GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055731681
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 2 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Äá»©a con trở về
kinhlup

Trả lời: 0
Xem: 7489

Bài gửiDiễn đàn: Sống Lời Chúa   gửi: 11.09.2010   Tiêu đề: Đứa con trở về
ĐỨA CON TRỞ VỀ
(CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN C)
Lc 15, 1-32

Nhà văn Lê Văn Thảo có một câu chuyện ngắn mang tựa đề “Đứa con trở về” khá là hay và cảm động. Chuyện kể về một người cha có một người con trai ngỗ ngược, ngang tàng. Từ nhỏ đã phá làng, phá xóm, lớn lên thì bỏ nhà đi theo bọn cướp… Ngay từ lúc con bỏ đi, người cha đã bỏ hết công việc để kiếm con. Tiền bạc có được bao nhiêu ông dắt lưng giả làm ăn mày để lặn lội mọi nẻo đường tìm kiếm nó mà vẫn biệt tăm. Ông giả làm ăn xin hầu để tránh bọn cướp. Nhưng thật trớ trêu, với một tia hy vọng còn lại, ông nghĩ con mình chắc nó theo bọn cướp, vì thế ông lại liều mình vào hang bọn cướp để cứu con. Thế rồi, bọn cướp bắt cả hai cha con tra xét, xử theo luật. Sau đó, thằng con lại theo bọn cướp mà bỏ lại ông. Nó bảo rằng theo ông về thì lấy gì mà sống, sống đời làm nông nghèo khổ quá nó không thích. Bẵng đi một thời gian lâu, ông lại nghe người ta nói con ông đã lấy một mụ góa khá giả và đang sống trong một căn nhà khang trang. Ông tìm đến đó để mong gặp lại nó, thế nhưng nó bảo với gia nhân đuổi ông đi vì nó đã từ ông lâu lắm rồi ! Rồi sau này ông lại nghe người ta nói con ông đang làm pháp sư cứu nhân độ thế. Cứu người đâu không thấy mà chỉ có một tóan người đến phá chùa đòi mạng con ông vì nó đã lừa họ một bầy trâu….Cứ như thế, hết lần này đến lần khác, ông cố gắng tiếp cận nó để mong nó trở về nhưng đều thất bại. Cuối cùng hơn bốn mươi năm sau, nó cũng trở về bên ông khi ông đã quá già chỉ còn một mình trong túp lều ọp ẹp bên sườn núi, cả hai người cha và con đều già. Ông mỉm cười cầm tay nó và nghĩ nó sẽ về với mình thật sự. Nhưng ông lại lầm. Nó đến thăm ông, cũng muốn ở lại với ông nhưng thấy ông nghèo quá lấy gì mà sống vì cả hai cùng già, chi bằng sống bên mụ góa kia còn có cơm ngày hai bữa. Nó cũng chẳng thể mang ông về nhà nó, vì mụ vợ thật ác nghiệt và keo kiệt chẳng thể chấp nhận ông cha chồng như ông. Câu chuyện kết thúc thật thương cảm cho người cha suốt đời tìm con, mong con trở về nhưng rồi nó vẫn cứ đi…..Một người cha nhân hậu.

Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần này, chúng ta cũng thấy được hình ảnh của một người con cũng bỏ nhà ra đi, đi để tìm ý riêng mình, để sống theo sở thích của mình. Và cũng có một người cha mong chờ, chờ mong con mình có ngày con quay trở về….. Một người cha nhân hậu

Chúng ta biết mỗi năm Phụng vụ C, Giáo hội sẽ cho con cái mình đọc và suy niệm Tin mừng của Đức Giêsu theo Thánh Luca. Tin Mừng theo thánh Luca được gọi là Tin mừng của lòng thương xót. Điều ấy được thể hiện rõ nét nhất nơi những dụ ngôn chúng ta thấy trong bài Tin mừng hôm nay.
Lòng thương xót của Thiên Chúa là tấm lòng của Đấng hạ mình xuống để nâng con người lên. Nhờ lòng thương xót ấy, chúng ta được cứu khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Lòng thương xót của của Đấng đến tìm và cứu chữa những gì hư mất. Và lòng thương xót ấy được thể hiện nơi hình ảnh người chủ chiên, người phụ nữ bị mất tiền và người cha nhân hậu.

