GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 056103212
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lời bàn luận

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 04.01.2010    Tiêu đề: Lời bàn luận Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Báo Tâm Linh Vào Đời - số 104


Lời tòa soạn
Năm linh mục quả thật là một đề tài rất phong phú hôm nay Tamlinhvaodoi dựa vào bài “Linh mục với những chủ quan”của giám mục Bùi Tuần để bàn thêm một chút
Và cũng xin được mạn phép sử dụng thêm bài “Cây roi trong mục vụ” của linh mục Pio Nguyễn Phúc Hậu để minh họa thêm tính chủ quan đáng ngại của các đấng mục tử chăn dắt dân Chúa.

Linh mục với những chủ quan
Gm. Gioan B. Bùi Tuần

Mỗi linh mục có những khác biệt riêng. Những khác biệt riêng đó làm nên một số chủ quan nơi mỗi linh mục. Có những chủ quan tốt. Có những chủ quan vô hại. Có những chủ quan đáng ngại. Ở đây, tôi xin chia sẻ suy nghĩ của tôi về một số chủ quan đôi khi gây ảnh hưởng bất ngờ đáng ngại cho chức vụ linh mục. Tôi dựa vào Phúc Âm.

1/ Chủ quan, khi nghĩ quá tốt về mình

Phúc Âm thánh Matthêu ghi lại chi tiết sau đây về thánh Phêrô: “Hát thánh vịnh xong, Đức Kitô và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. Bấy giờ Đức Kitô nói với các ông: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy.” Ông Phêrô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã.” Đức Giêsu bảo ông: “Thầy bảo thật anh: Nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Ông Phêrô lại nói: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mt 26,30-35).

Quả quyết của thánh Phêrô là rất chân thành. Nhưng ngài chỉ thấy một, mà không thấy mười. Ngài không thấy tình hình bên ngoài đang xấu đi một cách bi đát. Quyền đạo nhất định loại trừ Chúa Giêsu một cách quyết liệt. Đang khi đó, các môn đệ Chúa, trong đó có thánh Phêrô, đang tới lúc mệt mỏi, không còn muốn cầu nguyện và thức nổi với Thầy. Tất cả đều là sự thực. Nhưng thánh Phêrô không nhận ra. Ngài chủ quan. Ngài nghĩ quá tốt về mình. Chủ quan đó là tai hại. Bởi vì nó dẫn tới việc Phêrô chối Chúa. Đó là một bất ngờ đau đớn. Nguyên do là quá chủ quan về mình, cho mình là vững mạnh, mà thực ra là quá yếu.
Chủ quan trên đây của thánh Phêrô cũng có thể xảy ra cho bất cứ linh mục nào. Đôi khi sự suy sụp vấp ngã không do những chủ quan lớn, nhưng do những chủ quan nhỏ.

2/ Chủ quan, khi tưởng ý muốn của mình là hợp ý Chúa

Phúc Âm thánh Matthêu kể: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy.” Nhưng Đức Kitô quay lại bảo ông Phêrô rằng: “Satan, lui lại đàng sau Thầy. Anh cản lối Thầy. Và tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” (Mt 16,21-23).
Chúa Giêsu nặng lời với thánh Phêrô. Chúa cho ngài biết tư tưởng của ngài coi như tốt, nhưng thực sự không tốt vì không hợp ý Chúa. Không hợp ý Chúa xem ra không có gì quá tệ, thế mà Chúa Giêsu mắng Phêrô là Satan. Thiết tưởng đó là một cách Chúa dùng, để dạy thánh Phêrô nhận ra rằng: Không gì nguy hiểm cho bằng chủ quan nghĩ rằng: tư tưởng của mình là tư tưởng của Chúa.
Chủ quan nguy hiểm trên đây cũng có thể xảy ra cho các linh mục. Chủ quan đó dễ làm an tâm chính bản thân linh mục, đồng thời cũng dễ trấn an thuyết phục người khác, khi thực hiện các chương trình do linh mục đề xướng.

