GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 33
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 033
 Lượt tr.cập 055570313
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 28.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lá»—i do đâu?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Tâm sá»±
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Tâm sá»± 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 09.09.2009    Tiêu đề: Lá»—i do đâu? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

GIẾT MỘT ĐỜI HẠNH TU
Nguyễn Bửu Đồng

monk2.gif Câu chuyện “Đạo Sĩ Sadhu,” trích từ tập sách “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục” (2002) của linh muc Nguyễn Tầm Thường, được dùng để phân tích diễn biến và lý do nào đã khiến đạo sĩ Sadhu, từ một bực chân tu được quý mến, ngưỡng mộ đến trường hợp phải chấm dứt cuộc đời hạnh tu, hoàn tục lập gia đình.

Mặc dù câu chuyện được tác giả lấy từ kho tàng văn chương tu đức Ấn Giáo, nhân vật Sadhu có thể là tiêu biểu cho tu sĩ/giáo sĩ của bất cứ một tôn giáo nào.

Ở một làng nọ, có vị đạo sĩ Sadhu, tu thân lâu ngày, gần đạt đến bậc thánh nhân. Dân chúng ngưỡng mộ, quý mến nhà đạo sĩ, đến thỉnh ý, tầm thầy học đạo.
Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ rách rưới, có kẻ qua đường biếu nhà đạo sĩ manh vải che mình. Những lúc Sadhu ngồi thiền niệm, bầy chuột tưởng tượng gỗ, rúc vào tấm vải gặm nhấm. Tội nghiệp, có kẻ qua đường biếu Sadhu con mèo bất chuột.
Dân làng thương tình, thay nhau đem sữa nuôi con mèo.
Rồi ngày nọ, có kẻ hành hương từ phương xa, nghe tiếng thơm nhân đức đến viếng nhà đạo sĩ. Người đàn bà giàu có ấy tặng đạo sĩ Sadhu con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Để nuôi con bò, người ta làm cho nó cái chuồng. Từ dạo đó, con bò có chuồng, vị đạo sĩ không có nhà. Thấy thế không ổn, dân làng xây cho nhà đạo sĩ chiếc chòi lá.Từ ngày ấy, nhà đạo sĩ không còn nhiều thời giờ tu niệm như xưa, bận rộn nuôi con bò để lấy sữa nuôi con mèo, nuôi con mèo để đuổi lũ chuột, phải lo sửa sang căn nhà…Dân trong làng không muốn nhà đạo sĩ mất thời giờ săn sóc con bò, họ gởi một người đàn bà đến cắt cỏ nuôi con bò, săn sóc con mèo thay cho nhà đạo sĩ (để đạo sĩ) có giờ thiền tu.

Nhà đạo sĩ đã có tấm vải che thân, có con mèo đuổi chuột, có con bò cho sữa, có căn nhà để ở, có người đàn bà săn sóc cuộc đời mình. Chẳng bao lâu, nhà đạo sĩ không còn thời gian tĩnh mịch nữa, ông (có) đầy đủ hết rồi. Đâu là con đường tu đạo? Ông lấy người đàn bà làm vợ. Thế là chấm dứt cuộc đời hạnh tu.

Cuộc đời tu hành của đạo sĩ Sadhu đã trải qua các giai đoạn:

Giai Đoạn 1. Tu thật

Ở một làng nọ, có vị đạo sĩ Sadhu, tu thân lâu ngày, gần đạt đến bậc thánh nhân. Dân chúng ngưỡng mộ, quý mến nhà đạo sĩ, đến thỉnh ý, tầm thầy học đạo.

Đây là giai đoạn tu thân, tu tâm, tu đức và tu đạo lâu dài nhất. Sadhu tự chủ, kiểm soát được bản thân, dốc chí tu hành, tìm đạo và học đạo, thực hành những điều đã học hỏi, cảm nghiệm qua đời sống đơn giản, thanh bần. Những lời chỉ dạy của đạo sĩ được nghe theo vì đã được chính đạo sĩ thực hành trước. Dân chúng ngưỡng mộ, quý mến, tìm đến học hỏi với đạo sĩ. Con đường hạnh tu của Sadhu rộng mở, mỗi ngày mỗi tiến và gần đạt đến bậc thánh nhân.