Trước hết là thái độ lạ thường của người chủ chiên với những con chiên bị lạc mất. Ông ta sẵn sàng "để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất" . Lạ hơn, khi tìm được ông "mừng rỡ vác lên vai" và "về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi". Dầu vậy, thái độ này sẽ không lạ gì với một người chủ chăn thật sự gắn bó với những con vật nuôi của mình. Họ sẽ để ý và chăm sóc đặc biệt hơn với những con bệnh tật. Một người mẹ thương con thật sự cũng sẽ quan tâm nhiều hơn cho những đúa con chịu nhiều thiệt thòi hơn. Cũng vậy và hơn thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không cho Người đành lòng bỏ đi một con người bị mất đi trong tội lỗi.

Kế đến là thái độ lạ thường của người phụ nữ có mười quan tiền. Một hôm chị lỡ đánh mất một trong mười quan ấy, chị ta "thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được" . Theo cái nhìn thông thường, chúng ta sẽ nghĩ chỉ mất một quan thôi thì bỏ đi tội gì kiếm chi cho mệt. Tuy nhiên, ông bà thường nói "Đồng tiền dính liền khúc ruột" . Do đó, nếu lỡ mất đi dù chỉ số nhỏ chúng ta cũng cảm thấy đau lòng. Sự đau lòng ấy càng dữ dội hơn, khi chính những đồng tiền ấy do chính mồ hôi nước mắt của mình tạo nên. Nghĩ như thế, chúng ta sẽ dể hiểu hơn tấm lòng của Thiên Chúa chúng ta. Thiên Chúa có thể vui được khi thấy một trong những đứa con của mình bị hư mất chăng? Chắc chắn Thiên Chúa sẽ đau lòng hơn nhiều khi thấy chúng ta đang đắm chìm trong tội lỗi và sự chết. Chính sự đau lòng ấy sẽ thôi thúc Người đi tìm và cứu chữa chúng ta cho bằng được.

Sau cùng, hình ảnh người cha nhân hậu có lẽ sẽ đánh động ta nhiều hơn. Một đứa con hư hỏng cố ý chối bỏ tình thương của cha. Vì nghĩ rằng tiền bạc, lạc thú trọng hơn cha nên nó đã sẵn sàng coi ông như đã chết (đòi chia gia tài) mặc dù ông vẫn còn sống đó. Đến nỗi, lúc quyết định trở về chỉ vì cái bụng của nó (đang chết đói). Nhưng cha nó chẳng để tâm đến những điều đó. Ngày đêm ông trông ngóng nó trở về. Từ đàng xa thấy nó trở về, ông đã "chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để" và bảo các đầy tớ " Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng" . Ông hoàn toàn không ngó ngàng gì đến quá khứ của con mình. Bấy giờ ông chỉ còn biết con mình thật sự trở về. Những cử chỉ đón tiếp ấy cho thấy ông đã nhanh chóng phục hồi địa vị mà con ông đã làm mất trước kia.

Như thế, những hình ảnh trên của lòng thương xót Chúa chắc chắn ít nhiều gì cũng đánh động và đáng cho ta suy nghĩ. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi thấy chúng ta cố ý lìa xa tình thương của Người. Sự đau khổ ấy sẽ trở thành niềm vui lớn khi Người tìm được chúng ta trở về cũng như khi chúng ta biết quay trở về với tình thương của Người.

Chúng ta hãy tin tưởng vào lòng thương xót vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Tin tưởng để chúng ta cố gắng đừng gia tăng đau khổ cho Thiên Chúa. Tin tưởng để chúng ta biết sớm trở về mỗi khi lỡ dại đi theo con đường tội lỗi.
  Chủ đề: Má»™t miếng giữa làng bằng má»™t sàng xó bếp
kinhlup

Trả lời: 0
Xem: 7742

Bài gửiDiễn đàn: Sống Lời Chúa   gửi: 01.09.2010   Tiêu đề: Má»™t miếng giữa làng bằng má»™t sàng xó bếp
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN C
Lc 14, 1. 7 – 14

Được xây dựng từ truyền thống kiến trúc châu Á, đình làng được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch nhưng cũng có khi không xây tường. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong. Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê lúc nào cũng nhe răng cười. Trong đình, gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để có lúc vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước. Đến thế kỷ 18, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã, mỗi làng có một cụm kiến trúc với tôn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho tượng và những đồ thờ cúng trang trí khác nhau. Có thể nói thế kỷ 16-18 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đình làng với những tên đình danh tiếng như đình Thổ Hà, Trùng Thượng, Trùng Hà, Tây Đằng, Chu Quyến, Hoàng Sơn... nhưng do tàn phá của chiến tranh, điều kiện môi trường, thiên nhiên, mưa nắng mà bóng dáng của những ngôi đình cổ truyền thống đã dần dần mai một.