3/ Chủ quan, khi dùng những cách không xứng để bảo vệ Chúa

Phúc Âm thánh Matthêu kể: “Bấy giờ, họ tiến đến, tra tay bắt Đức Kitô. Và kia, một trong những kẻ theo Đức Giêsu liền vung tay tuốt gươm của mình ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. Đức Giêsu bảo người ấy: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cầu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn 12 đạo binh thiên thần! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được.” (Mt 26,50-54).
Theo các vị cắt nghĩa Kinh Thánh, thì người tuốt gươm bảo vệ Chúa Giêsu chính là thánh Phêrô. Lại một lần nữa, ngài chủ quan, tưởng rằng dùng vũ lực để bảo vệ Chúa là việc phải làm. Nhưng lại một lần nữa, Chúa Giêsu cho ngài biết: Việc ngài làm như thế là sai. Chúa Giêsu không những không khen, mà còn trách.
Chủ quan trên đây của thánh Phêrô cũng có thể xảy ra nơi các linh mục. Các ngài phản ứng trước những xúc phạm đến Chúa, đến Hội Thánh Chúa, bằng nhiều cách. Đôi khi cũng bằng bạo lực, bạo ngôn và mưu lược bất xứng. Những chủ quan như thế đều không được Chúa Giêsu chấp nhận.

4/ Chủ quan, khi giới thiệu Chúa một cách sai lầm

Thời Chúa Giêsu, các người lãnh đạo tôn giáo hay giới thiệu Thiên Chúa như một Thiên Chúa nghiêm khắc, xa cách, hay kết án, luận phạt. Ý thức điều đó, Chúa Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô:“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.” (Ga 3,17).
Với lời trên đây, Chúa Giêsu đã đưa hình ảnh Thiên Chúa xót thương ra, để đẩy lùi mọi thứ hình ảnh chủ quan, sai lạc về Thiên Chúa. Thời nay linh mục cũng có thể đôi khi rơi vào thứ chủ quan nguy hại đó.

5/ Để tránh các chủ quan nguy hiểm

Thời nay, những thứ chủ quan trong lãnh vực tu đức, mục vụ, truyền giáo xem ra càng ngày càng nhiều. Rất cần phân định những chủ quan nào là vô hại và những chủ quan nào là nguy hiểm. Phân định không dễ. Nhưng chúng ta có hy vọng tránh được nhiều chủ quan nguy hiểm, nếu chúng ta cầu nguyện hằng ngày. Cầu nguyện không dừng lại ở đọc kinh, mà còn đi vào chiêm niệm. Để những hiểu biết về Chúa Giêsu thấm sâu vào tâm tình của ta, đến mức dung mạo sống động Chúa Giêsu dần dần thay đổi tâm hồn ta.
Việc tự đào tạo thường xuyên đó nên được kèm với việc bồi dưỡng trình độ văn hoá trí thức đạo đời. Bởi vì trình độ văn hoá trí thức cao và sâu, cũng giúp con người bớt được nhiều thứ chủ quan nguy hại.

Lời bàn của Tâm linh vào đời

1/ Chủ quan, khi nghĩ quá tốt về mình

Người bình thường ai cũng nghĩ mình tốt huống chi là Linh mục được giáo hội xếp vào hàng “Thánh hiến” và thường được giáo dân coi như “mẫu mực” trong xứ đạo. Vì thế một linh mục đã từng mạnh dạn tuyên bố với Tamlinhvaodoi:“Bản thân tôi làm đúng 100% vì lợi ích cho cộng đoàn”