Giai Đoạn 2. Cám dỗ hay ảnh hưởng của ngoại cảnh

Ngoại cảnh là những yếu tố bên ngoài, nhưng có ảnh hưởng đến nội tâm. Ngoại cảnh có thể là cảnh, vật, hay người, nói khác, bất cứ điều gì xảy ra bên ngoài. Người tu hành luôn luôn cố gắng làm chủ được bản thân, không để hoàn cảnh bên ngoài chi phối.
Ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến cuộc đời tu hành của đạo sĩ Sadhu như thế nào?
1. Một ngày kia, thấy vị đạo sĩ rách rưới, có kẻ qua đường biếu nhà đạo sĩ manh vải che mình. Kẻ qua đường chắc hẳn không phải là dân làng nên mắt không quen với cảnh rách rưới của đạo sĩ. Người này có lẽ là dân thị thành vì dân cư ở thành phố có nhu cầu mặc nhiều hơn dân quê ở làng. Người này cũng có thể là một phụ nữ, vì phụ nữ quan tâm đến áo quần nhiều hơn nam giới, nên dễ... động lòng thương. (Trong các câu chuyện làm hỏng cuộc đời hạnh tu thường có bóng dáng ẩn hiện của... người đàn bà!) Ăn mặc là nhu cầu căn bản và tự nhiên của con người. Ai cũng cần ăn để sống (không phải sống để ăn), cần áo quần mặc để che thân (không phải để khoe thân, khoe của). Sự lo lắng, quan tâm của kẻ qua đường đối với người đạo sĩ hạnh tu cũng là điều dễ hiểu vì có thực/có mặc mới vực được đạo. Cái nhu cầu tự nhiên trước nay không được đạo sĩ lưu tâm, nay nhờ kẻ qua đường có lòng tốt khơi dậy mà tỉnh thức!

2. Những lúc Sadhu ngồi thiền niệm, bầy chuột tưởng tượng gỗ, rúc vào tấm vải gặm nhấm. Tội nghiệp, có kẻ qua đường biếu Sadhu con mèo bất chuột.Thêm một kẻ qua đường (một phụ nữ khác?) động lòng thương, tội nghiệp thầy, đem tặng Sadhu con mèo để đuổi bắt chuột, để đạo sĩ được tâm an thiền niệm. Cũng thân thể đó, nhưng khi áo quần rách rưới, bầy chuột không tìm thấy nơi đó là chỗ trú ẩn kín đáo. Bây giờ với áo thụng vải thừa phủ che, bầy chuột đã có chỗ ẩn mình an toàn để từ từ gặm nhấm, quấy rầy. Những tiếng kêu rúc rích của gia đình chuột giữa đêm khuya có làm cho đạo sĩ chia trí, suy nghĩ vẩn vơ?

Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay...

(Nhiều con chuột “khôn ngoan” biết khéo léo ẩn mình dưới lớp áo che của những người tu hành để “an toàn” làm ăn bất chính như đã từng xảy ra ở nhiều nơi trước 1975!). Nguyên do bầy chuột có chỗ để quấy rầy là chiếc áo thụng vải thừa. Muốn chuột không tiếp tục gặm nhấm thì không mặc áo nữa, vứt áo đi, hay cho người khác. Thật đơn giản! Nhưng thay vì giúp đạo sĩ diệt nguyên nhân khổ nạn…

3. Dân làng thương tình, thay nhau đem sữa nuôi con mèo.

Những kẻ qua đường xa lạ còn có tình người, biết động lòng thương mến đạo sĩ. Dân làng theo học đạo với Sadhu đã nhiều, nghe lời khuyên dạy của thầy không ít. Thêm nữa, làng này trước nay chưa có ai làm rạng danh như đạo sĩ Sadhu; nếu dân làng không chăm sóc chu đáo, đạo sĩ có thể được dân làng khác tranh thỉnh, mời đi... Ơn nhiều, nghĩa nặng... chẳng lẽ lại vô tâm, không thương giúp thầy mình sao? Thế là dân làng thay nhau đem sữa nuôi mèo, để mèo chuyên lo bắt chuột, để thầy không chia trí hay lo lắng, tiếp tục con đường thiền tu!

