GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 19
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 019
 Lượt tr.cập 055571641
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 28.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Chuyện phiếm Gã Siêu "CA ĐOÀN YAMAHA"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Phiếm luận - Phiếm đàm 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 03.10.2009    Tiêu đề: Chuyện phiếm Gã Siêu "CA ĐOÀN YAMAHA" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CA ĐOÀN YAMAHA

Chuyện phiếm Gã Siêu



Người xưa kể lại rằng: Vào năm bảy mươi ba, nghĩa là đã bước qua cái ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”, họa hiếm lắm mới tới được bảy mươi, thế mà Nguyễn Công Trứ vẫn còn anh dũng cưới thêm một nàng hầu. Như vậy, tổng cộng ông có tất tật những mười bốn bà vợ. Đêm tân hôn, giai nhân hỏi ông bao nhiêu tuổi? Ông đã chẳng ngần ngại đáp: ’‘Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam’. Có nghĩa là: ‘Năm mươi năm trước, anh mới có hai mươi ba tuổi.

Xem ra Nguyễn Công Trứ rất hãnh diện về dĩ vãng oanh liệt của mình, cũng như về số tuổi đời nặng trĩu trên đôi vai. Thế nhưng, có lần chẳng những ông đành phải bó tay chào thua, mà còn rất lấy làm tâm phục khẩu phục một bà lão. Sở dĩ như vậy, vì theo lời ông viết :
‘
Bà già đã…bảy mươi tư,
Ngồi trong cửa sổ viết thư cho bồ!’


Từ đó, gã nghiệm ra rằng: Đã là người thì ai cũng khao khát được trẻ mãi, trẻ hoài. Chính vì nỗi khao khát này, người ta đã tung ra trên thị trường đủ các thứ sinh tố và khích thích tố, hầu bồi dưỡng cho cơ thể khỏi bị…lão hóa. Người ta bày bán đủ các thứ mỹ phẩm, từ son phấn và nước hoa đến tóc giả và lông mi giả. Người ta mở các viện thẩm mỹ ở khắp nơi, để xẻ cằm, xẻ mũi, xẻ mắt, thay da mặt, nhuộm móng tay móng chân, mát xa, tắm trắng, rồi bơm chỗ nọ vá chỗ kia…thôi thì đủ vành đủ chước, miễn sao mình được luôn tươi trẻ.
Tuy nhiên, nào có ai cứ trẻ mãi bao giờ, bởi vì tới một lúc nào đó tuổi trẻ cũng phải đội nón ra đi, nhường bước cho tuổi già, mặc dù mình chẳng muốn một tí nào cả: Cái già xồng xộc nó thì tới bên. Một buổi sáng thức dậy, bỗng giật mình khám phá ra những vết chân chim xuất hiện nơi khóe mắt, làn da không còn tươi mịn, gân cốt bắt đầu lỏng lẻo, mình mẩy ê ẩm nhức nhối, cặp mắt trông gà hóa quốc, nhìn một thành hai…Phải chăng đó chính là những dấu chỉ của tuổi già?

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải chỉ là những dấu ấn của tuổi già nơi thân xác, mà là những dấu ấn của tuổi già trong tâm hồn. Đồng thời, điều cần thiết không phải chỉ là những nét tươi trẻ bên ngoài, mà là những nét tươi trẻ bên trong, hệ tại nơi cái tâm của mình. Dưới góc độ này, thì ranh giới giữa già và trẻ thật là uyển chuyển, không phải chỉ căn cứ vào tuổi tác hay vóc dáng.

Ca dao có câu :
‘Giai ba mươi tuổi còn xoan
Gái ba mươi tuổi đã toan về già.’


Thế nhưng, cũng chính ca dao lại bảo :
Giai ba mươi tuổi đã già
Gái bốn mươi tám đang ra má hồng.’

‘
Sở dĩ như vậy là vì có những kẻ mới tí tuổi đầu mà đã già lọm khọm như một ông cụ non. Và trái lại cũng có những người tuy mang nặng tuổi đời mà vẫn tươi, vẫn trẻ, được bàn dân thiên hạ gọi là những “ông già gân”, hay những tay “hippy già” như nhạc sĩ Phạm Duy thuở nào. Những “ông già gân” hay những tay “hippy già” loại này, cái hình dong bên ngoài của họ có thể là da đã nhăn, tóc đã bạc và răng đã rụng, thậm chí có người đã bước vào cái tình trạng ‘gần đất xa trời’ theo sự diễn tả của dân gian, còn theo sự diễn tả của con nhà có đạo thì phải là ‘gần trời xa đất’, nhưng cái tâm bên trong lại chẳng gìa chút nào, trái lại còn rất trẻ, đúng với tiêu chuẩn của người xưa: ‘nhân lão tâm bất lão’, người già, nhưng tim không già.

Dấu chỉ của một tâm hồn trẻ trung, đó là họ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Họ dám chấp nhận mọi hy sinh, miễn sao công việc họ làm được hoàn tất một cách tốt đẹp. Nơi họ có lửa, bởi vì bản thân họ luôn toát ra ánh sáng và sức nóng của lòng hăng say và nhiệt thành.