2/ Chủ quan, khi tưởng ý muốn của mình là hợp ý Chúa

Đây là lỗi phổ biến và có vẻ tự nhiên của các “bậc khanh tướng”. Tất cả những gì linh mục sáng kiến ra đều hợp ý Chúa. Tất nhiên là bề dưới buộc phải tuân hành 100% trong tinh thần “vâng phục tối mặt”. Ai có ý kiến khác lập tức sẽ bị kết tội “không vâng phục” nặng hơn nữa sẽ bị mang tội “quấy rối sự ổn định của cống đoàn, đáng bị loại trừ ra ngoài” dù ý kiến này còn có lợi cho cộng đoàn gấp mấy lần đi nữa – nhưng đơn giản chỉ vì khác với ý bề trên!! – mà ý bề trên đìch thị là ý Chúa!!!!
Chuyện xảy ra ở một xứ đạo hẻo lánh trong giáo phận, chỉ vì một giáo dân vì kẹt chuyện gia đình nên không thể cúng một mét đất theo chiều dài dẫn vào nhà thờ với những lý do lúc nói thế này, lúc nói thế khác, lập tức bị kết án là không thật thà với giáo xứ và nhất là không thật thà với cha xứ. Cha xứ rộng lượng cho 3 tuần để xin lỗi!!! hết hạn, ngài liền tuyên án vạ tuyệt thông chỉ vì dám làm khác ý cha xứ - mà ý cha xứ là ý Chúa!!!!

Trong Bộ Giáo luật hiện hành, có bảy hành vi (hay tội) mà khi một người Công giáo vi phạm sẽ bị Vạ Tuyệt thông tiền kết (latae sententiae). Tôi xin liệt kê sau đây:
* Những hành vi (hay tội) mà một người giáo dân có thể vi phạm:
1. Qui định của điều 1364, §1: Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
2. Qui định của điều 1367: Ai ném bỏ Bánh Thánh, lấy hoặc giữ với mục đích phạm thánh, bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
3. Qui định của điều 1370, §1: Người nào hành hung Đức Thánh Cha sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
4. Qui định của điều 1398: Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
* Những hành vi hay tội mà một Tư tế hay một Giám Mục có thể vi phạm:
5. Qui định của điều 1378, §1: Tư tế hành động ngược lại các quy định ở điều 977, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
6. Qui định của điều 1388, §1: Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
7. Qui định của điều 1382: Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư Giáo hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được thụ phong do Giám Mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Trong bảy qui định Vạ trên đây, ta có thể thấy năm loại Vạ Tuyệt thông chỉ được giải do chính Tòa Thánh (2, 3, 5, 6 và 7), còn hai loại Vạ kia (1 và 4) có thể được giải do Giám Mục Giáo phận hay những linh mục được các Ngài ủy thác.
Chiếu theo giáo luật tội người giáo dân trên không rơi vào bất cứ điều khoản nào; vì vậy lệnh ra “vạ tuyệt thông” của linh mục quản xứ vừa hà lạm quyền hành vừa bất công, bất nhân, vừa bất hợp pháp.

3/ Chủ quan, khi dùng những cách không xứng để bảo vệ Chúa

Đôi khi cũng bằng bạo lực, bạo ngôn và mưu lược bất xứng. Những chủ quan như thế đều không được Chúa Giêsu chấp nhận.
Linh mục thượng không dùng bạo lực theo kiểu mafia hay bọn đầu gấu nhưng rất thừong dùng bạo ngôn ngay trên tòa giảng, biến tòa giảng thành tỏa chửi, bêu riếu, hạ nhục giáo dân đặc biệt là nhưng giáo xứ vùng sâu vùng xa..Kể cả mưu lược bất xứng như vu khống giáo dân, khép giáo dân vào những tội rất nặng mà linh mục thừa biết là không được phép kết án và ra hình phạt năng nế, bất công như thế, nhưng lại thoải mái làm để thỏa mãi cái tôi khanh tướng lớn hơn cái đình làng của mình.
Xin được nhắc lại lệnh ra “vạ tuyệt thông” của linh mục quản xứ vừa bất công, bất nhân vừa bất hợp pháp. Đây quả là trường hợp linh mục quản xứ đã dùng những cách không xứng để bảo vệ cộng đoàn, bảo vệ Chúa.