Ấn-độ là một quốc gia nghèo, sữa là món hàng xa xí, không phải gia đình nào cũng có khả năng mua sữa cho trẻ con uống. Thế mà dân làng đem sữa nuôi mèo... do lòng quí trọng bậc chân tu. Một sự hy sinh quá lớn!
Tới lúc này, những nhu cầu như áo thụng che thân, con mèo bắt chuột, và sữa nuôi mèo chỉ mới là những nhu cầu hời hợt bên ngoài, nói khác, đó là ngoại cảnh không cần thiết, chưa ảnh hưởng tiêu cực, nếu có, cũng không nhiều, làm hỏng cuộc đời hạnh tu của đạo sĩ. Nhưng lúc này là thời điểm quan trọng, nếu ý thức được hiểm nguy, Sadhu có thể quay trở lại nếp sống đơn giản, tu hành khổ hạnh trước đây. Không thấy Sadhu có cố gắng nào để chống lại sự cám dỗ của ngoại cảnh. Có thể ông nghĩ rằng ông đáng hưởng những quà biếu đó vì ông đã hy sinh quá nhiều khi chọn con đường tu hành. Hơn nữa, đây là do lòng quý mến của tín đồ, khách thập phương, ông có đòi hỏi họ gì đâu. Ôi, của lễ, quà tặng dịu dàng, êm ái biết bao, nhất là khi do... bàn tay tặng trao của người nữ! Trong giai đoạn 2, Sadhu vẫn một lòng một dạ, quyết tâm, vững chí tiếp tục con đường của người chân tu. “Lòng ta đã quyết thì đành,” Sadhu tự nhủ. Nhưng nhu cầu làm nẩy sanh nhu cầu. Sadhu không thấy hiểm nguy đang chờ đón. Ma quỷ đang bày binh bố trận, một cái bẫy đang giăng ra để mời gọi con mồi…

Cuộc thư hùng giữa thiện ác, chánh tà sắp diễn ra...

Giai Đoạn 3. Tu mà không tu: thụ đắc tài sản
Giai đoạn này bắt đầu với người đàn bà giàu có:

Rồi ngày nọ, có kẻ hành hương từ phương xa, nghe tiếng thơm nhân đức đến viếng nhà đạo sĩ. Người đàn bà giàu có ấy tặng đạo sĩ Sadhu con bò để lấy sữa nuôi con mèo. Để nuôi con bò, người ta làm cho nó cái chuồng. Từ dạo đó, con bò có chuồng, vị đạo sĩ không có nhà. Thấy thế không ổn, dân làng xây cho nhà đạo sĩ chiếc chòi lá.Trong giai đoạn này, nhiều biến cố dồn dập và liên hệ chặt chẽ với nhau xuất hiện. Những lần trước, quà biếu thuộc loại của ít lòng nhiều, ít từ giá trị đến kích thước: manh vải che thân, con mèo bắt chuột, ly sữa nuôi mèo; và có lẽ vì của ít nên lương tâm đạo sĩ không có gì thắc mắc, thay đổi: một lòng một dạ quyết tâm tu hành. Nhưng việc nhận quà dù ít, dần dần đã trở thành thói quen, không có thì… nhớ! Nguy hiểm là ở chỗ đó. Lần đầu, Sadhu có thể áy náy, do dự, không cảm thấy thoải mái (Ta là bậc chân tu, đâu dễ gì mua lòng được!) Những lần sau, sự ngần ngại giảm dần, và đạo sĩ có thể có cái quan tâm khác: nghĩ đến giá trị món quà nhiều hơn, rồi so sánh quà này với quà khác... Những người biếu quà trước đây không thuộc thành phần dư ăn, dư mặc, lắm của nhiều tiền. Lần này, đạo sĩ Sadhu gặp được mạnh thường quân: một người đàn bà giàu có! Người giàu thì của cho phải to lớn, trị giá phải nhiều hơn mới tương xứng với vai vế trong xã hội. Người phụ nữ tặng đạo sĩ một con bò! Con bò đối với dân làng là cả một tài sản to lớn. Ở các nước sống nhờ nông nghiệp, một con bò trị giá bằng hàng ngàn con mèo. (Trước năm 1976, cái chết của một con trâu hay con bò ở các hợp tác xã nông nghiệp miền Bắc đất nước ta là biến cố quan trọng hơn cái chết của một xã viên!) Dùng con bò để nuôi sống con mèo là điều không hợp lý… Âm mưu của những thế lực thù địch nhằm hủ hóa... bậc chân tu?Có thể người phụ nữ này có một hậu ý khác. Con mèo nếu cần uống sữa để có sức cũng đâu cần bao nhiêu. Mèo có thể uống sữa dư của người. Người cần uống sữa hơn để có đủ chất bổ dưỡng, để có sức thiền niệm, tu hành chính là đạo sĩ. Vậy sao bà không nói rõ ý mình? Khi tặng cho ai món quà gì, dù ít hay nhiều, nhỏ hay lớn, điều lo ngại của người cho là bị khước từ, trả lại, không nhận. Người phụ nữ nhạy bén với vấn đề này, sợ nói rõ Sadhu sẽ không nhận vì là “kẻ hành hương từ phương xa, nghe tiếng thơm nhân đức đến viếng nhà đạo sĩ.” Sự lo ngại của bà không phải là không có lý do vì lâu nay đạo sĩ sống đời đơn giản, thanh bần. Nói khác, bà không dám nói rõ ý định vì sợ “xúc phạm” đến thanh danh của một đạo sĩ nổi tiếng. Cho nên lấy cớ “để có sữa nuôi con mèo” thì quà tặng, của lễ dễ dàng được chấp nhận hơn. (Như trường hợp chúng ta muốn tặng giúp người bạn thân một số tiền, nói thẳng thì ngưòi đó có thể vì tự ái mà không nhận, nhất là khi đã có một thời ăn nên làm ra, có địa vị xã hội... Nhưng nếu nói số tiền “là quà cho các cháu” thì người bạn có thể nhận dễ dàng mà không áy náy.) Một con bò nuôi lấy sữa, mỗi ngày sản xuất ít nhất được vài lít. Một gia đình đông người uống chưa chắc đã hết huống chi chỉ một người. Có thể khi tặng đạo sĩ con bò, người phụ nữ có lòng tốt muốn Sadhu có phương kế sinh nhai, có chút lợi tức, đồng ra đồng vào... Nhưng dấu chỉ thiện tâm này là quả bom nổ chậm có sức cám dỗ và công phá mãnh liệt làm hỏng một đời tu! Người phụ nữ giàu có khi cho đạo sĩ con bò cũng có thể là do lòng bác ái, từ tâm đối với dân làng nhiều hơn là vì cá nhân Sadhu. Thấy dân làng bấy lâu nay, dù không dư ăn dư mặc, đã hy sinh mua sữa nuôi mèo để mèo săn đuổi chuột, để Sadhu an tâm thiền định. Bà có ý đáp lại tấm lòng hy sinh đó bằng cách cho đạo sĩ con bò để mỗi ngày đạo sĩ lấy phần sữa thặng dư phân phát cho trẻ em nghèo trong làng cần uống để chóng lớn, sau khi đạo sĩ và mèo đã dùng. Còn ai trong làng xứng đáng hơn đạo sĩ Sadhu trong việc thực hiện công tác bác ái này? Nhưng dù với lý do gì, thực tế trước mắt là con bò đã trở thành tài sản sỡ hữu riêng của đạo sĩ Sadhu, sau khi người đàn bà giàu có đó rời bước khỏi làng! Và con bò đã là nguyên nhân của những bất hạnh nối tiếp xảy ra cho đời tu của đạo sĩ. Vì là một tài sản quý giá, con bò không thể sống ngoài trời trơ gan cùng tuế nguyệt, nó cần có chỗ ở xứng đáng. Dân làng phải lo bảo vệ tài sản của đạo sĩ nên làm cho nó một cái chuồng (bò) để ở. Loài vật mà còn được nâng niu, gìn giữ như thế thì con người “vốn quý,” nhất là một người đã nổi tiếng đạo hạnh đồn xa như Sadhu, dân làng phải tính sao đây? Tài sản cao giá thì người sỡ hữu tài sản phải có giá trị nhiều lần hơn. Bò mà được nuông chìu (để có sữa cho mèo uống!) thì chủ nhân của nó phải được chăm sóc nhiều hơn. Nếu không khéo chìu đãi bậc chân tu, người nơi khác có thể đến rước thỉnh đạo sĩ đi, và dân làng sẽ mất... Sadhu. Hiểm họa này luôn luôn đe dọa dân làng một cách ngấm ngầm. Cho nên, dù không dư của nhiều tiền, dân làng kẻ ít người nhiều góp công, góp của xây cho đạo sĩ một chòi lá. Tuy gọi là “chòi lá,” nó cũng phải tươm tất, tốt đẹp, xinh xắn hơn chuồng bò để Sadhu an bình thiền niệm.