        

Sở dĩ gã phải nhập đề một cách vòng vo Tam Quốc như thế là vì những sinh hoat của ca đoàn. Thực vậy, giáo xứ nơi gã đang cắm dùi là một giáo xứ vùng nông thôn, từ hồi nào đến giờ vốn có hai ca đoàn: ca đoàn nhỏ và ca đoàn nhớn. Nhỏ dành cho các em thiếu nhi và nhớn dành cho những người không còn là thiếu nhi.
Đối với các em thiếu nhi, thì như gã được biết: Chương trình học quá nặng. Học ngày không đủ, tranh thủ học cả ban tối, rồi học cả Chúa nhật. Lên tới lớp 12, thì lo ôn thi. Sau khi đã là cô tú hay cậu tú, nếu gia đình có khả năng thì lên thành phố theo đại học, bằng không thì cũng lên thành phố kiếm việc làm. Còn đối với những người nhớn, có những đợt di dân, họ kéo nhau lên Bình Dương, Biên Hoà…tìm kiếm công ăn việc làm, bởi vì với mấy công đất làm sao có thể nuôi sống gia đình. Tiếng hát không át nổi tiếng gọi của cơm áo gạo tiền, khiến cho ca viên cứ rơi rụng dần như những chiếc lá vàng trước cơn gió mùa thu và mỗi ca đoàn chỉ còn lèo tèo hơn chục mống.
Trước tình trạng bi đát ấy, ông cha sở, sau nhiều đêm vắt tay lên trán suy nghĩ, đã cho ra lò một ca đoàn mới toanh. Đó là ca đoàn của giới ‘hiền mẫu’, vốn được những ông thích đùa, thích châm chích chọc và bôi bác, ưu ái đặt cho cái tên gọi thân thương là giới… ‘hùm mẫu’. Ca đoàn này qui tụ một số chị đã có chồng có con đàng hoàng, thậm chí có chị đã leo lên tới chức bà nội, bà ngoại. Hầu hết các chị đều thuộc lứa tuổi từ U 50 trở lên. Những kẻ xấu mồm xấu miệng gọi lứa tuổi này là lứa tuổi xồn xồn. Thế nhưng, các chị đã cực lực phản đối và vỗ ngực tự xưng mình là các bà mẹ trẻ. Vì thế, ca đoàn này cũng được các chị tự gọi là ‘Ca Đoàn Mẹ Trẻ’. Ca đoàn này có rất nhiều lợi thế mà những ca đoàn khác có nằm mơ cũng chẳng thấy.
Lợi thế thứ nhất vì đó là ca đoàn của những người mẹ và những người vợ trong gia đình. Thực vậy, mỗi khi hát xong, về nhà các chị đều hỏi chồng con.
Với những đứa con, các chị hỏi: -Hôm nay ca đoàn của má hát có hay không?.Dĩ nhiên những đứa con bèn phải mau mắn trả lời :-Hôm nay ca đoàn của má hát hay lắm.
Thật đúng với bài bổn ‘mẹ hát con khen hay’ chẳng sai một ly ông cụ nào cả. Bởi vì nếu không trả lời như vậy, thì sáng hôm sau e rằng sẽ bị cúp, hay giảm bớt phần tiền ăn sáng.
Với anh chồng, chị cũng hỏi:-Hôm nay ca đoàn của em hát có hay không? Dĩ nhiên anh chồng cũng phải noi gương bắt chước những đứa con mà hồ hởi trả lời :-Hôm nay ca đoàn của em hát thật tuyệt vời.
Bởi vì chối chậm thì chết, nếu không trả lời như vậy, thì e rằng sẽ bị tặng cho một cái lườm, một cái nguýt thấu đến tận tim gan phèo phổi, làm nát tan cả lục phủ ngũ tạng. Thậm chí còn bị áp dụng biện pháp ‘cấm vận’, giường ai người ấy nằm, chăn ai người ấy đắp. Nguy tai, nguy tai !
Thành thử đi tới đâu, ca đoàn này cũng được phủ đầy những lời khen tặng. Suýt nữa thì cánh mũi của các chị to phồng bằng trái cà chua.
Lợi thế thứ hai vì đó là ca đoàn của những người tay hòm chìa khoá, nắm giữ tiền bạc của gia đình. Thực vậy, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Để làm bất cứ việc gì, thì vấn đề đầu tiên mãi mãi vấn là tiền đâu. Đó là qui luật của muôn đời. Vì sẵn tiền và cũng lại sẵn sàng chi ra, nên mỗi khi tổ chức mừng bổn mạng hay tiệc tùng, chương trình của các chị sẽ rất ư là hoành tráng, thấy mà phát thèm.
Chẳng bù cho xấp nhỏ, mỗi khi xin tiền để đi sinh hoạt giới thiếu nhi, thì liền được xơi trọn cả một bài luân lý giáo khoa thư: Nào là khó khăn lắm mới kiếm được đồng tiền, nào là phải tiết kiệm không được hoang phí. Còn những ông chồng cũng vậy, mỗi khi xin tiền mừng quan thầy giới hay khu xóm của mình, đều phải gãi đầu gãi tai, ấp úng nói chẳng nên lời.
Thế nhưng, gã xin kính cẩn nghiêng mình trước tinh thần trẻ trung của các chị, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh và không nề quản bất cứ một khó khăn nào trong khi chu toàn trách nhiệm của mình. Thậm chí có những chị trong dịp tết phải đi chúc tuổi bà con nội ngoại ở nơi xa, thế mà cũng vẫn tranh thủ về đúng giờ để tập hát. Rồi trong những bữa liên hoan, các chị vẫn cứ vô tư sinh hoạt hết mình, y như thời còn mặc ‘ríp’ thiếu nhi, bé tẻo bé teo. Bái phục. Bái phục.
Vì thế, nếu được phép đặt tên, gã sẽ rất thích thú và không ngần ngại gọi ca đoàn này bằng tên ‘YAMAHA’,nghĩa là :
-‘Già Mà Ham’.

‘Già Mà Hát’.
-‘Già Mà Hay’.

Té ra, thì đó cũng chính là :
-Già Mà…Ham Hát Hay !
Thật hết xảy, trên cả tuyệt vời !

Gã Siêu
An Giang tháng 09/2009
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net