4/ Chủ quan, khi giới thiệu Chúa một cách sai lầm

Thiên Chúa là tình yêu mà linh mục quản xứ thích mang hình ảnh hỏa ngục ra để thị uy. Linh mục đã biến Thiên Chúa nhân lành thành một ông quản lý trại giam lạnh lùng khủng khiếp với lửa cháy bừng bừng và hình phạt tàn khốc!!!!
Đây là một lời hăm dọa điển hình: Dồn con chiên vào chỗ chết!!!

Từ ngày hôm nay trở đi, tôi và giáo xứ không có trách nhiệm gì đối với các người này, COI NHƯ QUÝ VỊ ĐÃ CHẾT TRONG ĐỨC TIN, CHẾT VỚI CHÚA NHƯNG QUÝ VỊ KHÔNG ĐƯỢC SỐNG LẠI VÀ CHẾT CHO RỒI, đối với những con người này từ nay trở đi, bà con đi lễ không có chỗ ngồi mà lại thấy họ ngồi thì hãy nói rằng: các anh không có quyền gì vào đây mà ngồi, mời các anh ra ngoài kia ngồi, các anh không có chỗ ngồi ở đây đâu, thôi ở nhà tập thể dục, nói chuyện, ngủ cho khỏe, đi đến nhà thờ chật ghế mà thôi. Từ nây không có quyền gì. Rồi à.. khi nào mà THẬP TỬ NHẤT SINH mà chết thì à đi vô hỏa ngục mà xức dầu he.

Cây Roi Trong Mục Vụ
Lm. Ngô Phúc Hậu

Sáng nay mình dâng lễ tại nhà ông Hai Hiếu. Ông Hai ở giữa lương dân, thậm chí cả vợ và con cháu của ông cũng là lương dân. Ông “nghỉ đạo” 70 năm rồi. Trong chuyến viếng thăm lần trước, mình đã tìm hiểu nguyên nhân nghỉ đạo của ông.
- Tại sao ông Hai nghỉ đạo lâu thế?
- Hồi xưa con ở Trà Lồng. Có một lần con đi lễ trễ, bị ông Cố Quimb-rôtz bắt nằm xuống, đánh một trận chảy máu đít. Con sợ, con giận, con bỏ đạo luôn cho tới bây giờ. Hồi ấy con mới có 19 tuổi.
- Tại sao ông Hai đi lễ trễ vậy ?
- Thì nhà con ở sâu trong ruộng, con đi sớm không được.
- Bây giờ ông Hai còn giận không ?
- Hết rồi.
- Bây giờ ông Hai trở lại nhá.
Ông Hai xưng tội nhệu nhạo cùng với dòng nước mắt.
Cha Quimb-rôtz là một linh mục có tài kinh bang tế thế. Chính cha đã từng có mặt trên mảnh đất Cái Rắn này vào cuối thập niên hai mươi và đầu thập niên ba mươi. Chính cha đã mua lại căn nhà lầu của ông Tòa Sửu để làm nhà xứ Cà Mau, nơi mình đã ở 19 năm trời. Cuộc đời của cha được thế hệ đàn anh đúc kết như sau : năng nổ và nóng nảy như ông Lỗ Trí Thâm trong "Thủy Hử”. Chính vì thế, cha Quimb-rôtz đã cai trị bằng ngọn roi. Với ngọn roi mây, cha tạo được những họ đạo nề nếp, trật tự, rất đẹp mắt.
Nhưng cũng với ngọn roi mây ấy, cha đã đánh bật một tin đồ ra khỏi nhà thờ. Người tín đồ ấy đi lang bạt kỳ hồ từ năm 19 tuổi cho tới năm 89 tuổi mới có cơ may trở về với Chúa. Ngọn roi mây có điểm ưu và khuyết, nhưng bên nào nặng, bên nào nhẹ, thì mình chưa dám khẳng định. Mình liên tưởng đến những công trình lớn như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và Kim Tự Tháp của Ai Cập.
Ngày nay khách du lịch trầm trồ khen ngợi những công trình sư vĩ đại của thời xưa ấy, mà quên phắt đi rằng : để đạt được công trình vĩ đại, các công trình sư đã phải trả giá bằng hằng triệu lần vi phạm nhân quyền và chà đạp nhân phẩm. Người ta đã phải dùng tới hàng triệu ngọn roi, để xây Vạn Lý Trường Thành và Kim Tự Tháp. Vậy thì lời hay lỗ ?
Nếu lấy sự nghiệp làm trọng, thì thế là lời, lời lớn. Nếu lấy con người làm trọng, thì thế là lỗ lớn, là phá sản.