Lúc đầu đình chỉ có chức năng như ngôi nhà sàn lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế và là nơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm thành Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần); vì vậy, đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành Hoàng. Không những thế những vị như Tiền Hiền, Hậu Hiền, những người có công khẩn đất, lập làng, vào mỗi dịp cúng đình, con cháu của những vị này đều được một miếng thịt nạc vai của con heo tế thần và câu "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp" có ý nghĩa là vậy.

Câu tục ngữ trên phần nào phản ánh được cái nhược điểm của con người từ bao đời nay là thích được hơn người, thích háo danh đó là biểu hiện của mối tội đầu thứ nhất : KIÊU NGẠO. Với bài Tin mừng hôm nay, chúng ta lại được Đức Giêsu răn dạy về bài học khiêm tốn qua câu chuyện bữa tiệc tại nhà một người biệt phái, khi Ngài nhìn thấy có nhiều khách mời tranh giành chỗ ngồi trên cỗ nhất.

Trong cuộc sống , ai ai cũng mong muốn được thành công, đạt được những kết quả tốt đẹp, được nhiều người trọng vọng, được giàu có, thế lực, đứng trên hoặc đứng trước người khác. Vì thế, mới nảy sinh những cuộc đấu tranh quyết liệt, giành những chỗ nhất trong mọi lãnh vực, từ gia đình cho đến xã hội.

Khi đưa ra tiêu chuẩn, ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên (câu 11 ), Đức Giêsu không nhằm chỉ dạy một cách xử thế khéo léo để được người khác ngợi khen. Ngài cũng không đưa ra một phương cách gỉa bộ tự hạ mình, để được người khác nâng lên. Nhưng Ngài chỉ dạy chúng ta hãy thành thật với chính mình, mình như thế nào, giá trị ra sao thì hãy chấp nhận như thế, không hơn không kém.

Thực ra, tự thâm tâm, con người có một nỗi lo là sợ không được chỗ tốt, sợ bị thua thiệt giữa anh em. Nỗi lo sợ này làm cho mối tương quan giữa con người với nhau trở nên khó khăn. Vì không thể hay không muốn nhìn nhận thực sự về chính mình và trông đợi vào sự đánh giá của người khác. Tôi không đủ năng lực làm tiến sĩ nhưng tôi muốn mọi người trong cơ quan phải kính trọng tôi như là một thủ trưởng vừa có tài, vừa có đức nên tôi đi mua bằng, mua học vị. Tôi không chỉ là một nhân viên bình thường với đồng lương khiêm tốn, thế nhưng tôi muốn mọi người xung quanh phải kính phục tôi, nể nang tôi nên tôi xài hàng tòan đồ hiệu, bao đãi bạn bè không tiếc tay để rồi những đêm về nhai gói mì tôm ngậm ngùi, thiếu dinh dưỡng.

Con người thích đánh bóng, tô vẽ, khoe khoang những gì mình không có hoặc gỉa đóng kịch, phóng đại một vài khả năng của mình để lòe thiên hạ. Đó là những biểu hiện của lòng kiêu căng, ngông cuồng mà không ai trong chúng ta lại không có. Chẳng qua chỉ ít hay nhiều mà thôi. Chẳng thế mà chúng ta thường bảo với nhau : “thằng đó nổ giăng miểng – nhỏ đó nhà nó ở kho đạn…”. Biết nhìn nhận thấy nhược điểm đó để mà tránh, để mà hạn chế tự tô vẽ bản thân, để nhìn nhận đúng thực chất của mình là điều mà bài Tin mừng hôm nay muốn chúng ta thực hiện.

Đức Giêsu chẳng những yêu thích sự khiêm nhường mà còn dạy chúng ta và làm gương chúng ta về sự khiêm tốn. Là một Thiên Chúa quyền năng, nhưng Ngài đã tự hạ làm kiếp phàm nhân. Là Thầy của tất cả, nhưng Ngài lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chỗ của Ngài là chỗ nhất ở trên trời, mà Ngài lại chọn làm một con người nghèo khổ chót cùng của xã hội. Ngài làm như vậy cũng chỉ vì để chứng tỏ cho chúng ta thấy được tình yêu của Ngài với chúng ta là vô bờ bến. Xin hãy sống theo Ngài với yêu thương, khiêm nhường, hy sinh và phục vụ để xứng đáng là người môn đệ của Thầy Chí Thánh. AMEN
 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net