục là phương tiện cứu rỗi của Chúa. Chúng ta đã thấy ông linh mục trong câu chuyện trên đã mang ơn Chúa đến cho giáo dân nhiều như thế nào. Mặc dù ông tội lỗi, bất xứng nhưng các bí tích ông cử hành vẫn thành sự. Ông đọc “Này là Mình ta” thì Chúa vẫn ngự vào chiếc bánh trắng; ông nói “Ta tha tội cho con” thì Chúa vẫn ban ơn tẩy sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn người xưng tội. Linh mục thực sự là phương tiện Chúa dùng để ban ơn cho giáo dân.

Thiết tưởng khả năng của con người dù là Tiến sĩ cũng không do công sức học tập mà có nhưng là Chúa ban, hãy dùng trình độ đó kiến tạo xây dựng Nhà Chúa hơn là nêu một vài tiêu cực của một vài giáo xứ phê phán Linh Mục, vì từ khi ý tưởng nhá nhem thì thời gian đã thay đổi vấn đề, hơn nữa nếu Dân Chúa còn tin vào Bí Tích Hòa Giải càng phải tránh xa những gì kích động nghịch bác ái.

Phải biết rằng Giáo Hội ý thức những lỗi lầm thiếu sót của các phần tử, nhưng đồng thời cũng cảm thấy sức mạnh của Thánh Linh để không ngừng canh tân đổi mới.

" Ganh ghét là chứng tỏ sự thua kém"-

Victohugo


ĐNA
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net