Hôm nay là ngày Chúa nhật : cha phó dâng lễ sáng. Mình đi qua đi lại xung quanh nhà thờ, để tạo bầu khí trang nghiêm cho giờ lễ. Nhà thờ chưa đầy người, thế mà có một chú bé đứng chầu rìa ở bên cửa hông. Mình vỗ vai em :
-“Con vô đi, trong kia còn chỗ”
Em quay ngoắt một cái, chạy vọt xuống cửa phía dưới. Lại đứng chầu rìa. Lòng tự ái lãnh đạo bốc lên tới lỗ mũi. Mình dằn cơn nóng xuống, thủng thỉnh đi theo em. Mình lại vỗ vai em :
-“Trong kia còn nhiều chỗ lắm”.
Em chuồn. Mình nắm tay em kéo vô. Em dạng chân chống chỏi. Nhân đức hiền lành xì ra ngoài hết. Mình nghiến răng lại, hai bàn tay sắt siết hai vai em :
-“Vô không ?”
Em tỉnh queo, nhỏng mỏ :
-“Con đi lễ chứ có làm gì đâu mà cha làm hung làm dữ” .
Mình thả lỏng hai tay. Em bước ra cổng, rồi biến mất trong dòng người.
Có lẽ em sẽ không bao giờ trở lại nữa. Mình nhìn lên bàn thờ, nhìn lên nhà tạm, rồi nhìn lên cây thánh giá. Ánh mắt của mình không dừng lại được ở bất cứ nơi nào. Nó đành nhắm lại, vì xấu hổ.
Em đã cho mình một bài học xứng đáng. Em là thầy của mình. Thầy ơi, vì con mà thầy đã từ giã thánh đường; vì con mà có lẽ thầy sẽ bỏ đạo. Xin thầy hãy trở lại, để lương tâm của con tìm được sự bình an.
(Trích “Nhật Ký Truyền Giáo”, Người viết Lm. Ngô Phúc Hậu)

Lạy Chúa! Đã nhiều lần vì quá năng nổ và hăng hái trong việc tông đồ nên con đã đóng vai của một người phá hoại thay vì người xây dựng cho nước Chúa, con đã cản đường cản lối làm cho nhiều người phải xa Chúa thay vì dẫn dắt họ đến gần với Ngài … Xin cho con luôn biết dành thời giờ để xét mình, để hồi tâm tưởng nhớ đến lời nói việc làm của con, và nhất là, xin cho con luôn biết kết hợp với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện để được Chúa hướng dẫn dắt dìu. Amen .

Ngọc Nga sưu tầm
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
vanquy
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 16/05/2007
Bài gửi: 13
Số lần cám ơn: 22
Được cám ơn 5 lần trong 5 bài viết

Bài gửigửi: 04.01.2010    Tiêu đề: re: Lời bàn luận Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bàn về... lời bàn của "Tâm linh vào đời"

Tôi mạn phép được thưa lại mấy lời về các "lời bàn" của "Tâm linh vào đời" (TLVĐ) mà Bienluu đã đăng lại. Tôi không phải là linh mục, nhưng không vì thế mà luôn nhìn các ngài như một "tầng lớp" xa lạ, khó gần, với ánh mắt không mấy thiện cảm.