Giai Đoạn 4. Sửa sang, xây cất

Từ ngày ấy, nhà đạo sĩ không còn nhiều thời giờ tu niệm như xưa, bận rộn nuôi con bò để lấy sữa nuôi con mèo, nuôi con mèo để đuổi lũ chuột, phải lo sửa sang căn nhà.
Sau khi thụ đắc, tài sản phải được gìn giữ, sửa sang nếu là bất động sản; nếu là gia súc thì phải chăm nom chu đáo. Muốn mèo có đủ sức đuổi bắt chuột, mèo phải được cho uống sữa đầy đủ, thường xuyên. Muốn bò có nhiều sữa cho mèo (và người) uống, bò phải có đủ cỏ ăn. Muốn nhà xứng đáng làm chỗ trú ngụ cho bậc chân tu, nhà phải khang trang, không thể là cái chòi lá như nhà dân làng được. Do đó, cần phải sửa sang lại, xây cất lại cho xinh đẹp, tiện nghi hơn, không phải cho cá nhân mình mà cho “uy tín, thanh danh giới đạo sĩ,” Sadhu tự nhủ. Những công tác phụ trên -- cắt cỏ nuôi bò, vắt sữa nuôi mèo, sửa sang căn nhà – bây giờ trở thành hoạt động chính yếu, là những công việc làm mất nhiều thời giờ và mệt nhọc. Sau một ngày bận rộn với cuộc sống trần ai lao động, đạo sĩ không còn thời giờ thiền niệm như xưa nữa. Thời gian cần thiết cho cuộc đời hạnh tu cứ giảm dần với những lý do thật chánh đáng: có thực mới vực được đạo; người tu hành cũng là con người với những nhu cầu căn bản như ăn, mặc, nhà ở, phải thỏa mãn như bao người khác… Trước kia, dân làng hay những người khách hành hương phương xa muốn gặp đạo sĩ thật dễ dàng. Nay, thời giờ đối với Sadhu rất quý và hiếm vì đạo sĩ luôn luôn bận rộn với công việc sửa sang, xây cất chốn ở, nơi ăn và chăm lo lương thực hằng ngày... Hơn nữa, có lẽ đạo sĩ cũng không còn tư tưởng nào siêu thoát để khuyên răn!

Ma quỷ ở thế thượng phong, reo cười... Đạo sĩ Sadhu có nghe không?

Giai Đoạn 5. Bên bờ vực thẳm

Dân trong làng không muốn nhà đạo sĩ mất thời giờ săn sóc con bò, họ gởi một người đàn bà đến cắt cỏ nuôi con bò, săn sóc con mèo thay cho nhà đạo sĩ (để đạo sĩ) có giờ thiền tu.Vốn quý mộ và kính trọng đão sĩ, dân làng không muốn công đức tu hành “gần đạt đến bậc thánh nhân “ của Sadhu bị trì chậm vì những công việc lao động chân tay vất vả cũng như cơm nước. Họ thương gởi... một người đàn bà đến để giúp đạo sĩ và đồng thời để khuyến khích ơn gọi tu hành ở tương lai. Nhưng quyết định sai lầm này, do lòng thành chất phác, đã làm thay đổi cục diện và chấm dứt cuộc đời hạnh tu của đạo sĩ Sadhu.

Giai Đoạn 6. Chấm dứt con đường tu đạo

Nhà đạo sĩ đã có tấm vải che thân, có con mèo đuổi chuột, có con bò cho sữa, có căn nhà để ở, có người đàn bà săn sóc cuộc đời mình. Chẳng bao lâu, nhà đạo sĩ không còn thời gian tĩnh mịch nữa, ông (có) đầy đủ hết rồi. Đâu là con đường tu đạo? Ông lấy người đàn bà làm vợ. Thế là chấm dứt cuộc đời hạnh tu.

Trước đây vì thật sự bận lo tu đạo, thiền niệm, cái ăn, cái mặc đối với Sadhu không phải là vấn đề quan trọng; nhờ đó ông sống đời đơn giản, thanh bần: ăn để sống. Bây giờ đạo sĩ có nhà, có bò, có sữa, có mèo, có người đàn bà chăm sóc…. Quan niệm về đời sống cũng thay đổi. Ông thấy cần ăn ngon để có sức tu hành, cần mặc đẹp, sang trọng để làm tăng uy tín và sự nể trọng của tín đồ. Trước kia, sống một mình nơi cô quạnh, ít khi ông ốm đau. Bây giờ có người chăm sóc, ông bịnh thường hơn và kéo dài lâu hơn những khi nắng mưa trở trời. Lửa gần rơm... Thứ hạnh phúc Sadhu đi tìm trước nay còn xa vời, có thể không đạt được. Có một thứ hạnh phúc khác thực tế, trước mắt, trong tầm tay... chỉ cần đưa tay ra là bắt lấy được: chí lớn trong thiên hạ sao bằng đôi mắt em! Sao lại không? Ma quỷ khuyến khích... Cuối cùng, ông hợp thức hóa bằng cách lấy người đàn bà làm vợ và hoàn tục!

Trật con toán bán con trâu. Dân làng tưởng giúp đạo sĩ có nhiều thời giờ rảnh rổi để thiền tu, nhưng đã đem trứng giao cho ác, quên rằng đạo sĩ cũng là con người với xác thân yếu đuối, mới “gần đạt đến bậc thánh nhân” chớ chưa đạt tới đích, nên khi đầy đủ mặt này thì mơ ước khác xuất hiện. Người phụ nữ là viên đạn ơn huệ cuối cùng dân làng gởi tới, và chính đạo sĩ Sadhu đã tự tay bóp cò kết liễu cuộc đời hạnh tu của mình!