Sao mà chua chát và chụp mũ thế? Trong mấy lời bàn, khi nói về các linh mục với những chủ quan, TLVĐ dùng những từ ngữ như: "đây là lỗi phổ biến", "rất thường dùng bạo ngôn", "thích mang hình ảnh hỏa ngục ra để thị uy", v.v.. Hình ảnh các linh mục của Chúa tồi tệ đến vậy sao? Tôi đọc thấy TLVĐ trưng dẫn trường hợp một linh mục "ở một xứ đạo hẻo lánh trong giáo phận", và với một vài trường hợp cá biệt đó mà phổ biến hóa và mặc tình "trút giận" vào những người-của-Chúa sao? Đồng ý là có những linh mục đã hành xử sai và sống chưa xứng bậc mình, các ngài cũng cần phải phản tỉnh và sám hối; nhưng cũng cần biết rằng đa số các linh mục đã sống ơn gọi và thi hành tác vụ của mình một cách không thể chê trách được. Khi phát động Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói Giáo Hội phải thừa nhận một số linh mục đã làm thiệt hại to lớn cho những người khác, nhưng Giáo Hội cũng phải cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân mà số đông linh mục đã đem lại cho Giáo Hội và cho thế giới.

+
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 06.01.2010    Tiêu đề: re: Lời bàn luận Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chân dung Linh mục:
Người lữ hành lặng lẽ
Linh mục Micae Trần Khắc Vinh



Trong dòng vận động thăng trầm của lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, có biết bao tấm gương Linh mục đã từng sống, từng cống hiến và nêu gương như những nhân chứng sống về tình yêu và niềm tin bất diệt vào chân lý của Đức Kitô. Giáo phận Thanh Hóa là nơi ươm mầm, phát triển cho nhiều nhân chứng như vậy, trong đó cho đến ngày nay, nhiều người còn nhắc nhớ đến cha cố Micae Trần Khắc Vinh như một điển hình của hành trình ấy. Có rất nhiều câu chuyện, nhiều sự tích về cuộc đời tu nghiệp của Cha Micae
1. Đôi nét về cuộc đời cha Micae Trần Khắc Vinh.
Cha Micae Trần Khắc Vinh tên thật là Nguyễn Văn Vinh sinh ngày 16/9/1911 (23 tháng 7 năm Tân Hợi) tại Giáo họ Trị sở, Giáo xứ Phong ý, thuộc Giáo hạt Sông Mã, Giáo phận Thanh Hóa (xóm Nghĩa Dũng, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Ông bà thân sinh là những người giáo hữu rất đạo đức, luôn lấy việc lành thánh thiện mà nêu gương sáng cho con cái. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nếp sống của cha Micae Trần Khắc Vinh – có thể nói gia đình chính là nơi khởi nguồn cho tình yêu và ­íc muốn dấn thân theo Đức Kitô của ngài.

Một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời dấn thân của cha cố Micae, đó là năm lên 11 tuổi (năm 1922) ngài được cha Phêrô Trần Khắc Cần nhận làm con thiêng liêng và linh hướng cho việc chuẩn bị vào Tiểu chủng viện. Vì thế, ngài đã quyết định lấy họ Trần của cha đỡ đầu thay cho họ Nguyễn, là họ của dòng tộc.

Ba năm sau, ngài được gửi vào học tại Tiểu chủng viện Ba Làng - Thanh Hóa. Theo học ở đây được 3 năm, đến năm 1927 ngài lại chuyển ra học tại Tiểu chủng viện Phúc Nhạc – Phát Diệm. Từ năm 1933 đến 1936 cha dạy học ở trường Mission – Thanh Hóa. Năm 1936 cha được cử đi học chủng viện ở Đại chủng viện Xuân Bích – Hà Nội. Sáu năm sau, mùa hè năm 1942 (ngày 6/6/1942) ngài được thụ phong thiên chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, do Đức cha Lui Hành (Couman) – Giám mục giáo phận Thanh Hóa cử hành. Kể từ đây cuộc đời của chàng thanh niên trẻ bắt đầu đi theo một hành trình đầy những chông gai, trắc trở. Nhưng với sức trẻ của tuổi thanh xuân, cái nhìn luôn lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào và niềm tin xác tín rằng §øc Kitô luôn sát cánh bên mình, ngài đã vượt thắng được mọi cám dỗ, thử thách của đời trần tục.
2. Cha cố Micae - chứng nhân của niềm tin và niềm lạc quan không bao giờ tắt
Năm 1945, làm phó xứ Chính Toà, ngài được giao chăm sóc trại phong cùi Đại Độ (hiện nay thuộc phường Phú Sơn - Tp. Thanh Hóa), tuy là Linh mục trẻ mới ra trường song ngài không nề hà vất vả, dấn thân hết mình phục vụ những người phong cùi theo tinh thần Phúc âm. Cũng năm 1945 xảy ra nạn đói khủng khiếp, cha Micae suốt ngày rong ruổi trên mọi nẻo đường với chiếc xe đạp cũ kỹ, vừa đi cử hành bí tích cho người hấp hối ở các ngả đường, gầm cầu, xó chợ, vừa đi quyên góp lương thực để trợ giúp những người đang bị nạn đói của năm Ất Dậu hoành hành.

Năm 1952, khi cha đang làm quản xứ Giáo xứ Ngọc Lẫm (thuộc xã Trường Giang - Huyện Nông Cống - Thanh Hóa), thì xảy ra việc đấu tranh chính trị, nhưng suốt đời sống với mầu nhiệm thập giá, ngài đã được sức mạnh phi thường của thập giá nâng đỡ, nên ngài đủ sức kiên cường chịu đựng mà không một lời ca thán. Sau cuộc đấu tố người ta cho đem ngài ra nhà thương của nhà Chung do các xơ dòng truyền giáo phụ trách, ở đây các Xơ đã mổ vết thương, gắp ra những cái gai kè bị gãy ngập sâu trong da thịt, nghe nói đến cả bát gai. Không một liệu pháp gây mê, không một lời ca thán, trái lại để động viên các Xơ yên tâm mổ vết thương, ngài còn hài hước: “Chúa Giêsu chỉ bị đội mão gai trên đầu, còn cha Micae được đội mão gai cả người, nhưng lại được các Xơ mổ lấy gai ra cho, còn Chúa Giêsu thì không được may mắn như vậy…”

Những tích truyện về cha cố Micae thì nhiều lắm như việc ngài cùng chung chia bắp ngô, củ khoai, củ sắn với bà con giáo dân những vùng nghèo khó, ngài yêu thương trẻ thơ hết lòng, ngài không quản ngại đường xá xa xôi dù mưa dù nắng, hễ ở đâu có giáo dân cần là ngài sẵn sàng lên đường…

Cuộc đời Linh mục của cha cố Micae luôn gắn chặt với Chúa Giêsu Thánh thể: Ngài chuẩn bị Thánh lễ rất chu đáo (dọn mình trước khi cử hành Thánh lễ, cử hành Thánh lễ nghiêm trang, sốt sắng, bài giảng ngài dọn rất chu đáo). Sau mỗi Thánh lễ, dù thành công hay thất bại ngài luôn cám ơn Chúa và Mẹ Maria đã đồng hành cùng ngài. Ngoài ra ngài còn siêng năng giải tội và cử hành các bí tích; Đọc kinh Phụng vụ đúng giờ, tham gia đọc kinh với giáo dân. Một nét vàng son mà ít Linh mục làm được là ngài đã thường xuyên ghi nhật ký về việc cử hành Thánh lễ, nhất là số lễ đã cử hành, cử hành ở đâu, cho đến tận lễ cuối đời ngài. Sống trong hàng Giáo sÜ, ngài luôn luôn kính trọng và vâng phục bề trên, tôn trọng anh em Linh mục dù hơn tuổi hay ít tuổi với tất cả sự chân thành đơn sơ.