Satan, ma quỷ, reo hò, mừng vui chiến thắng… và tiếp tục chọn con mồi khác để cám dỗ …

BÀI HỌC: LỖI DO ĐÂU?

Nhu cầu đẻ ra nhu cầu. Thường tình, khi một nhu cầu được thỏa mãn, nhu cầu khác nẩy sinh. Khi đói, người ta chỉ cần có ăn để no bụng; nhưng khi có đủ ăn, không còn phải quan tâm đến vấn đề no đói, nhu cầu ăn ngon xuất hiện. Khi rách rưới tả tơi, người ta chỉ mong được lành lặn; nhưng khi đã có đủ áo quần, thì nhu cầu mặc đẹp, hợp thời trang thôi thúc. Khi dư ăn, dư mặc, dư tiền thì nhu cầu muốn được kính trọng, nể vì xuất hiện; người ta tìm cách để có chức, có tước; bởi đó, mà có cảnh mua quan bán chức, dù là quan hàm hay chức hờ… để nở mặt nở mày với làng nước… Xã hội tiêu thụ phát triển nhờ biết tạo ra nhu cầu, khơi dậy đòi hỏi nơi mỗi người.

Câu chuyện “Đạo Sĩ Sadhu” không có kẻ thắng, nhưng có nhiều người bại, và ít nhất có hai bóng dáng phụ nữ đóng vai trò thật quan trọng. Tất cả những nhân vật liên hệ đều là người thua cuộc. Hai kẻ qua đường, người đàn bà giàu có, và dân làng là những người thua cuộc, thiệt thòi, thất vọng trước nhất.Khi động lòng thương, đem của cải vật chất giúp đạo sĩ Sadhu, với thành tâm họ muốn giúp một ít tiện nghi căn bản để làm thăng tiến cuộc đời hạnh tu của Sadhu. Họ không khuyến khích, nhưng không nghĩ ra được đạo sĩ có thể đi tìm hạnh phúc bằng con đường khác, một thứ hạnh phúc ở thế gian. Chắc chắn, họ rất thất vọng khi biết tin đạo sĩ hoàn tục, lập gia đình, nhất là dân làng bấy lâu nay vốn ngưỡng mộ, kính trọng, và bằng mọi cách hy sinh để giúp Sadhu vững tiến trên con đường tu đạo.

Người phụ nữ lập gia đình với Sadhu cũng là người thua cuộc, dù bà có được tấm chồng vốn được ngưỡng mộ trước đây. Trước mắt dân làng, và mọi người khác, bà là cái cớ để bậc chân tu đức hạnh như đạo sĩ Sadhu sa ngã. Không ai nghĩ đến trường hợp bà có thể là nạn nhân, bị dụ, bị ép, bị dẫn đưa vào hoàn cảnh chẳng đặng đừng. Dư luận thế gian thường đứng về phe người tu hành, nhất là ở các nước nghèo đói, có truyền thống tuân phục quyền hành. Giữa một người tu có chức, có tiếng, và một phụ nữ quê mùa, nghèo khó, bạn tin ai?

Đạo Sĩ Sadhu cũng là người thua cuộc, thua lớn, dù ông thụ đắc được mọi thứ của cải thế gian cần thiết (mà không tốn sức lao động!), và có người đàn bà chăm sóc quãng đời còn lại. Khi nhận mảnh vải làm áo quần che thân, ông đâu biết được đó là phát súng đầu tiên khai hỏa để giết cuộc đời hạnh tu nổi tiếng của mình. Lý tưởng đời tu nửa đường đứt gánh... Ông thay thế bằng thứ hạnh phúc thế gian! Sau này khi gia đình lâm cảnh cơm không lành, canh không ngọt, ông có hồi tưởng, nhớ lại thời còn là đạo sĩ tu hành được nhiều người ngưỡng mộ quý mến, rồi... oán hận người đàn bà đã làm hỏng cuộc đời hạnh tu của mình? Ôi tội nghiệp cho con cháu E-và! Người đàn bà lúc nào cũng bị gán cho cái tội dụ dỗ người nam. Sự thật chỉ có trời mới biết!