Đời Linh mục của ngài là một đời linh mục trong thời gian Giáo phận gặp nhiều gian nan, khốn khó, cá nhân ngài là người luôn bị xã hội gây khó khăn trong công việc mục vụ, song ngài luôn kiên cường, hy sinh bản thân mình để phục vụ dân Chúa và hoàn thành những trách nhiệm mà bề trên Giáo phận giao cho. Ngài cần cù như một người thợ gặt lành nghề, đều đặn gom góp hương thơm quả ngọt đem về dâng Chúa. Đúng như lời Thánh Vịnh 94 từng ca ngợi: “Đây Linh mục/ những con người thánh hiến/ Suốt cuộc đời làm chủ tế trung kiên…/ Thắt đai lưng như đầy tớ chuyên cần/…Không mỏi mệt nhưng kiên trì tỉnh thức/ Suốt đêm trường hay mãi tới canh khuya”.

Xin mượn lời thơ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh thời đã từng viết để khắc họa hình tượng hóa chân dung cha cố Micae đáng kính:

“Người phu quét lá ven đường

Quét cả nắng chiều, quét cả mùa thu”...

Thật là mơ mộng một hình tượng nghệ thuật. Người phu quét lá nhọc nhằn mưa nắng, nhưng vẻ đẹp lại lan tỏa khi “quét cả nắng chiều, quét cả mùa thu”.

Trong thực tế cuộc đời lại chẳng thơ mộng chút nào. Hàng ngày những người phu quét lá bên đường, dù mưa dầm hay nắng hạn, họ luôn có mặt từ sớm tinh mơ trên mọi nẻo đường thành phố để dọn đường sạch sẽ cho ngàn vạn con người sắp sửa đi qua. Mỗi ngày họ làm việc thầm lặng nhẫn nại với niềm vui tự đáy con tim mình.

Linh mục – đó là những người dọn đường cho con người đến với Thiên Chúa và để Thiên Chúa đến với con người. Hình ảnh Linh mục xem ra cũng thơ mộng, thơ mộng vì nhẹ nhàng thanh thoát và chẳng mấy lo toan. Nhưng thực tế trong cái thơ mộng ấy lại chất chứa gánh nặng trần thế với những nỗi niềm ưu tư. Với niềm tin, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua đi, rồi bình minh sẽ đến xua tan màn đêm lạnh giá, cha cố Micae luôn đón nhận sự sống dồi dào nơi Đức Kitô để rồi lại cho đi sự sống ấy trên những nẻo đường phục vụ mà ngài đã đi qua, như những dòng sông khi đầy khi cạn mà nước chẳng thôi chảy bao giờ./.

UBVH GP Thanh Hóa
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
leanh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 30/10/2008
Bài gửi: 14
Số lần cám ơn: 38
Được cám ơn 3 lần trong 3 bài viết

Bài gửigửi: 06.01.2010    Tiêu đề: re: Lời bàn luận Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cám ơn bác Bienluu đã có công sưu tầm những bài viết để minh họa cho ý tưởng của mình. Nhưng các bài viết này nằm cạnh nhau sẽ chẳng nói lên được gì nhiều nếu bác không lấy "hồ", lấy "keo" của mình mà liên kết chúng lại và diễn giải. Thật thế, bác mở cái topic có tên là "Lời bàn luận" mà chẳng thấy bác "bàn luận" tí nào cả?! Thấy thành viên vanquy có ý kiến đó, không biết bác có hồi âm gì không? Mộng mơ

Bài về Cha già Micae Trần Khắc Vinh đáng lý phải ở mục "Gương chứng nhân" mới phải chứ nhỉ?
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net