Thật ra, có kẻ chiến thắng và chiến thắng lớn: Satan và ma quỷ đang reo mừng vì đã làm quay hướng được con đường tu đạo của một người tu hành “gần đạt đến mức thánh nhân!”Rõ ràng những người ái mộ, tín đồ đã tạo hoàn cảnh, môi trường bất lợi cho cuộc sống tu hành của đạo sĩ. Những người này có lòng tốt, nhưng vô tình không biết quà cáp ưu ái là cạm bẫy nguy hiểm, có thể khiến cho đời tu của Sadhu quay một góc 180 độ. Mỗi món quà là một viên đạn, và viên đạn sau có sức tàn phá, hủy diệt mạnh hơn viên đạn trước. Sự sa ngã, phá giới của Sadhu là hậu quả của lòng thương không đúng người, không đúng cách, không đúng lúc, và không đúng chỗ.

Điệu vũ Tango không thể nhảy nếu chỉ có một người. Trách nhiệm của Sadhu trong việc giết chết cuộc đời hạnh tu của mình không phải nhỏ. Đạo sĩ không phải là nạn nhân mà là người tích cực cộng tác! Mỗi quà tặng là một vuốt ve “cái tôi” của Sadhu. Sự vuốt ve nào cũng êm ái, dịu dàng, nhưng thật sự nguy hiểm đối với người tu hành. Đạo sĩ phải biết điều đó và tỉnh thức. Sadhu không phải là người mới đi tu, nhưng tu gần đạt đến bậc thánh nhân. Sadhu phải biết rõ ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh đối với cuộc sống tu hành, không thể viện dẫn lý do nào bất cứ, ngay cả lý do con người vốn yếu đuối nên dễ sa ngã. Biết mình yếu đuối nên cần phải tránh xa dịp tội, cầu nguyện để được ơn tỉnh thức. Ở mỗi giai đoạn, khởi đầu từ quà tặng áo thụng vải thừa, rồi con mèo, con bò đến khi dân làng gởi người phụ nữ đến giúp cắt cỏ, nuôi bò, Sadhu đều có cơ hội khước từ, nhưng ông đã chấp nhận để “cái tôi” được ve vuốt. Những vuốt ve dần dần trở thành nhu cầu, và mỗi lần được thỏa mãn là mỗi lần được đòi hỏi, mong ước nhiều hơn. Bởi đó, căn tính tu thân, tu đức của tôn giáo là đời sống thanh bần, vì có an bần mới lạc đạo. Các thánh nhân sống đời khổ hạnh, không bị thúc bách bởi nhu cầu vật chất nên mới có tư tưởng siêu thoát. Người chọn con đường tu đạo luôn luôn cần có sự cảnh giác, ý thức về hiểm nguy sa ngã để lánh xa dịp tội, biết bản tính con người yếu đuối thì đừng để rơi vào môi trường cám dỗ để phạm tội. Phần tín đồ, người ngưỡng mộ nên suy nghĩ chín chắn về hành động thương giúp, của lễ dâng cúng, quà tặng của mình.

Quà tặng, của lễ tự nó không là tội, nhưng có thể làm hủ hóa người nhận, dù là một người hạnh tu. Tín đồ phải khôn ngoan và tỉnh thức tránh hành động làm hỏng một đời tu hoặc dẫn đưa người lãnh đạo tôn giáo vào trường hợp mê tín, tà đạo. “Lòng bao dung (lòng tốt, lòng rộng rãi?) của tín đồ cũng phải khôn ngoan biết bao, chính họ có thể đưa con người hướng dẫn tôn giáo của họ vào tà đạo bằng của lễ ngẫu tượng” (sđd, tr. 11).

Một yếu tố khác, ngoài tiền tài và sắc dục, tuy không xảy ra trong trường hợp đạo sĩ Sadhu, và dù không làm quay hướng con đường tu đạo – hoàn tục – nhưng là tảng đá chắn đường khổng lồ cho cuộc đời hạnh tu: quyền hành! Một đời sống đơn giản, thanh bần thật sự không phải chỉ về phương diện vật chất mà còn cả về phương diện tâm linh: từ bỏ những vướng bận, dấu chỉ của quyền hành. Cám dỗ về quyền hành đối với người tu hành mãnh liệt không kém quyến rũ vật chất. Cũng như quà tặng vật chất, những lời tán tụng, tâng bốc, tùng phục mù quáng của tín đồ... là những vuốt ve êm ái cho “cái tôi” của người tu, như làn gió nhẹ thoảng qua làm mát dạ, mát lòng, nhưng có sức công phá làm hư hỏng con đường tu đạo.Không một ai tu hành nghiêm chỉnh, không một thánh nhân thật sự nào lại mê chuộng quyền hành, muốn người khác phải tùng phục mình. Cho nên, cuộc đời hạnh tu không thể nào đạt được nếu người tu muốn được tôn vinh, tùng phục tuyệt đối, chứng tỏ mình có quyền hành, ảnh hưởng, kiểm soát được người khác. Tín đồ cần có sự hiểu đạo, biết đời, có sự trưởng thành trong đức tin để không cuồng tín tin theo người hướng dẫn tôn giáo của mình một cách mù quáng, nói gì cũng thuận, bảo sao cũng nghe, không suy nghĩ đúng sai… như những con trừu Panurge.

Các tôn giáo thật sự đều khuyên người tu hành diệt dục, diệt mọi ham muốn trần gian, từ bỏ tất cả để con đường tu thênh thang, nhẹ gánh, để tâm trí không vướng bận, luôn luôn siêu thoát vươn lên.
*
Như đã nói trên, dù câu chuyện được lấy từ kho tàng văn chương tu đức Ấn Giáo, trường hợp sa ngã của đạo sĩ Sadhu là một trường hợp điển hình cho bất cứ nhà tu hành thuộc một tôn giáo nào.Những câu chuyện tương tự đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhiều tôn giáo… Con đường tu đạo sắp thành, mục tiêu gần đạt … Nhưng tiền tài, sắc dục và quyền hành có sức cám dỗ mãnh liệt, có thể giết một đời hạnh tu. Một thảm kịch cho người tu hành không ý thức được hiểm nguy sa ngã!

Dầu sao, câu chuyện về đạo sĩ Sadhu cũng có một điểm tích cực đáng nêu lên để suy nghĩ. Sadhu có cái “hào khí” của một con người ngay thẳng, biết lượng sức mình, tu không đuợc thì xuất ra. Ông lấy người đàn bà làm vợ, chấm dứt cuộc đời tu hành để chăm lo riêng cho hạnh phúc gia đình, thay vì sống trong sự gian dối, phạm tội lén lút, làm hỏng đời (không làm tròn nhiệm vụ người chồng, người cha) làm hư đạo (hành động trái ngược những điều rao giảng, gây tai tiếng cho giới tu hành). Từ nay, dân làng sẽ không nhìn Sadhu như một đạo sĩ thánh thiện, nhưng nhìn ông ở cương vị người chồng tốt, người cha tốt, nếu ông biết làm tròn trách nhiệm trong vai trò mới của mình. Dân làng, tín đồ luôn luôn khoan dung đối với người lầm lỗi, biết cải hóa và sống đời ngay thật. Người đời, hay người không đi tu, luôn kiếm tìm phương cách để tiến thân ở đời nầy. Người chọn con đường tu hành tự hiến thân làm ánh đuốc cho thế gian để chuẩn bị cuộc sống vĩnh phúc ở đời sau, cần biết chế ngự những mơ ước vật chất và quyền hành, nếu không thể hoàn toàn diệt dục, nguyên nhân của những sai quấy làm hỏng con đường tu đức.

Người giáo dân công giáo Việt Nam học được gì trong câu chuyện sa ngã của đạo sĩ Sadhu? “Thầy bảo thật: mỗi lần các con làm như thế (cho ăn, cho mặc, cho uống...) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các con đã làm cho chính Thầy vậy” (Mt 25:40). “Những anh em bé nhỏ” được Đức Kitô nói đến trong Phúc Âm Mat-thêu là ai?. Người có chức phận, có quyền hành, lãnh đạo, chỉ huy hay những người cô thế, đói nghèo, bi ruồng bỏ, áp bức, không gia đình, không nhà ở? Có bao giờ bạn thấy một linh mục chánh xứ hay quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam nghèo khó đến mức cần sự giúp đỡ về vật chất, tài chánh? Nhiệm vụ của người chăn chiên là chăm sóc đàn chiên hay được đàn chiên chăm sóc? Phục vụ hay được phục vụ? Đi tìm con chiên lạc mang về hay ngồi chờ con chiên lạc tìm đến, rồi “viện dẫn lý do này nọ” để làm nản lòng và mất đức tin của chiên?... Hay xua đuổi, tống khứ những con chiên trong đàn biết suy nghĩ?... Mục vụ ban phép bí tích là trách nhiệm của linh mục hay là ân huệ ban phát theo cơ chế xin-cho và giáo dân phải biết đáp đền công khó?... Bạn… đừng sợ phải suy nghĩ lại những vấn đề này trong đời sống đức tin của minh để sống đạo trưởng thành và đúng ý Thiên Chúa!



"..Go into whole world and proclaim the gospel to every creature(MK 16:15)"
For question or comments please write to Dan Than magazine

"copyright 2006"

Dan Than Magazine, P.O Box 5474 Katy, Texas 77491-5474
For questions about this site contact our Webmaster
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Tâm sá»±


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net